Ưu điểm của vận tải đơn phương thức là gì

Vận tải đường sắt được vận hành bởi các đầu máy [locomotives] và các toa xe [freight cars] dưới dạng mặt phẳng [flatcars] hoặc kín [boxcars].

Đường sắt có chi phí cố định cao [tàu, nhà ga, bến bãi] và chi phí biến đổi thấp, khả năng thông hành lớn. Chi phí vận chuyển bằng đường sắt luôn chỉ bằng 1/2 các loại hình khác. Cước phí ổn định do ít phụ thuộc vào sự biến động giá cả của xăng dầu.

Cước phí thấp:

So với vận tải đường bộ hay đường hàng không, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt có mức cước phí thấp nhất, đặc biệt là trên những quãng đường dài như Bắc Nam nên được nhiều doanh nghiệp ưu ái lựa chọn. Tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh và góp phần tăng lợi nhuận.

  • Cước phí ổn định:

Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ luôn bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu lên xuống và đặc biệt là quy định siết chặt kiểm soát xe chở quá tải khiến các doanh nghiệp vận tải tăng giá cước để bù lỗ. Trong khi đó, vận chuyển hàng hóa bằng được sắt hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố này nên cước phí luôn ổn định.

Hàng hóa được vận chuyển bằng các toa tàu chuyên dụng, chạy trên đường ray cố định nên hạn chế tối đa các va chạm giao thông, sự ảnh hưởng của thời tiết gây mất mát, đổ vỡ, hỏng hóc hàng hóa. Nhờ đó, hàng hóa được đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối, ngay cả đối với những quãng đường dài như Bắc – Nam. Một chuyến hàng được đảm bảo an toàn mang lại lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp và tạo uy tín với bạn hàng, đối tác.

Thường thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều từ vài chục kg đến hàng tấn., cự li vận chuyển trung bình và dài. Ví dụ các nguyên vật liệu như than, gỗ, hoá chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm và với khối lượng cả một toa hàng.

Mặt hạn chế của vận tải đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hoả chỉ có thể cung cấp dịch vụ từ ga này tới ga kia [terminal-to-terminal], hoạt động trên đường ray có sẵn chứ không thể đến một địa điểm bất kì [point-to-point] theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu hoả thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao, tốc độ chậm. Chính vì có những đặc trưng như vậy, nên mặc dù có giá cước tương đối thấp, đường sắt vẫn ít được áp dụng trong logistics như một phương thức vận tải độc lập, mà thường được phối hợp sử dụng với các phương tiện khác.

Tại Việt Nam hiện nay, thị phần vận chuyển hàng bằng đường sắt khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do ít tuyến đường, ít điểm đỗ đón trả hàng và chất lượng dịch vụ bao gồm cả phần vận chuyển cơ bản cũng như dịch vụ bổ trợ tại các bến bãi còn rất kém.

ratraco/phuong-tien-van-tai-chuyen-dung-duong-sat

Đường thuỷ

Đường thuỷ có chí phí cố định trung bình [tàu thuỷ và thiết bị trên tàu] và chi phí biến đổi thấp [do khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế nhờ quy mô], do đó đây là phương tiện có tổng chi phí thấp nhất [1/6 so với vận tải hàng không; 1/3 so với đường sắt;1/2 so với đường bộ]. Thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp [vật liệu xây dựng, than đá, cao su] và hàng đổ rời [cà phê, gạo], trên các tuyến đường trung bình và dài, nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.

Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được hạn chế, an toàn cho hàng hóa. Do đường lưu thông trên biển là rất rộng nên việc va chạm cũng ít xảy ra.

Các phương tiện vận tải đường biển phổ biến thường dùng như như container, tàu rời, phà, sà lan.

Tuy nhiên, đường thuỷ có hạn chế là tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn [phụ thuộc vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi]. Cũng như đường sắt, tính linh hoạt của vận chuyển đường thuỷ không cao, mức độ tiếp cận thấp.

Đi qua nhiều khu vực chính trị xã hội khác nhau, do đó chịu sự chi phối của các luật lệ, tập quán, văn hóa của các nước, khu vực khác nhau.

Đối với vận chuyển thương mại quốc tế, đây lại là phương tiện thống trị, đặc biệt là khi có sự ra đời của các loại tàu biển lớn, hiện đại có khả năng chinh phục được thiên nhiên ở mức độ nhất định. Hiện nay có khoảng hơn 50% giá trị tính bằng tiền và 90% khối lượng hàng giao dịch trên toàn cầu là sử dụng đường thuỷ.

Vận chuyển đường thuỷ đặc biệt quan trọng đối khu vực Bắc Âu và Trung Âu, bởi nơi đây được thiên nhiêu ưu đãi với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, kết hợp với hệ thống hải cảng hoàn hảo do con người tạo dựng, tàu bè có thể dễ dàng tiếp cận với các trung tâm dân cư lớn. Điển hình là cảng Rotterdam [Hà Lan], một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới.

Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới. Việc phải vận chuyển hàng hóa sang khu vực biển của một quốc gia khác phải được sự chấp nhận của họ. Điều này thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm tạo điều kiện để lưu thông hàng hóa dễ dàng, phát triển kinh tế nước nhà.

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, dịch vụ vận tải đường thuỷ sẽ ngày càng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên, chi phí vận tải đường biển hiện tại của Việt Nam vẫn nằm trong số 5 nước cao nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của hàng hoá VN.

logistics4vn/tong-quan-ve-cac-phuong-tien-van-tai-thuy

Đường bộ

 Thùng xe tải có nhiều loại. Nhưng cách chia chung nhất là 2 loại: loại thường và loại chuyên dụng.

 Loại thường là chỉ đơn giản là những cái thùng bình thường.

 Loại chuyên dụng có đa dạng các loại như

 Thùng mui bạt: Trên mui là những cái khung sắt. Khi cần che hàng hoá thì phải sử dụng các tấm bạt.

 Thùng lửng: Đơn giản là không có mui, chỉ được lắp bằng bửng. Chuyên dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng.

 Thùng lạnh: Có cấu tạo kín, lắp máy làm lạnh dùng để chở hàng lạnh.

 Xe tải có kích thước đa dạng. Các loại thường gặp là xe một tấn tư, 5 tấn, 10 tấn. Ở Việt Nam, xe công suất lớn thường là xe 25 tấn.

Xe container

 Bản chất là xe tải, nhưng phần thùng đằng sau chỉ là một tấm sàn cố định. Trên đó có các mắt khoá dùng để cố định container. Khi chuyên chở, các container sẽ được nâng hạ trên tấm sàng này.

 Xe container chủ yếu chở các container kích thước 20ft và 40ft, là chiều dài chuẩn hoá của container.

Xe đầu kéo

Hiểu đơn giản là phần phía trước của xe tải mà không có phần thùng xe phía sau. Đầu kéo có thể tự mình di chuyển, nhưng thường nó sẽ kéo bộ phận hàng đằng sau. Bộ phận đằng sau nó có thể tháo rời tự do, được gọi là mooc. Xe đầu kéo có công suất lớn nên có thể vận chuyển hàng nặng.

Các loại phương tiện vận tải chuyên dụng khác như xe bồn, xe trộn

1. Curtain Sided Transportation

Curtain sided trucks are the most commonly used type of vehicles for general road haulage. These types of trucks have curtain roof and are covered with PVC curtain sides.

One of the reasons why this type of road cargo transportation is so popular is the curtain sides that this truck has, which enable easy loading and unloading.

Moreover, curtain sided trucks are the perfect solution for commercial cargo.

All in all, curtain sided transportation can offer your cargo the protection of a dry van, and the convenience of a flat deck at the same time.

2. Flatbed Transportation

This type of road cargo transportation is generally used when there is a need to move large pieces of construction equipment or building supplies and containers. But, the use of flatbed transportation is not restricted to only that type of cargo.

One of the biggest benefits that flatbed road cargo transportation offers are:

 Faster loading and unloading;

 Better secured cargo;

 Convenience;  Continuous space;

 More weight capability;

Thereupon, regardless if you are in construction or general manufacturing, flatbed trucks are vital to any cargo transportation.

3. Temperature Controlled Transportation

Temperature controlled transportation has a growing impact on our everyday lives.

This type of road cargo transportation requires special, temperature controlled trucks. More precisely, the truck transporting sensitive products has a built-in refrigeration system, which helps in keeping the products at a desired temperature level throughout the overall transportation process.

In reality, for many products temperature controlled road cargo transportation is not an option, it is more of a necessity.

The biggest and the most important benefit that temperature controlled trucks can offer is keeping sensitive products from deteriorating and losing their value during the transportation.

4. Box Truck Transportation

Box trucks are easily recognizable by their large boxy like shaped metal structure.

This type of trucks is ideal for moving cargo that is sensitive to weather. In addition box trucks feature tie-down points to secure the cargo.

The type of cargo that is being transported with box trucks includes:

 Household goods  Packages

 Perishables

 Clothes

 Home appliances

Bên cạnh cước vận tải cao [đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế. Những ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết thì cước vận chuyển hàng không có thể cao gấp 3, 4 lần], hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng ở các sân bay mà thôi. Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay.

AIRBUS A321, AIRBUS A330, A350, BOEING 777, 787

Đường ống

Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biến đổi thấp nhất. Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ.

Cho tới nay thì vận chuyển bằng đường ống chỉ rất giới hạn bởi chi phí ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp [xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát]. Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h nhưng bù lại là khả năng vận chuyển liên tục 24h/365 ngày trong một năm và không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.

Mặt hàng sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường ống như xăng, dầu, gas, hóa chất... phục vụ cho các đối tượng đặc biệt như công ty đa quốc gia, công ty nhà nước lớn.

Vận tải đa phương thức

Vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một người vận tải [Hay người khai thác – operator] tổ chức cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm/cảng xuất phát [thông qua 1 hoặc nhiều điểm chuyển tải] đến điểm/cảng đích.

Vận tải đa phương thức [Multimodal transport] là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chị trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở từ một điểm ở một nước đến một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.

“Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam. Vận chuyển đến một địa điểm được chỉ định để giao hàng ở nước ngoài và ngược lại.

“Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

Đặc điểm – Các hình thức vận tải đa phương thức

 Việc vận tải phải có ít nhất 2 phương thức vận chuyển.

 Người kinh doanh vận tải đa phương thức [Multimodal Transport Operation – MTO] hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức.

 Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. Như vậy MTO chịu

trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy theo sự thỏa thuận của hai bên.

 Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, trailer,...

Quy định của pháp luật Việt Nam về vận tải đa phương thức:

Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP. Theo đó, để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế các doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải với các loại giấy tờ như:

 Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được chứng thực. [Phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế].

 Giấy xác nhận giá trị tài sản của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương.

Các DN/công ty chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức khi có đầy đủ các điều kiện như:

 Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. [Trong đó có đăng kí nghành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế].

 Phải đảm bảo duy trì được mức tài sản tối thiểu là 80 SDR [Quyền rút vốn đặc biệt]. hoặc có bảo lãnh tương đương.

 Đã đăng khí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương

 Đã được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức

Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam

Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với đường sắt [2R]

Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với đường sắt sử dụng phương tiện tàu hỏa với tải trọng lớn [Road – Rail]: Đây là sự kết hợp giữa tính cơ động của vận tải ô tô với tính an toàn, tốc độ và tải trọng lớn của vận tải sắt, mô hình 2R hiện đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam:

  • Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải tiến hành đóng gói hàng trong các trailer. Được ô tô trở đến nhà ga thông qua các xe kéo gọi là tractor.
  • Tại ga, các trailer chứa hàng hóa được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người kinh doanh vận tải lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống. Và sử dụng phương tiện vận tải ô tô chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.
  • Hoạt động vận tải hàng không thực hiện trung gian chuyên trở hàng hóa phục vụ cho các tuyến bay đường dài liên tỉnh có các cảng hàng không, hoặc các tuyến bay đường dài liên lục địa. Ví dụ như từ châu Âu sang châu Mỹ; hoặc các tuyến xuyên qua Thái Bình Dương, Ðại Tây Dương...

Phương thức vận tải đường bộ kết hợp với vận tải biển, thủy nội địa [R-S]

Sử dụng phương tiện vận tải đường bộ có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với vận tải đường biển, thủy nội địa.

Phương thức vận tải đường hàng không kết hợp với đường biển [A-S]

Nhanh hơn đường biển, rẻ hơn đường không.

Theo hình thức này thì nhà vận tải đa phương thức [MTO – Multimodal Transport Operator] sẽ kết hợp hai hình thức vận tải là vận tải biển và vận tải hàng không nhằm kết hợp ưu điểm của hai phương thức vận tải này lại để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là, tận dụng sức chở lớn và chi phí vận tải thấp của vận tải biển trong một chặng đường biển [từ nơi sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm và cần đem đi tiêu thụ] với tính ưu việt về mạng lưới quốc tế rộng khắp, tốc độ nhanh của vận tải đường hàng không.

Mô hình AS này được áp dụng vận tải phổ biến từ các vùng Viễn Đông sang châu Âu. Trong việc chuyên chở những hàng hóa có giá trị cao: linh kiện điện tử. Và những hàng hóa có tính thời vụ cao: quần áo, đồ chơi, giầy dép, thực phẩm.

Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải cần được chuyển tới người nhận nhanh chóng. Do vậy, đường không là thích hợp nhất để người kinh doanh vận tải chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng. Nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ; hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa.

Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không. Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại. Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa.

Phương thức vận tải hỗn hợp [2RIS]

Mô hình vận tải hỗn hợp mà điển hình là sự kết hợp của các loại hình vận tải đường sắt – đường bộ – vận tải thủy nội địa – vận tải đường biển [Rail /Road/Inland waterway/Sea]. Đây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu.

  • Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy nội địa đến cảng biển của nước xuất khẩu. Sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu; Sau đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thủy.
  • Với mô hình 2RIS sẽ thích hợp với các loại hàng hoá đóng trong container trên các tuyến vận chuyển. Mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.

Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và phổ biến hơn xuất phát từ những lý do sau:

 Xu thế tiêu chuẩn hóa, như vận chuyển bằng container, pallet; tận dụng lợi thế về quy mô

 Chi phí hiệu quả do kết hợp ưu thế của từng phương thức vận tải: vận tải linh hoạt; tần suất lớn, just in time, đơn giản hóa [với sự tham gia và chịu trách nhiệm của 1 nhà tổ chức vận tải].  Yếu tố môi trường làm giảm mức độ sử dụng các phương thức vận tải gây ô nhiễm môi trường. Thay thế bằng những phương thức vận tải thân thiện hơn.

 Sự gia tăng của hoạt động thương mại quốc tế, giải quyết vấn đề quá tải ở một số phương thức vận tải. [Điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các phương thức vận tải].

 Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất để phục vụ hiệu quả cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lợi ích của vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức phát triển theo đúng hướng và kết hợp được sự tham gia của các phương thức vận tải sẽ đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại và sản xuất cũng như nền kinh tế quốc dân.

Các giá trị vận tải đa phương thức mang lại có thể được phân tích như sau:

 Giảm chi phí logistics & Just in time, từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa và sản xuất.

 Khuyến khích thương mại quốc tế phát triển và tăng trưởng kinh tế.

 Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Do khi sử dụng các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn.

 Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng.

 Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh hơn với thị trường. [Đặc biệt là thị trường quốc tế] thông qua mạng lưới vận tải kết nối.

 Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những chứng từ không cần thiết.

Tăng cường giải pháp kết nối vận tải đơn phương thức qua vận tải đa phương thức:

Trên thực tế Giao thông ở VN hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải. [Đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường thủy nội địa]. Bởi việc phát triển các loại hình vận tải chưa đồng bộ. Ví dụ: khoảng 76% hàng hóa luân chuyển Bắc – Nam được chuyên chở bằng đường bộ. Trong khi hàng hóa vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác chiếm tỷ lệ khá thấp. Và khoảng 80% hàng hóa XNK của VN được vận chuyển bằng đường biển.

3. Giá trị của sản phẩm và tốc độ vận chuyển

Đây là một tiêu chí phức tạp mà nhà quản lý cần xem xét trước khi chọn lựa phương tiện vận chuyển phù hợp. Càng phải chi trả nhiều cho khâu vận chuyển, giá cả của hàng hóa sẽ càng kém cạnh tranh trên thị trường. Tốc độ giao hàng được coi là yếu tố quyết định khi lựa chọn phương thức vận tải, vì nó là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới chi phí vận chuyển hàng hóa. So với việc xem xét về kích thước của lô hàng, thì thời hạn giao hàng ở mức quan trọng hơn.

Để chọn phương tiện vận tải tối ưu khi có nhiều mặt hàng với giá trị khác nhau, nhà quản lý cần chú ý đến mật độ giá trị và mật độ đóng gói của hàng hóa. Điều này đồng nghĩa với việc phải tính toán giá trị của từng đơn vị được vận chuyển theo mét khối so với số lượng có thể được đóng gói trên từng mét khối. Trên thực tế, những mặt hàng có mật độ giá trị cao hơn có xu hướng được vận chuyển bằng phương pháp vận tải có tốc độ nhanh hơn; và ngược lại, những mặt hàng có mật độ giá trị thấp hơn sẽ được gửi bằng những phương tiện có tốc độ chậm hơn và có khả năng được lưu trữ trong kho chờ ngày xuất. Cần lưu ý, mật độ đơn vị càng nhiều trên một mét khối thì càng cần phải có máy móc tự động để xử lý hàng hóa.

Để làm rõ nguyên lý này, chúng ta có thể lấy ví dụ ở một bưu cục. Họ không thực sự sở hữu thư từ và các kiện hàng, vì vậy mật độ giá trị quy đổi bằng không. Những bức thư và kiện hàng hóa được thu về từ thùng thư và mang đến các chi nhánh. Tại đây mật độ đóng gói sẽ rất cao nếu giả sử có hơn 10000 bức thư trên một mét khối, vì vậy bưu cục sẽ phải có một hệ thống xử lý dữ liệu tự động.

Một ví dụ khác về hàng hóa có mật độ giá trị thấp và mật độ đóng gói thấp là gạch. Giá trị của từng viên gạch rất thấp, và mật độ đóng gói cũng thấp vì chúng phải đóng gói theo pallet. [Pallet là một cấu trúc phẳng hỗ trợ sắp xếp hàng hóa một cách ổn định khi được xe nâng nhấc lên]. Với loại vật liệu này, chiến lược phù hợp sẽ là vận chuyển các pallet từ nhà máy sản xuất trực tiếp tới khách hàng, sử dụng phương thức vận chuyển có kinh phí thấp.

Ví dụ cuối cùng là về những máy photocopy và máy ảnh cầm tay. Trong khi máy photocopy có mật độ giá trị thấp thì máy ảnh lại có mật độ giá trị khá cao. Ở Mỹ, cả hai sản phẩm này thường được vận chuyển trong các container. Yếu tố quan trọng với 2 mặt hàng này là làm thế nào để doanh nghiệp thu hồi vốn trong thời gian ngắn nhất. Chính vì thế, doanh nghiệp nhiều khả năng chọn vận tải qua hàng không.

Vai trò của vận tải trong Logistics

Vậy, giao thông vận tải ảnh hưởng đến logistics như thế nào?

 Chi phí vận chuyển chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc doanh

nghiệp như kho hàng, nhà cung cấp hàng hoá, địa điểm bán lẻ,

khách hàng và người tiêu dùng.

 Phương thức vận chuyển ảnh hưởng đến yêu cầu hàng tồn kho:

Hệ thống vận chuyển tốc độ cao hoặc với chi phí cao sẽ tương

đương với số lượng hàng tồn kho ít hơn, trong khi hệ thống vận

chuyển tốc độ chậm và rẻ hơn sẽ đáp ứng số lượng hàng tồn

kho lớn hơn.

 Việc lựa chọn tốc độ của các phương thức vận chuyển sẽ ảnh

hưởng đến lịch trình giao hàng hoặc cách đóng gói hàng hóa.

 Quy tắc phân loại phương tiện vận chuyển và phương thức vận

chuyển có khả năng ảnh hưởng đến bao bì sản phẩm.

 Hợp đồng đàm phán có thể thay đổi cách thức hoạt động của

quá trình vận tải.

Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ chức logistics càng cố gắng đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của logistics lên cao bằng cách giảm chi phí vận tải.

Theo số liệu thống kê, vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD/năm cho chi phí vận tải của ngành công nghiệp. Chi phí này là quá lớn.

Ở 2 nước xuất gạo châu Á như Thái Lan và Việt Nam, tuy giá thành gạo của hai nước gần như tương đương nhưng trong vòng 20 năm qua, gạo của Thái Lan vẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới và Đông Nam Á vì chi phí vận tải của Thái Lan thấp và thuận lợi hơn Việt Nam.

Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

Vận tải là một bộ phận quan trọng của các chi phí phát sinh bởi hầu hết các chuỗi cung ứng. Thức tế, hoạt động vận tải chiếm hơn 10% GDP của Mỹ và năm 2002. Chỉ có 3 lĩnh vực, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và lương thực đóng góp vào GDP nhiều hơn vận tải. Công việc liên quan đến vận tải sử dụng gần 20 triệu người vào năm 2002, chiếm 16% lao động có việc làm của Mỹ. Vai trò của vận tải thậm chí còn quan trọng hơn trong những chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, Dell có rất nhiều nhà cung cấp và bán sản phẩm cho khách hàng trên toàn thế giới chỉ từ một vài nhà

bị vận tải [đầu máy, xe tải, máy bay, v ] và đôi khi là cơ sở hạ tầng [đường ray], sau đó, đưa ra các quyết định điều hành để thu về lợi ích lớn nhất từ những tài sản này. Ngược lại, chủ hàng sử dụng vận tải để giảm thiểu tổng chi phí [vận tải, hàng tồn kho, thông tin, nguồn cung ứng và kho bãi] khi cung cấp một mức độ đáp ứng hợp lý cho khách hàng.

Vận tải đa phương thức có nhược điểm là gì?

Nhược điểm của vận tải đa phương thứcKhông áp dụng cho các loại hàng hóa nhanh hỏng, chất lượng có thể giảm dần theo thời gian. Hạn chế về mặt pháp lý nếu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Một số mô hình có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh, ảnh hưởng đến tốc độ chuyên chở.

Ưu điểm chính của vận tải đa phương thức là gì?

Ưu điểm của vận tải đa phương thức - Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng. - Tiếp cận nhanh hơn với thị trường [đặc biệt là thị trường quốc tế]. - Giảm thiểu những chứng từ không cần thiết. - Vận tải đa phương thức cho phép chuyên chở nhiều loại hàng, vận chuyển hàng hóa với một khối lượng, kích cỡ lớn.

Hiện nay tại Việt Nam loại phương tiện vận tải nào đang chiếm ưu thế tại sao?

Hiện nay ở nước ta, vận tải đường bộ đảm nhiệm 94,23% tổng khối lượng vận chuyển hành khách và 77,47% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, vận tải đường bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Có bao nhiêu phương thức vận tải?

Hiện nay các phương thức vận tải trong Logistics được chia thành 5 phương thức chính vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không và vận tải đường ống.

Chủ Đề