Vai trò của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng

Chính sách cơ sở hạ tầng là các hoạch định, nhiệm vụ, phương pháp nói chung trong phát triển cơ sở hạ tầng. Việc phát triển có vai trò và tác động to lớn đối với các hoạt động kinh tế – xã hội. Đây được coi là một nhiệm vụ trong hệ thống kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế. Với các thuận lợi nhất định và lợi thế được tạo ra trong cơ sở hạ tầng. Để đạt được các đòi hỏi này, chính sách phải mang tính chiến lược và có nhiệm vụ cụ thể. Giúp mang đến các lợi ích trước mắt và mục tiêu bền vững. Công ty Luật Dường gia gửi đến bạn đọc bài viết có chủ đề: “Chính sách cơ sở hạ tầng là gì? Các công cụ và giải pháp.”. 

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Chính sách cơ sở hạ tầng là gì?

Chính sách cơ sở hạ tầng [hay chính sách phát triển cơ sở hạ tầng] trong tiếng Anh tạm dịch là: Infrastructure policy.

Chính sách cơ sở hạ tầng là tổng thế các quan điểm, các nguyên tắc, công cụ và giải pháp mà Nhà nước áp dụng. Được ghi nhận toàn diện và đầy đủ các mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể. Trong đó trung ương đưa ra các mục tiêu chung định hướng cho cả nước. Các địa phương, các cấp chính quyền triển khai phù hợp với địa phương với tính chất đồng bộ, hiệu quả. Nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ, có hiệu quả các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội theo chiến lược đã định của mỗi quốc gia.

Chính sách cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Tuỳ theo kết cấu, cơ sở hạ tầng chia thành:

– Chính sách cơ sở hạ tầng kinh tế.

Chính sách hoạch định cho các ngành nghề khác nhau thực hiện trong hoạt động kinh tế. Phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Bao gồm chính sách phát triển ngành điện, ngành cấp thoát nước; ngành bưu chính viễn thông; ngành thuỷ lợi; ngành giao thông vận tải,…

Các ngành nghề này phát triển là một bước thành công trong xây dựng kinh tế. Điện, nước, bưu chính viễn thông chính là công cụ được sử dụng trong cả sản xuất và kinh doanh. Với chính sách phù hợp đưa đến phát triển ngành giúp tối đa hóa các lợi ích, phục vụ cho kinh tế. Trong khi đó, giao thông vận tải vừa được xem là công cụ, vừa là một phương tiện. Tùy vào nhu cầu sử dụng của các ngành nghề kinh tế khác nhau. Các chính sách phát triển giao thông vận tải thể hiện sự nhìn xa trông rộng đến lợi ích lâu dài và bền vững của quốc gia. Khi thị trường kinh tế ngày càng mở rộng, nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ càng đa dạng. Giao thông vận tải sẽ là cầu nối cho kinh tế phát triển.

– Chính sách cơ sở hạ tầng xã hội.

Bao gồm chính sách phát triển giáo dục – đào tạo; chính sách phát triển văn hoá; chính sách phát triển nhà ở; khu vui chơi giải trí và chính sách bảo đảm các dịch vụ khám chữa bệnh… Một mặt nhằm nâng cao trình độ dân chí; nâng cao năng lực và chất lượng lao động. Đây là lực chủ đạo phục vụ cho nền kinh tế. Mặt khác đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong học tập, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí. Ngoài ra còn đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

– Chính sách cơ sở hạ tầng môi trường.

Bao gồm các lĩnh vực bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường sống. Như các công trình phòng chống thiên tai; công trình bảo vệ đất, rừng, biển; hệ thống xử lý chất thải công nghiệp… Khi hoạt đông kinh tế càng phát triển, nhu cầu bảo vệ môi trường càng được chú trọng và quan tâm. Các chính sách giúp làm sạch môi trường với các hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường khỏi các tác nhân. Nghĩa là thực hiện các hoạt động nhằm phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của cong người.

Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

– Chính sách cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng.

Bao gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,… Đây được coi là hoạt động tính đến mục đích ổn định, vì an ninh và chủ quyền dân tộc.

Như vậy, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội ở mọi quốc gia. Và đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Tạo các thuận lợi để sản xuất và kinh doanh thuận lợi, đạt kết quả cao. Tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước đang phát triển. Chính sách cơ sở hạ tầng không chỉ đem đến các lợi ích trước mắt mà còn mang đến các lợi ích lâu dài, bền vững. Vai trò được xác định đối với cơ sở hạ tầng không thể hiện trực tiếp với sản xuất hay kinh doanh. Tuy nhiên nó chiếm vị trí quan trọng để các quá trình này diễn ra đúng kế hoạch, lộ trình và hiệu quả.

2. Các công cụ và giải pháp.

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo đầy đủ và hiệu quả những dịch vụ cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Dịch vụ cơ sở hạ tầng không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Hầu hết các nước đều coi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách được ưu tiên.

2.1. Các công cụ.

Với chính sách cơ sở hạ tầng, nhiệm vụ đặt ra trước tiên dành cho cơ quan nhà nước. Trong việc thực hiện các chính sách chung, xác định chiến lược. Công cụ giúp nhà nước đảm bảo thực hiện chính sách được thể hiện qua công cụ hành chính và kinh tế. Tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, cần có sự chung tay của người dân, thực hiện các hoạt động với khả năng, cũng như có ý thức trong bảo vệ, phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là các tài sản chung của quốc gia.

Với các chủ thể được xác định, các công cụ thường sử dụng trong chính sách này gồm:

– Các doanh nghiệp và cơ sở của Nhà nước.

Nhà nước là chủ thể lòng cốt, giúp xác định các mục tiêu, đưa ra chính sách cụ thể trong phát triển các bộ phận chính sách cơ sở hạ tầng. Bao gồm quản lý, huy động vốn; khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; Tích cực đầu tư tạo thuận lợi và tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển. Thể hiện qua các đầu tư trong cơ sở hạ tầng kinh tế; cơ sở hạ tầng xã hội.

Với công cụ quản lý.

Nhà nước là đối tượng quản lý chính đối với hoạt động. Thực hiện cải cách hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng. Điều chỉnh cơ sở hạ tầng để phù hợp với nhu cầu, tính chất của nền kinh tế – xã hội. Với vai trò quản lý của mình, nhà nước quyết định các hoạt động liên quan. Đặt ra yêu cầu các đối tượng khác trong sử dụng cơ sở hạ tầng. Quản lý chính sách và thực hiện chính sách trên thực tế. Bao gồm cả quản lý vốn cho dự án được nhà nước thực hiện.

Huy động vốn cho chính sách cơ sở hạ tầng.

Đảm bảo đủ vốn cho thực hiện chính sách cơ sở hạ tầng. Việc huy động vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức. Nhà nước nắm vai trò quan trọng. Để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng cần có sự tham gia góp vốn của nhiều thành phần kinh tế. Và dự án này được đảm bảo bằng uy tín của nhà nước. Với lợi ích được xây dựng cho tất cả mọi người và cho nền kinh tế.

Xem thêm: Thuê đất ở khu công nghiệp phải nộp các khoản tiền gì?

Khuyến khích sự tham gia của các khu vực kinh tế tư nhân.

Thực hiện các dự án có sự tham gia đầu tư với vai trò bỏ một phần vốn. Dự án có sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân. Giảm bớt các gánh nặng trên vai. Để các doanh nghiệp hay cá nhân thấy được vai trò và ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đối với đời sống nói chung và hoạt động kinh tế nói chung.

– Các doanh nghiệp và cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác.

Chính sách này ngày càng được mở rộng. Được gọi là đầu tư theo phương thức hợp tác công – tư [PPP]. Nhà nước nắm giữ vai trò thẩm định dự án. Thể hiện sự chia sẻ của nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Công cụ này được thực hiện khi các doanh nghiệp thực hiện dự án cơ sở hạ tầng đối với xây dựng các khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp. Các mục đích này trước mắt tạo nhu cầu và lợi thế đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng phản ánh bộ mặt nền kinh tế đất nước.

Ngoài ra, hiện nay các dự án có sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân rất đa dạng. Họ có thể tham gia vào các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức đầu tư vào dự án của nhà nước. Bao gồm như xây dựng công trình công cộng, trường học, bệnh viện,…

2.2. Giải pháp.

Các giải pháp được tiến hành nhằm đưa đến chất lượng, hiệu quả đầu tư, và xây dựng các giá trị bền vững. Đó là hướng đến các phát triển trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Làm nền tảng trong phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

– Thu hút các nhà đầu tư có năng lực, nhiều kinh nghiệm.

Các doanh nghiệp hàng đầu của cả trong và ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo kỹ năng, trình độ cho người lao động; cả số lượng và chất lượng. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt là hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, có ý nghĩa chiến lược. Ưu tiên các doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, có cam kết chuyển giao công nghệ, quản trị doanh nghiệp. Có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách. Đồng thời, thu hút đầu tư có chọn lọc, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

– Triển khai các giải pháp chiến lược.

Thu hút đầu tư cho Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin,… Tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí chế tạo, điện tử – tin học. Rà soát nâng cao chất lượng quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Với phương châm: Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung phân tích của công ty Luật Dương gia đối với chủ đề: “Chính sách cơ sở hạ tầng là gì? Các công cụ và giải pháp.”. Với các phân tích và bình luận dựa trên thực tế phản ánh trong thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chính sách cơ sở hạ tầng.

Video liên quan

Chủ Đề