Văn 9 đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình năm 2024

Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ của sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hòa bình thế giới. Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình được trích từ bài tham luận của ông. Văn bản này sẽ được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 9.

Sọan bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Soạn văn 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mẫu 1

Soạn văn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình chi tiết

  1. Tác giả

- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két [1928 - 2014] là nhà văn người Cô-lôm-bi-a.

- Ông là một nhà văn với nhiều tác phẩm nổi tiếng của nhiều cuốn tiểu thuyết và tập truyện ngắn được viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất là Trăm năm cô đơn [1967].

- Ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học nghệ thuật năm 1982.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ của sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hòa bình thế giới.

- Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này. Văn bản trên được trích từ bài tham luận của ông.

- Văn bản trong SGK do người biên soạn đặt tên.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”: nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”: chạy đua vũ trang gây ra sự tốn kém cũng như đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội.
  • Phần 3. Còn lại: nhiệm vụ của chúng ta để tránh xảy ra chiến tranh hạt nhân.

3. Tóm tắt

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình nêu lên vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay đó là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Sự hiện hữu của nó sẽ đe dọa thế giới trên mọi phương diện: kinh tế, y tế, giáo dục… Chạy đua vũ trang không những đi ngược lại với lý trí của con người mà còn đi ngược lại cả lý trí tự nhiên. Chính vì vậy, con người cần phải cố gắng để chống lại việc xảy ra chiến tranh vũ trang để xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Tác giả đưa ra những dẫn chứng hết sức cụ thể với những con số chính xác:

- Ngày 8/8/1986, hơn 50000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp trên hành tinh.

- Mỗi người, không trừ trẻ con đều đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến mất tất cả, không phải một lần mà mười hai lần sự sống trên trái đất.

\=> Sự tàn nhẫn, máu lạnh của vũ khí hạt nhân.

- Về lý thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa - tức là sẽ phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.

- Ngành công nghiệp hạt nhân là ngành tiến bộ nhanh nhất.

\=> Cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn khi nói ra những nguy cơ mà chiến tranh hạt nhân đe dọa đến con người.

2. Chạy đua vũ trang gây ra sự tốn kém cũng như đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội

- Chạy đua vũ trang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người:

  • Số tiền bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỷ đô la.
  • Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít - đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ cho hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em.
  • Số lượng calo trung bình cần thiết cho mỗi người - tốn kém không bằng 149 tên lửa MX.
  • Hai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân - đủ xóa mù chữ cho toàn thế giới.

\=> Qua cách so sánh này, tác giả muốn nhấn mạnh sự hoang phí, tốn kém của vũ khí hạt nhân. Nó khiến cho cuộc sống của toàn nhân loại không thể tốt đẹp hơn.

- Chiến tranh vũ trang cũng đi ngược lại với lý trí con người và tự nhiên:

  • Sự hình thành của tự nhiên cũng như con người phải trải qua hàng trăm triệu năm: 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm bông hoa mới nở, bốn kỉ địa chất, con người mời hát hay hơn chim…
  • Nhưng chỉ cần “một cái bấm nút” là đưa cả quá trình “vĩ đại và tốn kém” đó trở lại điểm xuất phát.

\=> Vũ khí hạt nhân có sức phá hủy nhanh chóng và ghê gớm hơn bất cứ thứ gì.

3. Nhiệm vụ của chúng ta để tránh xảy ra chiến tranh hạt nhân

- Con người "hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một cuộc sống không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình”.

- Cần mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại biết đến những đau khổ, bất công mà con người phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh này. Và cũng ghi nhớ đến những tên thủ phạm đã gây ra lo sợ cho con người.

Chủ Đề