Văn hóa an toàn trong doanh nghiệp là gì

Văn hóa rất khó định lượng và vẫn là một khía cạnh quan trọng của công tác an toàn tại nơi làm việc. Hầu hết các đơn vị đều hiểu về sự cần thiết của những quy định và định ước đặc thù về an toàn, nhưng đối với văn hóa an toàn tại doanh nghiệp – niềm tin, các giá trị và thái độ của lực lượng lao động – thường chưa được nhấn mạnh.

.jpg] Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe lao động Hoa Kỳ [OSHA] cho biết tạo lập một nền văn hóa an toàn có tác động lớn nhất trong việc giảm thiểu các sự cố và chấn thương. Một nền văn hóa an toàn tích cực sẽ đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, cho dù tốt hay không, bằng cách này hay cách khác cũng sẽ ảnh hưởng đến người lao động.

Trong một nền văn hóa an toàn tích cực, người lao động sẽ ưu tiên công tác an toàn ở tất cả hoạt động công việc, một cách bản năng vượt lên các tiêu chuẩn công nghiệp trong các nhiệm vụ hàng ngày. Ngược lại, một nền văn hóa nghèo nàn thì vấn đề an toàn chính là suy nghĩ đến sau hoặc yêu cầu khác trong một danh sách các bước đáng quên, tác động đến người lao động như sau:

An toàn tại nơi làm việc

Tác động thường thấy nhất của văn hóa an toàn đối với người lao động chính là sự an toàn cho bản thân họ. Khi những quy định và định ước này lùi lại phía sau cho những cân nhắc như năng suất và sự thuận tiện, thì khả năng gặp chấn thương sẽ cao hơn. Các công cụ và chiến lược khác nhau có thể hỗ trợ phòng ngừa sự cố an toàn, nhưng không đem lại hiệu quả khi đóng vai trò như một nền văn hóa “an toàn là trên hết” của doanh nghiệp.

Lấy ví dụ về trí tuệ nhân tạo AI có thể cảnh báo người lao động trước các nguy cơ tiềm ẩn, nhưng không thể tự bảo vệ họ. Dù người lao động nắm bắt được nhiều thông tin, nhưng việc tránh các rủi ro yêu cầu phải hành động có ý thức và dứt khoát. Nếu người lao động chỉ giải quyết các nguy cơ khi chúng nảy sinh thì những nguy cơ này sẽ tiếp tục xuất hiện.

Văn hóa an toàn tích cực chính là chủ động và không phản ứng. Khi người lao động hiểu được họ có thể làm gì để phòng ngừa tai nạn và việc làm đó đem lại lợi ích gì thì họ sẽ đóng vai trò chủ động hơn trong công tác an toàn. Người lao động sẽ điều chỉnh thái độ và đưa ra những đề xuất để xóa bỏ nguy cơ thay vì phản ứng với các nguy cơ đó, giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn.

Năng suất

Văn hóa an toàn tại doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất của người lao động. Một nền văn hóa an toàn phản ứng kém, thuần túy làm cho khả năng bị gián đoạn dễ xảy ra hơn, do tai nạn hoặc gần tai nạn. Những gián đoạn này làm đứt quãng tiến trình làm việc, khiến việc duy trì cùng một mức năng suất trong suốt ngày làm việc trở nên khó khăn.

Vì văn hóa an toàn kém có nhiều khả năng xảy ra tai nạn, nên có thể gặp phải trường hợp công nhân bị chấn thương cần nghỉ làm để chữa bệnh. Khi công nhân nghỉ việc, những người khác phải căng mình hơn nữa để đáp ứng yêu cầu hoặc sẽ phải thuê lao động tạm thời. Những lao động tạm thời vẫn sẽ mất thời gian để đạt được năng suất như những lao động đã có kinh nghiệm, do đó, năng suất sẽ giảm theo một trong hai cách.

Ngược lại, một nền văn hóa an toàn mạnh mẽ sẽ giảm thiểu các sự cố, đảm bảo quy trình làm việc trôi chảy. Các hoạt động trơn tru hơn sẽ dẫn đến tăng năng suất. Khi an toàn trở thành đặc điểm thứ hai đối với người lao động, không phải là điều họ cần dừng lại và suy nghĩ, năng suất của cá nhân người lao động cũng sẽ được cải thiện.

Biến động nhân sự

Cuối cùng, văn hóa an toàn tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng tới tỉ lệ biến động nhân sự. Người lao động muốn thấy an toàn tại nơi làm việc, đặc biệt trong các ngành rủi ro cao như chế tạo và đó chính xác là những gì mà một nền văn hóa an toàn thay đổi. Một doanh nghiệp lấy“an toàn là trên hết” sẽ khiến người lao động cảm thấy thoải mái và một doanh nghiệp chỉ phản ứng sẽ khiến họ cảm thấy kém an toàn hơn, bất kể tỷ lệ thương tật thực tế là bao nhiêu. Nếu người lao động cảm thấy không an toàn, họ sẽ không ở lại lâu. Các trường hợp người lao động rời vị trí việc làm do môi trường không an toàn tăng 1.000% kể từ 2010. Người lao động hiện nay ngày càng có ý thức hơn về một nền văn hóa an toàn lành mạnh.

Với những xu hướng này, có thể yên tâm cho rằng văn hóa an toàn tốt hơn có thể giúp phòng ngừa biến động nhân sự. Ngay cả khi tỉ lệ thương tật thực tế thấp, nếu người lao động không cảm thấy an toàn, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc giữ chân họ.

Văn hóa an toàn tích cực là vô giá

Thật khó để phóng đại về tầm quan trọng của văn hóa an toàn tích cực. An toàn phải là một phần trong mọi công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện và phải được xét đến đầu tiên trong mọi trường hợp.

Văn hóa nơi làm việc ưu tiên an toàn sẽ làm được nhiều điều hơn là chỉ đơn thuần phòng ngừa tai nạn, đồng thời góp phần cải thiện năng suất lao động và giảm tỷ lệ nghỉ việc. Nếu có khả năng nuôi dưỡng một nền văn hóa như vậy, doanh nghiệp có thể cải thiện tổ chức của mình trên hầu hết mọi mặt.

Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là gì?

Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ.

Văn hóa an toàn được định nghĩa như thế nào?

Theo những kết luận của “Hội nghị an toàn lao động Quốc tế tháng 6 năm 2013”, văn hóa an toàn là văn hoá phòng ngừa về an toàn và vệ sinh mang tầm quốc gia là một văn hoá trong đó quyền của người lao động được có một môi trường làm việc an toàn & vệ sinh lao động được tất cả các cấp tôn trọng.

Văn hóa an toàn thực phẩm là gì?

Văn hóa an toàn thực phẩm có thể được định nghĩa là thái độ, giá trị và niềm tin an toàn thực phẩm được chia sẻ bởi một nhóm người. Đó là sản phẩm của thái độ, niềm tin và hành vi của nhân viên quyết định cam kết và mạnh mẽ của chương trình quản lý an toàn thực phẩm của một tổ chức.

Xây dựng văn hóa an toàn trong sản xuất kinh doanh có ý nghĩa gì?

Văn hóa an toàn dựa trên nền tảng người lao động có thể giúp giảm nhiều rủi ro với chi phí thấp và hiệu quả cao. Để xây dựng bền vững văn hóa an toàn cần thay đổi nhận thức và thái độ của người lao động tạo nên nền tảng thay đổi về niềm tin và giá trị.

Chủ Đề