Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh và hòa bình

Niềm vui thống nhất đất nước

Khát vọngthống nhất đất nước, khát vọng hòa bình là mong mỏi lớn nhất của người dân Việt Nam khi đất nước bị chia cắt. Chính vì vậy, khi cánh cửa Dinh Độc lập bị húc đổ, lá cờ cách mạng bay trên thành lũy cuối cùng của chính quyền Sài Gòn và đặc biệt là lời tuyên bố "TP Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn" trên đài phát thanh đã khiến mọi niềm vui vỡ òa.

Nụ cười, nước mắt chan chứa niềm vui, những cái ôm, cái nắm tay thật chặt giữa người dân Sài Gòn và các chiến sĩ cách mạng đã xóa nhòa ranh giới giữa hai miền chiến tuyến và chỉ còn lại những người con Việt Nam hòa chung niềm vui đất nước hòa bình.

Bức ảnh "Hai người lính" - Khát khao hòa bình giữa lòng chiến sự

Lý giải về sự hòa hợp nhanh chóng của những con người đã ở hai bên chiến tuyến, các cựu chiến sĩ quân giải phóng cho rằng đó là do khát vọng về độc lập, thống nhất dân tộc cao hơn, mạnh mẽ hơn sự hận thù. Không phải đợi đến ngày 30/4/1975 điều này mới được bộc lộ ra.

Bức ảnh "Hai người lính" - một người là lính Việt Nam Cộng hòa và một người là lính quân Giải phóng được chụp năm 1973 tại chiến trường Quảng Trị của phóng viên chiến trường Chu Chí Thành. Cả hai người đã khoác vai thân thiết chụp ảnh với nhau ngay khi tiếng súng vừa ngớt.

Tác giả bức ảnh từng cho biết, ông có dự cảm ngày thống nhất đất nước đang đến rất gần khi chứng kiến hai người lính bên vùng chiến tuyến thực sự không muốn bắn giết lẫn nhau hay nói cách khác là họ cùng chung khát vọng thống nhất đất nước. Khát vọng ấy được thể hiện rõ nhất trong những gia đình của người miền Nam lúc bấy giờ khi những người con có chung bố mẹ nhưng đi lính hai bên, người mẹ luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ ngày nào đó các con sẽ chạm mặt trên chiến trường.

Lá thư "Gửi những người đang sống"

Đất nước đãhòa bìnhđược 46 năm từ ngày 30/4 lịch sử. Cái giá của sự bình yên mà chúng ta có được hôm nay là sự hi sinh xương máu của biết bao nhiêu anh hùng liệt sỹ, từ những người có danh tính rõ ràng đến hàng nghìn ngôi mộ vô danh. Hơn ai hết, các bác, các chú, các anh là những người hiểu rõ thế nào là sự hi sinh, cống hiến cho Tổ quốc, cho đồng bào.

Điều này cũng được cảm nhận sâu sắc qua bức thư của 3 liệt sỹ, những người đã nằm xuống tại cánh rừng nguyên sinh nơi thượng nguồn sông Đồng Nai. Trước khi biết mình sắp ra đi, 3 chiến sĩ thuộc trung đoàn Bình Giã đã lần lượt viết thư tay gửi thế hệ sau, những người đang sống.

"Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi cảm thấy gần đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư phải về với tay những người đang sống".

Tâm nguyện mang thông điệp hòa bình của người lính mũ nồi xanh

Đất nước đã tự do như mong muốn của các bác, các chú, các anh đã ngã xuống. "Việc sống đúng với ý nghĩa của sự tự do quý giá ấy sẽ càng làm cho những cái chết trở nên ý nghĩa hơn" - lời dặn dò sâu sắc và chân thành này đã trở thành mạch nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta, những người đang sống, đang hưởng thành quả của tự do, hòa bình.

Ảnh: Báo Phụ nữ Việt Nam

Với các bạn trẻ thanh niên Việt Nam sẵn sàng lên đường gìn giữ hòa bình của thế giới thì việc sống ý nghĩa, trách nhiệm với tuổi trẻ trở thành một nguồn động lực vượt qua nhiều khó khăn và thử thách. Họ - một thế hệ trẻ ở một đất nước đã trải qua nhiều biến cố chiến tranh với bao thế hệ sẵn sàng lên đường với mục tiêu bảo vệ Tổ quốc thì việc xuất hiện ở những nơi bất ổn của thế giới như gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về hòa bình.

Lại một thế hệ tiếp nối con đường của cha ông, những người đã cầm súng hi sinh vì hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. Chính tình yêu Tổ quốc đậm sâu đã khiến các chiến sĩ cách mạng chiến đấu quên mình và các bác, các chú, các anh cũng mong những người còn sống cũng sẽ lao động quên mình để xây dựng đất nước ngày một ấm no, hạnh phúc.

Cứ mỗi lần đến dịp lễ 30/4, chúng ta cùng nhìn lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Có mất mát, có đau thương nhưng cũng có những chiến thắng vang dội để rồi người Việt Nam của chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng đất nước như trách nhiệm của những người còn sống đối với những hi sinh, mất mát to lớn của cha ông đi trước.

Vững niềm tin viết tiếp trang sử vẻ vang

Chiến tranh và hòa bình là hai mảng đối lập nhau. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới. Chiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô... Đất nước Việt Nam ta hàng nghìn năm nay đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến phi nghĩa của giặc ngoại xâm lăng. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó. Vậy tại sao chiến tranh lại xảy ra dù biết nó tàn khốc và gây hậu quả ghê gớm như vậy? Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỷ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Trái ngược với chiến tranh là điều mà trong chúng ta ai cũng muốn có, đó chính là hòa bình. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới, tôi hiểu và ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của mình, đó là trở thành một người công dân yêu thương đồng bào, yêu đất nước, yêu hòa bình và tự do.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề