Về sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 8

Nửa đầu học kỳ I môn Ngữ văn 8 có khá nhiều nội dung đóng vai trò nền tảng cho cả năm học. Do đó, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã có những chia sẻ hữu ích về hệ thống kiến thức và kỹ năng làm bài giúp học sinh 2k8 tự tin đạt điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn giữa kỳ I. 

Hệ thống kiến thức quan trọng nửa đầu học kỳ I

Trước khi bắt đầu ôn tập môn Ngữ văn, cô Trang khuyên các em nên học với hình thức bảng biểu, sơ đồ tư duy,… để ghi nhớ nhanh và lâu hơn phần kiến thức trọng tâm. 

Phần văn bản: Học sinh cần ôn tập các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại [Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Lão Hạc; Tức nước vỡ bờ]. Để ghi nhớ kiến thức quan trọng của một văn bản, học sinh cần chú ý các yếu tố về tình huống truyện, nhân vật, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản đó. Cụ thể như sau: 

Đặc điểm Tôi đi học Trong lòng mẹ Tức nước vỡ bờ Lão Hạc
Tình huống Nhân vật tôi trên con đường đến trường, sân trường và trong lớp học – Cuộc đối thoại giữa bé Hồng và người cô 

– Cuộc gặp gỡ tình cờ cảm động giữa bé Hồng và mẹ

– Chị dậu chăm sóc chồng.

– Chị Dậu đối đầu và phản kháng lại cai lệ, người nhà lí trưởng.

– Lão Hạc bán chó Vàng

– Lão hạc nhờ ông giáo và tử tự bằng bả chó

Nhân vật Nhân vật “tôi” Chú bé Hồng: nhạy cảm, thông minh, thương mẹ mãnh liệt Chị Dậu: đảm đang, giàu tình yêu thương, sức phản kháng mãnh liệt Lão Hạc – người nông dân lương thiện, giàu đức hi sinh cho con, lòng tự trọng cao cả
Giá trị nội dung Đề cao kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò Phản ánh chân thực và cảm động những cay đắng tủi cực và tình yêu cháy bỏng của bé Hồng dành cho mẹ Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất công của xã hội. Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ nông dân Số phận đau thương bế tắc của người nông dân.

Ca ngợi phẩm chất trong sạch của người nông dân.

Giá trị nghệ thuật Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế Xây dựng nhân vật qua tâm trạng, cử chỉ Tình huống kịch tính, kể chuyện hấp dẫn Miêu tả tâm lý nhân vật

Phần Tiếng Việt: Các em cần lưu ý những kiến thức quan trọng về Trường từ vựng; Từ tượng thanh, từ tượng hình; Trợ từ, thán từ, tình thái từ. Khi ôn tập phần Tiếng Việt, học sinh nắm được đặc điểm, vị trí và chức năng của từng từ loại để vận dụng hiệu quả trong việc đặt câu và viết đoạn văn. 

– Trường từ vựng
+ Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp các từ cùng chung một nét nghĩa.
+ Lưu ý: Trong ngôn ngữ văn học, hiện tượng chuyển trường từ vựng tạo nên các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…. tăng tính biểu cảm của ngôn từ.

– Từ tượng thanh, từ tượng hình
+ Từ tượng hình là những từ gợi nên hình ảnh, dáng vẻ của sự vật. Ví dụ: hì hục, rón rén => gợi cách làm việc, dáng đi.
+ Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người, sự vật,… Ví dụ: ầm ầm, róc rách => mô phỏng tiếng nước chảy.

Khi học tốt phần này, học sinh có thể vận dụng từ tượng thanh, tượng hình khi viết bài văn tự sự, miêu tả giúp làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ và làm cho câu văn trở nên sinh động hơn. 

– Trợ từ, thán từ, tình thái từ
+ Trợ từ: Là từ bổ trợ, đi kèm với một số từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu [ngay, đích, chính, mỗi, những, có….]
+ Thán từ: Là từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng đầu câu, có thể tách ra thành câu đặc biệt. Có hai loại thán từ: Thán từ bộc lộ cảm xúc và thán từ gọi đáp.

– Tình thái từ: Là từ được thêm vào để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm.

Phần Tập làm văn: Học sinh chủ yếu ôn tập về kiểu bài Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Làm thế nào để chúng ta có thể đưa được yếu tố miêu tả và biểu cảm vào trong bài văn tự sự, học sinh cần lưu ý như sau:

– Nắm vững đặc trưng của các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
– Cách đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự: Sử dụng từ miêu tả, từ tượng thanh, từ tượng hình. Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa,…
– Cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản tự sự: Sử dụng thán từ [biết bao, chao ôi, quá,…] hoặc câu văn biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc. 

>>> Xem ngay bí kíp đạt điểm 9,10 môn Ngữ văn 8 tại đây Nắm trọn kiến thức Ngữ văn 8, bứt phá điểm cao bài thi giữa kì I cùng cô Trang tại đây: //hocmai.link/Dat-diem-cao-Van8-HKI

Trên đây là những kiến thức trọng tâm và cách để học sinh ôn tập Ngữ văn lớp 8 cho bài thi giữa kì hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, để có thể làm tốt bài thi, học sinh cần có kiến thức nền tảng vững chắc cho môn học này. Để nắm chắc kiến thức cho kì thi giữa kì, phụ huynh và học sinh tham khảo Chương trình Học tốt 2021-2022 tại HOCMAI. Chương trình gồm các khóa học online được xây dựng và giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy, làm đề, luyện thi và chấm thi, giúp học sinh định hướng lộ trình học theo từng tuần học, cam kết học sinh tiến bộ, tự tin và tự giác hơn trong học tập từ đó bứt phá với điểm thi giữa kì I tới đây.

1. Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học, mẫu 1 [Chuẩn]

2. Sơ đồ tư duy bài tôi đi học, mẫu 2 [Chuẩn]

Sơ đồ tư duy bài tôi đi học: Bản vẽ tay của học sinh

-----------------HẾT-------------------

Qua Sơ đồ tư duy bài Tôi đi học, các em đã nắm được cấu trúc, hệ thống luận điểm chính của truyện ngắn. Vậy với hệ thống luận điểm theo sơ đồ tư duy này, việc triển khai thành một bài văn phân tích/ cảm nhận sẽ được làm như thế nào, các em hãy cùng theo dõi Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, Cảm nhận của em về chất thơ trong truyện Tôi đi học, Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản Tôi đi học, Hình ảnh chú bé - nhân vật "tôi" tại buổi tựu trường trong văn bản Tôi đi học.

Để ghi nhớ nhanh mà vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung quan trọng của bài phân tích truyện ngắn Tôi đi học, bên cạnh việc nắm vững nội dung văn bản, các em có thể học kết hợp với Sơ đồ tư duy Tôi đi học dưới đây.

Vẽ sơ đồ tư duy môn Lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy môn Văn Vẽ sơ đồ tư duy trong word Sơ đồ tư duy Tinh thần thể dục Sơ đồ tư duy Lao xao Sơ đồ tư duy Lòng yêu nước

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề