Ví dụ về sự mơ hồ của ngôn ngữ trong giao tiếp kinh doanh


BÀI 4: CÂU SAI, CÂU MƠ HỒ

4.1- Câu sai

4.1- Khái niệm: Thế nào là câu sai?

Câu sai là những câu không đúng chuẩn quy định trong tiếng Việt. Hiện nay, hiện tượng viết sai rất phổ biến, ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng.



4.1.1- Những loại câu sai.

4.1.1.1- Sai chính tả: Đó là cách viết từ không đúng với quy định về vần, thanh điệu, phụ âm đầu.

4.1.1.2- Sai từ ngữ.

Ví dụ: Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

Em đang dần dần đẹp lên.

- Lỗi liên quan đến từ Hán Việt:

Trong tiếng Việt, có hàng loạt từ gốc Hán mà nghĩa và cách dùng không còn giữ nguyên như ở tiếng Hán, thậm chí khác nhiều.

Ví dụ: Khốn nạn [tiếng Hán là khó khăn].

Nhưng trong tiếng Việt hiện nay là khốn khổ đến mức thảm bại, hoặc chỉ tính cách.

Đáo để: Hán Việt: Đến tận đáy-thuần Việt: Hành vi.

Do vậy, khi dùng phải thận trọng.

- Từ đồng âm gây sự hiểu lầm:

Ví dụ: Yếu: Hán Việt: quan trọng- thuần Việt thì yếu nghĩa hoàn toàn khác.

Trong từ Hán Việt, yếu tố chính đứng sau, phụ đứng trước → cần phải phân biệt [ dân số / số dân; đa số / số đông; tình nhân / nhân tình…]

- Nghe nhầm, phát âm sai:

Ví dụ: Ve chai →chè chai.

Đây là lỗi sai phổ biến về từ vựng [ nhớ mang máng từ nhưng không hiểu rõ rồi dùng chệch theo một từ quen dùng khác].

- Hiểu sai tục ngữ, thành ngữ [kể làm như vậy cũng tận tình nhân ngãi đó].

4.1.1.3- Sai ngữ pháp.

Dùng thừa từ, thiếu từ làm thay đổi cấu trúc câu, hoặc những câu mắc lỗi do dùng sai từ nối, dùng sai trật tự từ…đều được gọi là sai ngữ pháp.

Ví dụ: Quyết hy sinh cho sự nghiệp để giải phóng đất nước. [thiếu CN]

4.1.1.4- Có nhiều cách nhìn nhận hiện tượng sai.

- Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có cách nhìn nhận khác nhau về hiện tượng sai, tất yếu dẫn đến cách chữa khác nhau cho cùng một câu sai, càng làm tình hình viết sai, nói sai phổ biến.

- Nguyên nhân dẫn đến các câu sai:

Sai các từ phụ. Sai do nguyên nhân tâm lí.

Ví dụ: Nhìn về mặt tổng thể của vùng đất Hoa Lư và kinh đô Hoa Lư, nếu được bảo tồn và giữ gìn và mang lại cho đất nước một nguồn lợi lớn về du lịch.

- Cách sửa câu sai ngữ pháp như thế nào?

+ Cố gắng giữ nguyên ý người viết, cần phải phân tích câu sai trong quá trình tạo câu.

+ Chỉ ra sơ đồ cấu trúc câu sai.

+ Tìm sơ đồ cấu trúc câu để diễn đạt ý định nội dung của người viết.

+ Đối chiếu sơ đồ cấu trúc câu sai với sơ đồ cấu trúc câu đúng, chỉ ra chỗ lệh chuẩn của câu sai, do đó chỉ ra cách chữa hợp lí.

- Hiện tượng chập cấu trúc trong những câu sai ngữ pháp: Một nguyên nhân tâm lý.

+ Khái niệm: Chập cấu trúc là gì?

Hiện tượng chập cấu trúc trong câu sai là hiện tượng lấy một bộ phận hoặc toàn bộ một cấu trúc này gắn một phần hay toàn bộ cấu trúc khác. Kết quả là dẫn đến sự không nhất quán về cấu trúc trong một câu.

Cách giải thích này khi xác định kiểu cấu trúc câu sai, cách chữa cũng mang tính khái quát. Cách chữa này mang tính khách quan: Chữa câu theo ý định tạo câu của người viết chứ không theo người chữa câu.

Ví dụ: Một thành phố rất trẻ măng.

→Danh+mức độ+Tính+mức độ.

+ Nguyên nhân cơ bản của những hiện tượng chập cấu trúc là gì?

Quên những gì đã viết là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng chập cấu trúc.

Chuyển hướng tư duy, vi phạm luật liên tục trong mạch văn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chập cấu trúc.

Ví dụ: Không được đến gần hơn được đâu.

Chú tôi bị thương hai lần, một lần ở đùi, một lần ở Khe Sanh.

Áp lực của thói quen: Sự tiếp thu thói quen trong tiếng mẹ đẻ: Ngôn từ nào được chung quanh dùng nhiều sẽ được đứa trẻ tiếp nhận và sớm trở thành ngôn ngữ riêng của bé, trở thành thói quen.

Ví dụ: Thiếu nhi chẳng khác nào những bong hoa tươi thắm.

A chẳng khác nào B.

A như B → chập cấu trúc.

Kết luận:

Hiện tượng viết sai câu hiện nay rất phổ biến. Tìm hiểu nguyên nhân daanc đến việc viết sai câu, nhận diện câu ssai và cách sử dụng để tránh lỗi về viết câu sai là điều quan trọng và cần thiết với người sử dụng tiếng Việt. Hiểu và tránh lỗi câu sai góp phần tăng hiệu quả sử dụng tiếng Việt, giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt.

4.2- Câu mơ hồ

Khái niệm:

- Thế nào là câu mơ hồ?

Câu mơ hồ là câu trong khi có một cách biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngôn ngữ này lại có ít nhất hai cách biểu hiện ngôn ngữ ở cấp độ ngôn ngữ khác.

- Câu mơ hồ cần thiết và câu mơ hồ sai như thế nào?

Câu mơ hồ được viết cố ý, nhất là trong văn học, nhất là để chơi chữ, trào lộng, châm biếm sự việc nào đó. Không chú ý cách viết tới những câu có thể biểu hiện hai, ba cách, nhiều khi chúng ta vô tình tạo ra những câu mơ hồ tai hại, phản lại ý mình. Đó là những câu mơ hồ sai.

Ví dụ:

Mơ hồ cố ý: Chè ăn mất [mứt] ngọt. Xôi vò chả ngon.



Mơ hồ sai: Người sinh viên mới đi tới.

- Tại sao mơ hồ là hiện tượng tất yếu của ngôn ngữ?

Mơ hồ là tính tự nhiên của ngôn ngữ, điều này đã được các nhà khoa học chứng minh [Bảy kiểu mơ hồ -W. Empson].

Nhiều công trình nghiên cứu tính mơ hồ của ngôn ngữ [Anh, Pháp, Nga…].

Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm nhất định nên hay có những dạng mơ hồ nhất định.

Ví dụ: Old men and Women were left at the village [những cụ ông và cụ bà bị bỏ rơi ở làng].

- Vài kiểu mơ hồ trong ngôn ngữ: Thể hiện như thế nào?

Mơ hồ từ vựng: Trong ngôn ngữ, hiện tượng đồng âm mang tính ngẫu nhiên. Không có ý nghĩa đáng kể về phương pháp nếu đối chiếu các hiện tượng đồng âm- Mơ hồ từ vựng -giữa các ngôn ngữ.

Hiện tượng mơ hồ cú pháp.

Mơ hồ các ngữ danh từ.

Mơ hồ trạng ngữ.

Phạm vi tác động.

Hiện tượng mơ hồ logic.

Đại từ nhân xưng.

Từ nối.

Sự kết hợp chuỗi mơ hồ.



_ Sự mơ hồ từ vựng thể hiện như thế nào?

Hiện tượng đồng âm hoặc đa nghĩa của từ vựng.

+ Loại 1: Đồng âm của hai từ đơn→hiểu hai nghĩa.

Ví dụ: Nước: quốc gia; chất lỏng. Tin: tin tưởng; tin tức →bán nước, có tin nó nó không…

+ Loại 2: Sự đồng âm của hai chuỗi từ.

Sự mơ hồ qua từ đơn:

● Sự đồng âm của danh từ: Mỗi loại danh từ đều tìm thấy những từ đồng âm thuộc các loại từ khác.

Ví dụ:


Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.

Triều đình cử mục, anh hung chỉ có một người thôi.

Chả ngon lắm. →Chả: thực phẩm.

Chả: không, chẳng.

Báo động! Mang tất→Tất: bít tất [vớ] ; tất cả.

Chân trạng nguyên→Chân: chân, cẳng; đích thực, chân chính…

● Sự đồng âm của động từ, tính từ.

Ví dụ:


Tôi không nhớ cha tôi lắm.

Nhớ: thương; ghi nhớ.

● Sự mơ hồ của từ tình thái: Do bản thân từ tình thái đã mang tính mơ hồ. Ở trong câu chúng cũng gây mơ hồ.

Ví dụ: Cô ta phải lấy một tên khác, tên Phrăng Xoa.

→ Lấy: cầm [đặt tên khác]; kết hôn.

● Từ đa tiết và chuỗi từ mơ hồ.

Khi kết hợp nhiều tổ hợp cụm từ đa tiết thành các âm khác nhau, nếu có hai cách hiểu trong câu mới tạo thành thì đó là câu mơ hồ.

Trong quá trình phát triển, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có một khuynh hướng lành mạnh là thay đổi dần từ Hán-Việt. Dùng từ Nôm-từ thuần Việt nghĩa tương đương, nhưng không nên lạm dụng.

Ví dụ: Trong trận đấu bóng đá tại Hà Lan, hàng trăm người xem đánh nhau.

→Thay: người xem = khan giả.

Sự mơ hồ cấu trúc: thể hiện như thế nào?

● Sự mơ hồ từ nối



Nhóm 1: cho, với, của.

Ví dụ: Tôi gửi cho nó cuốn sách.

Có hai cách hiểu:

Cho: tặng; tới → cấu trúc chìm hai cách hiểu Khác nhau→câu mơ hồ.



Nhóm 2: thì.

Ví dụ: Anh đi thì em về.

Chỉ quan hệ điều kiện kết quả - chỉ quan hệ liên tiếp về thời gian.

Ví dụ: Nếu anh đi thì em về. Khi anh đi thì em về.

● Mơ hồ vì kết nối nhiều tiếng liên tiếp.

Ví dụ: Cô Ba rất quý người vạn học ở Nam Định.

→ Người bạn – học; người bạn học → Câu mơ hồ vì nhiều tiếng kết hợp.

Chính phủ sắp sửa đổi chính sách Huế.

→ Sắp sửa – đổi; sắp – sửa đổi → hai cách hiểu → Mơ hồ.

● Ghép cấu trúc mơ hồ dẫn tới cấu trúc mơ hồ mới.

Ví dụ: Đêm hôm qua cầu gãy → hai cách hiểu.

Đêm hôm, qua cầu gãy. Đêm hôm qua, cầu gãy. → mơ hồ.

● Mơ hồ của từ “của”.

Ví dụ: Việc sử dụng tài sản của thủ trưởng [Ai sử dụng?].

Sự kiểm tra sổ sách của cơ quan [Ai kiểm tra?].

Cụm từ phụ trợ.

Trong cụm động từ, từ tình thái đứng trước động từ trung tâm và đứng ngay sau từ kèm phủ định: không thể, không phải, không cần…

Ví dụ: Xe không phải rẽ trái.

Xe không thể rẽ trái. → Xe không thì được rẽ trái.

Xe không nên rẽ trái.

- Phép chêm câu.

Thao tác kết hợp hai câu thành một câu được gọi là phép biến đổi phức. Phép chêm câu được gọi là phép biến đổi phức đặc biệt.

Ví dụ: Anh đã gặp con.

Anh ấy trên đường về chợ.

Chêm hai câu vào nhau:

Anh ấy đã gặp con trên đường về chợ → mơ hồ [anh ấy hay con trên đường về chợ?].

- Những danh từ mơ hồ.

Ví dụ: Những chuyến tàu chở ô tô màu xanh.

Những chuyến tàu chở ô tô sơn xanh.

Những chuyến tàu chở ô tô của bộ đội.

→Các câu mơ hồ: chuyến tàu hay ô tô màu xanh.

→Của bộ đội.

- Những câu mơ hồ:

Ví dụ: Tôi đã thấy con người đang nói trong hội nghị.

Mơ hồ: Ai đang nói trong hội nghị?

- Cấu trúc đẳng lập: Sự mơ hồ trong cấu trúc đẳng lập thể hiện như thế nào?

Có những câu mơ hồ liên quan tới các cấu trúc đẳng lập.

A và B, A hay B, A hoặc B…

Ví dụ:Trên xe có chừng mười lăm anh bộ đội và mấy cô gái dân công đang cười nói ồn ào.

[Ai cười nói?].

Trong ngôn ngữ tự nhiên thiếu dấu ngoặc, nên ở nhiều trường hợp cấu trúc đẳng lập được dùng làm thành phần một câu có khả năng gây mơ hồ.

Ví dụ: Anh khuyên hay tôi khuyên thì nó đi.

Nếu anh khuyên hay tôi khuyên thì nó đi.

- Sự phủ định.

Sự phủ định và cấu trúc đẳng lập → mơ hồ.

Ví dụ: Không A và B → có thể hiểu “không” tác động vào A thôi → gây mơ hồ.

Hắn không uống và gắp liên tiếp. → Hắn không uống và không gắp…

Sự phủ định và phép so sánh → mơ hồ.

Ví dụ: Người này thì thích cao. Thích cao như người này.

Tôi cao → tôi cao như anh, tôi cao bằng anh.

Sự phủ định câu ghép → mơ hồ.

Ví dụ: Ba không đánh con vì yêu con.

Không phải ba đánh con vì yêu con.

Ba đánh con không phải vì yêu con.

- Câu mơ hồ logic.

● Khái niệm: Câu mơ hồ logic là câu mơ hồ về sự quy chiếu của các đối tượng hành động.

Ví dụ: Lấy đá ghè vào trứng liệu có vỡ không?

→ Câu mơ hồ: Đá vỡ hay trứng vỡ hay cả hai.

● Chủ ngữ logic và chủ ngữ ngữ pháp.

Ví dụ: Anh cho Hải và Trọng đi chơi với Quý nhé!

Lời đề nghị: Ai nói? Anh hay người khác? → Chủ ngữ logic đồng thời là chủ ngữ ngữ pháp.

Từ nhân xưng trong một câu:

Có một lớp từ mơ hồ liên quan đến từ nhân xưng. Đó là trường hợp người ta không rõ từ nhân xưng đi với từ nào, thay thế cho từ nào trước.

Ví dụ: Ba nhìn nó trong gương.

Ba cho rằng anh ta không thông minh.

Trong bức tranh này Mai lớn hơn Thuý.

Trong bức tranh này Mai nhìn chúng ta.

- Từ nhân xưng trong nhiều câu.

Khi có nhiều câu kế tiếp nhau ó từ nhân xưng thay thế cho yếu tố đi trước thì lại càng hay xảy ra hiện tượng mơ hồ.

Ví dụ: Ba đến thăm Mai. Hắn mỉm cười. [Ai cười?].

Danh từ hay câu? → mơ hồ.

Ví dụ: Đứa bé muốn quả ổi rụng. → Quả ổi đã rụng hay đứa bé muốn nó rụng?

- Số từ.

Câu có số từ mơ hồ do tính không xác định của số từ.

Ví dụ: Hải muốn mua một cái áo. → Một: xác định hay không xác định?

Kết luận:



Mơ hồ là hiện tượng tự nhiên của ngôn ngữ, do đó khi viết câu nếu không lưu ý sẽ dễ dẫn đến hiện tượng mơ hồ. Học tập, nghiên cứu các dạng câu mơ hồ để tránh là điều cần thiết và bổ ích cho người học. Tránh viết dạng câu này khi không cần thiết sẽ đem lại cách viết trong sáng, giản dị, hiệu quả của tiếng Việt.
Bài tập:

  1. Câu sai trong tiếng Việt.

  2. Câu mơ hồ trong tiếng Việt.

  3. Thảo luận nhóm. [xémina].

  4. Thực hành: Điền dã ngôn ngữ học [tìm ngữ liệu tiếng Việt…]- Môi trường nói tiếng Việt…




Каталог: application -> uploads -> subjects -> mediahk1-k1 -> hk1 tiengviet
hk1 tiengviet -> Bài 3- viết câU 1- hệ thống ngữ pháp tiếng Việt
hk1 tiengviet -> BàI 6: DẤu câU – chính tả tiếng việT 1- dấu câu giới thiệU
hk1 tiengviet -> Bài 2- viết chữ, DÙng từ 1- viết chữ. Chữ viết dùng để ghi tiếng
mediahk1-k1 -> Môn: khái luận phật họC
hk1 tiengviet -> Bài 9: VĂn bảN – phưƠng thức liên kết văn bảN 1-Khái niệm văn bản
hk1 tiengviet -> BàI 8: viết câu liên kếT, DỰng đOẠn mạch lạC 1-Viết câu liên kết. 1- phương pháp diễn đạt rõ rang, chính xác
hk1 tiengviet -> Bài 10: phong cách văn bản khoa họC 10. 1- khái niệm: 10 1- khoa học là hệ thống những tri thức
hk1 tiengviet -> Bài 3- viết câU 1- hệ thống ngữ pháp tiếng Việt


tải về 57.5 Kb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề