Vì sao cơ đốc nhân cần cầu thay

LÀM SAO ĐỂ THÀNH MỘT CƠ ĐỐC NHÂN?

Kính thưa quý khán thính giả                                               Hôm nay chúng tôi  tiếp tục giới thiệu cùng quý khán thính giả phần trò chuyện với Truyền Đạo Đỗ Khắc Lực về những điều khó hiểu trong Kinh Thánh. Ông hiện đang hầu việc Chúa tại Hội Thánh Tin Lành Báp Tít Phục Hưng, Falls Church Virginia.Kính chào Truyền đạo Lực 

Chào cô Phương Uyên, kính chào quý khán thính giả


CÂU HỎI 1Thưa ÔngCó một khán thính giả gởi cho chúng tôi một câu hỏi, có nội dung như sau: Tôi đang theo một tôn giáo , bây giờ muốn tin Chúa và muốn thành một tín đồ của Chúa vì tôi muốn được cứu. Tôi phải làm gì? Xin Truyền Đạo Lực giúp chúng tôi bằng cách chỉ  rõ những thủ tục như thế nào. Xin cảm ơn Truyền đạo Lực.


TRẢ LỜI 1

Trong sách Công vụ đoạn16 có kể một câu chuyện xảy ra tại thành phố Phi-líp nước Hi Lạp. Ông ta là một quan đề lao, ông là người ngoại đạo, ông là người tuyệt vọng. Ông sắp tự tử và được sứ đồ Phao Lô ngăn ông lại. Và lúc đó ông ta hỏi: “Tôi phải làm chi để được cứu.” Ông đã hỏi rất thật lòng vì ông nhận ra nhu cầu về sự cứu rỗi của ông – Trước đây, vì quá tuyệt vọng, ông chỉ thấy cái chết. Bây giờ ông biết mình cần sự giúp đỡ. Ông hỏi Phao Lô vì ông tin Phao lô có câu trả lời. Phao lô trả lời lập tức và đơn giản: “Hãy tin vào Chúa Cứu Thế Giê Su thì ông sẽ được cứu.” [Câu 31] Đoạn văn tiếp theo cho thấy làm cách nào người đàn ông đã tin và bỏ đạo cũ để trở thành Cơ đốc nhân. Chúng ta chú ý : sự thay đổi của người đàn ông này đặt căn bản trên đức tin. Ông đã tin vào Chúa Giê Su, ngoài ra không có gì khác. Người đàn ông đã tin Chúa Giê Su là con Đức Chúa Trời  và là Đấng Cứu Thế. Đức tin của ông bao gồm niềm tin Chúa Giê Su đã chết cho tội lỗi và đã sống lại vì đó là sứ điệp mà Phao Lô đang rao giảng.  Ông ta đã “thay đổi” hướng đi nghĩa là bỏ hướng đi cũ, đổi qua hướng mới.  Khi chúng ta xoay về Chúa Giê Su chúng ta phải xoay khỏi tội lỗi. Kinh Thánh gọi việc xoay khỏi tội là “ăn năn” và xoay về Chúa Giê Su là “đức tin”. Vì thế sự ăn năn và đức tin bổ sung cho nhau. 

Như vậy, người nào muốn trở thành một Tín đồ của Chúa cần phải làm hai đều:

  1. Bỏ lại đàng sau bất kỳ điều gì thuộc về tôn giáo trước đây của mình để chứng minh cho việc thật lòng muốn được làm con của Đức Chúa Trời.  
  2. Thật sự  tin Chúa Giê Su là con Đức Chúa Trời đã chết cho tội lỗi bạn và đã sống lại. Thật sự biết mình là một người có tội, cần sự cứu rỗi và tin Chúa Giê Su là Đấng duy nhất giải cứu mình.

Khi bạn quay khỏi tội đến với Đấng Christ, Đức Chúa Trời hứa cứu bạn và ban cho bạn Thánh Linh là Đấng sẽ làm cho bạn trở nên một con người mới. Một người chuyển đổi sang Cơ Đốc giáo không phải là rời khỏi đạo này chuyển sang đạo khác. Chuyển sang Cơ Đốc giáo là tiếp nhận món quà của Đức Chúa Trời ban tặng và bắt đầu mối liên hệ cá nhân với Chúa Giê Su là kết quả của sự tha thứ tội và sống đời đời trên thiên đàng sau khi chết. CÂU HỎI 2Thượng đế tạo ra con người nên Ngài chắc cũng muốn con người sống trên thiên đảng hơn là phải xuống địa ngục đau khổ đời đời. Chúng ta thường nghe “ Đường nào cũng tới thiên đàng”.Tại sao, Cơ đốc nhân luôn luôn nói chỉ có một con đường cứu rỗi duy nhất đó là tin vào Chúa Jesus.   Chẳng lẽ Đức Chúa Trời quá hẹp hòi như vậy hay sao? Khi tôi tin Chúa, làm sao tôi biết tôi sẽ được vào thiên đàng, làm sao tôi biết chắc tôi sẽ được sống đời đời trên đó?TRẢ LỜI 2Cám ơn cô đã nêu lên thắc mắc này. Điều đáng mừng cho cô vì cô quan tâm đến Thiên đàng.Thưa cô, điều thật lạ lùng là ngoài các Cơ đốc nhân, tôi thấy ít có ai chuẩn bị cho tương lai đời đời của mình. Người ta nếu có lo thì chỉ lo cho kiếp sau được làm người dù cho phải trải qua sinh lão bệnh tử một lần nữa. Hai ngàn năm về trước sứ đồ Phi-e-rơ đã giảng phúc âm về Chúa Cứu Thế Giê Su cho đám đông người tại thành Jerusalem có một câu thâm thúy vang vọng trong thế giới từ đó đến nay là: “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác; vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta nhờ đó mà được cứu.” [Công vụ 4:12]Câu kinh văn đó đánh đổ khuynh hướng rất phổ thông cho rằng “Đường nào cũng tới thiên đàng”. Người ta nghĩ rằng họ có thể vào thiên đàng mà không cần có Chúa Giê Su . Nhiều người không muốn chấp nhận Chúa Giê Su là đường lối duy nhất và đã quyết định tìm con đường khác. Nhưng Chúa Giê Su cảnh báo cho chúng ta biết không có con đường nào khác trong Giăng 3:36 “Ai tin con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin con thì chẳng thấy sự sống đâu. Nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy.” Có người cho rằng Đức Chúa Trời quá hẹp hòi khi qui định chỉ có một con đường đến thiên đàng. Loài người phải nhận ra sự thật là loài người đã phạm tội với Chúa, mọi người đều đáng bị phán xét nhưng Ngài đã ban cho chúng ta một lối thoát.  Ngài gửi con duy nhất của Ngài xuống thế gian để chết vì tội lỗi chúng ta. Như vậy Ngài có hẹp hòi không?  Dầu cho có ai xem điều này hẹp hòi hay rộng rãi thì nó vẫn là sự thật và Cơ Đốc nhân cần xác nhận điều này là sự thật rõ ràng, một sứ điệp không phai mờ rằng chỉ có một con đường đến thiên đàng qua Chúa cứu thế Giê Su.Loài người dựa vào tình yêu thương, nhân từ của  Đức Chúa Trời mà cho rằng họ sẽ không bị phán xét bởi Đức Chúa Trời,không cần ăn năn tội, không phải thay đổi kiểu sống của họ.  Chúng ta phải nhận biết Chúa Cứu Thế là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng. Từ chối điều đó là từ chối chính Chúa Giê Su vì Ngài đã tuyên bố: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi ta không ai đến được cùng Cha.” Giăng 14:6Câu hỏi vẫn còn để lại: Ai là người thực sự được vào nước Đức Chúa Trời? Làm thế nào bảo đãm chỗ tôi sẽ đến là sự sống đời đời? I Giăng 5:12 trả lời cho câu hỏi này  “Ai có Ðức Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Ðức Chúa Trời thì không có sự sống.” . Vấn đề là quý vị có thấy sự kinh khiếp khi biết rằng hỏa ngục dành cho kẻ từ chối Chúa còn thiên đàng dành cho những người chọn lựa Chúa làm Cứu Chúa của đời mình. Kinh Thánh nói rất rõ ràng có một con đường và một con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng qua lời cảnh báo của Chúa Giê Su Christ : “Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.” Ma-thi-ơ 7:13-14 Vì chỉ có một đường duy nhất dẫn đến thiên đàng nên những người theo đường đó chắc chắn sẽ đến đó. Quý vị có đang đi trên con đường đó không? Mời bạn vào website của chúng tôi www.baptitphuchung.com nơi đây chúng tôi hàng trăm câu và trả lời lien quan đến các vấn đề thần học.Kính thưa quý khán thính giả – Vì thời gian phát hình có giới hạn nên chúng tôi tạm chấm dứt tại đây. Xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

Chúng tôi xin kính chào và kính chúc quý vị dồi dào sức khỏe, sống vui thỏa bình an.

Vậy bạn đã quyết định theo Chúa Giê-xu… giờ thì sao?

Tất cả chúng ta đều có ý niệm về việc theo Chúa Giê-xu sẽ như thế nào. Nhưng nếu chúng ta thành thật với chính mình, quan điểm của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi những giá trị văn hoá, chính trị, hoàn cảnh xuất thân, và những gì đang diễn ra trong thế giới chung quanh mình. Nếu chúng ta phải loại bỏ những ảnh hưởng bên ngoài đó, một môn đồ của Chúa Giê-xu thật sự sẽ như thế nào?

Các nền văn hóa sẽ thay đổi và các giá trị sẽ chuyển đổi, nhưng Lời Đức Chúa Trời sẽ luôn tiết lộ ý nghĩa của việc trở thành một Cơ đốc nhân.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng phân tích ba phân đoạn Kinh Thánh để hiểu làm thế nào để đi theo Chúa Giê-xu. Những bước này không có nghĩa là một danh sách đầy đủ, nhưng chúng sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về ý nghĩa của việc sống giống như Chúa Giê-xu mỗi ngày.

Yêu Đức Chúa Trời

“Thưa Thầy, điều răn nào trong Luật pháp là lớn hơn hết?” Ngài nói với ông, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, và hết trí tuệ yêu kính Chúa, Đức Chúa Trời của người.’ Đây là điều răn lớn nhất và trước hết. Còn điều răn thứ hai cũng như vậy, ‘Ngươi hãy yêu người lân cận như mình.’ Toàn bộ luật pháp và các Tiên tri đặt nền tảng trên hai điều răn ấy.”

MA-THI-Ơ 22:36-40

Phân đoạn này thường được gọi là “Điều Răn Vĩ Đại” bởi vì với nó, Chúa Giê-xu tóm tắt một cách cô đọng toàn bộ Luật Cựu Ước. Và Chúa Giê-xu đã thể hiện hoàn hảo điều răn này khi Ngài từ bỏ mạng sống của mình vì chúng ta.

Nhưng trước khi tiếp tục, điều quan trọng là phải chỉ ra rằng mạng lệnh này bao gồm ba phần: kính yêu Đức Chúa Trời, thương yêu người lân cận và thương yêu bản thân mình. Những hành động này gắn liền với nhau, và chỉ có thể thực hiện được nếu lần đầu tiên chúng ta để Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Khi chúng ta chấp nhận tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho mình, chúng ta có thể đáp lại tình yêu thương của Ngài và để Ngài thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về bản thân mình. Và khi chúng ta học cách nhìn chính mình qua lăng kính tình yêu của Đức Chúa Trời, chúng ta bắt đầu yêu người lân cận như Đức Chúa Trời yêu chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta muốn vâng theo mạng lệnh này, thì chúng ta cần noi gương Chúa Giê-xu và tìm kiếm Đức Chúa Trời như Chúa Giê-xu đã làm:

Chúa Giê-xu cố ý dành thời gian ở một mình với Cha Ngài, Ngài thưa chuyện với Đức Chúa Trời thường xuyên, và Ngài đặt ý muốn của Đức Chúa Trời lên trước mong muốn của Ngài.

Đối với chúng ta, điều này có thể giống như dành ra một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày khi chúng ta chuyên tâm học Lời Đức Chúa Trời và cầu nguyện. Chúng ta có thể đem dâng mọi thứ cho Cha Thiên Thượng của mình. Chúng ta có thể chia sẻ cảm xúc của mình với Ngài, cầu xin Ngài can thiệp vào hoàn cảnh của chúng ta, và thậm chí chúc tụng chiến thắng của chúng ta với Ngài. Chúng ta cũng có thể cầu xin Ngài chỉ cho chúng ta cách chúng ta có thể giúp mang vương quốc của Ngài đến trái đất. Với Đức Chúa Trời, không có gì là giới hạn — Ngài muốn dành thời gian cho chúng ta.

Khi ưu tiên dành thời gian cho Ngài, chúng ta bắt đầu hiểu Ngài là ai và điều Ngài muốn cho chúng ta. Điều này thay đổi cách chúng ta thương yêu bản thân mình và những người khác.

Và một trong những cách dễ dàng nhất để biết được tình yêu của người khác trông như thế nào là phân tích tình yêu là gì.

Yêu người khác

Tình yêu hay nhẫn nhục, tình yêu hay nhân từ, tình yêu không ganh tỵ, không khoe khoang, không tự cao, không cư xử trái lẽ, không tìm tư lợi, không nhạy giận, không giữ lòng oán hận, không vui về việc bất chính, nhưng vui về sự chân thật. Tình yêu dung thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Tình yêu sẽ trường tồn mãi mãi.

1 CÔ-RINH-TÔ 13:4-8

Phân đoạn này là một định nghĩa nổi tiếng về tình yêu, nhưng điều đó cũng định nghĩa Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời là yêu thương. Vì vậy, khi tự hỏi liệu cuộc sống của mình có phù hợp với tính cách của Đức Chúa Trời hay không, chúng ta có thể sử dụng phân đoạn này để đánh giá hành động của mình:

Vì Đức Chúa Trời kiên nhẫn với chúng ta, chúng ta có kiên nhẫn không? Vì Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta có tha thứ cho người khác không? Vì Đức Chúa Trời không giữ những lỗi lầm của chúng ta đối với chúng ta, chúng ta có bỏ đi những mối hận thù không?

Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ luôn làm đúng, nhưng tự hỏi bản thân những câu hỏi này có thể giúp chúng ta xác định xem chúng ta đang hướng về Đức Chúa Trời hay rời xa Ngài.

Nếu suy nghĩ của chúng ta là liên tục kiêu ngạo, nếu lời nói của chúng ta là liên tục gây tổn thương, nếu hành động của chúng ta là liên tục tự cho mình là trung tâm, thì có lẽ chúng ta không vâng theo mạng lệnh của Chúa Giê-xu là kính yêu Đức Chúa Trời và yêu thương người lân cận. Và nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta có thể thuộc về Chúa Giê-xu – nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là chúng ta theo Chúa Giê-xu.

Rất may, chúng ta càng cam kết dành thời gian cho Chúa Giê-xu, thì chúng ta càng bắt đầu hành động giống như Ngài.

Môn đồ Hóa

“Tất cả thẩm quyền trên trời dưới đất đã giao cho Ta. Vậy, hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta, hãy nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh làm báp-têm cho họ và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và nầy, Ta luôn ở với các con cho đến tận thế.”

MA THI Ơ 28:18-20

Khi Chúa Giê-xu lên trời, Ngài đã nói với các môn đồ của Ngài môn đồ hóa những người khác. Từ gốc Hy Lạp được dịch là “môn đồ hóa” là mathteuo, có nghĩa là “đào tạo”

Chúa Giê-xu không nói, “hãy đi và bắt người ta trở thành môn đồ.” Ngài đang nói, “khi bạn đang sống cuộc đời của mình, hãy huấn luyện và dạy mọi người theo Ta, cũng như Ta đã dạy con theo Ta.”

Điều này có thể giống như phát triển mối quan hệ với người pha cà phê cho bạn. Điều đó có thể có nghĩa là mua cho ai đó một bữa ăn và cho họ biết rằng họ được đánh giá cao. Hoặc, có thể giống như chăm sóc con cái của bạn và đối xử với chúng bằng tình yêu thương và tình cảm.

Bất cứ ai được Đức Chúa Trời đặt trước mặt bạn, hãy cho họ thấy việc đi theo Chúa Giê-xu có ý nghĩa như thế nào. Và trong mọi tình huống, hãy để hành động của bạn được ảnh hưởng bởi tình yêu của bạn dành cho Đức Chúa Trời và cho người lân cận.

Bạn cần tập trung vào bước nào trong số các bước này trong tuần này? Chọn một cái và cầu xin Đức Chúa Trời chỉ cho bạn cách áp dụng điều đó vào cuộc sống hàng ngày của bạn.

Chia sẻ qua Facebook

Chia sẻ qua Twitter

Chia sẻ qua email

This post is also available in: Tiếng An Tiếng Afrikaans Tiếng Indonesia Tiếng Đức Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Filipino [Tagalog] Tiếng Pháp Tiếng Ý Tiếng Hà Lan Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Ru-ma-ni Tiếng Nga Tiếng Nhật Tiếng Hán [giản thể] Tiếng Hán [phồn thể] Tiếng Hàn Quốc Phần Lan

Video liên quan

Chủ Đề