Vì sao đàn bà lắm mồm

Cô em gái của tôi, một giảng viên đại học, một người sắp bảo vệ tiến sĩ luôn cằn nhằn với chồng: “Anh phải giúp em trông con, nấu cơm, rửa bát quét nhà chứ! Em không phải là con hầu! Em cũng đi làm! Em lại còn đang phải học!”.

Không biết làm thế nào, em có thể “điều khiển” chồng của mình thức dậy mỗi đêm cho con ăn. Em tôi đi làm về muộn, sẵn ăn; bát đũa ăn xong để đó chồng rửa. Nhìn cậu em rể của mình trông mệt mỏi và căng thẳng mà cô em tôi thì phơi phới, tửng tưng như còn phụ nữ độc thân, tôi góp ý với cô em gái của mình là gánh vác việc nhà giúp chồng vì chồng em là người kiếm tiền chính trong nhà. Mọi chi phí của gia đình, ngay cả việc học của em và các việc bên gia đình nhà tôi cũng do em rể tôi bỏ ra.

Em gái tôi phản ứng gay gắt rằng tôi cổ hủ; xã hội giờ văn minh tiên tiến, phụ nữ và đàn ông bình đẳng; đàn ông phải làm những công việc của phụ nữ. Tuy nhiên, em tôi cố tình hay vô ý quên đi một vế rằng: phụ nữ cũng phải làm những công việc của đàn ông.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Em không biết rằng sự bình đẳng về mặt xã hội giữa phụ nữ và đàn ông trong gia đình tri thức phương Tây bàn tới từ hàng thế kỷ qua dựa trên sự bình đẳng về mặt kinh tế. Đó là khi người phụ nữ đi làm và có thu nhập ngang bằng với người đàn ông. Họ độc lập và tự chủ về mặt kinh tế trong gia đình. Đó là cơ sở thiết yếu để người phụ nữ có quyền lên tiếng đòi quyền bình đẳng với đàn ông trong việc chăm lo gia đình.

Theo logic trên, phụ nữ Việt Nam không có quyền đòi bình đẳng vì họ không độc lập về mặt kinh tế hay không có thu nhập kinh tế ngang bằng với người đàn ông. Nhiều người phụ nữ phương Tây sẽ cảm thấy xúc phạm nếu như có một chàng trai nào đó tỏ ra ga lăng muốn giúp cô ta bê đồ. Họ cũng cảm thấy xấu hổ nếu như người đàn ông luôn là người chi tiền. Họ phân công công việc trong gia đình rất rõ ràng: nếu người phụ nữ không kiếm tiền thì việc ở nhà trông con và coi nhà cửa là điều hiển nhiên.

Điều này không đúng với nhiều người phụ nữ Việt Nam. Kiếm ít tiền hơn đàn ông và luôn mồm nói đàn ông phải là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho gia đình nhưng phụ nữ Việt Nam lại kêu gào bình đẳng: tôi vào bếp, anh cũng phải vào bếp; tôi trông con anh cũng phải trông con; v.v…

Vô hình trung, người đàn ông Việt Nam bị đẩy vào một tình trạng một cổ hai tròng sức ép mà không biết những người phụ nữ là vợ của họ có cảm thấy thương xót: vừa phải bươn chải ngoài cuộc sống để là chỗ dựa vật chất và tinh thần cho gia đình lại vừa phải gánh các trách nhiệm chia sẻ việc nhà trong gia đình cùng với vợ.

Trong khi người phụ nữ chơi không và nhởn nhơ: dùng tiền của chồng và lại được chồng chia sẻ công việc nhà và mọi vấn đề khác. Hệ lụy của sự bất công này là nguy cơ mắc bệnh tinh thần và sinh lý của đàn ông do quá nhiều sức ép từ gia đình và xã hội và cái nguy cơ tan vỡ gia đình và con cái hư hỏng vì những người đàn bà nhàn rỗi và thiếu trách nhiệm.

Nguyên nhân của sự bất cập này là do việc tiếp nhận cái gọi là văn minh phương Tây một cách mù quáng và méo mó, không dựa trên điều kiện kinh tế riêng biệt và văn hóa của Việt Nam. Cả đàn ông và phụ nữ Việt Nam đều không nắm bắt được cái gì là văn minh hay phương Tây: bình đẳng giới chỉ có thể thực hiện được trên nền tảng kinh tế; bình đẳng không chỉ về tinh thần mà còn vật chất, bình đẳng không chỉ về quyền lợi mà còn nghĩa vụ. Chỉ khi đó mới có cái gọi là bình đẳng hay không còn sự phân biệt.

Một khi khái niệm ga lăng còn là một thuật ngữ mà phụ nữ dùng để ca ngợi đàn ông và là tiêu chuẩn để đàn ông cố gắng đạt được thì khi đó, người phụ nữ không có quyền đòi bình đẳng. Một tổ chức xã hội tồn tại bình ổn phải dựa trên việc tất cả các thành viên ý thức về bổn phận được phân định của mình và cố gắng hoàn thành bổn phận đó.

Một tổ chức gia đình cũng như vậy: nếu mọi thành viên trong gia đình đều cố gắng hoàn thành cái bổn phận đã định của mình [ví dụ đàn ông kiếm tiền, đàn bà lo gia đình hay ngược lại] thì gia đình mới bình ổn.

Hà Tú

[Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả]

Tin liên quan

Theo Theo Vietnamnet

Đàn bà hơn nhau không ở nhan sắc mà ở sự dịu dàng, khôn khéo trong cách ứng xử. Đàn ông có thể bị thu hút bởi một người đàn bà đẹp từ cái nhìn đầu tiên, nhưng họ lại chỉ bị quyến rũ, thực sự mê đắm với người phụ nữ khéo léo, thông minh.

Ngược lại, một người đàn ông có nhẫn nại bao nhiêu, có bao dung cỡ nào mà gặp phải một người phụ nữ không biết điều, không biết giữ mồm giữ miệng, luôn cằn nhằn, chỉ trích, so đo hơn thua với chồng thì sớm muộn họ cũng “phát tiết” mà “động chân động tay” không chừng. Phụ nữ lắm khi chê đàn ông hèn, chê đàn ông không quân tử, nhưng thử nghĩ lại xem bản thân mình đã cư xử đúng phận làm vợ hay chưa. Tưởng tượng bạn ở vị trí của anh ấy, mỗi tối trở về nhà thay vì được hỏi han dịu dàng “Anh làm có mệt không? Hôm nay có chuyện gì không?” thì bắt gặp ngay bản mặt “sưng như thớt” của vợ, miệng thì không ngừng bô bô chửi chồng, cằn nhằn, trách móc, than vãn đủ thứ chuyện… Thử hỏi đàn ông lấy đâu kiên nhẫn để ngày ngày đối mặt với một bà vợ như thế? Đồng ý rằng không có lửa thì không có khói, đàn ông tử tế, chỉn chu thì đã không bị vợ chì chiết. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đàn ông tự trọng cao như núi, dẫu họ có sai nhưng bị vợ chửi mắng, xem thường thì liệu họ có thể vui vẻ, tình nguyện mà sửa hay ngày một sợ về nhà, chán vợ, chán gia đình? Vậy nên đàn bà ạ, sửa đàn ông đừng dùng cách chì chiết, đừng dại mồm dại miệng mà thiệt thân. Muốn đàn ông nghe lời, tự nguyện làm theo ý mình muốn thì cứ dùng những chiêu này! Khen ngợi, động viên chồng Đàn ông thể diện lớn, họ thích được khen ngợi hơn bị chê trách. Vậy nên khi anh ấy làm tốt chuyện gì, đừng quên tặng một lời khích lệ, động viên. Còn khi không hài lòng, trước khi mở lời đổ lỗi hãy tìm thứ để khen anh ấy trước đã, đó gọi là chiêu vừa đấm vừa xoa. Đặc biệt, nếu khen chồng, cứ tìm chỗ đông người, tốt nhất là có người thân, bạn bè của anh ấy mà khen, người mát mặt không chỉ là anh ấy mà còn là bạn. Đảm bảo chồng sẽ vui vẻ và tự hào về vợ mà răm rắp nghe lời. Tuyệt đối đừng lên lớp chồng Đàn ông tính cạnh tranh, hơn thua cực lớn, họ ra ngoài không muốn thua ai, về nhà lại càng không muốn nép vế vợ. Trong gia đình, họ luôn muốn trở thành người trụ cột, có quyền hành cao nhất và được mọi người tôn trọng cũng như nghe lời. Vậy nên chẳng người đàn ông nào thấy dễ chịu khi bị vợ lên lớp hàng ngày. Điều này khiến chồng tự ái và không bao giờ chịu thay đổi dù biết bản thân sai. Vậy nên là vợ, hãy biết “nhịn cái miệng”, biết bao dung khuyết điểm ở chồng hoặc dùng cách “lạt mềm buộc chặt” hơn là ầm ầm phê phán, chỉ trích, lên lớp anh ấy. Đừng bao giờ đem chồng so sánh với bất kỳ ai Vẫn là việc giữ thể diện cho chồng, đàn ông cực kỳ tối kỵ việc bản thân bị đem đi so sánh với người khác, nhất là so sánh bắt nguồn từ vợ. Nghĩ từ chính bạn mà ra thôi, khi bị chồng so sánh với người phụ nữ khác, bạn có lồng lộn lên không? Đàn ông cái tôi lớn, sĩ diện, tự trọng lớn lại càng không muốn mất mặt trước người đàn ông khác. Đừng khiến anh ấy cảm thấy tự ti, tổn thương vì điều đó. Luôn tươi cười, lạc quan Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi ngày trở về nhà lại bắt gặp nụ cười tươi rói của vợ. Sự vui vẻ, lạc quan ấy sẽ khiến chồng cảm thấy vô cùng dễ chịu và hạnh phúc, khiến anh ấy muốn về nhà sớm hơn, muốn nói chuyện, chia sẻ với vợ nhiều hơn… Vậy nên phụ nữ đừng cố giữ bộ mặt cau có, hậm hực tối ngày nhé, không khí gia đình vì thế sẽ trở nên căng thẳng, mệt mỏi, tình cảm vợ chồng từ đấy mà cũng rạn nứt đấy!

"Đây có phải chỗ đặt mũ bảo hiểm đâu. Sao anh lại vứt giày ở đấy? Cái xe máy nữa, chềnh ềnh cả lối đi…" – anh Phú phải nghe ngay bài "trường ca" khi vừa bước chân về nhà.

  • Chồng ơi, em đâu muốn nói nhiều
  • Vì sao phụ nữ lại nói nhiều?
  • Đàn ông sợ nhất là vợ nói nhiều
  • Chữa bệnh nói nhiều của vợ

Chăm chỉ và sạch sẽ như vợ anh Phú thật là thích. Nhà cửa thơm mát cả ngày. Cơm canh tươm tất. Quần áo, đầu tóc của anh cũng được vợ chăm kỹ càng. Nhanh nhẹn, chiều chồng, thỉnh thoảng thuê giúp việc theo giờ, vợ anh chẳng để chồng phải động tay đến thứ gì. Anh ung dung ăn sáng rồi đi làm. Chiều về, thảnh thơi tắm rửa, ăn uống, phim ảnh là đến giờ đi ngủ. Nhưng nhàn thân, anh Phú lại mệt… lỗ tai.

Vợ anh làm luôn tay và nói cũng luôn miệng. Cái này bẩn thế, cái kia sao chưa sạch, sao anh thế này, tại vì anh thế kia. Mua cho chồng cái quần đùi cũng kể lên – kể xuống, rằng đã khổ công chen chúc ở bãi đỗ xe, đi cầu thang bộ lên tận tầng 3, rồi đảo 5 vòng quanh gian quần áo mới tìm được đúng cái quần đùi kẻ sọc màu nhã nhặn...

Hôm nào mất điện mà vợ phải lau nhà, nấu cơm thì với anh Phú, chẳng khác gì đang bị tra tấn... cái đầu. Vợ anh than khổ, than sở rồi oán trách nặng nhọc mà chồng chỉ biết ngồi phe phấy quạt cho chính mình. Anh Phú biết vợ tốt nhưng muốn giúp cũng không xong. Vừa định vớt mớ rau muống luộc ra đĩa, anh đã bị vợ la lối: “Thôi, anh đừng xen ngang. Ai vớt rau ra cái đĩa ấy, phải là đĩa hoa to chứ. Chồng gì như người ở trọ”.

Làm gì cũng bị vợ càu nhau. Mệt quá đi!

Được yêu chiều thế, phải hả hê khi được về nhà mới đúng, đằng này, anh Phú đâm ra ngại vợ. Anh kể, lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, không làm vừa ý vợ hoặc mang ơn, mắc nợ “em ấy”.

Cũng mệt óc và luôn stress với những lời phàn nàn của vợ là anh Quân [Thanh Xuân – Hà Nội]. Anh vốn còm nhom từ thủa bé. Kết hôn, vợ anh tuyên bố: “Phải ‘vỗ béo’ chồng”. Sau đó là bất tận những món gà hầm, tim cật lợn hầm… mà hễ nhìn thấy là anh chỉ muốn chạy. “Hôm gà, hôm tim mà toàn hầm chung với hạt sen, thuốc bắc hay ngải cứu. Không ăn thì ‘đinh tai’ với vợ” – anh Quân kể. Nếu anh xịu mặt: “Đổi món khác đi em” thì vợ “bật ngay”: “Mẹ em ăn mấy món này gần chục năm trời mới béo lên đấy. Anh mới ăn chưa được năm, than thở gì”.

Lúc nào anh Quân cũng bị vợ chê “lười” nhưng định xuống bếp giúp vợ sắp cơm thì bị từ chối: “Anh loanh quanh ở đó làm gì? Bếp đã chật thì chớ” nên anh đành thôi. Anh Quân bảo, nếu vợ bớt “lảm nhảm”, ít cầu toàn đi thì hạnh phúc biết mấy. Vợ anh mới 27 tuổi mà lúc nào cũng “kể khổ” như “mụ già khó tính”. Thành thử ở nhà với vợ mà mệt hơn đi làm.

Yêu thương là phải nói vừa đủ

Tính trung bình, mỗi ngày phụ nữ nói khoảng 20 nghìn từ, nhiều gấp 3 lần nam giới. Khi nói sẽ khiến não bộ tiết ra một chất hóa học khiến người nói cảm thấy vui. Vấn đề nằm ở chỗ nói cái gì và nói như thế nào? Phần lớn phụ nữ có xu hướng thích kể lể, than thở, nhất là khi bận tối mắt với gia đình thì càng thích “kể công”. Kèm theo đó là chỉ trích, chê bai, cằn nhằn chồng. Điểm tốt, chuyện vui thì ít mà cái chán nản, yếu điểm thì suốt ngày bới móc. Nhiều người vợ đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con nhưng bị mỗi cái tội càm ràm nhiều quá.

Phụ nữ kể lể như một cách giảm căng thẳng và thân mật với chồng. Nhưng với đàn ông, điều đó chẳng khác gì một cuộc tra tấn. Không phải nam giới không mê trò chuyện. Bằng chứng là rất nhiều anh “lai rai” nhậu nhẹt, “bán” hết chuyện nọ đến chuyện kia nhưng nội dung toàn để giải trí như bóng đá, thời sự, chính trị… chứ hiếm khi là bới móc. Về đến nhà, gặp ngay cô vợ không thích bóng đá, tin tức sự kiện, lại luôn miệng than trách, kể lể, bảo sao không làm chồng mệt.

Tất nhiên không thể bắt người vợ “cấm khẩu” vì lời muốn nói mà không nói được thì còn nguy hại hơn. Anh nào cũng sợ vợ nói nhiều nhưng một ngày, bỗng nhiên thấy vợ lầm lỳ không nói gì thì càng hoảng hồn hơn. Điều quan trọng là vợ chồng nên biết dung hòa và chia sẻ. Lúc nào góp ý thì là góp ý, khi nào trò chuyện thì là vui vẻ. Nội dung, ngôn từ cần “thanh lọc” mới kích thích hứng thú người nghe. Không nên luôn miệng chỉ trích, kêu than sẽ khiến người bạn đời chán ngán.

Theo Me&be

Video liên quan

Chủ Đề