Vì sao đến năm 1883 pháp quyết định đánh thuận an

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 122 để lí giải.

Lời giải chi tiết

Đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An, vì:

- Với thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai [19-5-1883], Pháp càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.

- Nhân cái chết của Ri-vi-e, tư bản Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thù”. Một kế hoạch về tài chính và quân sự nhanh chóng được thông qua.

- Nhân lúc triều đình bận rộn vì vua Tự Đức mới qua đời [7-7-1883], thực dân Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng.

Đề bài

Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?

Phương pháp giải – Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 122 để lí giải.

Lời giải chi tiết

Đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An, vì:

– Với thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai [19-5-1883], Pháp càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.

– Nhân cái chết của Ri-vi-e, tư bản Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thù”. Một kế hoạch về tài chính và quân sự nhanh chóng được thông qua.

– Nhân lúc triều đình bận rộn vì vua Tự Đức mới qua đời [7-7-1883], thực dân Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng.

Pháp đánh Thuận An năm 1883 vì:

- Triều đình nhà Nguyễn rối ren 1883: Vua Tự Đức qua đời[17-7-1883], triều đình còn đang chọn người kế vị => Pháp đánh vào Huế.

- Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công Thuận An.

- Chiều tối 20/8/1883, Pháp làm chủ được Thuận An.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trận Cầu Giấy ngày 21 – 12 – 1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào?

Xem đáp án » 24/03/2020 10,456

Trận Cầu giấy lần thứ hai[19-5-1883] diễn ra như thế nào?

Xem đáp án » 24/03/2020 3,374

Hãy thuật lại “vụ Đuy-puy” và nêu kết cục của nó.

Xem đáp án » 24/03/2020 2,894

Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883.

Xem đáp án » 24/03/2020 2,524

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?

Xem đáp án » 24/03/2020 1,457

Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?

Xem đáp án » 24/03/2020 1,186

Câu hỏi: Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An?

Lời giải:

Đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định tiến đánh Thuận An, vì:

- Với thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai [19-5-1883], Pháp càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.

- Nhân cái chết của Ri-vi-e, tư bản Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thù”. Một kế hoạch về tài chính và quân sự nhanh chóng được thông qua.

- Nhân lúc triều đình bận rộn vì vua Tự Đức mới qua đời [7-7-1883], thực dân Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng.

=> Ngày 18/8/1883, Pháp tấn công Thuận An. Chiều tối 20/8/1883, Pháp làm chủ được Thuận An.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về trận cửa Thuận An nhé !

1. Trận cửa Thuận An

Trận Cửa Thuận An[20 tháng 8 năm 1883] là trận giao tranh giữa quânPhápvà nướcĐại Nammột năm trước khiChiến tranh Pháp- Thanh[tháng 8năm1884tớitháng 4năm1885] bùng nổ. Trong trận này lực lượng thủy quân củaPhápdưới quyền chỉ huy củaĐô đốc Amédée Courbettấn công các pháo đài ven biển ởcửa Thuận Anvà chiếm đóng cửa ngỏ then chốt lên kinh đôHuế.

2. Diễn biến

Ngày 16.8.1883, Pháp cho quân tiến hành trinh sát các công sự phòng ngự của triều đình Huế tại cửa biển Thuận An.Theo thông tin tình báo quân Pháp gửi về, các công sự của triều đình Huế ở trong tình trạng tốt, ngoài ra còn có công sự phòng ngự trên đỉnh các ngọn núi hướng ra biển. Lính khố vàng cũng được lệnh đào các vị trí ẩn nấp trên bãi biểnvà đào hào lũy. Triều đình Huế cũng cho dựng đập phòng ngự nhằm chặn bước tiến của thủy quân Pháp ở cửa Thuận An.

Tối 16.8, tàu thiết giápBayard, tuần dương hạmChâteau Renaud,AnnamitevàLynxtập kết tại cửa Thuận An. Ngày hôm sau, tiếp đến là các tàu thiết giápAtalante, pháo thuyềnVipèrevà tàu hộ tốngLe Drac. TàuAnnamitechở 600 lính hải quân đánh bộ từ Nam kỳ, 100 lính khổ đỏ Nam kỳ, một dàn pháo cùng 100 binh phu.Các tàu chiến của Pháp đã sẵn sàng tấn công, được lệnh néo im [tàu nằm theo một phương nhất định, thường bằng cách thả hai neo đằng mũi và đằng lái] trong suốt chiều ngày 18.8 trước cửa Thuận An.

Vào lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 18.8, lệnh khai hỏa được đưa ra. Quân lính triều đình Nguyễn ào lên tấn công nhưng vấp phải đạn đại bác của quân Pháp. Khói pháo và bụi bay mù mịt. Hải đồn của triều đình Nguyễn bốc cháy. Quân triều đình An Nam chống trả quyết liệt, nhiều đại bác của họ bắn đi quá xa, vượt qua cả vị trí tàu chiến Pháp, tàuBayardbị trúng đạn nhiều lần. TàuVipèrebị trúng đạn ở vị trí gần hải đồn phía Bắc, đạn quân triều đình bắn liên tiếp quanh tàu. Tàu này tuy bị trúng đạn nhưng vẫn tiếp tục khai hỏa dưới sự chỉ huy của Trung úy Lejard [sau đó được phong Đại úy]. Các đợt bắn pháo kết thúc khi đêm xuống.

Ngày 19.8, trận đánh tiếp tục và kéo dài trong 1 giờ. Lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày 20.8, quân Pháp tiếp tục tấn công và 15 phút sau, trong giai điệu của bài quốc caLaMarseillaise, các toán quân Pháp dưới sự chỉ huy của Đại úy hải quân Parrayon rời tàu đổ bộ lên bãi biển. Số quân đổ bộ gồm hai phân đội và một số đại đội lính đổ bộ của hải đội. Lúc 6 giờ 10 phút, dưới sự yểm trợ của hai tàu chiếnLynxvàVipère, được giao nhiệm vụ quét sạch bãi biển, lính Pháp đổ bộ lên bãi biển. Quân triều đình Huế từ dưới hào lũy xông lên chiến đấu quyết tâm đẩy lùi quân Pháp, nhưng bất chấp mọi nỗ lực của họ, các hải đồn tại cửa biển nhanh chóng bị quân Pháp bao vây.

Trung úy hải quân Poidloue dẫn đầu lính hải quân của tàuAtalantecùng dàn pháo gồm hai khẩu tiếp tục truy đuổi quân triều đình Huế. Với sự yểm trợ của một toán lính hải quân đánh bộ, chỉ huy Parayon hành quân tiến về hải đồn chính, nơi đặt khẩu pháo đại bác cỡ nòng 65 mm và bắt đầu cuộc tấn công.

Quân Pháp nhanh chóng giành chiến thắng. Ba đại đội gồm 250 lính cùng với 100 lính khố đỏ Nam kỳ đặt dưới sự chỉ huy của các Đại úy Radiguet, Mouniet và Sorin.

Ngày 20 Tháng 8, vào lúc 5 giờ sáng, Courbet ra lệnh khai hỏa bắn phá các hải đồn phòng thủ cửa biển Thuận-An. Nửa giờ sau, đội thủy quân đầu tiên do Poidloue, phó hạm trưởng tàuAtalantechỉ huy đổ bộ lên bờ và tiến chiếm ngay 2 hải đồn.

Đến 8 giờ sáng thì tất cả thủy quân Pháp đã lên đến bờ, kéo sâu vào làng và bao vây đại hải đồn Trấn Hải. Quân Pháp có một sĩ quan và 5 lính bị thương. Quân Việt bắn trả suốt ngày hôm đó, nhưng do vũ khí quá kém nên đến cuối ngày thì các pháo lũy phòng thủ đều bị hỏa lực Pháp phá hủy; lực lượng phòng thủ tổn thất nhiều mà quânPhápkhông bị thiệt hại gì. Các hải đồn ở đảo Cây Dừa và ở mặt phía Nam chống trả mạnh mẽ nhưng cũng bị tàu chiến và hải quân Pháp bắn hạ vào buổi sáng ngày 21 Tháng 8. Cuộc đánh chiếm Thuận An hoàn tất. Phía quân binh triều đình Huế có 600 tử vong và vô số bị thương. Các quan phòng giữ các hải đồn như quan trấn thành là Lê Sĩ, Lê Chuẩn tử trận, Lâm Hoành,Trần Thúc Nhẫnnhảy xuống sôngtự tử. Quan thương bạc của triều đình Huế là Nguyễn Trọng Hợp yêu cầu ngưng chiến nhưng chỉ được quân Pháp chấp thuận với điều kiện là quan binh Đại Nam phải rút khỏi tất cả thành trì phòng thủ cửa biển Thuận-An và các đồn lũy dọc trên tuyến đường Thuận An lên kinh thành Huế. Ngoài ra Pháp cũng đòi lại 2 chiến thuyền ScorpionvàD'Entrcasteaux trước tặng cho triều đình nhà Nguyễn hồi năm 1874.

3. Kết quả

Quân Pháp chiếm được cửa Thuận An [Huế]. Dưới sức ép quân sự của Pháp, ngày 25 tháng 8, nhà Nguyễn phải chấp thuận ký hòa ước Harmand với Pháp, theo đó chấp thuận sự bảo hộ của Pháp tại Bắc Kỳ.

Tuy nhiên các quan chủ chiến của nhà Nguyễn vẫn còn ở miền Bắc, và quân Cờ đen còn rất mạnh, nên chiến sự tiếp diễn. Cuộc tấn công của quân Pháp vào tháng 8 năm 1883, dưới thời chính phủ Jules Ferry ở Paris, khiến cuộc chiến tranh Pháp-Thanh trở nên không thể tránh khỏi, và gieo mầm cho nổi dậy của phong trào Cần Vương tháng 7 năm 1885.

Video liên quan

Chủ Đề