Vì sao genk bỏ bình luận

Vụ việc bác sĩ gốc Việt David Dao bị lực lượng bảo vệ kéo khỏi máy bay của hãng United Airlines, về rất nhiều khía cạnh, đang làm rúng động thế giới. Không chỉ làm cộng đồng Reddit dậy sóng phản đối, trên mạng xã hội Twitter cũng nhanh chóng xuất hiện những bình luận giận dữ đối với cách hành xử của United Airlines.

Tuy nhiên mới đây, rất nhiều bình luận tiêu cực và chỉ trích United Airlines đã biến mất một cách bí ẩn. Những người sử dụng Twitter cho biết các bài viết và bình luận của họ nhằm phản đối hành động của United Airlines đã biến mất mà không biết lý do tại sao.

Thậm chí các bình luận không trực tiếp nhắc đến vụ việc của bác sĩ gốc Việt Davide Dao, cũng bị gỡ bỏ. Toàn bộ các Tweet này bị xóa mà không có một thông báo nào từ phía Twitter, khiến nhiều người dùng cảm thấy hoang mang.

Trước đây, Twitter cũng đã từng có tiền lệ về việc xóa các bài đăng của người dùng có tính xúc phạm, với tuyên bố nhằm ngăn chặn sự lạm dụng nền tảng mạng xã hội này để chỉ trích người khác.

Cách thức kiểm duyệt của Twitter được biết đến với tên gọi không chính thức là “ghost-deleting”. Về mặt kỹ thuật thì các tweet này không thực sự bị xóa bỏ, mà bị ngăn chặn không được xuất hiện trên trang cá nhân của người dùng và khiến cho những người dùng khác không thấy được.

Một người dùng Twitter phản hồi với The Next Web: “Tôi nghĩ rằng họ có thể đã xóa bất kỳ tweet nào có chứa từ khóa United Airlines. Khi tôi viết một tweet có chứa từ United Airlines, sau đó đi đến một trang khác và quay trở lại thì tweet đó đã biến mất. Không có cách nào để lấy lại các tweet đã bị xóa đó”.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều tweet liên quan đến vụ việc này, nhưng không chứa từ khóa United Airlines thì lại vẫn tồn tại cho đến bây giờ. Có thể hệ thống kiểm duyệt của Twitter chỉ có thể rà soát theo từ khóa và bỏ qua khá nhiều tweet liên quan.

Tham khảo: thenextweb

Nhà bình luận kinh tế học người Anh Alex Brummer đã gửi một bài viết thể hiện quan điểm cá nhân trước việc Apple ngưng hợp tác với “bạn hàng” lâu năm Imagination Technologies, đẩy công ty trước muôn trùng khó khăn. Bài bình luận được đăng tải trên tờ DailyMail và được chúng tôi lược dịch.

Không có minh họa nào rõ nét về mức độ tàn nhẫn như việc mà Tim Cook và gã khổng lồ Apple đang làm với nhà thiết kế chip đồ họa lớn nhất Anh quốc Imagination Technologies. Quyết định lạnh lùng từ ông trùm tư bản đã đẩy đối tác lâm vào tình cảnh khó khăn.

Imagination Technologies lao dốc sau quyết định của Apple.

Apple đưa ra quyết định mà chẳng cần báo trước cho “bạn hàng” khiến cổ phiếu của Imagination sụt giảm gần 70% trên thị trường chứng khoán.

Gã khổng lồ GPU xứ Hertfordshire là người tiên phong trong lĩnh vực vi xử lý đồ họa, vốn được biết đến như đối tác hàng đầu của Táo khuyết phục vụ cho các dòng iPhone, iPad, TV và cả đồng hồ thông minh. Tuy nhiên hôm qua, những ông chủ Imagination đứng chôn chân bất lực nhìn giá trị công ty lao dốc khủng khiếp từ mức 2 tỷ bảng đỉnh điểm năm 2012 xuống chỉ còn 250 triệu bảng.

Càng ngạc nhiên hơn, Apple lại là nhà đầu tư lớn nhất khi nắm giữ 8,2% cổ phiếu Imagination. Chính vì điều này mà từ lâu, nội bộ công ty đều nghĩ rằng gã khổng lồ bên kia bờ Đại Tây Dương sẽ không bao giờ gây nguy hiểm cho đối tác trung thành từ Anh quốc.

Apple nắm giữ tới 8,2% cổ phiếu IT.

Trớ trêu thay, quyết định từ bỏ hợp tác với Imagation đến quá bất ngờ khiến nhiều người có cái nhìn hoàn toàn khác về ông vua smartphone. Apple thể hiện mình như kẻ tàn nhẫn sẵn sàng hất bỏ mọi người sang một bên vì mục đích tăng trưởng và khao khát tìm kiếm nguồn lợi nhuận lớn hơn.

Một trong những hành động thái quá là việc từ chối mở cửa hậu cho FBI tiếp cận dữ liệu trong chiếc iPhone 5C của kẻ thủ ác gây ra vụ khủng bố khiến 14 người chết tại San Bernardino năm 2015.

FBI cuối cùng phải nhờ tới chuyên gia an ninh mạng từ Israel để hack iphone vật chứng. Nếu có công ty nào tin rằng những luật lệ, quy định và tiêu chuẩn đạo đức đó là dành cho mọi người nhưng bản thân mình không thực hiện, thì đó chỉ có thể là Apple.

Vứt bỏ Imagination là một phần nằm trong mục tiêu thương mại lớn của Táo khuyết nhằm tăng cường kiểm soát khâu sản xuất càng nhiều càng tốt, mà thực chất là trải nghiệm người dùng. Họ muốn hàng triệu khách hàng của mình sử dụng iTunes để truy cập vào âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình, sách điện tử và các hình thức giải trí khác.

Apple được ví như con quái vật, một con quỷ tham lam tàn nhẫn.

Đó như hình thức hòng tạo ra kênh độc quyền để dễ cắt xén hoa hồng mà đáng lý ra phải thuộc về tác giả, người trình diễn và bên sản xuất nội dung.

Điều đáng sợ nhất từ cuộc tấn công Imagination là việc cướp đi các bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Samsung từng nhiều năm theo đuổi các vụ kiện cáo buộc Apple vi phạm về thiết kế và công nghệ của mình.

Gã khổng lồ xứ Cupertino có ý định phát triển GPU riêng trong vòng 15 đến 24 tháng tới. Công ty chắc chắn không làm được việc đó nếu không có chuyên môn và các đột phá công nghệ từ Imagination.

Táo khuyết đủ khôn ngoan để lường trước những rắc rối trước tòa, nhưng một công ty như Imagination khó làm gì được đội ngũ luật sư lão làng của họ.

Bài học rút ra từ vụ việc này là, Apple không phải cổ đông và khách hàng đáng tin cậy, hãy cẩn thận. Thật đáng tiếc, người tiêu dùng vẫn tiếp tục thờ phụng Táo khuyết vô điều kiện.

Trong nhiều năm nay, những hộp thoại dành riêng cho việc bình luận đã dần trở nên quá đỗi quen thuộc với người dùng Internet. Đây còn được coi như một “bản sắc” đặc thù của trải nghiệm văn hóa trực tuyến. Nó xuất hiện ở hầu như khắp mọi nơi, từ những trang tin thường thức cho tới những website mang tính chuyên biệt cao như Thời báo New York, Fox News hay The Economist. Tuy nhiên, thuận theo sự phát triển nhanh chóng của lượng độc giả trực tuyến, nguy cơ tiềm ẩn phía sau những câu chữ được tự do xuất hiện trên mạng đang trở nên ngày càng mất kiểm soát.

Để tránh những hệ lụy khôn lường đến từ những câu chữ không được kiểm duyệt trên mạng, ngay từ đầu năm nay, các hãng tin tức lớn đều đã đồng loạt gỡ bỏ tính năng bình luận trên trang chủ. Có thể kể đến các đại gia trong lĩnh vực tin tức như Bloomberg, The Daily Beast và gần đây nhất là Motherboard.

Dù vẫn còn quá sớm để nói rằng tính năng bình luận đã chính thức bị khai tử khỏi Internet, nhưng quả thực, xu hướng này đã được nhen nhóm cách đây khá lâu và đang dần trở nên phổ biến trong xã hội Internet đang quá xô bồ này. Dưới đây là 10 mốc thời gian ghi dấu trong công cuộc chuyển đổi mô hình trang web nhằm tiến đến một cộng đồng mạng có tổ chức và văn minh hơn.

- Tháng 9/2012: Thời báo The Atlantic ra mắt trang tin kinh doanh Quartz cùng sự vắng mặt của mục bình luận.

- Tháng 9/2013: Tạp chí Popular Science là một trong những ấn phẩm lớn đầu tiên tạm dừng tính năng bình luận vô thời hạn trên cơ sở các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, những đoạn bình luận trên mạng tưởng chừng vu vơ nhưng lại có tác động sâu sắc tới nhận thức của người đọc.

Cựu tổng biên tập phiên bản số hóa của tạp chí, bà Suzanne LaBarre từng viết trong một đoạn thông báo: “Nói một cách logic, bình luận sẽ hình thành dư luận, dư luận sẽ hình thành nên chính sách công, và chính sách công sẽ quyết định liệu rằng những thành quả nghiên cứu của chúng tôi có được hỗ trợ về tài chính hay không, hỗ trợ bao nhiêu và hỗ trợ cái gì. Các bạn rồi sẽ hiểu lý do tại sao chúng tôi lại thay đổi”.

- Tháng 4/2014: Tính năng bình luận cũng bị vô hiệu hóa trên trang The Chicago Sun Times cũng với lý do tương tự. Nhằm tránh nguy cơ xấu từ những bình luận quá khích và không đúng mực, trang này cho biết sẽ tiếp tục cân nhắc áp dụng một hệ thống thảo luận khoa học hơn cho độc giả.

- Tháng 8/2014: Trang CNN cũng âm thầm gỡ bỏ tính năng bình luận ở hầu hết bài viết trên trang.

- Tháng 11/2014: Trang tin công nghệ Reuters cũng tạm ngừng mục bình luận, e ngại rằng việc để cho bạn đọc tự do bày tỏ ý kiến cá nhân trên trang nhiều khi cũng trở thành con dao 2 lưỡi. Tương tự, trang tin Recode cũng cho rằng, mạng xã hội mới là nơi phù hợp để người dùng thỏa sức bình luận.

- Tháng 12/2014: Một cánh cửa khác lại vừa đóng sập trước tính năng bình luận, đó là trang tin The Week. Ngay ngày hôm sau, trang web mới nổi Mic.com chuyên về thế hệ Millennial [những người có năm sinh từ 1980 đến 2000] cũng đã nói không với bình luận, minh chứng đây không hề là một xu hướng của các trang web già cỗi.

- Tháng 1/2015: Ông lớn làng truyền thông Bloomberg thông báo tạm ngừng bình luận vô thời hạn trên trang web của hãng.

- Tháng 7/2015: Trang tin công nghệ The Verge thông báo mục bình luận sẽ không còn tồn tại với hầu hết các bài viết trên trang. Không lâu sau đó, trang WIRED cũng cho ra mắt mô hình “bài viết ngắn” cho độc giả nhằm thay thế mục bình luận. Trang web cộng đồng Internet The Daily Dot cũng gỡ bỏ tính năng bình luận trong thời gian này.

- Tháng 8/2015: The Daily Beast cũng tham gia vào xu hướng này nhưng với một động cơ khác khi tiết lộ họ đang nghiên cứu thêm nhằm “mang đến cho độc giả một trải nghiệm bình luận khác biệt hơn”.

- Tháng 10/2015: Chuyên trang khoa học công nghệ Motherboard của Vice thông báo sẽ thay thế tính năng bình luận bằng mục “Thư gửi biên tập viên” xuất hiện hàng tuần. Trang Reddit cũng cho ra mắt Upvoted, trang web tương tự mô hình Reddit nhưng khác biệt ở chỗ, người dùng sẽ không có quyền trực tiếp bình luận hay “upvote” bất cứ bài viết nào trên trang.

Tham khảo Wired

Người Việt thích ủng hộ hàng Việt bằng... "comment" hơn là "vật chất"

Video liên quan

Chủ Đề