Vì sao giá htc luôn cao

Không phải sự sẵn có về linh kiện mà chính chi phí nhân công cùng mô hình kinh doanh mới mới là yếu tố quyết định giá thành của smartphone Trung Quốc.

Thị trường smartphone Android đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt phần lớn là do sự tham chiến của các nhà sản xuất Trung Quốc. Những hãng điện thoại như OnePlus, Meizu, Huawei,.. liên tục trình làng các smartphone có thiết kế đẹp, cấu hình cao cấp và mức giá rất phải chăng. So với những thiết bị có cấu hình ngang ngửa nhưng giá rất đắt từ Apple, Samsung, HTC hay Sony, người dùng dần có xu hướng chọn những chiếc smartphone vừa rẻ vừa đẹp này. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi làm cách nào mà các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc làm được điều này hay chưa? Nếu muốn, bạn có thể tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

OnePlus 3

Do giá linh kiện và sản xuất rẻ?

Nhiều người nghĩ rằng hầu hết linh kiện trên điện thoại đều có nguồn gốc Trung Quốc, do đó mới có được giá thành rẻ. Nhưng thật ra, Trung Quốc không phải là thị trường linh kiện trọng điểm. Gã sản xuất chip di động khổng lồ Qualcomm có trụ sở tại Mỹ, MediaTek tại Đài Loan và Exynos của Samsung ở Hàn Quốc. Trong khi đó, các xưởng đúc bán dẫn lớn từ TSMC đều có trụ sở ở Đài Loan và Hynix ở Hàn Quốc. Nhiều hãng sản xuất chip nhớ cũng có trụ sở ở các nước trên. Module camera IMX của Sony mà các hãng khác thường dùng trong smartphone của họ cũng được sản xuất tại Nhật. Thậm chí công ty bán dẫn HiSilicon của Huawei cũng đặt hàng chip từ TSMC. 

Trong lĩnh vực smartphone, Trung Quốc chỉ có thể tự cung cấp màn hình, pin và dây chuyền lắp rắp. Tuy nhiên, những linh kiện và dây chuyền này cũng được các hãng khác sử dụng nên không có sự ưu tiên cho hãng trong nước nào.

Khi nói về cấu hình, nhiều hãng smartphone Trung Quốc không hề thua kém những thương hiệu khác. Như đã nói ở trên, giá thành linh kiện không thể tạo ra sự khác biết lớn về giá bán giữa smartphone Trung Quốc và các hãng khác vậy hỏi đặt ra là liệu có phải nguyên nhân nằm ở giá thành khâu sản xuất và lắp rắp? Dưới đây là danh sách các nước mà những hãng Android có tiềng thường chọn làm nơi hợp tác để lắp ráp điện thoại.

  • Samsung: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia
  • Apple: Trung Quốc, và sắp tới là Ấn Độ
  • Sony: Trung Quốc, Thái Lan
  • HTC: Đài Loan
  • LG: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ
  • OPPO/OnePlus/Vivo: Trung Quốc
  • Huawei: Trung Quốc, Ấn Độ
  • Xiaomi: Trung Quốc, Ấn Độ

Ngoại trừ HTC, tất các các nhà sản xuất Android khác đều xây dựng cở sở lắp ráp điện thoại tại Trung Quốc, sau khi nhập khẩu các thành phần từ nước ngoài, vì vậy một lần nữa, sự khác biệt trong chi phí sản xuất là không đáng kể. Khi nói đến chi phí sản xuất và linh kiện thì sự khác biệt về giá giữa smartphone giá rẻ Moto E và iPhone 7 không quá 150 USD. Do đó, phải có thứ gì đó để tạo ra mức giá chênh lệch lên tới 350 USD khi so sánh ZTE Axon 7 với Google Pixel XL.

Mức lương

Khi nói đến vấn đề sản xuất tại Trung Quốc, một trong những chủ để được người ta đề cập nhiều nhất đó chính là chi phí nhân công. Mức lương nhân công ở Trung Quốc hiện thấp hơn nhiều so với các quốc giá khác, đó là lý do mà nhiều hãng vẫn đặt công xưởng sản xuất của mình ở đây. Như vậy, các hãng smartphone khác cùng được hưởng mức giá như các hãng Trung Quốc, nhưng smartphone Trung Quốc vẫn rẻ hơn, tại sao vậy?

Chúng ta thường chỉ nghĩ đến mức lương của nhân công trong nhà máy mà quên mất rằng mặt bằng lương chung của Trung Quốc cũng rẻ hơn nhiều so với thế giới. Những công ty có trụ sở ở Trung Quốc thường trả lương cho kỹ sư, bộ phận marketing, quản lý và nhân viên chăm sóc khách hàng ít hơn quốc gia khác. Mức lương trung  bình hàng năm của một kỹ sư sản phẩm ở Trung Quốc là 30.500 USD, trong khi đó ở Mỹ là 74,136 USD và Nhật là 53.000 USD. Hàn Quốc có mức lương trung bình cho vị trí này là 34,800 USD, và ở Đài Loan, mức lương chỉ là 29.700 USD.

Nhìn chung, mức lương tại Trung Quốc cho những công việc kỹ thuật và phát triển sản phẩm thấp hơn so với Hàn, Nhật Bản và Mỹ. Dù thực tế mức lương tại Đài Loan thấp hơn một chút so với Trung Quốc, nhưng các công việc kỹ thuật chính vẫn có mức lương xấp xỉ. Khi gộp hàng trăm hoặc hàng ngàn nhân viên, khác biệt tiền lương chắc chắn sẽ rất lớn, điều này có nghĩa là sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc và Đài Loan sẽ rẻ hơn so với các nước khác.

Có thể nói điều này đã giúp lý giải phần nào về mức giá rẻ của smartphone Trung Quốc so với smartphone đến từ các hãng khác. Tuy nhiên, nó cũng để lại khúc mắc cho người dùng là tại sao HTC là nhà sản xuất điện thoại đến từ Đài Loan vẫn có mức giá cao đến vậy?

Mô hình kinh doanh mới

Đây là vấn đề ít được thảo luận nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến giá bán của smartphone Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy các hãng smartphone Trung Quốc chi rất ít tiền cho quảng cáo, nhất là quảng cáo ở nước ngoài. Thêm nữa, họ cũng không hợp tác với các nhà mạng để phân phối sản phẩm của mình mà thông qua kênh bán hàng trực tiếp.

Xiaomi Mi MIX

Có thể bạn không biết nhưng một phần lớn giá bán smartphone mà bạn phải trả sẽ đi đến các kênh phân phối lớn, sau đó còn chia ra cho nhiều kênh bán lẻ nhỏ, các đối tác bán hàng,.. Bằng việc kiểm soát chặt chẽ các kênh bán hàng và bán trực tiếp qua website hoặc thông qua một số thỏa thuận độc quyền với các nhà bán lẻ đặc biệt, các hãng smartphone có tiếng tại thị trường Trung Quốc sẽ giữ được mức chi phí tối thiểu.

Tuy nhiên, có một yếu điểm là những hãng phân phối sản phẩm theo kiểu đó thường có rất ít hoặc không có cửa hàng bán lẻ để người dùng trải nghiệm sản phẩm, từ đó ảnh hưởng lớn đến mức độ nhận diện thương hiệu và gây ra nhiều khó khăn nếu muốn mở rộng thị trường.

Sau một thời gian kinh doanh online thành công, OnePlus bắt đầu triển khai cửa hàng để tiếp cận khách hàng mới.

Kết luận

Nhiều người vẫn cho rằng smartphone Trung Quốc là kém chất lượng nhưng xem xét lại những thiết bị đã trình làng trong năm 2016 vừa qua, chúng ta có thể thấy rằng các OEM đến từ Trung Quốc đã mang đến những sản phẩm vô cùng tốt, có cấu hình mạnh và giá phải chăng.

Các hãng điện thoại Trung Quốc đã tận dụng giá nhân công và mô hình kinh doanh sáng tạo để tăng lợi thế về giá cho các sản phẩm của mình. Và điều này đã khiến các ông lớn trên thị trường hiện nay phải lo ngại. Tuy nhiên với người dùng thì cuộc chiến này càng trở nên gay gắt bao nhiêu thì chúng ta càng có lợi bấy nhiêu.

Duyên

Trên thị trường smartphone hiện nay, HTC đang bị lép vế một cách nghiêm trọng mặc dù họ có rất nhiều phương án để cho ra đời một chiếc điện thoại chất lượng, nhưng lại không thể giúp cho những đứa con cưng của mình được cả thế giới chú ý tới.

Thảm cảnh của HTC đã được nhấn mạnh qua những số liệu marketing mà Kantar Media gửi cho CNET. Trong năm 2013, Samsung đã chi 363 triệu USD cho việc quảng bá hình ảnh tại Mỹ, và số tiền đầu tư cho riêng quý thứ 4 chiếm 128 triệu USD.

Tương tự, Apple cũng đã bỏ ra 350,9 triệu USD cho các chiến dịch quảng cáo, riêng trong mùa lễ hội cuối năm, 100 triệu USD đã được sử dụng để đẩy mạnh hình ảnh Apple đến với người tiêu dùng.

Còn HTC thì sao? Họ chi vỏn vẹn 75,8 triệu USD cho cả năm trời, và trong quý 4, số tiền quảng cáo chỉ là 1,5 triệu USD. Với sự đầu tư cách biệt đến như thế, chẳng có gì khó hiểu khi bom tấn HTC One hoàn toàn bị lu mờ bởi chính các đối thủ của mình.

Lịch sử có khả năng sẽ lặp lại với chiến binh mới của HTC – HTC One M8. HTC One M8 có những cải tiến nhỏ nhưng vô cùng tinh tế so với bản gốc HTC One, nhưng thật không may là nó lại được tung ra vào cùng thời điểm với Samsung Galaxy S5 và một số sản phẩm được quảng bá mạnh mẽ khác.

HTC phải làm gì trong hoàn cảnh này?

“HTC cần phải nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu của chính mình” – Maribel Lopez, một nhà phân tích tại Lopez Research cho biết – “Ở một số thị trường, thậm chí người ta còn chẳng biết HTC là gì”.

HTC cũng đã có một số động thái gần đây. Nữ chủ tịch Cher Wang đã tiếp quản mảng tiếp thị và kinh doanh của công ty, và dưới sự quản lý của bà, chúng ta có thể hi vọng một số thay đổi tích cực sẽ đến với HTC trong cuối năm nay.

Mọi chuyện vốn cũng không phải bắt đầu như thế này. Một vài năm trước, HTC đã gần như trở thành một thương hiệu cực kì phổ biến khi nắm trong tay một số smartphone cao cấp nhất trên thị trường. Là đối tác của Google, HTC đã sản xuất được chiếc điện thoại Android đầu tiên – G1. Công ty này cũng là người tiên phong trong công nghệ 4G WiMax với chiếc smartphone Sprint Evo 4G và công nghệ Verizon LTE với chiếc Thunderbolt.

Giao diện người dùng của dòng máy Sense là một thay đổi rất cần thiết cho những chiếc smartphone đời cũ kém thân thiện với người dùng, và Sense đã chinh phục được cả những người yêu thích Android cũng như những người ưa chuộng HTC. Ở một chừng mực nào đó, có thể coi HTC là người đi đầu và có những dòng máy đỉnh cao ở hầu hết các hạng mục smartphone.

Yến Nguyễn

HTC có một lịch sử thú vị với đầy những thăng trầm. Được thành lập vào năm 1997, HTC đã từng là một trong những nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh, mặc dù gần đây công ty này đã không thể theo kịp sự cạnh tranh của thị trường.

Doanh số và thị phần của HTC đã giảm mạnh kể từ đỉnh cao của công ty trong năm 2011, kết quả là Google đã mua hầu hết bộ phận nghiên cứu và phát triển của HTC vào tháng 9/2017 và gần đây đã quyết định đã cắt giảm 1.500 lao động [khoảng 20%] của HTC.

Dưới đây là những thông tin vô cùng thú vị trong suốt chặng đường phát triển của HTC được Android Authority dẫn lại, hãy cùng theo dõi nhé.

HTC bắt đầu với việc gia công cho các công ty khác

Trước khi bắt đầu sản xuất và bán điện thoại dưới thương hiệu riêng của mình, HTC đã từng gia công, sản xuất thiết bị cho các công ty khác. Danh sách các sản phẩm đầu tiên được sản xuất bao gồm HP iPAQ Pocket PC và Palm Treo 650, một trong những thiết bị cầm tay đầu tiên chạy Palm OS.

Sau đó là Wallaby, chiếc điện thoại HTC đầu tiên được sản xuất, nó được bán dưới nhiều tên bao gồm O2 XDA, T-Mobile MDA, Dopod 686, Siemens SX56 và Qtek 1010.

Thỉnh thoảng HTC vẫn sản xuất thiết bị cho các công ty khác. Công ty này có một mối quan hệ tuyệt vời với Google với việc sản xuất một vài điện thoại thông minh cho Google trong những năm qua bao gồm Pixel, Pixel XL, Pixel 2 và Nexus One.

HTC ra mắt điện thoại Android, Windows và 4G đầu tiên

HTC đã phát hành điện thoại Android đầu tiên vào năm 2008, được gọi là HTC Dream [T-Mobile G1 ở Mỹ]. Nó nhận được đánh giá khá tích cực và trở nên phổ biến, bán được hơn một triệu sản phẩm trong năm đầu tiên.

Công ty công nghệ này cũng tung ra chiếc điện thoại đầu tiên chạy Windows Mobile được gọi là HTC Canary. Nó ra mắt vào năm 2002 và được bán ở châu Âu và Trung Quốc. Ngoài ra, HTC cũng phát hành điện thoại Windows Mobile đầu tiên vào năm 2006 có khả năng kết nối 3G, được gọi là MTeoR.

Trong năm 2010, HTC đã tiếp tục gây dấu ấn với HTC Evo 4G, chiếc điện thoại thông minh cao cấp có tính năng 4G đầu tiên được bán tại Mỹ. Tuy thiết kế không được đẹp so với điện thoại di động ngày nay, nhưng nó rất phổ biến trong năm 2010 với việc bán được khoảng 150.000 chiếc.

HTC là nhà sản xuất đầu tiên tùy chỉnh giao diện Android

HTC là công ty đầu tiên thêm các tùy chỉnh giao diện trên Android, được ra mắt với tên gọi Sense vào năm 2009 trên HTC Hero. Kể từ đó, hầu như mỗi nhà sản xuất đều có những tùy biến giao diện riêng của mình, chẳng hạn như Huawei sử dụng EMUI và Xiaomi dùng MIUI.

HTC Sense có một thiết kế tuyệt đẹp và bổ sung thêm một số tính năng hữu ích không có sẵn trên Android cho thiết bị. Tuy nhiên trong những năm qua, HTC đã không làm tốt công việc cập nhật ứng dụng. Ứng dụng HTC, Dialer, Messages và Clock đều gần như không thay đổi so với các phiên bản đã ra mắt trên HTC 10 hai năm trước.

HTC từng là nhà sản xuất lớn nhất ở Mỹ

HTC đạt phong độ đỉnh điểm trong quý 3/2011. Theo một báo cáo của Canalys, công ty này là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất ở Mỹ, chiếm gần một phần tư thị trường. HTC đã xuất xưởng khoảng 5.7 triệu thiết bị trong giai đoạn này, hơn 800.000 thiết bị so với Samsung ở vị trí thứ hai. Apple đứng thứ ba với doanh số 4.6 triệu chiếc.

Trên quy mô toàn cầu, HTC được xếp hạng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ tư trong quý 3/2011, sau Samsung, Apple và Nokia. Doanh số bán hàng tăng 115% so với năm trước và đạt 12.7 triệu chiếc, đem lại cho HTC thị phần hơn 10%.

Công ty cũng được GSMA “phong tặng” là "Nhà sản xuất thiết bị của năm" vào năm 2011. Có vẻ như HTC sẽ một tương lai tươi sáng, tuy nhiên mọi thứ không diễn ra như kế hoạch. Sự khốc liệt của thị trường đã làm HTC dần dần mất thị phần và có thể sớm phải rời khỏi thị trường điện thoại thông minh.

HTC đi đầu trong sáng tạo

HTC luôn luôn đi đầu trong sự đổi mới. Công ty đứng thứ 31 trong danh sách “Các công ty sáng tạo nhất năm 2010” của Fast Company, hơn cả các công ty công nghệ lớn như Samsung và Microsoft.

HTC là công ty đầu tiên trên thế giới ra mắt điện thoại thông minh với thiết lập máy ảnh kép, hoạt động giống như trên điện thoại thông minh ngày nay. HTC One M8 sở hữu cảm biến chính 4 MP và cảm biến thứ cấp 2 MP cho phép bạn thêm các hiệu ứng bokeh cho hình ảnh. HTC giới thiệu công nghệ này vào năm 2014, sớm hơn nhiều năm so với các nhà sản xuất như LG và Samsung.

Công ty cũng đã khởi đầu một xu hướng thiết kế cao cấp với cơ thể kim loại tuyệt đẹp trên One M7 vào năm 2013. Ngoài ra, One M7 còn có các dải ăng-ten bằng nhựa ở mặt sau, sau đó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trên hầu hết các điện thoại thông minh bằng kim loại.

Tiếp theo là Edge Sense, tính năng sáng tạo cho phép bạn mở một ứng dụng hoặc thao tác bằng cách ép khung của điện thoại. Tính năng này ra mắt trên U11 nhưng cũng có sẵn trên một vài thiết bị HTC khác bao gồm U11 Life và U12+. Công nghệ này cũng có mặt trên Pixel 2 XL và Pixel 2 do HTC chế tạo với tên gọi khác là Active Edge.

Ngoài ra, HTC U11 còn mở ra khái niệm thiết kế trong suốt, cho phép bạn nhìn thấy bên trong của thiết bị. Thiết kế tương tự xuất hiện cũng xuất hiện trên U12+. Nó hoàn toàn có thể trở thành một xu hướng trong tương lai.

Có thể thấy HTC đã có một lich sử đáng ngưỡng mộ. Hy vọng rằng nhà sản xuất này sẽ tìm được con đường đi đúng đắn để vực dậy chính mình.

Xem thêm:

  • Doanh thu tháng 6 của HTC giảm hơn 67% so với cùng kỳ năm ngoái
  • HTC bật mí kế hoạch đầu tư vào các công nghệ mới nổi trong tương lai

Video liên quan

Chủ Đề