Vì sao kinh tế nhà nước phải nắm giữ những mạch máu kinh tế của đất nước

Bảo đảm vai trò “mạch máu” của nền kinh tế

[ĐCSVN] - Được ví như “mạch máu” của nền kinh tế, ngành logistics giữ vai trò rất quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành logistics vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trong năm 2021 dưới tác động của đại dịch COVID-19.​Việc bảo đảm vai trò và vận hành thông suốt “mạch máu” của nền kinh tế đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho ngành logistics Việt Nam hiện nay.
Thị trường logistics tại Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ [Ảnh: T.L]

Theo nghiên cứutrongnăm 2021 của Bộ CôngThương, chỉ số năng lực hoạt động của ngành logistics tăng và đạt 3,34 điểm so với 3,27 điểm của năm 2018. Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong Top 10 của Chỉ số logistics của thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14% - 16% trong một năm.

Thực tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từnăm2010 đến nay đã tăng 3,6 lần, GDP tăng 2,4 lần, từ 157 tỷ USD vào năm 2010 lên 544 tỷ USD vào năm 2020, trong đó xuất khẩu tăng bình quân 4,5%/năm, trở thành động lực hết sức quan trọng trong động lực tăng trưởng kinh tế đất nước.Hainăm qua, dịch bệnh tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, phải đối mặt với khó khăn chưa từng thấy, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng dươnghaicon số. Cụ thể sau 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 600 tỷ USD, tăng 22,3% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu gần 300 tỷ USD, tăng 17,5%.Kết quảnàycó sự đóng góp tích cực của ngành logistics Việt Nam với vai trò là nhân tố hỗ trợ trong trung chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp logistics đã nỗ lực để bảo đảm chuỗi cung ứng của Việt Nam hoạt động bình thường, trong những thời điểm khó khăn nhất, giúp trung chuyển lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.Trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối diện với rủi ro dịch bệnh nhưng triển vọng tăng trưởng vẫn khá tích cực.

Do đó, có rất nhiều yếu tố thuận lợi có thể tạo đà cho sự phát triển của logistics.Thứ nhất, kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi cấc chính sách kích thích tăng trưởng, hiệu quả từ các chính sách tiêm chủng trên diện rộng. Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu nối lại hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa từ quýIII/2021, tạo nguồn cầu lớn cho dịch vụ logistics.Ở trong nước, các biện pháp chuyển đổi mô hình chống dịch, mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ giúp kinh tế phục hồi tăng trưởng tốt hơn trong quýIV/2021, cũng như năm 2022.

Việt Nam vẫn đang tiếp tục hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tăng trưởng xuất nhập khẩu tiếp tục ở mức cao, nhờ 15 hiệp định thương mại tự do đã ký kết.Ngoài ra, Việt Nam còn nằm trong trong TOP các nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á, Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD, dự kiến tăng trưởng trung bình 29% trong 5 năm tới. Theo đó, hàng hóa của thương mại điện tử được yêu cầu chuyển phát nhanh tới người tiêu dùng. Đây là mảnh đất màu mơ cho các doanh nghiệp logistics tăng cường đầu tư củng cố chất lượng dịch vụ, đón lõng cơ hội tăng trưởng.

Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của GDP, xuất nhập khẩu, ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao 12-14%/năm, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics cũng gia tăng mạnh đạt 60-70% và cho đến giờ phút này, đóng góp của ngành logistics đã đạt 4-5% GDP.

Đánh giá tổng quan về ngành logistics thời gian qua,tại phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam 2021 do Bộ Côngthương tổ chức mới đây, Bộ trưởng CôngThương Nguyễn Hồng Diêncũng nêu rõ,thị trường logistics tại Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại phục hồi, tăng trưởng trở lại...Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ kịp thời của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, duy trì mức tăng trưởnghaicon số, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nâng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2021 vượt mốc 660 tỷ USD, tăng gần 23% so năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành logisticsvẫn còn nhiềuhạn chế, yếu kém, đặc biệt là trong năm 2021 dưới tác động của đại dịch COVID-19. Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan chủ yếu là các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ logistics chưa đầy đủ, đồng bộ.Thực tế, cơ sở hạ tầng phục vụ logistics tuy đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu tính kết nối và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp logistics có quy mô nhỏ cả về lao động, tài chính, kinh nghiệm hoạt động, chưa vươn ra được thị trường logistics quốc tế. Việc chuyển đổi số trong các khâu của logistics còn hạn chế. Việc đào tạo chuyên sâu về logistics tại các cơ sở đào tạo chưa được quan tâm đúng mức.

Đặc biệt,trong hai năm qua,đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, các quy định về giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và vận chuyển ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, chi phí vận tải biển tăng cao, trực tiếp khiến logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Những điểm yếu cố hữu của ngành logistics Việt Nam đã bộc lộ rõ hơn như chi phí logistics vẫn ở mức cao, chiếm khoảng hơn 20% tổng GDP quốc gia, cao hơn nhiều sochi phí logistics trung bình trên thế giới đang dao động ở mức 11% - 12% GDP.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics - doanh nghiệp sản xuất - doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu và chưa hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics Việt Nam với quy mô lớn, có khả năng và năng lực dẫn dắt thị trường để thúc đẩy ngành phát triển.Hơn nữa, chuyển đổi số trong ngành logistics còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nguồn nhân lực của ngành còn yếu và thiếu, mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu của thị trường và chưa theo kịp được sự phát triển của logistics trên thế giới. Sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ, cũng như trạng thái tâm lý của nhân lực logistics Việt Nam để sẵn sàng đón nhận việc dịch chuyển lao động giữa các nước ASEAN cũng như tham gia vào cáchiệp định thương mại tự dothế hệ mới chưa cao.

Trong bối cảnh này đặt ra yêu cầu ngành logistics phải có giải pháp để duy trì sự chống chịu bền bỉ, đảm bảo vai trò của logistics trong duy trì các chuỗi cung ứng hàng hoá dịch vụ, vừa phải có tư duy tầm nhìn và giải pháp đặc biệt, định hình hướng đi mới để bắt kịp với thế giới, tạo bước đột phát cho phục hồi kinh tế - xã hội trong những năm 2022 - 2023, cho cả giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030.

Mặt khác, theo Báo cáo logistics Việt Nam 2021, hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp logistics hoạt động chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao nhờ tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, cải tiến quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ cho thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Một số doanh nghiệp logistics cũng đã tham gia chương trình Hộ chiếu logistics thế giới và nâng cao chất lượng cải thiện mối quan hệ với khách hàng quốc tế.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Chưa kể, doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn [khoảng 95%], nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao.Vì vậy doanh thu của các doanh nghiệp logistics nước ngoài luôn chiếm thị phần logistics cao hơn.

Thực tế minh chứng, có hai yếu tố tác động chính đến việc số hóa của doanh nghiệp, thứ nhấtlà nhu cầu của khách hàng. Khách hàng hiện nay đã đẩy mạnh số hóa để tiến gần hơn đến người tiêu dùng, theo đó chuỗi cung ứng cần nhanh hơn, linh hoạt hơn. Thứ hai,làyêu cầu củacơ quan chức năng quản lý nhà nước.

Chính phủ Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế số. Chính vì vậy, nếu không số hóa, có khả năng chúng ta sẽ bị lùi lại phía sau. Do đó, doanh nghiệp phải có những bước đi chiến lược cho việc số hóa của mình.

Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp logistics vượt khó khăn, nắm bắt cơ hội chuyển đổi, phục hồi chuỗi cung ứng, phát triển bền vững ngành logistics, theo các chuyên gia kinh tế, cần tăng cường gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và tiếp tục giảm thuế, chi phí cho các doanh nghiệp logistics. Không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics nói chung; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng logisitcs. Hệ thống hạ tầng logistics hiện nay chưa đồng bộ và hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics, nhất là vận tải đa phương thức; Sớm tiến hành điều chỉnh bổ sung Luật Thương mại 2005 để có các quy định mới phù hợp tình hình hiện nay của hoạt động logistics. Đặc biệt, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics, phát triển một số doanh nghiệp logistics mạnh phát triển logistics tích hợp, logistics phục vụ thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics trong thị trường nội địa và trên thị trường quốc tế.

Minh Phương

Tại sao kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [77.25 KB, 12 trang ]

Lời mở đầu
Trong hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế đất nớc, vai trò chủ đạo, dẫn
dắt, điều tiết nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của kinh tế Nhà nớc luôn
đợc Đảng quan tâm, coi trọng và đã đạt đợc những thành tựu bớc đầu rất khả
quan cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, cả đờng lối đối nội và đối
ngoại của đất nớc. Chính vì vậy tại Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng
định chủ trơng nhất quán của Đảng ta là phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu
dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh trong đó kinh tế Nhà nớc giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế Nhà nớc cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân và một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ Tiếp tục
đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nớc để thực hiện tốt vai trò chủ đạo nền
kinh tế.
Để phát huy hơn nữa vai trò của thành phần kinh tế Nhà nớc trong nền
kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi kinh tế Nhà nớc phải đổi
mới để giữ vững vai trò chủ đạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng
phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu những giải pháp để phát huy vai trò chủ
đạo của kinh tế Nhà nớc trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ
nghĩa ở Việt nam hiện nay là hết sức quan trọng. Do đó tôi đã chọn đề tài
Tại sao kinh tế nhà nớc lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều
thành phần ở Việt Nam.
1
I.Kinh tế nhà n ớc là gì ?
Kinh tế nhà nớc không phải là thành phần riêng có của chủ nghiã xã
hội, nó có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thành phần kinh tế này
dựa trên hình thức sở hữu toàn dân về t liệu sản xuất, đợc tổ chức dới dạng
doanh nghiệp công nông thơng nghiệp nhà nớc, hoặc công ty cổ phần mà tỷ
lệ vốn của nhà nớc chiếm từ 51% trở nên ; Nắm giữ những mạch máu kinh tế
và công nghiệp then chốt ; Với phơng thức kinh doanh tiên tiến và cơ chế
quản lý khoa học.
Mặc dù tỷ trọng và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp nhà nớc ở mỗi


quốc gia có sự khác biệt song ở đâu kinh tế nhà nớc cũng là một bộ phân các
cơ sở kinh tế - doanh nghiệp do nhà nớc thành lập. Chúng đợc coi là các tổ
chức kinh tế độc lập, có t cách pháp nhân, tự chủ ; Mục tiêu và nhiệm vụ là
kinh doanh do nhà nớc quản lý .
Đối với những nớc đang phát triển nh nớc ta thì kinh tế nhà nớc chiếm tỷ
trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế. Nó bao gồm những đơn vị kinh tế mà
toàn bộ số vốn thuộc về nhà nớc hoặc phần của nhà nớc chiếm tỷ trọng
khống chế .
Kinh tế nhà nớc bao gồm các doanh nghiệp nhà nớc, các sở hữu nhà n-
ớc nh đất đai, ngân sách, lực lợng dự trữ, kể cả một phần vốn của nhà nớc đa
vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
II . Tại sao kinh tế nhà n ớc lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
nhiều thành phần ở n ớc Ta ?
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta xem xét một số điều kiện sau:
1.Tính tất yếu tồn tại nền kinh tế nhà nớc.
2. Vai trò chủ đạo là tất yếu và khách quan của nền kinh tế nhiều
thành phần của Việt Nam.
3.Những điều kiện đảm bảo tính chủ đạo của kinh tế nhà nớc.
1.Tính tất yếu tồn tại nền kinh tế nhà n ớc
2
Mỗi chế độ xã hội phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lợng
sản xuất, với chế độ sở hữu về t liệu sản xuất và do đó có một cơ cấu thành
phân kinh tế thích hợp về lí luận Lê -Nin khẳng định: Trong thời kỳ quá độ
nên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế bao gồm nhiều đặc điểm và kết cấu của nền
kinh tế xã hội cũ đồng thời lại xuất hiện đặc điểm kết cấu của nền kinh tế xã
hội mới, chúng tồn tại xoắn xuýt lấn nhau. Từ đó Lê - Nin rút ra đặc điểm
kinh tế mang tính phổ biến trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội là nền
kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế mặc dù ở mỗi nớc, mỗi thời kỳ số l-
ợng thành phần kinh tế có thể nhiều hay ít là khác nhau.
Vậy sự tồn tại khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc

trng của nền kinh tế nớc ta, trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội. Nhng,
sự tồn tại khách quan đó nhất thiết phải có kinh tế nhà nớc nhất là trong nền
kinh tế thị trờng ở nớc ta hiện nay.
Từ những chấn động về kinh tế, khủng hoảng thất nghiệp diễn ra ở
nhiếu nớc ở đầu thế kỷ XX, sự phân tích thực tiễn đã đa các nhà kinh tế đến
kết luận: Nhà nớc phải nắm lấy kinh tế, phải tác động mạnh mẽ vào các hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp để đảm bảo tăng trởng và phát triển
kinh tế ổn định. Mặt khác, kinh tế nhà nớc còn có chức năng điều tiết vĩ mô,
thông qua đó định hớng các thành phần phát triển theo quỹ đạo chung của
chủ nghĩa xã hội. Chức năng này không thể có ở các thành phần kinh tế khác.
Trong nền kinh tế thị trờng các thành phần kinh tế đợc khuyến khích phát
triển nếu không có thành phần kinh tế nhà nớc thì t nhân rễ làm lũng đoạn thị
trờng, gây ra sự khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy mà sự có mặt của doanh
nghiệp nhà nớc trong các cân, cân bằng thị trờng là tất yếu.
2.Vai trò chủ đạo là tất yếu và khách quan của nền kinh tế nhiều thành
phần của Việt Nam.
Trớc đây nhiều nhà kinh tế xuất phát từ những quan niệm giáo điều về
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã coi các doanh nghiệp nhà nớc nh những trụ
cột của nền kinh tế quốc dân, là pháo đài của chủ nghĩa xã hội, thậm trí coi
3
đó là một tiêu chuẩn đánh giá tính chất xã hội của một nớc. Thực tiễn cải
cách kinh tế gần đây ở một số nớc xã hội chủ nghĩa bị thất bại đã bác bỏ
quan niệm này.
Trong những năm 90, khi hàng loạt mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và Đông Âu sụp đổ thì nhiều ngời lại cho rằng: Kinh tế của nhà nớc là phi
hiệu qủa. Vì vậy muốn phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trờng thì việc tr-
ớc hết là phải giải thể càng nhanh càng tốt khu vực kinh tế nhà nớc và thay
vào đó là các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác, cả hai quan niệm trên
đều mang tính phiến diện, cha đi vào thực chất của kinh tế nhà nứơc.
Đối với nớc ta và một số nớc đang phát triển vào loại nghèo của thế

giới, lại trải qua chặng đờng lịch sử hết sức khó khăn phức tạp nên việc đánh
giá vai trò của kinh tế nhà nớc không phải chỉ từ những nhìn nhận có tính
chất cảm tính mà phải đánh giá chúng trong mối liên hệ logic giữa kinh tế
nhà nớc và các thành phần kinh tế khác, giữa kinh tế nhà nớc với chính trị
kinh tế xã hội.
Trong bất cứ một nền kinh tế thị trờng nào cũng sẽ xuất hiện những tổ
chức độc quyền. Những doanh nghiệp này có những u thề về vốn, kỹ thuật
công nghệ, quy mô sản xuất ... Luôn luôn có xu hớng tối đa hóa các lợi
nhuận độc quyền, do đó các doanh nghiệp này bất chấp những nguyên tắc
của thị trờng cạnh tranh hoàn hảo làm lũng đoạn thị trờng. Từ đó làm giảm
hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế đất nớc. Mặt khác, qua cuộc đại
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 1932 đã chứng minh tác hại ghê
gớm của hoạt đông cạnh tranh theo cơ chế thị trờng có sự tham gia của tổ
chức độc quyền. Để giải quyết tình trạng này đã có nhiều phơng thức áp dụng
ở nhiều nớc nhng phơng pháp tốt nhất là hình thành một khu vực kinh tế độc
quyền nhất định do nhà nớc trực tiếp quản lý, đó là thành phần kinh tế nhà n-
ớc. Qua đó nhà nớc có thể trc tiếp quản lý, đó là thành phần kinh tế nhà nớc.
Qua đó nhà nớc có thể trực tiếp kiểm soát đợc những cơ sở độc quyền, điều
tiết chi phối nền kinh tế theo những mục tiêu đã định mà vẫn có thể tối đa
hóa lợi nhuận.
4
Trong việc phát triển kinh tế đòi hỏi phát phát triển những ngành sản
xuất với chi phí lớn, mức đọ rủi do cao mà không một thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh giám đầu t vào. Trờng hợp này chỉ có kinh tế nhà nớc với
quy mô lớn, có sự trợ giúp trực tiếp của chính phủ mới đảm đơng đợc. Vì vậy
sự tồn tại của kinh tế nhà nớc là không thể thiếu. Nếu chỉ có kinh tế nhà nớc
thì cũng không có sự phát triển cho nền kinh tế thị trờng nớc ta gắn liền với
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để gắn chặt các
thành phần kinh tế tạo thành một khối thống nhất làm sức bật cho nền kinh
tế. Kinh tế nhà nớc đã đảm nhận việc đó. Với quy mô và mạng lới doanh

nghiệp rộng khắp, kinh tế nhà nớc có ở một nơi, nó hoạt động nh ngón tay
cái trong bàn tay kinh tế. Qua đó kinh tế nhà nớc không chỉ đa các đờng lối,
chính sách của Đảng thâm nhập vào cơ sở kinh tế khác mà còn giám sát chặt
chẽ hoạt động của các thành phần kinh tế khác.
Ngoài ra nếu chúng ta phân tích vai trò của nền kinh tế quốc doanh
trên hai khía cạnh ta thấy: Trên khía cạnh chính trị xã hội, nó là lực lợng
đảm bảo ổn định chính trị, giải quyết chính sách. Trên kía cạnh kinh doanh,
nó là lực lợng dự phòng sẵn sàng bổ sung tạo thế cân đối cho sự phát triển. Sự
có mặt của kinh tế quốc doanh nớcta đã đóng góp 40% tổng sản phẩm quốc
nội. Bởi vậy đối với nớc ta vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nớc là tất yếu
khách quan.
3. Những điều kiên đảm bảo tính chủ đạo của kinh tế nhà n ớc:
Để tạo ra sự tăng trởng và phát triển kinh tế thì trên thị trờng các thành
phần kinh tế tạo ra một hệ thống đan xen
nhau, hoà hợp hiệp tác với nhau nhng không hoà tan nhau tính thống nhất của
hệ thống kinh tế đòi hỏi kinh tế nhà nớc tuy có sức mạnh về vốn, nắm giữ các
ngành quan trọng song cũng phải hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh bình
đẳng theo pháp luật. Để đảm bảo tính chủ đạo của nền kinh tế nhà nớc cần
phải có những điều kiện sau:
a. Điều kiện pháp lý
5

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 19/01/2018 02:57
Mặc định Cỡ chữ

Tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới, phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, Đại hội VIII [1996] của Đảng lần đầu tiên thay thế cụm từ: kinh tế quốc doanh bằng cụm từ kinh tế nhà nước [KTNN]: Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác. KTNN đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng… Từ đây, nội hàm của khái niệm KTNN được mở rộng hơn, bao quát được toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của đất nước; những cơ sở hạ tầng trọng điểm; các loại quỹ của quốc gia; bộ phận DNNN, bao gồm cả doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh… Đại hội XII tiếp tục khẳng định: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nếu ở Đại hội X, khu vực kinh tế tư nhân được đánh giá là “một trong những động lực” thì đến Đại hội XII, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đã được Đảng ta tiếp tục đánh giá cao hơn: kinh tế tư nhân là “một trong những động lực quan trọng”. Tuy vậy, vai trò chủ đạo vẫn thuộc khu vực KTNN.

Tàu dịch vụ phục vụ khai thác dầu ngoài khơi Vũng Tàu

Thời gian vừa qua, một số chủ thể đánh đồng khái niệm KTNN và doanh nghiệp nhà nước [DNNN], coi sự yếu kém của bộ phận DNNN là sự yếu kém của KTNN, thậm chí còn phủ nhận vai trò chủ đạo của KTNN. Tuy nhiên cần khẳng định, KTNN và DNNN là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Nội hàm của KTNN rộng hơn và bao quát hơn DNNN. DNNN chỉ là một bộ phận cấu thành của KTNN.

Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nội hàm khái niệm KTNN có sự thay đổi phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, tuy nhiên về cơ bản, KTNN vẫn được cấu thành từ hai bộ phận chính: [1] Bộ phận doanh nghiệp gồm các Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100% vốn và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần hoặc phần vốn chi phối; [2] bộ phận phi doanh nghiệp bao gồm cả đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất, ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia…

Đề cập đến vai trò chủ đạo của KTNN, Đại hội XII nhất quán: “Định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Nhìn tổng quát từ sau Đại hội VIII đến nay, quan niệm của Đảng ta về KTNN và vai trò chủ đạo của thành phần KTNN trong nền kinh tế thị trường đã có sự phát triển đáng kể. Hai điểm nổi bật nhất là:

Thứ nhất, do có sự phân biệt giữa sở hữu nhà nước với hình thức DNNN và cũng do có sự phân biệt giữa quyền chủ sở hữu với quyền kinh doanh trong DNNN mà chúng ta đã chuyển từ khái niệm kinh tế quốc doanh sang khái niệm KTNN.

Thứ hai, để tránh sự nhầm lẫn trong nhận thức giữa vai trò chủ đạo của thành phần KTNN với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước, Đảng ta đã khẳng định, thành phần KTNN không lãnh đạo các thành phần kinh tế khác mà “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.

Vai trò chủ đạo của KTNN thể hiện trên một số phương diện chủ yếu sau:

1. Trình độ công nghệ, trình độ quản lý, hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh.

2. Đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường.

3. Độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia

4. Là công cụ để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển.

Tỷ trọng GDP chỉ là tiêu chí đánh giá vị trí, vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế quốc dân. Không giống như cả các thành phần kinh tế khác, ngoài mục tiêu lợi nhuân, KTNN còn phải đảm nhận thêm mục tiêu phi lợi nhuận [mục tiêu cộng đồng] khó có thể đo đếm.

Vai trò chủ đạo của khu vực KTNN trong thời gian tới sẽ ngày càng được tập trung vào các nội dung và mục tiêu: ngành, lĩnh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô…Nghị định 94/2017/NĐ-CP mà Chính phủ vừa ban hành đã nêu rõ 20 ngành nghề mà Nhà nước sẽ độc quyền, trong đó tinh thần cơ bản là chỉ thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo đảm lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.

Với chủ trương thu hẹp dần phạm vi quản lý và điều hành trực tiếp của KTNN, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận thức theo quy luật tất yếu khách quan, tỷ trọng cao nhất trong GDP sớm muộn cũng thuộc về khu vực kinh tế tư nhân. Đảng ta cũng không chủ trương chỉ lấy tỷ trọng GDP làm căn cứ tuyệt đối để đánh giá vai trò chủ đạo của một thành phần kinh tế và cũng không bằng mọi cách “nắn” tỷ trọng GDP vào cho bất kỳ một thành phần kinh tế nào.

Nhiều nhà kinh tế nổi tiếng thế giới cảnh báo rằng, phải nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước song đừng vì tính kém hiệu quả của khu vực này, nhất là của một số doanh nghiệp nhà nước, trong một số ngành, lĩnh vực và ở một số thời điểm mà phủ nhận vai trò KTNN nói chung và DNNN nói riêng; họ không ủng hộ độc quyền nhà nước trong kinh doanh, nhưng luôn cảnh báo rằng sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu điều đó dẫn tới độc quyền tư nhân.

Ở trình độ phát triển chưa cao như nền kinh tế nước ta, Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước sử dụng các nguồn lực của mình, cùng các công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Để tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của khu vực KTNN, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau

Một là, tập trung tái cấu trúc DNNN, mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Cần phân định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước với vai trò của DNNN để không đồng nhất độc quyền của KTNN với độc quyền của DNNN.

Hai là, đối với các bộ phận phi doanh nghiệp của KTNN phải được quản lý, sử dụng hợp lý để thực sự trở thành công cụ đắc lực cho Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường phát triển cho tất cả các thành phần kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp hóa bộ máy Nhà nước và tái cấu trúc đầu tư công cũng như sắp xếp lại hệ thống tài chính, tiền tệ.

Ba là, quy định rõ tính chất kinh doanh và tính chất công ích của bộ phận DNNN trong từng điều kiện, hoàn cảnh để từ đó xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, khắc phục sự không rõ ràng giữa nguồn vốn hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận.Bốn là, khẳng định KTNN giữ vai trò chủ đạo không có nghĩa là phân biệt, đối xử hay hạn chế các thành phần kinh tế khác mà phải thực hiện chế độ pháp lý kinh doanh không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế.

Mối quan hệ giữa KTNN và các thành phần kinh tế khác có mối quan hệ hữu cơ trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước càng phát triển thì đóng góp vào ngân sách càng lớn, tức là làm cho bộ phận phi doanh nghiệp của KTNN phát triển. Với vai trò chủ đạo là thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, sự phát triển của khu vực KTTN thậm chí còn là một trong những tiêu chí đánh giá sự hoàn thành vai trò chủ đạo của khu vực KTNN. Sự phát triển năng động, hiệu quả của khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng là nhân tố vừa trực tiếp, vừa gián tiếp thúc đẩy khu vực KTNN phát triển.

Ở các nước tư bản cũng có KTNN và DNNN được xây dựng trên sở hữu nhà nước tư sản. Dù họ không khẳng định KTNN giữ vai trò chủ đạo, nhưng thực tế cho thấy, KTNN vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Thực tiễn phát triển đất nước cũng như những thành quả kinh tế- xã hội lớn lao trong suốt hơn 30 năm qua là những minh chứng không thể phủ nhận việc Đảng ta nhất quán chủ trương KTNN giữ vai trò chủ đạo là phù hợp với quy luật phát triển.

ThS. Lưu Xuân Công,TS. Vũ Tiến Dũng -Trường Đại học Xây dựng

Theo: xaydungdang.org.vn

Về trang trước
Gửi email In trang

Video liên quan

Chủ Đề