Vì sao phải tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt , Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Xây dựng thói quen đánh răng cho trẻ là một công việc không hề dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để công việc đánh răng không còn là nỗi ám ảnh đối với bé? Mẹ hãy tham khảo một số mẹo nhỏ để tạo thói quen đánh răng cho trẻ trong bài viết sau đây.

Đây là câu hỏi thường được nhiều phụ huynh đặt ra khi bé vừa đến độ tuổi mọc răng. Các chuyên gia khuyến cáo nên bắt đầu chải răng cho bé kể từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Lúc này khi bé còn quá nhỏ, bố mẹ có thể sử dụng một miếng gạc mềm ẩm hoặc một chiếc bàn chải nhỏ nhúng nước rồi nhẹ nhàng làm sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua gạc rơ lưỡi có bán tại hiệu thuốc tây để về làm sạch răng cho bé nhà mình. Nên làm sạch răng miệng mỗi ngày hai lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ.

Khi chọn bàn chải cho trẻ, điều tất yếu mà mọi người cần lưu ý đó là chọn loại có lông mềm và đầu chải nhỏ để tránh làm tổn hại đến răng và nướu còn mỏng manh của bé.

Kem đánh răng ở mỗi độ tuổi sẽ có các tiêu chí khác nhau như:

  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi: Không cần dùng kem đánh răng mà chỉ cần chải nhẹ nhàng với nước sạch.
  • Trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi: Sử dụng loại kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp và dành riêng cho trẻ em. Các thông tin này sẽ được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.
  • Trẻ trên 6 tuổi: Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng fluor tiêu chuẩn.

Cha mẹ tạo thói quen đánh răng cho trẻ dưới 18 tháng tuổi với nước sạch

Khi bé đã dần lớn và đã bắt đầu có thể tự đánh răng được, bạn nên khuyến khích con mình chủ động đánh răng mỗi ngày. Ban đầu bé có thể chưa quen và còn thấy lúng túng khi thực hiện. Do đó, bố mẹ nên ở bên cạnh khen ngợi, động viên để khuyến khích bé có thêm hào hứng cho những lần sau. Lúc đầu trẻ chưa thể tự chải sạch nên phụ huynh cần chủ động kiểm tra và chỉ ra những chỗ còn thiếu sót để con có thể chủ động khắc phục.

Khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển đầy đủ các cơ vận động cho việc đánh răng vào khoảng 8 tuổi trở đi, bạn có thể để cho bé tự chủ động thực hiện. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý quan sát xem trẻ có tự giác đi đánh răng khi đến giờ và đánh răng có sạch hay không để kịp thời chỉnh sửa.

4.1. Sắp xếp thời gian hợp lý

Bạn nên khuyến khích con thực hiện công việc đánh răng hằng ngày vào một thời điểm cố định như sau khi uống sữa tối hoặc trước khi đi ngủ. Từ đó, giúp cho trẻ định hình được rằng, đánh răng là công việc cố định hằng ngày mà bản thân phải thực hiện.

Hãy dành một khoảng thời gian nhất định cho việc này và cần thực hiện một cách bình tĩnh, không vội vã hay hối thúc bé. Nguyên tắc này rất quan trọng mà nhiều phụ huynh thường bỏ qua, đồng thời giúp bé nhận định đây là niềm vui hằng ngày chứ không phải là một nỗi ám ảnh.

4.2. Cân nhắc tình trạng hiện tại của bé

Bạn nên xác định rằng liệu bé đã đến giai đoạn cần dùng bàn chải đánh răng hay vẫn có thể dùng khăn mềm để làm sạch. Nếu chỉ một vài chiếc răng nhú ra thì một miếng gạc mềm ẩm là đủ cho việc làm sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng một chiếc khăn khô và tẩm nước muối sinh lý để giúp bé hợp tác hơn.

Dù cho có chải răng theo cách nào thì bố mẹ cũng cần phải làm thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương lên răng và nướu mỏng manh của bé. Hãy nhớ rằng khi thực hiện quá thô bạo sẽ là nguyên nhân làm cho bé không hợp tác và từ đó đánh răng sẽ là nỗi sợ hãi cho bé trong suốt giai đoạn lớn lên.

4.3. Dùng kem đánh răng đúng lúc

Khi mới bước vào giai đoạn tập cho bé làm quen đánh răng, bạn không nên vội vàng sử dụng kem đánh răng dù cho đó là loại trẻ có thể nuốt được. Lúc này chỉ cần làm ấm bàn chải bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý là đủ.

Cha mẹ cần tạo thói quen đánh răng cho trẻ thường xuyên

4.4. Cho trẻ ngồi xuống ghế

Cho trẻ ngồi xuống ghế để làm quen với việc đánh răng cũng giống như ngồi ăn hoặc ngồi làm các hoạt động vệ sinh cá nhân khác. Từ đó, cha mẹ có thể động viên trẻ rằng, việc đánh răng cũng có thể diễn ra thoải mái giống như các hoạt động hằng ngày khác.

4.5. Cả gia đình cùng nhau đánh răng

Đây được xem là nguồn cảm hứng đặc biệt đối với trẻ khi nhìn thấy cả gia đình cùng nhau quây quần trong nhà tắm và đánh răng. Khi đánh răng bố mẹ có thể vừa hát vừa há to miệng để trẻ bắt chước theo, hoặc thực hiện trò chơi như ai đánh răng ngoan hơn.

4.6. Bình tĩnh khi bé nghiến bàn chải

Giai đoạn trẻ bắt đầu tập đánh răng, bé có thể thường xuyên cắn vào tay bạn nếu dùng khăn hoặc nghiến lấy bàn chải. Lúc này không nên mất bình tĩnh với trẻ mà hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ rằng như vậy là không đúng hoặc dùng cách đánh lạc hướng để trẻ há miệng ra bằng cách nói “Con đang có mấy cái răng vậy nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi bé há to miệng ra, bạn nên đếm to số răng cho bé nghe.

Ngay cả khi trẻ chưa biết nói thì những điều bạn diễn đạt thông qua thái độ và ánh mắt cũng có tác động rất lớn đến hành vi của bé sau này.

4.7. Thao tác nhanh gọn

Khi mới tập đánh răng cho bé, bố mẹ không nên kỳ vọng và đặt mục tiêu quá cao rằng phải chải thật kỹ. Thậm chí chỉ cần chải qua một lượt các mặt trong ngoài, trên dưới để trẻ hình dung cảm giác chải răng là như thế nào. Sau một thời gian khi đã quen thì có thể tăng dần cấp độ lên và bé sẽ dễ dàng hợp tác hơn.

4.8. Chấp nhận đương đầu với khó khăn

Một số trẻ quyết liệt chống đối với tất cả các phương pháp của bố mẹ hoặc thậm chí sẵn sàng quấy khóc, cắn, cáu giận. Khi đó bạn cần tạm dừng lại kế hoạch của mình và tìm hiểu nguyên nhân vì sao con trẻ lại có phản ứng dữ dội như vậy. Cần lưu ý rằng mỗi trẻ là một tính cách khác nhau nên không thể dùng “mẹo” của người này áp dụng cho người khác được.

4.9. Thiết lập thói quen trong không khí vui vẻ

Dù là bất kỳ thói quen nào thì bố mẹ cũng cần nhớ rằng bầu không khí luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Khi tập cho trẻ đánh răng trong trạng thái thoải mái vui vẻ thì đó sẽ là một ký ức tốt đẹp và đánh răng sẽ là niềm hứng thú cho đến khi trẻ lớn lên.

Khi trẻ bắt đầu quấy khóc hoặc có các phản ứng bất hợp tác, bạn nên dừng lại hoặc đi ra ngoài để cho trẻ tiếp cận với một người mà trẻ yêu thích và cố gắng kết hợp các phương pháp để lấy lại sự bình tĩnh cho trẻ.

4.10. Để bé lên một mặt phẳng

Ngoài việc để bé ngồi lên ghế khi bắt đầu tập đánh răng, tùy vào điều kiện của gia đình mà bạn có thể đặt bé lên mặt bàn hoặc kệ. Kéo bé tựa sát vào người mình, giữ tay và chân bé lại rồi dùng một tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên, tay còn lại cầm khăn hoặc bàn chải. Trong lúc làm sạch răng thì bạn có thể hát một vài bài để tạo sự thích thú cho trẻ.

4.11. Ứng dụng công nghệ trong việc tạo thói quen đánh răng cho trẻ

Giờ đây với ứng dụng của khoa học công nghệ thì bố mẹ không còn phải mệt mỏi vì những lúc đánh răng cùng con. Mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng phương pháp đánh răng với bàn chải thông minh tích hợp với ứng dụng trên smartphone hay máy tính bảng. Lúc này công việc đánh răng hằng ngày đã trở thành nhiệm vụ hấp dẫn với mục tiêu "đánh bay quái vật" gây sâu răng. Bé hiểu được cần phải loại bỏ vi khuẩn có hại và biết rằng hàm răng trắng sáng sẽ mang lại sự tự tin. Khi đó, đánh răng sẽ không còn là công việc nhàm chán, ngược lại còn khiến bé chủ động và thích thú.

Việc duy trì được thói quen tốt cho bé trong việc chải răng đều đặn mỗi ngày có thể gây nhiều áp lực lớn với cha mẹ cả về tâm lý và tinh thần. Vì thế, bố mẹ cần kiên trì và thử nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời lắng nghe phản ứng của con trẻ để có được sự hợp tác hiệu quả.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng muốn bảo vệ răng trắng đẹp, không gặp các vấn đề nha khoa thì nên đánh răng sau khi ăn. Tuy nhiên, nên đánh răng sau ăn bao lâu thì mới tốt lại là điều mà chúng ta ít để ý hoặc không biết đến. Chính vì cái không biết, không để ý ấy mà nhiều khi ta lại vô tình tự gây hại cho hàm răng của mình.

1. Nên đánh răng sau ăn bao lâu thì mới tốt cho răng miệng

1.1. Có nên đánh răng sau khi ăn xong không

Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn đã trở thành một thói quen duy trì trong thời gian dài ở nhiều người vì với họ như vậy khoang miệng mới được bảo vệ sạch sẽ. Tưởng chừng đây là việc làm đúng nhưng thực ra nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho răng.

Đánh răng ngay sau khi ăn xong là thói quen của nhiều người

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo rằng, ngay sau khi ăn men răng sẽ bị mềm do lượng axit trong khoang miệng tăng cao. Nếu đánh răng ngay lúc này rất dễ làm tăng tốc độ ảnh hưởng của axit tới men răng từ đó làm xói mòn các lớp ở dưới răng. Điều này càng nguy hại trong những trường hợp bữa ăn có nhiều đồ ăn thức uống có tính axit.

Như vậy, để tránh những tác động không tốt đến sức khỏe nha khoa, tốt nhất không nên đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn.

1.2. Đánh răng sau ăn bao lâu thì mới tốt

Vậy nếu sau khi ăn không nên đánh răng ngay thì nên đánh răng sau ăn bao lâu? Biết được thời điểm thích hợp để đánh răng sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm nguy hại cho răng. Các chuyên gia nha khoa cho rằng nên đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn mới nên đánh răng để tránh tình trạng men răng bị tổn thương hoặc xói mòn vì lý do như đã nói đến ở trên.

Khoảng thời gian 30 phút chờ đợi sẽ giúp nước bọt được tiết ra để trung hòa tính axit đang tăng lên trong khoang miệng sau khi ăn. Nhờ có điều đó mà răng được hấp thụ thêm canxi, trở nên chắc hơn và có được lớp bảo vệ tốt nhất.

Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể loại bỏ bớt thức ăn và vi khuẩn ở khoang miệng đồng thời giảm thiểu mùi hôi sau khi ăn uống bằng cách dùng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối ấm pha loãng để súc miệng trong 3 - 5 phút. Tiếp sau đó bạn chỉ cần đợi đủ 30 phút rồi đi đánh răng là sẽ bảo vệ tốt nhất cho hàm răng của mình.

Nên đánh răng sau ăn bao lâu là tốt được bác sĩ nha khoa khuyến cáo tốt nhất là 30 phút sau khi ăn

Tuy nhiên, với những trường hợp như ăn hoa quả khô, caramen, bánh kẹo thì bạn không cần băn khoăn nên đánh răng sau ăn bao lâu nữa. Lúc này tốt nhất bạn nên đánh răng ngay. Sở dĩ nói như vậy là vì các loại đồ ăn này có chứa lượng đường cao, dễ dính vào chân răng, nếu không đánh răng ngay sẽ khiến đường bám sâu vào lỗ chân răng, làm hỏng men răng và tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn xấu tấn công, làm sâu răng.

2. Chăm sóc răng miệng và các vấn đề cần lưu ý

2.1. Cách đánh răng đúng

Muốn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, bên cạnh việc biết nên đánh răng sau ăn bao lâu thì tốt bạn cũng cần biết cách đánh răng sao cho đúng. Theo đó, bạn những việc làm sau được xem là đúng:

- Mỗi ngày đánh răng 2 lần vào sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối.

- Khi chải răng hãy thực hiện các chuyển động nhẹ nhàng với toàn bộ cung hàm, tránh tác động mạnh và đánh răng quá nhanh dễ gây tổn thương chân răng và khó làm sạch mảng bám.

- Nên vệ sinh cả lưỡi trong quá trình đánh răng.

- Chọn bàn chải có chất liệu lông mềm để ít gây ra những tổn thương cho các mô mềm xung quanh răng.

- Định kỳ 3 tháng/lần cần thay bàn chải đánh răng hoặc thay ngay khi lông bàn chải có dấu hiệu tưa. Việc làm này vừa giúp răng được làm sạch hiệu quả vừa loại bỏ được vi khuẩn gây hại cho răng.

- Có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch hơn cho kẽ răng.

- Sau khi đánh răng có thể dùng nước muối hoặc nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong vùng miệng.

Ngoài những lưu ý về cách đánh răng cho đúng thì bạn cũng cần loại bỏ các mảng bám cứng đầu ở chân răng bằng cách lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

2.2. Một số sai lầm cần tránh

Mặc dù đánh răng là một công việc thường ngày chúng ta vẫn làm nhưng hầu hết chúng ta lại rất dễ mắc các sai lầm gây hại cho răng miệng mà bản thân mình không biết như:

Dùng bàn chải quá lâu, đợi lông bàn chải tưa mới thay là thói quen gây hại cho răng

- Chọn sai bàn chải

Nhiều người trong chúng ta khi mua bàn chải đánh răng không để ý chọn loại có lông mềm mịn, không chọn bàn chải có kích thước phù hợp với miệng, không chọn bàn chải có diện tích che phủ hết được bề mặt răng,... Những sai lầm này khiến cho việc đánh răng không đạt được hiệu quả tốt nhất và dễ để lại hậu quả xấu cho răng.

- Thời gian đánh răng ít

Mỗi ngày chúng ta thường đánh răng 2 - 3 lần nhưng thời gian đánh răng của từng người lại không giống nhau. Muốn răng được sạch sẽ, tốt nhất nên đánh răng khoảng 2 - 3 phút và đảm bảo chắc chắn rằng quá trình đánh răng đã làm sạch được các răng trên cung hàm.

- Đánh răng theo chiều ngang

Nhiều người thay vì đánh răng theo chiều dọc lại đánh răng theo chiều ngang mà không biết rằng việc làm này vô tình mài mòn men răng, khiến nướu bị tổn thương. Cách đánh răng đúng phải là di chuyển bàn chải theo chiều dọc thân răng, đi lên đi xuống theo chiều vòng tròn nhỏ.

- Không thay bàn chải định kỳ

Nhiều người có thói quen dùng bàn chải rất lâu mới thay mà không biết đó là việc làm không tốt cho sức khỏe nha khoa. Như đã nói ở trên, tốt nhất 3 tháng/lần bạn nên thay bàn chải mới và nhớ không đánh răng chung bàn chải với bất kỳ ai.

Đánh răng sau khi ăn là việc nên làm nhưng phải nhớ thời điểm nên đánh răng sau ăn bao lâu thì mới đạt được mục đích bảo vệ răng miệng như chúng ta mong muốn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chăm sóc sức khỏe nha khoa, bạn đọc có thể gọi tới tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của chúng tôi luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin đúng và có ích cho các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề