Vì sao sâu bọ có tập tính đa dạng và phong phú

I. MỘT SỐ SÂU BỌ KHÁC

1. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính

Lớp Sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới động vật, khoảng 1 triệu loài, gấp 2 – 3 lần số loài của các động vật còn lại.

Có hình thái, lối sống và tập tính phong phú để thích nghi với điều kiện sống.

Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái, cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành.

2. Một số đại diện và môi trường sống

Sâu bọ phân bố rộng khắp các môi trường trên trái đất như: dưới nước, trên cạn, sống tự do và kí sinh…

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN

1. Đặc điểm chung

- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.

2. Vai trò thực tiễn

* Lợi ích:

Làm thuốc chữa bệnh: mật ong...

Làm thực phẩm: nhộng, đuông dừa

Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

Làm thức ăn cho động vật khác

Diệt sâu bọ có hại: ong mắt đỏ, bọ rùa

Làm sạch môi trường: bọ hung

* Tác hại:

Gây hại cho cây trồng, cho sản xuất nông nghiệp: rầy, rệp, sâu đục thân, châu chấu...

Là vật trung gian truyền bệnh: muỗi, ruồi, bọ xít...

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 27 trang 90: Lựa chọn con đại diện điền vào ô trống trong bảng 1

Lời giải:

Bảng 1. Sự đa dạng về môi trường sống

STT Các môi trường sống Một số sâu bọ đại diện
1 Ở nước Trên mặt nước Bọ vẽ
Trong nước Bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn
2 Ở cạn Dưới đất Dế trũi
Trên mặt đất Bọ hung, dế mèn
Trên cây Bọ ngựa
Trên không Ong, bướm
3 Kí sinh Ở cây Bọ rầy
Ở động vật Chấy, rận

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 27 trang 92: Thảo luận và chọn lấy các đặc điểm chung nổi bật của lớp sâu bọ bằng cách đánh dấu [√] vào ô trống tương ứng.

Lời giải:

– Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng
– Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động bản năng
– Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, thính giác, vị giác, thị giác.
– Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
– Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
– Sâu bọ ho hấp bằng hệ thống ống khí
– Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau
– Sâu bọ có hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 27 trang 92: Hãy điền thêm tên sâu bọ và đánh dấu [√] vào ô trống chỉ vai trò thực tiễn của chúng ở bảng 2.

Lời giải:

Bảng 2. Vai trò thực tiễn của sâu bọ

Bài 1 [trang 93 sgk Sinh học 7]: Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương ?

Lời giải:

Một số sâu bọ có tập tính phong phú.

– Ong: tìm kiếm mồi, bảo vệ tổ, chăm sóc con non, sống thành xã hội.

– Kiến: săn mồi, bảo vệ tổ, chăm sóc con non, sống thành xã hội.

– Bướm: giao hoan trong mùa sinh sản, đẻ trứng ở môi trường nước.

– Chuồn chuồn: đẻ trứng ở nước, giao hoan trong mùa sinh sản.

– Nhện: chăng tơ, bắt mồi sống, sau khi giao phối nhện cái sẽ ăn thịt nhện đực.

Bài 2 [trang 93 sgk Sinh học 7]: Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác ?

Lời giải:

– Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.

– Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân bò và 2 đôi cánh.

Bài 3 [trang 93 sgk Sinh học 7]: Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường ?

Lời giải:

Các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng bảo vệ môi trường.

– Bảo vệ các loài thiên địch.

– Sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học.

– Bắt sâu bọ bằng tay hoặc bẫy.

Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

Ví dụ, chân bơi, chân bò, chân đào bới ... phần phụ miệng thích nghi với kiểu nghiền, kiểu hút ...thức ăn.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới.

Bài: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ

  • A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 27
    • I. MỘT SỐ SÂU BỌ KHÁC
    • II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
  • B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 27

A. Lý thuyết Sinh học 7 bài 27

I. MỘT SỐ SÂU BỌ KHÁC

1. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính

+ Lớp Sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới động vật, gấp 2 – 3 lần số loài của các động vật còn lại.

+ Có hình thái, lối sống và tập tính phong phú để thích nghi với điều kiện sống.

+ Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái, cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành.

2. Một số đại diện và môi trường sống

Sâu bọ phân bố rộng khắp các môi trường trên trái đất như: dưới nước, trên cạn, sống tự do và kí sinh…

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN

1. Đặc điểm chung

- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.

2. Vai trò thực tiễn

* Lợi ích:

- Làm thuốc chữa bệnh: mật ong...

- Làm thực phẩm: nhộng, đuông dừa

- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

- Làm thức ăn cho động vật khác

- Diệt sâu bọ có hại: ong mắt đỏ, bọ rùa

- Làm sạch môi trường: bọ hung

* Tác hại:

- Gây hại cho cây trồng, cho sản xuất nông nghiệp: rầy, rệp, sâu đục thân, châu chấu...

- Là vật trung gian truyền bệnh: muỗi, ruồi, bọ xít...

B. Trắc nghiệm Sinh học 7 bài 27

Câu 1: Các phần cơ thể của sâu bọ là

A. Đầu và ngực

B. Đầu, ngực, bụng

C. Đầu ngực và bụng

D. Đầu và bụng

Đáp án B

Các phần cơ thể của sâu bọ là đầu, ngực và bụng

Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước?

A. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy.

B. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.

C. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi.

D. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa.

Đáp án B

Nhóm gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước là: bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

A. Vỏ cơ thể bằng pectin, vừa là bộ xương ngoài, vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

B. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

C. Cơ thể chia làm ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.

D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Đáp án A

Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

Câu 4: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.

B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.

C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.

D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.

Đáp án C
Hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.

Câu 5: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ?

A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là

+ Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

+ Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

→ Đáp án C

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

A. Hô hấp bằng mang.

B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

Phát biểu về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai: Hô hấp bằng mang.

Câu 7: Bọ ngựa có lối sống và tập tính

A. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ

B. Kí sinh, hút máu người và động vật

C. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi

D. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang

Bọ ngựa là động vật ăn thịt, chúng dùng đôi càng trước sắc, khỏe để bắt mồi.

→ Đáp án C

Câu 8: Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh?

A. Bọ ngựa.

B. Bọ rầy.

C. Bọ chét

D. Rận.

Đáp án A
Động vật không có lối sống kí sinh là bọ ngựa. Bọ rầy, bọ chét, rận đều là động vật ký sinh

Câu 9: Có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây giúp chúng ta nhận biết các đại diện của lớp Sâu bọ trong thiên nhiên?

A. Cơ thể chia thành ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

B. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

C. Thở bằng ống khí.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng?

A. Chỉ muỗi đực mới hút máu.

B. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.

C. Chỉ muỗi cái mới hút máu.

D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu.

Câu 11: Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu?

A. Trong đất

B. Kí sinh trong cơ thể động vật

C. Trên cây

D. Dưới nước

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là đúng?

A. Có hệ tuần hoàn hở, tim hình lá, có nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.

B. Không có hệ thần kinh.

C. Vỏ cơ thể bằng pectin, vừa là bộ xương ngoài, vừa là áo ngụy trang của chúng.

D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

Câu 13: Sâu bọ nào phá hoại đồ gỗ?

A. Bọ cạp

B. Châu chấu

C. Mọt hại gỗ

D. Bọ ngựa

Câu 14: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng?

A. Bọ ngựa, kiến ba khoang, mối, ong mắt đỏ.

B. Bọ ngựa, ong xanh, ong mắt đỏ, nhện lùn.

C. Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh.

D. Nhện đỏ, ong mắt đỏ, rầy xanh, mọt vòi voi.

Câu 15: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ?

A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

Câu 16: Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở cây trồng nhiều nhất là

A. Ruồi

B. Muỗi

C. Bọ ngựa

D. Ong mắt

Đáp án

Câu 1: BCâu 2: BCâu 3: ACâu 4: CCâu 5: CCâu 6: ACâu 7: CCâu 8: A
Câu 9: DCâu 10: CCâu 11: DCâu 12: DCâu 13: CCâu 14: CCâu 15: DCâu 16: D

Với nội dung bài Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính của sâu bọ, các đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ...

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây được VnDoc sưu tầm: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề