Vì sao tỉ lệ mắc giun sán ở nước ta còn cao nếu biện pháp phòng trừ

Biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây[sán lợn], giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn...;

Ảnh minh họa
Những nguyên nhân nhiễm giun sán
Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán.
Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.
Bệnh sán lợn,ấu trùng sán lợngặpở nhiều nơi trên thế giới [trong đó có Việt Nam],ngườimắc bệnh thường do ăn phải thức ăncó nhiễmtrứng sán lợn hoặcấu trùng sán lợn[như thịt lợn gạo] chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khiđượcđunnấu ở nhiệt độ 75oC trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
Các biện pháp phòng bệnhgiun sán
Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần [ít nhất 2 lần trong năm].
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Ảnh minh họa
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợnốm để chế biến thực phẩm.Không ăn tiết canh, thịt lợntái, các loại gỏi cá,nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợntrưởng thành.Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Khôngnuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.
Nguyễn Linh Trang

Bài 3 trang 52 SGK Sinh học 7

Đề bài

Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Do thói quen trồng trọt và ăn uống ở nước ta.

Lời giải chi tiết

Ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:

- Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun [có trong phân] phát tán đi khắp mọi nơi.

- Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi,…

- Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh,....

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 52 SGK Sinh học 7

    Giải bài 2 trang 52 SGK Sinh học 7. Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng?

  • Bài 1 trang 52 SGK Sinh học 7

    Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc cảu, xem loài giun nào nguy hiếm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn?

  • Hãy dựa vào hình vẽ và thông tin trong bài 13, 14 thảo luận và đánh dấu [✓] và điền chữ vào bảng cho phù hợp.

    Hãy dựa vào hình vẽ và thông tin trong bài 13, 14 thảo luận và đánh dấu [✓] và điền chữ vào bảng cho phù hợp:

  • Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ? Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4...

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 51 SGK Sinh học 7.

  • Lý thuyết đặc điểm chung của ngành giun tròn

    Phần lớn [khoảng 30 nghìn loài] giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và người. Riêng ờ người, một số giun kí sinh phổ biến và nguy hiểm như : giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim.

  • So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

    So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.

  • Nêu đặc điểm chung của bò sát.

    Nêu đặc điểm chung của bò sát.

  • Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 148 SGK Sinh học 7. Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim. Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

  • Lý thuyết đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

    Hiện nay lớp chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ. ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài.

Phòng chống bệnh giun sán ở Việt Nam

Các bệnh giun sán kí sinh là bệnh rất phổ biến ở những nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới. Do vậy các bệnh giun sán cũng là một vấn đề sức khoẻ ưu tiên của 25% dân số trên thế giới.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] [1995], các bệnh giun sán lây truyền qua đất chủ yếu là giun đũa, giun móc/mỏ, giun tóc… trên toàn cầu có tới 1,4 tỉ người nhiễm giun đũa, giun tóc và 1,3 tỉ người nhiễm giun móc. Số ngưòi chết do giun đũa gây nên là 60.000 người, giun tóc là 10.000 người và giun móc là 65.000 người hàng năm. Các bệnh lây truyền giữa động vật và người chủ yếu là sán lá gan, sán lá phổi, sán dây, ấu trùng sán dây, giun soắn... ước tính trên thế giới có khoảng 40 triệu người nhiễm sán lá và 100 triệu người nhiễm sán dây. Bệnh giun chỉ gặp nhiều ở các nước châu Phi, châu Á và vùng Đông Nam Á đe doạ sức khoẻ của khoảng 1,1 tỉ người. Trước tình hình đó nhiều nước trên thế giới đã đưa công tác phòng chống giun sán thành chương trình y tế Quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia… chương trình phòng chống giun chỉ bạch huyết ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Phi…

Việt Nam do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển quanh năm. Đa số bệnh giun sán ở người có nguồn gốc từ thú nuôi và thú hoang dã. Mặt khác do nhiều yếu tố nguy cơ: đời sống kinh tế xã hội, tập quán canh tác, tập quán vệ sinh, dân trí, trình độ giáo dục, vệ sinh môi trường... nên bệnh giun sán là một trong những bệnh phổ biến nhất ở nước ta.

Đây là một vấn đề lớn của cộng đồng cả nước, gây nhiều tác hại lâu dài và nghiêm trọng tới sức khoẻ của nhân dân, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em, phụ nữ có thai. Ước tính khoảng từ 60 - 70% dân số nhiễm ít nhất một loại giun sán, nghĩa là khoảng 50 - 60 triệu người dân nhiễm giun sán.

Một số loại giun có tỉ lệ nhiễm cao và phổ biến là các loại giun truyền qua đất: giun đũa [Ascaris lumbricoides]: 60 triệu người nhiễm, giun tóc [Trichuris trichiura]: 40 triệu người nhiễm và giun móc/mỏ [Ancylostoma duoenale/ Necator americanus]: 20 triệu người nhiễm.

Số liệu được thống kê tới năm 2004 cho thấy: một số loại sán phổ biến ở vùng địa lí như bệnh sán lá gan nhỏ [Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini] ở vùng có nhiều ao hồ nuôi cá có tỉ lệ nhiễm cao như Ninh Bình, Nam Định tới 70% và đã phát hiện được tại 21 tỉnh trong cả nước, sán lá gan lớn [Fasciola gigantica] đã phát hiện được ở 30 tỉnh [4/2005], sán lá phổi [Paragonimus heterotremus] đã phát hiện được ở 8 tỉnh phía Bắc, sán dây bò [Taenia saginata] đã phát hiện được ở 49 tỉnh, sán dây lợn [Taenia solium] đã phát hiện ở 30 tỉnh; bệnh giun chỉ ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Duyên Hải, miền Trung tuy có giảm, nhưng nguy cơ tiềm ẩn còn rất lớn.

Người có thể bị nhiễm những loại giun của động vật như: giun đũa chó, mèo [Toxocara], giun móc chó [Ankylostoma caninum], giun đầu gai [Gnathostoma], Angiostrongylus, giun soắn [Trichinella]… Đây là nhóm bệnh ấu trùng di chuyển [larva migrans] khó chẩn đoán, nhưng gây nhiều tác hại nguy hiểm [ở não, mắt, gan, cơ vân…] nhất là trẻ em và những người có nhiều yếu tố thuận lợi cho những bệnh kí sinh trùng cơ hội ngày một tăng: người suy giản miễn dịch [HIV], đái đường, dùng corticoid kéo dài...

Từ lâu nay, công tác phòng chống các bệnh giun sán kí sinh hầu như bị lãng quên hoặc có đầu tư nhưng không đáng kể, thiếu đồng bộ.

Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Y tế và toàn dân trong nhiều thập kỉ qua đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống các bệnh giun sán nhưng kết quả thu được còn rất hạn chế. Tình hình nhiễm và mắc bệnh giun sán vẫn rất còn nặng, phổ biến trên diện rộng.

Từ các hoạt động phòng chống trên, ngày 11/12/1998 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 228/1998/QĐ - BYT đưa công tác “Phòng chống giun sán” thành một dự án y tế cấp Bộ, do vậy công tác phòng chống giun sán càng được quan tâm và có nhiều chuyển biến ở nhiều địa phương trong cả nước.

Mục tiêu của dự án chương trình phòng chống giun sán.

Giảm tỉ lệ nhiễm.

Giảm cường độ nhiễm.

Giảm tác hại.

Khống chế một số bệnh giun sán gây nhiều tác hại khu trú ở những điểm hẹp nhưng rải rác như sán lá gan, sán lá phổi, giun chỉ, ấu trùng sán dây....

Như vậy, mức độ và tác hại của bệnh giun sán ở Việt Nam là rất lớn. Do bệnh thường biểu hiện không rõ, tác hại từ từ, nên đa số người bệnh bị bệnh mà không biết hoặc xem thường, chủ quan. Bệnh giun sán là bệnh phụ thuộc vấn đề kinh tế - xã hội, khi các vấn đề đó chưa phát triển thì bệnh phát triển và ngược lại.

Xã hội ở đây theo nghĩa rộng: bao gồm dân trí, giáo dục, văn minh, văn hoá, tập quán, hành vi... Phát triển kinh tế - xã hội là một quá trình đầy khó khăn, liên tục, không có kết thúc. Vì vậy phòng chống giun sán là một công việc gian nan, lâu dài. Mặc dù vậy nếu tập trung mạnh vào quản lí và xử lí phân, cung cấp nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi một số tập quán canh tác và hành vi ăn uống thì có thể khống chế được bệnh.

Cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch phòng chống giun sán.

Để cho công tác phòng chống giun sán có hiệu quả, cần phải dựa trên những cơ sở khoa học sau đây:

Dựa vào đặc điểm sinh lí, sinh thái, chu kì của giun sán.

Dựa vào đặc điểm dịch tễ học bệnh giun sán.

Phân tích các yếu tố nguy cơ [địa lí, khí hậu, tập quán, môi trường, dân trí, văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội... của từng vùng, từng cộng đồng cụ thể để tìm mối liên quan đến bệnh].

Xem xét các điều kiện khoa học kĩ thuật, tài chính, các nguồn lực có thể huy động để phòng chống giun sán.

Lựa chọn ưu tiên như:

Bệnh giun sán gây tác hại nhất.

Bệnh giun sán phổ biến.

Bệnh gây nhiều thể nặng và có thể gây tử vong [bệnh sán lá, bệnh ấu trùng sán dây...].

Tập trung vào đối tượng đích: lứa tuổi, nghề nghiệp... chịu tác hại nhiều nhất do bệnh giun sán gây ra.

Lớp người nghèo khổ, khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.

Bệnh giun sán đã có những giải pháp kĩ thuật, phương tiện giải quyết…

Nguyên tắc chung phòng chống giun sán.

Có kế hoạch lâu dài, trong đó có các kế hoạch ngắn hạn.

Tiến hành trên quy mô rộng lớn.

Xã hội hoá việc phòng chống giun sán.

Lồng ghép việc phòng chống giun sán vào các hoạt động y tế, sức khoẻ và các hoạt động xã hội khác.

Sử dụng tổng hợp các biện pháp cụ thể.

Chiến lược trong phòng chống giun sán.

Phát triển kinh tế xã hội, vì bệnh giun sán là bệnh phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện kinh tế - xã hội.

Giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường [phân, nước, rác...].

Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng, cho mọi người về phòng chống giun sán làm thay đổi hành vi có hại.

Tăng cường vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, đảm bảo an toàn thực phẩm, nước uống.

Điều trị hàng loạt cho đối tượng có nguy cơ cao hoặc điều trị mở rộng.

Huy động cộng đồng, thuyết phục mọi người tự giác và thường xuyên tham gia phòng chống giun sán.

Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và tăng cường trang thiết bị để phát hiện sớm những trường hợp giun sán nội tạng.

Nghiên cứu phác đồ điều trị đơn giản, điều trị hàng loạt tại cộng đồng, tại gia đình. Nghiên cứu điều trị các thể bệnh khó.

Các hoạt động cụ thể.

Phát triển kinh tế - xã hội:

Đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng, các bệnh giun sán nói chung sẽ giảm.

Nâng cao dân trí: mọi người có học vấn khá sẽ hiểu vì sao bị bệnh giun sán và làm thế nào để phòng được bệnh.

Xây dựng nhà ở, khu dân cư sinh hoạt hợp vệ sinh

Giải quyết vệ sinh môi trường:

Mọi người, mọi nhà xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh, phù hợp với từng địa phương, tốt nhất là dùng hố xí tự hoại.

Quản lí phân, không phóng uế bừa bãi nhất là trẻ em [trẻ em nông thôn tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao, lại hay đại tiện tự do nên làm ô nhiễm môi trường, nhất là trẻ em nhỏ chưa có ý thức về vệ sinh].

Xử lí phân đúng quy trình, đảm bảo không còn mầm bệnh giun sán mới tưới, bón cho cây trồng.

Xử lí rác thải, nước thải ở cả thành thị và nông thôn.

Diệt ruồi, gián là trung gian truyền mầm bệnh giun sán.

Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống:

Cung cấp thực phẩm không có mầm bệnh giun sán: rau sạch không có trứng giun sán. Thịt không có ấu trùng sán dây, ấu trùng giun soắn... Cá không có nang sán lá gan. Tôm, cua không có nang sán lá phổi...

Kiểm tra sát sinh chặt chẽ, đảm bảo các loại thịt ăn phải qua kiểm tra của thú y.

Cung cấp đầy đủ nước sạch ăn, uống và sinh hoạt.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực phẩm, nhất là nơi công cộng: chợ, nhà hàng, nhà ăn tập thể...

Chống ruồi, nhặng, gián làm ô nhiễm thức ăn.

Chống nhiễm thức ăn, nước uống. Trong bụi không khí có thể có trứng giun sán.

Chú ý đặc biệt đối với những cơ sở, những người chế biến, bảo quản, sản xuất thực phẩm, lưu thông thực phẩm...

Truyền thông - giáo dục sức khoẻ về phòng chống giun sán:

Nội dung chủ yếu:

Tác hại của bệnh giun sán.

Vì sao bị bệnh giun sán.

Các yếu tố nguy cơ trong bệnh giun sán. - Cách phòng chống bệnh giun sán.

Bản thân mỗi người, mỗi gia đình làm gì để phòng chống giun sán cho mình, cho gia đình và cộng đồng mình.

Mỗi cộng đồng làm gì để phòng chống giun sán cho cộng đồng mình.

Phương pháp và triển khai:

Cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, sát hợp với đối tượng.

Nên trực tiếp thảo luận, trao đổi thuyết phục cộng đồng.

Sử dụng nhiều kênh để truyền thông giáo dục sức khoẻ: nghe nhìn, loa đài, ti-vi, tranh, tờ rơi, mô hình, tiêu bản giun sán thật, phim ảnh...

Thông qua giáo dục học đường, đây là biện pháp rất có hiệu quả vừa phòng bệnh cho học sinh, mặt khác học sinh, giáo viên là những tuyên truyền viên rất tích cực và họ và họ có thể làm thường xuyên được.

Làm thường xuyên, nhiều lần, nhiều năm, không thời hạn.

Làm ở mọi nơi có thể làm được: gia đình, trường học, nơi hội họp, nơi công cộng, chợ, nhà hàng, nơi sản xuất...

Nhân viên y tế thôn bản, y tế cơ sở, giáo viên, học sinh, sinh viên là những người chủ yếu tham gia làm giáo dục sức khoẻ tại gia đình, tại cơ sở.

Thay đổi tập quán, hành vi có hại để tạo nên hành vi có lợi cho phòng chống giun sán:

Không phóng uế bừa bãi làm ô nhiễm mầm bệnh giun sán.

Không dùng phân tươi bón cây trồng, nhất là trồng rau, củ ăn sống, rau thơm, mùi, hành, xà lách...

Không ăn rau sống không sạch [rau được tưới, bón bằng phân tươi...].

Không uống nước lã vì có nhiều loại trứng giun sán có thể ở trong nước lã.

Không ăn gỏi cá, gỏi tôm, gỏi cua, cua nướng để phòng bệnh sán lá gan, sán lá phổi.

Không ăn tiết canh để phòng bệnh giun soắn.

Hạn chế tiến tới không đi chân đất để phòng chống bệnh giun móc.

Nằm màn để phòng chống bệnh giun chỉ.

Những nơi nuôi vịt thả ruộng nước chú ý bảo vệ da chân tay cho người làm ruộng đề phòng bệnh sán máng vịt.

Những thói quen vệ sinh cá nhân khác:

Bàn tay, ngón tay có thể dính trứng giun sán, nên cần rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn đồ uống. Rửa tay sau khi đi đại, tiểu tiện. Rửa tay trước khi cho trẻ ăn. Chú ý việc vệ sinh ở trẻ em, học sinh, nông dân...

Cắt móng tay nhất là cho trẻ em.

Không cho trẻ mút tay.

Không cho trẻ mặc quần không đũng để phòng giun kim.

Ăn uống hợp vệ sinh....

Phát hiện bệnh:

Dùng nhiều phương pháp để phát hiện cho cá nhân và cho cộng đồng như:

Chẩn đoán vùng dịch tễ dựa vào địa lí, khí hậu, tập quán, khu hệ vật chủ trung gian...

Chẩn đoán lâm sàng.

Chẩn đoán xét nghiệm tìm kí sinh trùng trực tiếp hoặc gián tiếp phát hiện các bệnh giun sán ở máu và mô, nội tạng [phản ứng miễn dịch].

Tập trung vào người có biểu hiện lâm sàng về giun sán và đối với đối tượng có nguy cơ cao vì tỉ lệ người nhiễm giun sán rất cao nên không thể xét nghiệm cho tất cả mọi đối tượng

Điều trị:

Điều trị cá thể cho người bệnh.

Đa số bệnh giun sán là điều trị tại nhà, điều trị tại cộng đồng, nhưng không tự điều trị hoặc không nghe chỉ dẫn của những người bán thuốc không có giấy phép hành nghề. Muốn điều trị nhất thiết phải có chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Điều trị hàng loạt: tập trung vào những đối tượng có nguy cơ cao, như điều trị giun đũa ở trẻ em, học sinh, nông dân, công nhân vệ sinh môi trường... Giun móc/mỏ ở nông dân, công nhân vệ sinh môi trường, người trồng hoa màu, công nhân mỏ than... Sán lá ở những nhóm người có tập quán ăn thịt chưa nấu chín. Giun kim ở trẻ em và các mẹ, chị nuôi trẻ. Giun chỉ ở vùng có nhiều ao bèo. Sán máng vịt ở vùng nuôi vịt. Sán nhái ở những người có hành vi đắp ếch nhái vào mắt để chữa bệnh...

Trong điều trị hàng loạt cần chú ý:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chu đáo, giải thích cặn kẽ đầy đủ để phòng rủi ro.

Chọn thuốc và phác đồ thật an toàn để điều trị tại nhà, tại cộng đồng.

Điều trị nhiều đợt, nhiều năm.

Chọn thuốc trong điều trị hàng loạt, nếu có thể thì chọn thuốc:

Thuốc điều trị chỉ cần uống một lần duy nhất hoặc rất ngắn ngày.

Tác dụng với 2 - 3 loại giun.

Ít tác dụng không mong muốn.

Dễ uống.

Giá thuốc mọi người chấp nhận được.

Xử lí số giun sán tẩy ra để đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

Giải pháp cụ thể cho một số vùng có nguy cơ nhiễm cao với một số loại giun sán phổ biến cần tập trung phòng chống trọng điểm.

Giun chỉ:

Một số địa phương có nguy cơ nhiễm giun chỉ cao ở vùng đồng bằng sông

Hồng thuộc các tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, một số vùng thuộc đồng bằng Duyên hải miền Trung: Khánh Hoà, Quảng Bình… cần phải:

Tăng cường phát hiện thụ động các ca bệnh giun chỉ bạch huyết tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế.

Hướng dẫn cho tất cả các nhân viên y tế kĩ thuật xét nghiệm máu [lấy lam máu ban đêm] bằng kính hiển vi tìm ấu trùng giun chỉ khi có điều kiện hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ.

Mở các chiến dịch tuyên truyền giáo dục sức khoẻ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng. Nhất là thói quen mắc màn khi ngủ và vệ sinh môi trường hạn chế sự sinh sản, phát triển của vector truyền bệnh.

Điều trị những bệnh nhân nhiễm giun chỉ bạch huyết bằng DEC [diethyl carbamazin] với liều 6 mg/kg cân nặng/1 ngày, một đợt điều trị 12 ngày [tổng liều 72 mg/kg cân nặng]. Hoặc có thể điều trị hàng loạt những vùng có tỉ lệ người nhiễm và nguy cơ lây nhiễm giun chỉ cao.

Sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn:

Một số địa phương có nơi tập quán nuôi cá bằng phân tươi, ăn gỏi cá thuộc các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Yên... cần phải:

Điều tra tình hình ô nhiễm mầm bệnh và phát hiện tỉ lệ bệnh trong các vùng dịch tễ.

Tăng cường phát hiện thụ động và áp dụng kĩ thuật chẩn đoán miễn dịch học tại thực địa và bệnh viện.

Điều trị hàng loạt bằng praziquantel: 75mg/kg cân nặng cho những người nhiễm sán lá gan nhỏ tại cộng đồng và điều trị cả bệnh sán lá gan lớn bằng triclabendazole: liều 10 - 20mg/kg cân nặng.

Sán lá phổi:

Một số vùng cư dân sống gần suối, sông, có tập quán ăn tôm, cua nướng [chủ yếu là ăn cua nướng], tập trung ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Giang... cần phải:

Phát hiện ca bệnh sán lá phổi thể phổi chủ động. Trẻ em lứa tuổi đi học sẽ được khám thường xuyên phát hiện bệnh phổi mạn tính, và, nếu có triệu chứng sẽ được xét nghiệm tìm sán lá phổi.

Các ca bệnh đã được xác định sẽ được điều trị đầy đủ.

Tăng cường khả năng phát hiện thụ động tại cộng đồng và các cơ sở y tế. Hướng dẫn cho tất cả các nhân viên y tế kĩ thuật xét nghiệm đờm bằng kính hiển vi tìm trứng hoặc sán lá phổi trưởng thành và đặc biệt xét nghiệm đờm trên những bệnh nhân nghi ngờ lao phổi.

Mở chiến dịch truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng, nhằm giảm các hành vi nguy cơ nhiễm sán lá phổi.

Ấu trùng sán lợn:

Bệnh phân bố rải rác, lẻ tẻ ở cả miền núi, trung du và đồng bằng. Trong những năm gần đây tỉ lệ người mang sán trưởng thành và ấu trùng sán lợn có khuynh hướng gia tăng, do điều kiện môi trường, sự thông thương các sản phẩm thịt lợn cũng như việc quản lí giết mổ lợn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Điều trị bằng liều đơn praziquantel: 10 - 20mg/kg cân nặng cho những người mang mầm bệnh sán dây.

Tăng cường phát hiện thụ động và áp dụng kĩ thuật chẩn đoán miễn dịch học cho tất cả các trường hợp được khai báo là có động kinh, tăng áp lực sọ não...

Áp dụng điều trị đặc hiệu tại các cơ sở y tế cho các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định có ấu trùng sán dây lợn.

Cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các hộ gia đình. Đặc biệt cần có sự hợp tác trao đổi thông tin về ấu trùng sán dây lợn giữa ngành Thú y và Y tế.

Kết hợp một số ban ngành xây dựng mô hình chuẩn phòng chống bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Các loại giun truyền qua đất [giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ]:

Cần làm giảm tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trong quy mô toàn quốc:

Tẩy giun định kì cho tất cả trẻ em lứa tuổi học đường với liều mebendazole 500 mg/1 lần và tẩy 2 lần/1 năm.

Việc uống thuốc kết hợp giáo dục truyền thông và đưa ra chiến lược cho từng đối tượng trẻ em.

Cần chuẩn bị can thiệp và phân phối trọn gói [bộ trường học - “school - kit”] cho tất cả học sinh tiểu học. Một bộ kit là một hộp gồm những thứ cần thiết để tiến hành một chiến dịch tẩy giun kết hợp giáo dục truyền thông tại cộng đồng, khoảng 500 học sinh. Bao gồm việc cung cấp thuốc tẩy giun, vitamin, mẫu tài liệu giáo dục truyền thông, sách và trò chơi. Mỗi năm sẽ tiến hành 1 lần [1 kit/500 học sinh].

Đối tượng cần tập trung ưu tiên.

Trẻ em:

Trẻ em thường có tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao, nhất là đối với giun đũa. Giun kim tuy không còn phổ biến như trước đây nữa nhưng vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ ở trẻ em cần được lưu tâm.

Trẻ em nông thôn thường đi chân đất hay chạy nhảy nên chú ý nhiễm giun móc.

Nông dân [có thể là công nhân nông nghiệp]:

Nhất là nông dân ở vùng có tập quán dùng phân tươi, vùng trồng hoa màu, vùng trồng cây công nghiệp, vùng đất bãi ven sông, vùng đất pha cát... Những vùng này thường nhiều loại giun, nhất là giun đũa và giun tóc.

Công nhân, nhân viên [công ty vệ sinh môi trường đô thị]:

Do nghề nghiệp tiếp xúc với phân, rác thải nên tuy có bảo hộ lao động nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm giun cao.

Công nhân vùng than, công nhân làm đồ gốm:

Do tiếp xúc với đất, với đất pha than nên dễ nhiễm giun đũa, giun móc, giun mỏ.

Những người có tập quán, thói quen không đảm bảo vệ sinh:

Như ăn gỏi cá - tôm- cua, ăn cua nướng, ăn thịt tái, ăn tiết canh... dễ nhiễm sán lá, sán dây, giun soắn…

Video liên quan

Chủ Đề