Việt Nam đang điều hành tỷ giá như thế nào

Trong công tác điều hành tỷ giá, NHNN ViệtNamđã chuẩn bị các kịch bản khác nhau để ứng phó với những tác động từ thị trường quốc tế cũng như diễn biến trong nước.Phóng viên BáoQuân đội nhân dâncó cuộc trao đổi vớiPGS,TS Đặng Ngọc Đức, nguyên Viện trưởng Viện Ngân hàng-Tài chính [Trường Đại học Kinh tế quốc dân]về vấn đề này.

PGS,TS Đặng Ngọc Đức.

Phóngviên [PV]:Ông đánh giáthế nào về diễn biến tỷ giá trongthời gian vừaqua?

PGS,TS Đặng Ngọc Đức:Từ đầu năm đến nay, tỷ giá tăng khoảng 1,5% chủ yếu trong giai đoạn sau Tết Nguyên đán và do tác động của dịch Covid-19. Tại nước ta, tỷ giá có xu hướng tăng và NHNN Việt Nam đã phải liên tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm và biên độ dao động. Nguyên nhân của tỷ giá tăng trước hết là do đa số các đồng tiền chủ chốt bị giảm giá so với đồng đô-la Mỹ, dẫn đến tỷ giá tại Việt Nam cũng bị tăng theo. Thứ hai, khi tình hình giá dầu cũng như thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh thì đồng đô-la Mỹ và vàng sẽ là những lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư để dự trữ. Cuối cùng, tại Việt Nam, tác động của yếu tố tâm lý vẫn rất lớn khi hoạt động sản xuất, kinh doanh [SXKD] bị ngừng trệ, người dân và các doanh nghiệp có xu hướng tích trữ vàng và ngoại tệ, chủ yếu là đồng đô-la Mỹ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Việt Nam kiểm soát, đẩy lùi được dịch bệnh thì tỷ giá không còn tăng từ cuối tuần qua.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ.Ảnh:VIỆT ANH

PV:Việc điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam đã hiệu quả chưa, thưa ông?

PGS,TS Đặng Ngọc Đức:Nhìn chung NHNNViệt Nam đã điều hành tỷ giá rất linh hoạt và hiệu quả trong suốt giai đoạn từ đầu năm 2016 đến nay. Sự thành công và hiệu quả trong điều hành tỷ giá của NHNNViệt Nam có thể được ghi nhận ở vị thế chủ động và linh hoạt, bảo đảm sự ổn định một cách tích cực của thị trường; đồng thời giảm thiểu chi phí can thiệp trực tiếp thông qua cung-cầu ngoại tệ và không ngừng gia tăng quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

PV:Thưa ông, tácđộng của dịch Covid-19 làm cho nền kinh tế thế giới và nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá từ nay đến cuối năm?

PGS,TS Đặng Ngọc Đức:Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế châu Âu và Mỹ đã được dự báo sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhất trong lịch sử. Song, nghiêm trọng hơn, dịch Covid-19 có thể làm thay đổi thói quen trong đời sống và SXKD trên phạm vi toàn cầu. Dự báo sẽ có những yếu tố làm giảm cung ngoại tệ và tăng tỷ giá trong tương lai, như: Việc các nước châu Âu, Mỹ... khủng hoảng và suy thoái sẽ khiến thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp đáng kể; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm; một số lĩnh vực kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng, bao gồm: Du lịch và dịch vụ, giao thông vận tải, đặc biệt là vận tải hàng không... Ngoài ra, lượng kiều hối về Việt Nam trong những năm qua là nguồn cung khá quan trọng [trên dưới 10 tỷ USD], nhưng trong năm 2020 chắc chắn sẽ bị suy giảm.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có những yếu tố hạn chế mức tăng của tỷ giá: Tác động của dịch bệnh đối với Việt Nam đã không quá trầm trọng. Nhờ Chính phủ đã kiểm soát dịch rất tốt, nền kinh tế Việt Nam có cơ hội phục hồi sớm hơn các nước khác, đặc biệt là xuất khẩu gạo, nông sản thực phẩm và một số trang thiết bị y tế liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được khắc phục và sẽ sớm tăng tốc. Nhờ những chương trình cứu trợ từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam có được sự chủ động tận dụng cơ hội SXKD và thị trường để xuất khẩu, hạn chế bớt sự sụt giảm của nguồn cung ngoại tệ. Trên cơ sở phân tích như vậy, tôi nhận định rằng tỷ giá trong thời gian còn lại của năm 2020 sẽ có xu hướng tăng nhưng mức tăng không quá lớn. Dự kiến, mức tăng lớn nhất của tỷ giá trong năm nay khoảng 2-2,5%.

PV:Với mức dự trữ ngoại hối hiện nay là 84 tỷ USD, NHNN Việt Nam có đủ sức can thiệp vào nền kinh tế khi có biến động về tỷ giá hay không?

PGS,TS Đặng Ngọc Đức:Thực sự không thể nói mức dự trữ ngoại hối bao nhiêu là đủ cho sự can thiệp. Tuy nhiên, với mức biến động của tỷ giá 2-2,5% như đề cập trên đây, tôi khá lạc quan và cho rằng NHNN Việt Nam sẽ không phải can thiệp bằng dự trữ ngoại hối. Còn nếu trường hợp tỷ giá biến động cao hơn, kịch bản xấu nhất thì cũng không thể đến mức hơn 5%, trong trường hợp đó, sự can thiệp của NHNN Việt Nam cũng không nhất thiết là phải dùng đến dự trữ ngoại hối. Kinh nghiệm và những gì quan sát được trong những năm 2008, 2011... và một số đợt tăng tỷ giá trong thời gian qua, tôi thấy rằng NHNN Việt Nam vẫn có thể sử dụng các công cụ khác để ổn định tỷ giá. Nói cách khác, với lượng dự trữ ngoại hối như vậy, NHNN Việt Nam hoàn toàn có thể và sẵn sàng can thiệp khi có bất ổn về tỷ giá.

PV:Trân trọng cảm ơn ông!

NGUYỄN ANH VIỆT[thực hiện]

Nhiều yếu tố thuận chiều

Theo các chuyên gia kinh tế, công tác điều hành tỷ giá của NHNN trong năm 2021 có rất nhiều yếu tố thuận chiều dù bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thứ nhất, Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] đã tuyên bố bắt đầu cắt giảm quy mô chương trình mua tài sản từ đầu tháng 11. Đây là động thái đầu tiên của FED trong việc “hãm dòng chảy” sự hỗ trợ khổng lồ mà cơ quan này đã dành cho thị trường và nền kinh tế trong đại dịch Covid-19. Theo đó, FED sẽ giảm mỗi tháng 15 tỷ USD trong quy mô của chương trình. Trước khi cắt giảm, chương trình có quy mô 120 tỷ USD mỗi tháng. Nhiều ngân hàng trung ương khác tại Liên minh châu Âu, hay Vương quốc Anh cũng khẳng định chưa vội tăng các mức lãi suất điều hành.

Thứ hai, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 với giá trị 360 triệu USD và tiếp tục đạt 1,1 tỷ USD trong tháng 10, đã kéo mức nhập siêu 10 tháng đầu năm 2021 xuống còn 1,45 tỷ USD. 

Thứ ba, trong tuần đầu tháng 11, NHNN đã mua vào khoảng gần 1,3 tỷ USD tăng cường dự trữ ngoại hối ở mức giá 22.750 VND/USD trước khi giảm giá mua vào xuống 22.650 VND/USD. Điều này cũng cho thấy nguồn cung USD trên thị trường Việt Nam hiện khá dồi dào. 

Trước đó, ngày 11/8/2021, NHNN đã điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD với bước giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây, trong chuỗi mua ròng ngoại tệ đặc biệt mạnh kể từ năm 2016 cũng như trong các phương thức giao dịch mà cơ quan này áp dụng. Cụ thể, mức giá mua vào USD của Sở Giao dịch NHNN đã lùi về mức 22.750 VND/USD, tức giảm tới 225 VND so mức áp dụng liền trước đó, ngày 8/6/2021 đã giảm giá mua ngoại tệ xuống 22.975 VND/USD.

Góp phần ổn định nền kinh tế

Giới phân tích nhận định, một phần sự chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành tỷ giá có được là kết quả khá khả quan trong các hoạt động tương tác của mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Cụ thể, Việt Nam đã khá mạnh mẽ, chủ động trong việc gỡ bỏ mối hoài nghi “thao túng tiền tệ” cách đây ít lâu từ phía đối tác.

Minh chứng rõ nét nhất là việc ngày 19/7/2021, Mỹ đã chính thức đưa ra kết luận về mối hoài nghi trên và khẳng định sẽ không có các biện pháp hạn chế thương mại đối với Việt Nam, liên quan quan ngại vấn đề “thao túng tiền tệ” kéo dài hơn hai năm trước đây.

Bên cạnh đó, NHNN dù vẫn có nhu cầu tăng dự trữ ngoại hối nhưng chỉ mua với mức giá ngày càng thấp hơn so trước kia và là mua có điều kiện. Dự trữ ngoại hối cập nhật gần nhất đã vượt mốc hơn 100 tỷ USD, chưa tính đến 7 - 8 tỷ USD đã mua được từ đầu năm đến nay ở các hợp đồng kỳ hạn đã thực hiện vào đầu quý III/2021, theo đó nâng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam bảo đảm an toàn cao hơn chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF]. 

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Dorsati Madani đánh giá, năm 2020, Việt Nam nhận 17 tỷ USD kiều hối, tiếp tục nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Việt Nam duy trì được vị thế tích cực với dự trữ ngoại hối tăng lên trong nửa đầu năm 2021, riêng giai đoạn tháng 12/2020 đến tháng 4/2021, Việt Nam tích lũy được thêm sáu tỷ USD dự trữ ngoại hối. Lượng kiều hối năm 2021 có thể sẽ không suy giảm so năm 2020. 

Việc điều chỉnh hình thức can thiệp mua ngoại tệ giao ngay [giảm VND] khiến tỷ giá VND/USD trên các thị trường LNH, thị trường 1, thị trường phi chính thức cũng theo xu thế giảm. Hành động điều chỉnh giá mua của NHNN tác động tích cực đến tình hình nhập khẩu, bảo đảm sản xuất của nền kinh tế được ổn định, không bị đứt gãy trong bối cảnh đại dịch.

Việc NHNN trở lại mua ngoại tệ giao ngay như trên có chủ ý tạo nguồn tiền cung ứng mới và tức thời cho thị trường, thêm điều kiện tạo nguồn vốn dồi dào và bình ổn lãi suất, hoặc tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ được tiếp lãi suất, nới lỏng tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Mặt khác, với lượng kiều hối và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam lớn, nên lượng USD ngoài ngân hàng và nhu cầu găm giữ ngoại tệ, đặc biệt là USD tăng cao. Hiện tại, NHNN duy trì mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD là 0%. Mức lãi suất này rất kém hấp dẫn nếu so mức lãi suất tiền gửi bằng VND tại các ngân hàng thương mại [đơn cử, kỳ hạn một năm dao động từ khoảng 5% đến 7%]. Việc điều chỉnh giảm giá mua USD của NHNN khiến cho USD kém hấp dẫn trong mắt người dân, doanh nghiệp đang nắm giữ USD, cũng là cơ hội để Việt Nam loại trừ tình trạng “đô-la hóa” nền tài chính và kinh tế.

Về vấn đề này, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nêu rõ, thực tế, niềm tin vào giá trị của đồng nội tệ được cải thiện, tình trạng găm giữ ngoại tệ đang trên đà giảm. Việc NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ cũng như dự trữ ngoại hối là một trong những điều kiện quan trọng góp phần ổn định vĩ mô và nền kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề