Viết tắt của chỉ số giá tiêu dùng là gì

Chỉ số giá tiêu dùng là gì? – Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua về khái niệm chỉ số giá tiêu dùng. Đây là một trong những chỉ số quan trọng liên quan đến nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và sâu xa hơn, nó còn tác động đến tình hình kinh tế thế giới.

Vậy làm thế nào để tính được chỉ số giá tiêu dùng cũng như đánh giá được những ảnh hưởng của chỉ số này lên nền kinh tế?

Chỉ số giá tiêu dùng là gì?

Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng trong tiếng Anh được gọi là Consumer Price Index – viết tắt là CPI. CPI là một chỉ số thể hiện mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người mua điển hình. CPI còn chính là biểu hiện của sự thay đổi về giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng được tính bằng đơn vị %.

Hiện nay, chỉ số CPI được sử dụng để đo lường giá cả nhiều mặt hàng khác nhau trong các lĩnh vực như dịch vụ truyền thông, hàng hóa, thực phẩm, nhà ở, tiêu dùng, giáo dục, giải trí, phương tiện di chuyển và nhiều loại dịch vụ khác.

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số CPI hiện nay được dùng như một tiêu chí, một quy chuẩn biểu hiện một cách tương đối các mức độ biến động giá cả trên thị trường bán lẻ hàng hóa cũng như các dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người sử dụng.

Với những chuyên gia về kinh tế, chỉ số CPI chính là cơ sở để họ có thể theo dõi và đánh giá các sự thay đổi diễn ra trong chi phí sinh hoạt của người dân theo từng khoảng thời gian.

Điều đó có nghĩa là, khi giá cả trung bình của các loại hàng hóa, dịch vụ tăng thì chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng theo. Và trong trường hợp ngược lại, giá trị trung bình của dịch vụ, hàng hóa giảm thì chỉ số CPI cũng giảm.

Xem thêm: Quỹ mở là gì? 5 tiêu chí giúp bạn tìm ra Quỹ mở tốt

Vậy tại sao cần phải theo dõi chỉ số CPI? Vì sự biến động và thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng cũng là một trong những căn nguyên của tình trạng lạm phát hay giảm phát.

Lạm phát, giảm phát, từ lâu đã được biết đến là những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của một nền kinh tế. Trong trường hợp xấu nhất, tình trạng này còn có thể gây suy thoái trên toàn cầu và dẫn đến tình trạng thất nghiệp một cách phổ biến, và hậu quả tất yếu là những tệ nạn xã hội cũng diễn biến mạnh mẽ hơn.

Chính vì vậy, những chuyên viên kinh tế, những nhà kinh tế học của mỗi quốc gia đều phải theo dõi một cách thường xuyên và sâu sát chỉ số giá tiêu dùng để kịp thời đưa ra các đề xuất, sửa đổi.

Làm thế nào để tính chỉ số?

Để tính được chỉ số CPI, trước tiên chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Cố định giỏ hàng: tức là trước tiên, cần xác định được đâu là sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu và thiết yếu với người dùng. Thông qua việc khảo sát thực tế cũng như nghiên cứu về thị trường, có thể biết được đâu là danh mục sản phẩm mà người dân thường xuyên chi trả nhất.

Xác định giá cả: Khi đã cố định giỏ hàng và biết được đâu là sản phẩm thiết yếu, cần xác định giá cả của hàng hóa đó trong một khoảng thời gian cố định. Có thể thực hiện các thống kê để xác định được mức giá này.

Tính toán chi phí cần có để mua giỏ hàng/dịch vụ: Bằng công thức: số lượng hàng hóa x giá cả của từng loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại, ta đã có thể tính được chi phí cần có để mua sản phẩm.

CPI của từng năm theo công thức: [chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t / chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở] x 100.

Tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ:

Ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

Khi theo dõi chỉ số CPI, sẽ dễ dàng xác định được rằng, khi chỉ số này giảm nghĩa là giá trị của giỏ hàng hóa cố định mà người dân sử dụng nhiều nhất đang giảm. Lúc này, theo lý thuyết có thể hiểu rằng nếu thu nhập của người dân không có sự thay đổi theo thời gian thì người dân sẽ có nhiều cơ hội hơn để cải thiện và nâng cao mức sống của mình.

Trong tình huống ngược lại, khi chỉ số giá tiêu dùng cao cũng có nghĩa rằng giá các sản phẩm đang có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra không ít khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân.

Đồng nghĩa với việc người dân sẽ phải bỏ ra số tiền lớn hơn để mua sắm các nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của mình, trong khi đó, mức lương vẫn chưa được cải thiện.

Vậy chỉ số có phản ánh được toàn bộ cốt lõi của vấn đề trong nền kinh tế hay không?

Thực tế thì không có một cơ sở dữ liệu nào là hoàn hảo và chỉ số CPI cũng thế. Chỉ số CPI hiện nay chỉ áp dụng trên nhu cầu chi tiêu cho một giỏ hàng cố định của những người dân đang sinh sống trong khu vực thành thị, vì thế nó không có giá trị đại diện cho toàn bộ các nhóm dân cư trong cả nước.

Vì vậy nên đôi khi, không thể xem đây là một chỉ số khách quan, thể hiện đời sống chung của tất cả người dân, và sẽ không thể hiện được vấn đề chung cho toàn bộ kinh tế một quốc gia.

Ngoài ra, chỉ số CPI hiện nay chỉ tập trung vào nhu cầu mua sắm của một nhóm các cá nhân, trong khi đó mỗi người lại có nhu cầu mua sắm hoàn toàn khác nhau nên sẽ xuất hiện khá nhiều hạn chế. Và giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng giảm như thế nào cũng còn do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh nhưng chỉ số CPI lại chưa thật sự đề cập đến những tác động này.

Những hạn chế của chỉ số giá tiêu dùng là có nhưng không đồng nghĩa với việc chỉ số CPI không có giá trị. Đây vẫn là một trong những chỉ số luôn nằm trong sự quan tâm và tính toán của các nhà kinh tế học.

Có thể thấy, nếu chúng ta vận dụng chỉ số một cách hợp lí cùng với những kiến thức kinh tế khác chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển chính sách kinh tế chung của quốc gia.

Xem thêm:

CPI là gi? CPI [viết tắt của cụm từ Consumer Price Index trong tiếng Anh] là chỉ số tiêu dùng để đo lường giá cả hàng hóa và dịch vụ, thể hiện được nền kinh tế có đang bị lạm phát hay giảm phát hay không?

CPI là gì

Chỉ số CPI phản ảnh mức độ biến động của giá bán lẻ của tất cả hàng hóa và dịch vụ gắn liền với sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Khi người dân tiêu dùng thì có nghĩa đó chính là chi phí của chính họ nên CPI được dùng để theo dõi sự thay đổi chi phí trong sinh hoạt của người dân trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi CPI tăng đồng nghĩa với mức giá tiêu dùng trung bình tăng và CPI giảm thì mức tiêu dùng của dân cư cũng sẽ giảm theo. Các mặt hàng thường được tính vào chỉ số giá tiêu dùng CPI là ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, đi lại….

Trong kinh tế vĩ mô, CPI được xem là thước đo để xem xét nền kinh tế đang trong tình trạng giảm phát hay lạm phát. Chính vì vậy, chính phủ các nước luôn theo dõi sát sao chỉ số này để có những điều chỉnh thích hợp  vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Ý nghĩa chỉ số giá tiêu dùng CPI

Cách tính CPI

Bước 1: Xác định giỏ hàng tiêu biểu bao gồm các hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng hay mua nhất. Tại Việt Nam có 752 loại hàng hoá và dịch vụ đại diện tiêu dùng phổ biến của người dân.

Bước 2: Xác định giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tiêu biểu tại thời điểm tính toán.

Bước 3: Tính chi phí [bằng tiền] trong thực tế để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các tháng, quý, năm theo công thức:

CPIt = Chi phú để mua giỏ hàng ở thời kỳ t / Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở X 100

Bước 5: Tính tỉ lệ lạm phát hoặc giảm phát

Cách tính CPI

Ngoài ra bạn có thể tham khảo chỉ số giá tiêu dùng CPI của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: //www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/cpi/

Hạn chế của chỉ số CPI

Phương pháp tính chỉ số CPI và các sản phẩm trong rổ hàng ít thay đổi thì giá cả thực tế trên thị trường sẽ biến động nhiều hơn, nên sẽ xảy ra 3 tình trạng sau:

Phản ánh cao hơn thực tế: Khi mặt hàng A tăng giá thì người dân sẽ chuyển sang sử dụng mặt hàng B có cùng giá trị nhưng giá thấp hơn, làm cho nhu cầu mua A làm giảm xuống thì lúc này chỉ số giá tiêu dùng cao hơn so với giá thực tế.

Không phản ánh những mặt hàng mới trên thị trường: khi đo lường chỉ số CPI thì giỏ hàng phải cố định nghĩa là đã xuất hiện trong lúc tính toán và thực hiện giao dịch trên thị trường. Thì lúc này chỉ số CPI không phản ánh kịp những mặt hàng mới có lượng tiêu thụ cao trong thời gian nhất định.

Không phản ánh chất lượng hàng hóa: trong thực tế các nhà sản xuất luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng giá thì ít tăng theo. Chính vì vậy, chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh được chất lượng hàng hóa dù CPI có tăng hay giảm.

Hạn chế của chỉ số CPI

Chỉ số CPI còn không phản ánh chính xác những vấn đề sau:

+ CPI chung của cả nước không phản ánh chính xác nhóm dân cư ở thành thị/ nông thôn, thu nhập cao/ thu nhập thấp.

+ CPI không đưa ra chỉ số giá tiêu dùng cho bất cứ nhóm dân cư nào.

+ CPI chỉ phản ánh chi phí sinh hoạt của người dân, không phản ánh chất lượng sống dân cư.

+ CPI bỏ qua yếu tốt môi trường và xã hội.

+ Do tính bằng % nên CPI cao không đồng nghĩa là mức giá ở khu vực có CPI cao thì hàng hóa sẽ có giá cao hơn khu vực có CPI thấp.

CPI và lạm phát liên quan gì đến nhau?

Khi chỉ số CPI tăng nghĩa là giá của các loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tăng lên thì kéo theo tỉ lệ lạm phát tăng theo. Đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất khi CPI tăng đó chính là người có thu nhập thấp. Vì mức tăng thu nhập của đối tượng dân cư này rất thấp; nghĩa là lương không thay đổi, giá cả tăng thì lượng hàng hóa mua được ít đi.

Khi chỉ số CPI thấp nghĩa là giá các loại hàng hóa giảm thì kéo theo lạm phát âm [hay còn gọi là giảm phát]. Đương nhiên người có thu nhập thấp sẽ có điều kiện mua được nhiều hàng hóa hơn bình thường.

CPI và lạm phát

CPI Việt Nam 2021

Tính chung cả năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%.

Tạm kết CPI là gì?

CPI là chỉ số tiêu dùng để đo lường giá cả hàng hóa và dịch vụ, thể hiện được nền kinh tế có đang bị lạm phát hay giảm phát hay không? Mỗi nền kinh tế sẽ có một giỏ hàng tiêu dùng chung bao gồm các hàng hóa và dịch vụ, căn cứ vào mức tăng hay giảm của giỏ hàng hóa này để tính ra chỉ số CPI chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề