Vụ phó là gì

Hình minh họa

[PLO] - Bộ Nội vụ vừa phát đi một thông báo yêu cầu hoãn lại việc bổ nhiệm chức danh "hàm".

Nội dung công văn đó là: "Để thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và của pháp luật về công tác cán bộ, trong thời gian chưa có quy định mới của Bộ Chính trị, Chính phủ về vấn đề bổ nhiệm chức danh "hàm", đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan không thực hiện việc bổ nhiệm mới chức danh "hàm" đối với cán bộ, công chức, viên chức".

"Hàm" là cái gì và nó có vị trí như thế nào trong thang bậc chức vụ của bộ máy nhà nước chúng ta? Trước hết, chức danh "hàm" không hề có trong quy định của Luật Cán bộ, công chức cũng như các văn bản liên quan đến lĩnh vực này, đơn giản, đó chỉ là sự "vận dụng sáng tạo" trong công tác cán bộ mà thôi. "Hàm" được sinh ra để giải quyết "khâu oai" là chính, cho một số anh em khỏi "tâm tư" và để "đối ngoại" khi làm việc cho "ngang bằng phải lứa". Cũng như sự lạm phát cấp phó, "hàm" gia tăng đáng kể trong việc phong chức.

Chẳng hạn, trong một phát biểu tại hội nghị vào cuối năm 2017, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cho hay, có vụ có tới 19 hàm vụ phó và có cả hàm trưởng phòng, phó phòng.

Vấn đề "hàm" cũng không có gì mới, không được giải quyết, bị nêu ra để chất vấn và treo lơ lửng cả 2 nhiệm kỳ Quốc hội mà chưa có một câu trả lời nào rõ ràng và cụ thể. Từ năm 2015, đã có hơn 300 trường hợp được phong "hàm" [tất nhiên, trừ các đối tượng được quy định trong Pháp lệnh hàm cấp ngoại giao] và người đại diện cho Bộ Nội vụ khi ấy đã giải thích "việc phong hàm không phải lách luật để tăng cấp phó, lãnh đạo" và "không phải là một sự ưu đãi mà là ghi nhận, đánh giá với những người có năng lực, cống hiến", tiếp tục "khi làm với lãnh đạo họ [những người được phong hàm] cần có vị thế nên việc phong hàm là cần thiết".

Chỉ cho đến hôm nay, khi Nghị quyết 18 TƯ khóa 6 đề ra yêu cầu: "Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, chính sách để giảm phạm vi, đối tượng bổ nhiệm cấp hàm" thì có động thái nêu trên của Bộ Nội vụ nhưng dù chậm vẫn còn hơn là treo đó và cứ tiếp tục bổ nhiệm, phong hàm khi chẳng có một quy định pháp luật nào điều chỉnh cả.

Rất có thể "hàm" là "cần thiết" như đánh giá của một Thứ trưởng Bộ Nội vụ vào năm 2015 khi trả lời báo chí thì cần thiết hơn là phải có văn bản pháp luật điều chỉnh, nếu không, dù biện minh đến đâu cũng chỉ là một phương thức "lách luật" mà thôi. Ví dụ, mới đây, pháp luật quy định ngành Công an có 199 cấp tướng, cứ thế mà phong, chấm dứt việc tranh cãi ít hay nhiều, lạm phát hay cần thiết.

Ở các nước có nền hành chính phát triển, chế độ tập sự được thực hiện từ rất sớm. Đây là hoạt động quan trọng, nhà nước chỉ quy định thành chế độ đối với hoạt động công vụ [đối với cả công chức và viên chức]. Nhà nước cho phép áp dụng chế độ tập sự trong các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp tư với chế độ quy định riêng.

1.2 Chế độ tập sự ở Việt Nam

Ngay sau khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng chế độ công vụ, chế độ nhân sự quốc gia.

Thực hiện chủ trương “kháng chiến, kiến quốc”, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL “Nay ban hành, kể từ ngày 01/6/1950 một Quy chế công chức, định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc”. Quy chế công chức Việt Nam, tại Mục III: tập sự, thực thụ, bãi chức của Chương thứ ba: Tuyển dụng, đã xác định rõ 6 điều:

Điều 24: Công chức mới được bổ vào một ngạch, bất cứ ở trật nào, đều phải trải qua một thời kỳ tập sự, trừ những người được thăng bổ lên ngạch trên theo Điều 34 dưới đây.

Thời kỳ tập sự ít nhất là một năm và có thể gia hạn hai lần, mỗi lần 6 tháng.

Điều 25: Đối với những công chức tuyển tạm sau được vào ngạch, thời gian làm việc có thể tính vào thời gian tập sự nếu công chức vẫn phụ trách công việc của ngạch đó.

Điều 26: Công chức hết hạn tập sự sẽ được thực thụ, gia hạn tập sự hay bị bãi chức.

Điều 27: Quy tắc có thể bắt buộc công chức tập sự qua một kỳ thi thực thụ. Nếu không trúng tuyển sẽ phải gia hạn tập sự hay bị bãi chức.

Điều 28: Công chức tập sự có thể bị bãi chức bất cứ lúc nào vì hạnh kiểm xấu, bất lực, lỗi về kỷ luật hay hình luật.

Điều 29: Việc cho thực thụ, gia hạn tập sự, bãi chức sẽ do cấp quản trị quyết định theo đề nghị của một hội đồng gồm có:

- Người đại diện cấp quản trị là chủ tọa.

- Một công chức cùng ngạch chỉ ở một trật cao hơn đương sự do cấp quản trị chỉ định; một đại biểu công chức do đoàn thể công chức đề cử làm hội viên.

Đối với những công chức tập sự mà trưởng ty y tế tỉnh hoặc hội đồng giám định y khoa nhận thấy không đủ sức khỏe để làm việc, cấp quản trị có quyền quyết định cho thôi việc, không phải đưa ra hội đồng.

Điều 30: Công chức được thực thụ sẽ xếp lên trật liền trên và được hưởng lương theo trật mới kể từ ngày hết hạn tập sự.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, hòa bình lập lại, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, chế độ công vụ, công chức, quản trị nhân sự tiến bộ đó không được tiếp tục thực hiện đầy đủ.

Ngày 15/07/1975, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 256-TTg về “Chế độ tập sự đối với học sinh tốt nghiệp các trường đại học và trung học chuyên nghiệp”. Đánh giá về thực hiện chế độ tập sự, Quyết định của Chính phủ nhận định: “Từ năm 1959 đến nay, chế độ tập sự đối với học sinh tốt nghiệp các trường đại học và trung học chuyên nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn còn một số điểm chưa hợp lý; mặt khác một số ngành cũng chưa quy định cụ thể về nội dung tập sự cho thích hợp, về tổ chức hướng dẫn tập sự, đánh giá kết quả tập sự, để có cơ sở giao việc đúng năng lực của từng người tập sự”.

2. Chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý

2.1 Sự hình thành chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý qua thực tiễn ở ngành Ngoại giao

Trong hoạt động công vụ, nhiều quốc gia đặt chức danh “trợ lý” với tiêu chuẩn, nhiệm vụ cụ thể, vừa giúp việc người đứng đầu vừa thông qua quá trình đó để đào tạo, bồi dưỡng. Nhiều quốc gia xác định trợ lý là một chức vụ, ví dụ: “trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ” phụ trách khu vực, chức vụ này được lựa chọn, bổ nhiệm. Nhiều trường hợp, từ chức danh trợ lý được bổ nhiệm chức vụ cao hơn ở cơ quan có trọng trách lớn, ví dụ trở thành Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao...

Ở nước ta, do tính đặc thù công tác của ngành Ngoại giao, yêu cầu có đội ngũ cán bộ đông đảo, có chuyên môn sâu, toàn diện, cần nhiều kinh nghiệm, vì vậy cần bồi dưỡng, đào tạo và trẻ hóa. Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được thực hiện từ năm 1972 [theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/12/1972]. Bộ Ngoại giao thực hiện quy chế tập sự cấp vụ từ năm 1978[1].

Ngày 14/12/1992, Hội đồng Chính phủ [nay là Chính phủ] đã ban hành Quyết định số 228-CP “về chế độ trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”. Chế độ trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã được bổ sung qua thực tế hoạt động của Bộ Ngoại giao. Đáp ứng yêu cầu tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại trong tình hình mới, ngày  03/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 95/2006/QĐ-TTg “Về việc ban hành Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao” thay thế Quyết định số 228-CP ngày 14/12/1992.

Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xác định rõ:

- Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao [sau đây gọi tắt là Trợ lý Bộ trưởng] là một chức danh được bổ nhiệm gắn với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công tác của ngành Ngoại giao;

- Việc lựa chọn và bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trợ lý Bộ trưởng gồm:

1] Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao [sau đây gọi tắt là Bộ trưởng] về một số lĩnh vực theo yêu cầu của Bộ trưởng;

2] Được Bộ trưởng ủy quyền xử lý công việc, theo dõi hoạt động một số lĩnh vực công tác;

3] Trong công tác, được ủy quyền thay mặt lãnh đạo Bộ trình bày ý kiến của Bộ thuộc phạm vi công tác được giao với chức danh Trợ lý Bộ trưởng; 

4] Được Bộ trưởng cử đi công tác trong và ngoài nước với danh nghĩa Phái viên của Bộ trưởng, làm Trưởng đoàn quan chức cấp cao [SOM] tại các hội nghị quốc tế hoặc tham gia các hoạt động đối ngoại quan trọng;

5] Được mời tham dự, phát biểu ý kiến tại các cuộc họp của lãnh đạo Bộ bàn về những vấn đề thuộc phạm vi công tác được giao. Trợ lý Bộ trưởng không được ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

Chế độ làm việc và đãi ngộ của Trợ lý Bộ trưởng:

- Về chế độ làm việc: Trợ lý Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện những nhiệm vụ được giao.

- Về chế độ đãi ngộ:

1] Trợ lý Bộ trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương cấp Tổng cục trưởng thuộc Bộ [hệ số 1,25];

2] Trợ lý Bộ trưởng có cán bộ giúp việc, được trang bị các phương tiện làm việc theo yêu cầu công tác và điều kiện cụ thể của Bộ Ngoại giao.

Tiêu chuẩn, điều kiện, thời hạn bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng:

Người được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng phải đang giữ chức vụ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ và trong diện quy hoạch thứ trưởng, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1] Có tín nhiệm cao và đã liên tục công tác trong ngành Ngoại giao ít nhất 10 năm;

2] Không quá 50 tuổi và có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công tác;

3] Trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Số lượng Trợ lý Bộ trưởng được căn cứ theo yêu cầu công tác và không quá 03 người. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng tối đa là 5 năm; khi hết thời hạn sẽ xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trợ lý Bộ trưởng bị miễn nhiệm khi: không còn yêu cầu đối với chức danh Trợ lý Bộ trưởng; Trợ lý Bộ trưởng được giao nhiệm vụ khác; không còn đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn Trợ lý Bộ trưởng.

Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng:

Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng theo quy trình và quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Ngoại giao. Quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Trợ lý Bộ trưởng được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo đến tất cả các bộ, ban, ngành hữu quan, các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, đại diện các tổ chức quốc tế đóng tại Hà Nội.

Thực hiện Quy chế Trợ lý Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao đã xây dựng và thực hiện quy chế tập sự lãnh đạo đến cấp Phó Vụ trưởng. Nguồn của tập sự cấp Phó Vụ trưởng là cấp phòng; trường hợp chuyên viên tỏ rõ năng lực vượt trội, có thành tích xuất sắc cũng là ứng viên và được bổ nhiệm vào vị trí tập sự Phó Vụ trưởng. Bộ Ngoại giao đã thực hiện quy hoạch theo chế độ tập sự. Cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và lập trường chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được quy hoạch theo hướng trẻ hóa. Trên cơ sở đó, Bộ Ngoại giao đã từng bước khắc phục được tình trạng hẫng hụt lãnh đạo cấp bộ. Thực hiện Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và quy chế tập sự lãnh đạo, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Bộ Ngoại giao đã đi vào nền nếp, đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ được giao. Năm 2010, Bộ Ngoại giao có 6 Thứ trưởng, 01 Trợ lý Bộ trưởng, 88 Vụ trưởng, 191 Phó Vụ trưởng, 29 tập sự Phó Vụ trưởng. Những năm qua, nhiều Vụ trưởng được bổ nhiệm Trợ lý Bộ trưởng đã trở thành Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được Bộ Ngoại giao thực hiện và một số cơ quan trung ương áp dụng, thí điểm triển khai, bước đầu đạt kết quả.

2.2 Chủ trương thực hiện chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý trên phạm vi toàn quốc

 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trong đó xác định: những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng “nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Một trong những vấn đề cấp bách đó là “xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Nghị quyết Trung ương lần thứ tư đã đề ra 4 nhóm giải pháp đồng bộ, trong đó, nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng đã chỉ ra rất cụ thể về thí điểm chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý:

“... thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên thường vụ cấp ủy; cấp trưởng có trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý; thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự theo hướng những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm phải trình bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”[2].

Nghị quyết Trung ương giao cho Ban Tổ chức Trung ương “phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý”. Tại Kế hoạch số 08-KH/TW của Bộ Chính trị ngày 12/3/2012 về “thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư [khóa XI]”, nội dung, phương pháp tiến hành và thời gian thực hiện tiếp tục được khẳng định. Ban Tổ chức Trung ương được giao nhiều nội dung quan trọng, đó là: “Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy định thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, tiêu chí đánh giá cán bộ làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ; quy định bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; đổi mới quy trình lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo hướng mở rộng dân chủ để cán bộ dự kiến đề bạt, bổ nhiệm được tự giới thiệu, thể hiện trình độ, khả năng của mình; quy định bảo đảm cơ hội tiến bộ cho những người có khuyết điểm hoặc bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đã thực sự nỗ lực phấn đấu, có thành tích và được tín nhiệm”[3].

Về chế độ tập sự, Kế hoạch số 08 của Bộ Chính trị tiếp tục xác định: Ban Tổ chức Trung ương “phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý”. Hiện nay, Ban Tổ chức Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đang chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý trong công tác cán bộ trên cả nước.

Chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được khẳng định trong thực tế đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ của một số cơ quan, đơn vị. Việc nghiên cứu, bổ sung và áp dụng chế độ tập sự cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của cả hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh n

PGS. TS. Phan Hữu Tích - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

-------------------------------------

Ghi chú:

[1] Theo Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, nội dung về công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác đối ngoại, tr.9.

[2] Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

[3] Kế hoạch số 08-KH/TW, ngày 12/3/2012 về “thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Tài liệu tham khảo:

1. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Ban hành Quy chế công chức.

2. Quyết định số 256-TTg, ngày 15/07/1975 của Thủ tướng Chính phủ về “Chế độ tập sự đối với học sinh tốt nghiệp các trường đại học và trung học chuyên nghiệp”.

3. Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, nội dung “về công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác đối ngoại”.  [Ban Chỉ đạo Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, 2008].

4. Quyết định số 228-CP, ngày 14/12/1992 của Hội đồng Chính phủ “về chế độ Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”.

5. Quyết định số 95/2006/QĐ-TTg ngày  03/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành Quy chế Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”.

tcnn.vn

Chủ Đề