Xét nghiệm hdl và ldl là gì năm 2024

Chất béo nói chung hay cholestrerol (và các ester của nó) nói riêng có mối liên hệ khá quan trọng với bệnh xơ vữa động mạch, từ đó có liên quan tới nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Hàm lượng cholesterol máu cao đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ bị xơ vữa mạch máu và biến chứng.

Tính chất của các chất béo là không tan trong nước. Do đó để có thể được hấp thụ, chúng phải được liên kết với những chất khác tạo thành các micelle – gọi là lipoproteins. Lipoprotein có cấu tạo gồm chất béo (cholesterol và ester của nó, triglyceride và các axit béo) ở trong lõi, bề mặt ngoài là các proteins, glucose, phospholipid, các thụ thể… Lipoproteins đảm nhận vai trò vận chuyển chất béo chính trong máu. Hai lipoproteins vận chuyển cholesterol quan trọng là LDL và HDL, trong đó:

– LDL vận chuyển cholesterol từ gan và ruột đi tới các cơ quan, mô để thực hiện vai trò sinh học của nó. Thường gọi LDL là “mỡ xấu” vì nó góp phần làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu.

– HDL vận chuyển cholesterol và các ester dư thừa từ các mô, cơ quan về gan để xử lí. HDL được coi là “mỡ tốt” vì nó làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Bất kì tổn thương hay rối loạn chuyển hóa nào gây ra sự tăng LDL và giảm HDL đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó việc xét nghiệm xác định LDL và HDL định kì là hết sức cần thiết.

Xét nghiệm HDL

Nguyên lí chung của phương là cô lập loại bỏ các lipoproteins khác có trong mẫu (chylomicron, VLDL, LDL, Lp(a)). Sau đó mẫu chỉ chứa HDL được phân giải tạo thành cholesterol tự do, dưới tác dụng của enzyme, cholesterol phản ứng tạo ra H2O2. H2O2 này phản ứng tạo phức màu với chất trong thuốc thử và được đo cường độ bằng phương pháp đo quang. Từ độ hấp thụ sáng thu được sẽ tính toán được nồng độ HDL trong mẫu.

Hiện nay tất cả các thuốc thử từ các NSX khác nhau cho xét nghiệm HDL đều giống nhau ở giai đoạn sau, giai đoạn phân giải HDL đến khi tạo phức màu và đo bằng pp quang học. Sự khác nhau từ giá thành, chất lượng đến từ giai đoạn đầu – cô lập các lipoproteins khác ngoại trừ HDL. Việc cô lập loại bỏ các lipoproteins khác dựa trên cơ sở cấu trúc của chúng đều có thụ thể apoprotein B-100, ngoại trừ HDL không có cấu trúc này. Trước đây các nhà sản xuất thường phải kết tủa (precipitate) để cô lập các lipoprotein khác HDL nhưng hiện nay, việc cô lập các lipoprotein khác trong mẫu có thể thực hiện luôn trong hệ đồng thể mà không cần trải qua giai đoạn kết tủa.

Có nhiều cách để tiến hành việc này như là:

– Sử dụng tác nhân sulfate/Mg2+ block chylomicron và VLDL nhưng không gây kết tủa, sau đó thêm enzyme đặc hiệu để phản ứng với HDL tạo phức màu và đo bằng pp đo quang. Hóa chất Roche và UMA sử dụng phương pháp này.

– Sử dụng kháng thể trong thuốc thử R1 để block lipoproteins có cấu trúc B-100, sau đó thêm R2 là enzyme để thực hiện chuỗi phản ứng với HDL tạo phức màu. Hóa chất của Wako, Nhật Bản

– Một cách khác, sử dụng enzyme và chất ức chế để phân giải các lipoproteins khác ngoại trừ HDL tạo thành H2O2, sau đó H2O2 này bị loại bỏ bởi enzyme catalase. Sau đó chất ức chế enzyme catalase và thuốc thử đặc hiệu được thêm vào ở R2 để thực hiện chuỗi phản ứng tạo phức màu của HDL như thường lệ. Hóa chất Randox sử dụng theo phương pháp này.

Xét nghiệm HDL

Trước đây, việc xác định LDL thường được tính toán gián tiếp kết quả xét nghiệm tổng lượng cholesterol và HDL. LDL tính toán theo phương pháp gián tiếp thông qua phương trình Friedewald hoặc phương pháp định lượng beta. Tuy nhiên, do những hạn chế của phương pháp tính toán, hiện nay việc xác định trực tiếp đang trở thành yêu cầu bắt buộc khi cần đánh giá hàm lượng LDL.

Tương tự như HDL, LDL cũng có thể được xét nghiệm trực tiếp theo 2 phương pháp, kết tủa chọn lọc hoặc phân tích hệ đồng nhất. Trong đó việc xác định LDL từ hệ đồng thể được ưa chuông hơn do thuận tiện trong thao tác và khả năng tự động hóa của phương pháp.

Tương tự như việc xác định HDL đã đề cập ở trên, việc xác định LDL trong hệ đồng thể cũng sử dụng 2 thuốc thử riêng biệt, R1 để cô lập hoặc hòa tan các lipoproteins khác và R2 có chứa enzyme đặc hiệu cho chuỗi phản ứng LDL tạo phức màu và đo bằng phương pháp đo quang.

LDL-C là một loại cholesterol trong máu. Xét nghiệm nồng độ LDL trong máu giúp xác định mức cholesterol LDL của một người, đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh lý tim mạch.

Xét nghiệm hdl và ldl là gì năm 2024
LDL cholesterol cao gây xơ vữa động mạch

LDL cholesterol hay LDL-C là cholesterol lipoprotein có tỉ trọng thấp (Low Density Lipoproteins).

Cholesterol là một loại chất béo chính trong hệ tuần hoàn, không tan trong máu, tham gia vào quá trình tạo tế bào, vitamin và các hormone khác nhau. Cholesterol được chuyên chở bởi các lipoprotein LDL và lipoprotein HDL để có thể di chuyển trong tuần hoàn, tham gia vào 02 quá trình khác nhau:

- LDL: rất giàu cholesterol, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ gan tới các mô. Cholesterol trong LDL còn được gọi là cholesterol “xấu” bởi nó lắng đọng gây ra xơ vữa động mạch.

- HDL: giàu protein, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol ở các mô ngoại vi về gan rồi phân hủy tại đó. HDL còn được gọi là cholesterol “tốt” vì nó hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch.

Xét nghiệm định lượng LDL-C là xét nghiệm máu đo nồng độ cholesterol LDL trong máu, từ đó giúp đánh giá bệnh rối loạn mỡ máu và nguy cơ tim mạch.

2. Mục đích của xét nghiệm định lượng LDL cholesterol trong máu?

LDL cholesterol có thể tăng trong nhiều năm, dẫn đến tích tụ mảng bám xơ vữa động mạch mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Thường chỉ khi tình trạng xơ vữa động mạch dẫn đến hẹp mạch máu hoặc xảy ra một cơn đau tim, đột quỵ mới được chẩn đoán. Đó là lý do, xét nghiệm định lượng LDL cholesterol được đưa vào bài kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Xét nghiệm định lượng LDL-C là một phần của bảng xét nghiệm lipid máu. Bảng lipid máu gồm: cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C và triglycerid. Xét nghiệm mỡ máu sẽ giúp một người biết được chỉ số mỡ máu của mình, từ đó có kế hoạch thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Đồng thời, giúp đánh giá nguy cơ nguy tim mạch để có phương pháp điều trị và theo dõi hiệu quả.

Bác sĩ cũng sử dụng xét nghiệm máu LDL-C để theo dõi mức độ đáp ứng điều trị giảm cholesterol LDL.

3. Ai nên thực hiện xét nghiệm LDL cholesterol?

Bởi vì cholesterol cao không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy tất cả những người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra mức cholesterol định kỳ.

Những đối tượng có nguy cơ nên kiểm tra mức LDL-C thường xuyên hơn, bao gồm các yếu tố nguy cơ:

- Bệnh tim mạch

- Tăng huyết áp

- Đái tháo đường

- Hút thuốc lá

- Thừa cân béo phì

- Có mức HDL cholesterol thấp

- Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm

- Trên 45 tuổi

Xét nghiệm LDL-C được chỉ định ở bệnh nhân đang điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu, để kiểm tra xem việc thay đổi lối sống hoặc thuốc giảm cholestereol có hiệu quả không, từ đó có hướng dẫn điều trị tiếp theo.

Trẻ em thường không cần kiểm tra LDL-C, nhưng những trẻ em có nguy cơ cao như trẻ béo phì hay mắc bệnh đái tháo đường, có thể cần thực hiện xét nghiệm này sớm hơn.

4. Cách thực hiện xét nghiệm LDL cholesterol

Xét nghiệm hdl và ldl là gì năm 2024
Xét ngiệm máu LDL cholesterol

Xét nghiệm LDL-C thường được chỉ định cùng lúc các xét nghiệm khác trong bảng lipid máu, được thực hiện như các xét nghiệm máu thông thường khác.

Nhân viên y tế sẽ lấy một mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay. Mẫu máu sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm LDL-C yêu cầu nhịn ăn trong 8-12 giờ trước khi lấy máu, chỉ nên uống nước lọc. Thời điểm thực hiện tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi đã nhịn ăn một buổi tối.

5. Cần làm gì khi chỉ số LDL cholesterol tăng?

Nồng độ LDL cholesterol bình thường < 3,4mmol/L. Chỉ số này có thể khác nhau tùy vào từng đối tượng và phòng thí nghiệm. Nồng độ LDL-C cao cần được giải thích cùng các kết quả xét nghiệm khác, tình trạng sức khỏe hiện tại và thói quen lối sống để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi lối sống hoặc cần sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu như: statin, thuốc ức chế hấp thụ cholesterol, thuốc cô lập axit mật…

Chỉ số LDL bao nhiêu là nguy hiểm?

- Ở người lớn và người trưởng thành thì mức giá trị an toàn của chỉ số LDL là dưới 3,4mmol/L. Nếu chỉ số này vượt quá mức 4,1 mmol/L thì tức là bạn đang có nguy cơ mắc bệnh huyết áp hay các bệnh về tim mạch.

Chỉ số HDL bao nhiêu là nguy hiểm?

Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu < 40 mg/dl làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch. Với ngưỡng nồng độ từ 40 mg/dl đến 59 mg/dl thì nồng độ HDL-Cholesterol càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt, khi tăng mỗi 4mg/dl HDL-Cholesterol thì làm giảm 10% nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số cholesterol xấu LDL trong khoảng 160 - 189 mg/dL là mức cao, bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng cao. Chỉ số cholesterol xấu LDL từ 190 mg/dL trở lên cảnh báo mỡ máu rất cao, tương ứng với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và biến chứng rất cao.

Chỉ số HDL cholesterol thấp là gì?

Nếu chỉ số HDL Cholesterol của bạn thấp thì đồng nghĩa với việc mỡ máu đang tăng cao, dễ hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, phổ biến nhất là những vấn đề về tim mạch. Cụ thể, một số vấn đề về tim mạch thường xảy ra khi chỉ số HDL quá thấp như sau: Đau thắt ngực.