Xét nghiệm nhóm máu abo, rh là gì

Định nhóm máu ABO và RhD

I. SƠ NÉT VỀ NHÓM MÁU HỆ ABO VÀ Rh:

- Qua những nghiên cứu về nhóm máu, các nhà khoa học đã phát hiện ở người có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng được sử dụng rộng rãi nhất là Hệ máu ABORh [Rhésus].
Cấu tạo của máu chứa các thành phần cơ bản gồm:

  • Tế bào hồng cầu

  • Bạch cầu

  • Tiểu cầu

  • Huyết tương.

- Mỗi người khi sinh ra được thừa hưởng sự di truyền từ bố mẹ và được quy định bởi các gen đặc trưng mang tính trội [gen trội] hoặc tính lặn [gen lặn],nên chúng ta chỉ có một nhóm máu cố định và không thay đổi trong suốt cuộc đời.
- Dựa vào sự hiện diện của các kháng nguyên có trên màng hồng cầu và các kháng thể có trong huyết tươngmà máu được phân loại thành các nhóm khác nhau.

1. Hệ thống nhóm máu ABO:

Trên bề mặt màng hồng cầu của mỗi nhóm máu A, B, O & AB sẽ có các kháng nguyên, và trong huyết tươngsẽ có kháng thể riêng.


Nhóm máu hệ ABO đựợc xác định dựa vào sự có mặt hoặc không có mặt kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc không có mặt kháng thể chống A, B trong huyết tương.

Ởngười Việt Nam, theo Viện huyết học và truyền máu [1996], tần số các nhóm máu ABO như sau:

  • Nhóm máuA = 22,16%

  • Nhóm máuB = 29,07%

  • Nhóm máuO = 43,20%

  • Nhóm máuAB = 5,57%

1.1 Nhóm máu O:

Khả năng truyền máu:

  • Nhóm máu O có thể truyềncho tất cả các nhóm máu còn lại: A, B, AB, O.

  • Chỉ nhận máu truyền từ những người có nhóm máu: O.
​Nhóm máu O được xem là nhóm phổ biến trong truyền máu vì đặc tính không có kháng nguyên A hay B trên hồng cầu, nên sẽ thích hợp truyền cho các nhóm máu khác mà không bị ngưng kết.

1.2 Nhóm máu A:

Khả năng truyền máu:

  • Nhóm máu A có thể truyềncho nhóm máu: A, AB.

  • Chỉ nhận máu truyền từ những người có nhóm máu: A, O.

1.3 Nhóm máu B:

Khả năng truyền máu:

  • Nhóm máu B có thể truyềncho nhóm máu: B, AB.

  • Chỉ nhận máu truyền từ những người có nhóm máu: B, O.

1.4 Nhóm máu AB:

Khả năng truyền máu:

  • Nhóm máu AB chỉ có thể truyềncho nhóm máu:AB.

  • Có thểnhận máu truyền từ những người có nhóm máu: A, B, O, AB.

Đặc tính trái ngược với nhóm O khi AB là nhóm máu đặc biệt có cả 2 kháng nguyên A và B trên hồng cầu nên không thể truyền cho nhóm nào khác ngoài chính nhóm AB.
Mặt khác do trong huyết tương không có kháng thể, nên nhóm máu AB có thể nhận từ tất cả nhóm máu còn lại, nên nhóm AB còn được gọi là nhóm máu hiến huyết tương phổ biến.

2.Hệ nhóm máu Rh và nhóm máu hiếm:

- Nhóm máu Rhésus âm/dương [Rh] là yếu tố quan trọng trong việc định nhóm máu của một người.
-Trong hệ Rh có chủ yếu 5 nhóm D, C, E, c, e trong đó kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch cao nhất.Nên khi định nhóm máu chúng ta sẽ chú trọng vào RhD âm/dương.
-Những người thuộc nhóm Rh D[-] được gọi là nhóm máu hiếm theoqui định của Hiệp hội Truyền máu Quốc tế vì có tỉ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng.

Khả năng truyền máu:

  • Nhóm máu RhD [+]chỉ có thể truyềncho nhóm máu:RhD [+]

  • RhD [+] có thểnhận máu truyền từ những người có nhóm máu:RhD [-] và RhD [+]

  • ​Nhóm máu RhD [-] là nhóm máu hiếm, chỉ có thể nhận máu từ những người cùng nhóm RhD [-], nhưng có thể truyền máu cho nhóm RhD [+]

1. Xét nghiệm nhóm máu là gì?

Nhóm máu là một trong những đặc điểm cơ bản tạo nên đặc điểm sinh học và do gen quyết định. Để biết mình thuộc nhóm máu nào thì bạn phải thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện dựa trên mẫu máu của người được xét nghiệm. Sau khi tiến hành lấy mẫu, dựa vào loại kháng nguyên có mặt trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nhóm máu của bạn. Hiện nay người ta thường sử dụng hai hệ nhóm máu phổ biến bao gồm hệ ABO và hệ Rh.

  • Nếu phân loại theo hệ ABO thì bạn có thể sẽ thuộc 1 trong 4 nhóm máu chính đó là: nhóm máu O, nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB. Nếu bạn mang nhóm máu A đồng nghĩa với việc bạn có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Kết quả của bạn là nhóm máu B thì bạn có kháng nguyên B. Tương tự nếu kết quả là nhóm máu O [hay gọi một cách chính xác là nhóm máu Zero] thì trên hồng cầu của bạn sẽ không có 2 kháng nguyên trên. Còn nếu có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B thì bạn thuộc nhóm máu AB.

  • Hệ nhóm máu Rh có các loại kháng nguyên chính gồm D, C, c, E, e, trong đó kháng nguyên D là có ý nghĩa thực tế hơn cả. Bởi vậy hệ Rh còn gọi là Rh[D]. Việc bạn mang nhóm máu Rh[+] hay Rh[-] phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu của bạn có hay không có mặt kháng nguyên D.

Thực hiện xét nghiệm để biết nhóm máu của mỗi người

Ngoài 2 hệ nhóm máu Rh và ABO, cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hệ nhóm máu khác. Tuy nhiên các hệ nhóm máu này ít có ý nghĩa lâm sàng hoặc ít phổ biến tại Việt Nam.

Vậy tại sao chúng ta nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu?

Thực hiện xét nghiệm này không chỉ giúp bạn giải tỏa được “tò mò” mình có nhóm máu gì mà quan trọng hơn là nó rất có ý nghĩa khi bạn cần truyền máu. Đối với nhiều trường hợp thiếu máu thì việc truyền máu là cần thiết, thậm chí hậu quả cuối cùng có thể là tử vong nếu không được truyền máu kịp thời. Tuy nhiên, truyền máu không phải là một việc đơn giản như chúng ta nghĩ mà phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai biến do các nguyên nhân khác nhau.

Về cơ bản truyền máu phải đảm bảo nguyên tắc người cho và người nhận có cùng nhóm máu. Truyền nhầm nhóm máu khiến kháng thể có trong huyết thanh đơn vị máu cho kết hợp với kháng nguyên tương ứng trên hồng cầu người nhận có thể dẫn đến các phản ứng từ nhẹ như lo lắng hồi hộp, ra mồ hôi, gai rét, nổi mẩn,... đến nặng như sốt, sốc thậm chí tử vong.

Ngoài ra ở phụ nữ mang thai, việc xác định nhóm máu giúp kiểm soát những nguy cơ do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con có thể dẫn đến nhiều tai biến trong và sau cuộc đẻ.

Có 2 hệ nhóm máu được ứng dụng phổ biến hiện nay là Rh và ABO

1. Tổng quan về hệ nhóm máu ABO

Vào năm 1901, một bác sĩ người Áo tên là Karl Landsteiner đã phát hiện và nghiên cứu ra sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại.

Có rất nhiều hệ nhóm máu đã được phát hiện ra như ABO, Rh, Duffy, Kidd, Lewis,... trong đó 2 hệ nhóm máu chính có ý nghĩa hơn cả trong lâm sàng đó là ABO và Rh. Trong bài viết này chúng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu về hệ nhóm máu ABO.

Hình 1: Các nhóm máu chính của hệ ABO.

Về cơ bản, hệ nhóm máu ABO được quy định bởi sự có mặt hay không có mặt kháng nguyên A, kháng nguyên B, kháng thể anti-A và kháng thể anti-B. Trong đó kháng nguyên A và B có ở trên bề mặt hồng cầu, kháng thể anti-A và anti-B có mặt trong huyết thanh. Kháng thể anti-A sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A và kháng thể anti-B sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B.

Theo như cách phân loại của hệ ABO, con người sẽ có 4 nhóm máu chính và tên nhóm máu sẽ tương ứng với tên của kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu:

- Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, trong huyết thanh có kháng thể anti-B và không có kháng thể anti-A.

- Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu; có kháng thể anti-A và không có anti-B trong huyết thanh.

- Nhóm máu O: không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Có kháng thể anti-A và anti-B trong huyết thanh.

- Nhóm máu AB: có đồng thời cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Không có kháng thể anti-A và anti-B trong huyết thanh.

Khi hệ ABO kết hợp với hệ Rh[D] sẽ cho ra nhóm máu hoàn chỉnh là A[+], A[-], B[+], B[-], O[+], O[-], AB[+] và AB[-].

Ở Việt Nam, tỷ lệ người có nhóm máu O là cao nhất chiếm khoảng 42%, nhóm máu A khoảng 21%, nhóm máu B xấp xỉ 20% và cuối cùng là nhóm máu AB khoảng 17%.

Video liên quan

Chủ Đề