Xét nghiệm nội tiết to nữ là gì

Xét nghiệm nội tiết ngày càng trở nên phổ biến đối với cả nam giới và nữ giới. Thông qua các chỉ số LH, chỉ số Prolactin, chỉ số AMH, chỉ số FSH, Estrogen,…Các bác sĩ sẽ biết được người bệnh đang gặp vấn đề gì về sinh sản. Từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời, làm giảm nguy cơ hiếm muộn hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn về xét nghiệm nội tiết cũng như đi tìm hiểu lý do tại sao phải xét nghiệm nội tiết?

Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Là Gì?

Xét nghiệm nội tiết tố là xét nghiệm giúp đánh giá sức khỏe sinh sản ở cả nam giới và nữ giới.

Đối với nữ giới khi xét nghiệm nội tiết tố sẽ biết được khả năng dự trữ noãn cũng như hoạt động ở buồng trứng. Từ đó, biết được người bệnh có bị rối loạn nội tiết, chức năng sinh sản, nguy cơ vô sinh hay không để có hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm nội tiết tố là xét nghiệm giúp đánh giá sức khỏe sinh sản ở cả nam giới và nữ giới

Đối với nam giới thì phương pháp xét nghiệm nội tiết giúp phát hiện sự tăng, giảm bất thường của 4 loại chất chủ yếu là: Testosterone, FSH, LH và Androgen. Đây là những chất đóng vai trò quan trọng có tác dụng điều hòa, đảm bảo hoạt động của hệ hạ đồi, tuyến yên – tinh hoàn, giúp quá trình sinh tinh diễn ra bình thường. Nếu những chất này có chỉ số bất thường thì là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn sinh tinh, thụ thai kém ở nam giới.

Xét Nghiệm Nội Tiết Gồm Những Gì? Cách Đọc Chỉ Số Xét Nghiệm

Xét nghiệm nội tiết tố nam, nữ gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau.

Các Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nam

Để đánh giá sức khỏe sinh sản ở nam giới, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số của 4 loại xét nghiệm dưới đây bao gồm:

1. Chỉ số xét nghiệm Testosterone

Xét nghiệm Testosterone là xét nghiệm quan trọng để kiểm tra sức khỏe sinh sản ở nam giới. Thông thường các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm Testosterone vào buổi sáng khi lượng hormone này cao nhất.

  • Chỉ số Testosterone bình thường trong khoảng 300 – 1000 ng/dl.
  • Chỉ số Testosterone giảm so với bình thường khiến nam giới mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương cứng dương vật, giảm năng lượng, nguy cơ vô sinh,…

Lưu ý: Để lượng Testosterone trong máu không bị ảnh hưởng, thì trước khi xét nghiệm người bệnh cần ngưng sử dụng một số loại thuốc điều trị hoặc thông báo với bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng.

2. Chỉ số xét nghiệm FSH

Nếu nam giới không có tinh trùng hoặc gặp vấn đề suy tinh không tìm ra nguyên nhân thì đều được chỉ định xét nghiệm FSH. Chỉ số xét nghiệm này có tác dụng phân biệt suy sinh dục có hoặc không kèm suy hạ đồi với cường hạ đồi.

Xét nghiệm FSH thường được chỉ định nếu nam giới không có tinh trùng
hoặc gặp vấn đề suy tinh không tìm ra nguyên nhân

  • Chỉ số FSH bình thường trong khoảng từ 2 – 12 mIU/ml.
  • Nếu chỉ số FSH thấp hơn bình thường là dấu hiệu của bệnh liên quan tới suy hạ đồi hoặc tuyến yên.
  • Nếu chỉ số FSH cao hơn bình thường thì đồng nghĩa với việc tinh hoàn đáp ứng không tốt với kích thích mà nội tiết hướng sinh dục tạo ra. Quá trình sinh tinh bị tổn thương dẫn tới tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng.

Vẫn có trường hợp chỉ số xét nghiệm FSH bình thường do quá trình sinh tinh bị ngưng trệ, không có tinh trùng trưởng thành.

3. Chỉ số Estradiol

Chỉ số xét nghiệm Estradiol có tác dụng trong việc đánh giá các vấn đề liên quan đến dậy thì ở bé trai và bé gái.

Xét nghiệm Estradiol có tác dụng trong việc đánh giá các vấn đề liên quan đến dậy thì ở bé trai và bé gái

  • Chỉ số Estradiol bình thường ở nam giới trong khoảng từ 28 – 156 pmol/l.
  • Nếu chỉ số Estradiol tăng hơn bình thường thì chứng tỏ trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm hoặc rối loạn cương dương, nữ hóa tuyến vú ở nam giới.
  • Ngược lại, nếu Estradiol giảm thì trẻ có thể dậy thì muộn hoặc suy tuyến sinh dục.

Dựa vào chỉ số xét nghiệm Prolactin kết hợp cùng với các chỉ số xét nghiệm khác giúp chẩn đoán nguyên nhân vô sinh, tình trạng rối loạn cương dương, chứng vú to ở nam giới.

  • Chỉ số Prolactin bình thường trong khoảng 2 – 18 ng/ml [nồng độ này có thể thay đổi theo các thời điểm và giai đoạn khác nhau]
  • Chỉ số Prolactin cao: có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chứng vú to, suy giáp,…
  • Chỉ số Prolactin thấp khi tinh trùng suy nhược, ít tinh trùng, chức năng sinh dục giảm,…

Các Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nữ

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với nữ giới. Xét nghiệm nội tiết tố nữ được khuyến cáo nên thực hiện định kỳ khoảng 1-2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Đặc biệt đối với những chị em rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai,…thì việc xét nghiệm thường xuyên là việc làm bắt buộc.

Để đánh giá sức khỏe sinh sản của nữ giới, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số của 7 loại xét nghiệm dưới đây.

Để đánh giá sức khỏe sinh sản của nữ giới thường dựa vào chỉ số của 7 loại xét nghiệm gồm:
Estrogen, Prolactin, AMH, FSH, LH, Progesterone, Testosterone

Hormone Estrogen ở nữ giới giúp quy định các đặc điểm về hình thể như: làn da, đường cong cơ thể, giọng nói, chu kỳ kinh nguyệt,…

Estrogen ở nữ giới có 3 dạng khác nhau nhưng Estradiol [hay E2] là dạng phổ biến nhất.

  • Nồng độ Estradiol ở mức bình thường nếu nằm trong khoảng từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL.

2. Chỉ số Prolactin

Chỉ số xét nghiệm Prolactin giúp bác sĩ biết được khả năng sinh sản ở nữ giới. Vì chúng có vai trò kích hoạt rụng trứng, đảm bảo trứng hình thành và trưởng thành.

  • Chỉ số Prolactin ở mức bình thường trong khoảng từ 127 – 637 μU/mL.
  • Nếu chỉ số tăng Prolactin cao sẽ dẫn tới nguy cơ vô sinh do tình trạng rối loạn rụng trứng.

3. Chỉ số AMH

Hormone AMH được sản xuất bởi các tế bào trong nang trứng. Chúng ảnh hưởng tới khả năng dự trữ cũng như cung cấp trứng của buồng trứng.

  • Chỉ số AMH bình thường trong khoảng 2 – 6,8 ng/ml
  • Chỉ số AMH quá cao: tăng nguy cơ quá kích buồng trứng, có thể dẫn tới vô sinh.
  • Chỉ số AMH quá thấp: khả năng đáp ứng thuốc bị giảm khi thụ tinh ống nghiệm.

4. Chỉ số FSH

Xét nghiệm FSH thường được chỉ định trong chẩn đoán hội chứng đa nang buồng trứng ở nữ giới.

  • Chỉ số FSH bình thường dao động trong khoảng 1,4 – 9,6 IU/L.
  • Nếu chỉ số này cao hơn bình thường thì chứng tỏ khả năng dự trữ của buồng trứng ở mức thấp.

5. Chỉ số LH

Hormone LH là một trong những hormone quan trọng nhất trong quá trình sinh sản.

  • Chỉ số xét nghiệm LH bình thường trong khoảng từ 0,8 – 26 IU/L.
  • Nếu chỉ số LH bất thường sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang,…

6. Chỉ số Progesterone

Progesterone có tác dụng trong việc kích thích sự phát triển niêm mạc tử cung và tuyến vú.

  • Ở phụ nữ bình thường thì chỉ số xét nghiệm Progesterone chỉ nên nằm trong khoảng từ 5 – 20 ng/mL.
  • Nếu chỉ số này tăng cao ở phụ nữ bình thường có thể dẫn tới cảm giác tức ngực, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, cơ thể suy nhược, trầm cảm,…
  • Riêng đối với phụ nữ mang thai Progesterone cần tăng cao để có thể bảo vệ thai nhi.

7. Chỉ số Testosterone

Trong cơ thể nữ giới vẫn có một hàm lượng nhỏ hormone Testosterone. Hormone này trong cơ thể có tác dụng kích thích ham muốn tình dục.

  • Chỉ số Testosterone ở nữ giới bình thường trong khoảng từ 15 – 70mg/dL.
  • Nếu nồng độ Testosterone tăng cao ở nữ có thể là dấu hiệu của bệnh đa nang buồng trứng hoặc bệnh u hiếm gặp.

Xét Nghiệm Nội Tiết Khi Nào?

Đối với nữ giới

Các bác sĩ khuyến cáo nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên làm xét nghiệm nội tiết tố nữ định kỳ khoảng 1-2 lần/năm. Điều đó giúp theo dõi sức khỏe sinh sản cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong cơ thể nếu có.

Nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên làm xét nghiệm nội tiết tố nữ định kỳ khoảng 1-2 lần/năm

Ngoài ra, một số đối tượng nên xét nghiệm nội tiết tố sớm như:

  • Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Nữ giới không có kinh [vô kinh nguyên phát] hoặc trường hợp bị mất kinh trên 3 tháng [vô kinh thứ phát] cần đi xét nghiệm sớm.
  • Nữ giới tăng cân nhiều không kiểm soát.
  • Thường xuyên rụng tóc, vã mồ hôi.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Nghi ngờ mắc chứng đa nang buồng trứng.
  • Người chuẩn bị thụ tinh ống nghiệm hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Đối với nam giới

Các xét nghiệm nội tiết ở nam giới không cần thực hiện thường xuyên như nữ giới. Tuy nhiên trong những trường hợp dưới đây bạn cần thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt.

  • Nam giới hiếm muộn con cái.
  • Những người có biểu hiện yếu sinh lý, tinh trùng bất ổn.
  • Người không có tinh trùng [vô tinh].
  • Cơ thể mệt mỏi, giảm ham muốn
  • Cương dương bất thường,…
  • Người chuẩn bị thụ tinh ống nghiệm hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Xét nghiệm nội tiết ở nam giới cũng cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản cho nam

Xét  nghiệm nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ. Việc lựa chọn xét nghiệm nội tiết ở đâu cũng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả chẩn đoán. Hãy chọn những cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng cao để đảm bảo quy trình xét nghiệm diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác nhất.

Để tìm hiểu thêm về Diag và thông tin sức khỏe, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề