Xương ngọc chẩm như thế nào

Trần Đại Hoàng

Trả lời 9 năm trước

Đầu tiên bạn thử cách này xem đó có phải xương ngọc chấm không: Bình thườngxương ngọc chẩm bắt đầu từ ấn đường theo đường ngang chân mày vẽ nửa vòng tròn ra chính giữa sau gáy gặp cục u nào thì đó là ngọc chẩm, 1 người có thể có tối đa đến 7 xương ngọc chấm, nhiều người còn cho rằng xương ngọc chấm là biểu hiện của điều may mắn, giàu sang, phú quý, vậy nên bạn không cần phải lo lắng nhiều nữa nhé!

Hình dạng đầu được thể hiện qua khung xương, khung xương thế nào thì da tóc bao bọc thế ấy và biểu lộ ra cho ta quan sát.

Khung hình xương đầu thế nào thì bộ óc bên trong cũng bị ảnh hưởng cấu hình. Bác sỹ J.Jene và bác sỹ Giáo sư Rorschach người Đức đã nhận định như vậy qua giải phẫu.

1. Các hình dạng đầu

Các hình dạng đầu [bao gồm đặc biệt và bình thường] và thông tin dự báo về tướng pháp.

  • Dáng tròn: Thông tuệ, giàu, sang.
  • Dáng to vuông: Quyền uy, dũng mãnh.
  • Dáng hóp: Kém cỏi, ít phúc hậu.
  • Dáng bẹt [cá trê]: Bần tiện.
  • Đầu vẹo: Hèn mọn, tầm thường.
  • Đầu gồ ghề, u bướu: Bướng bỉnh, bần tiện.
  • Đầu gồ hai bên thái dương: Sông khỏe, gặp may nơi ngoại quán, giàu có [gồ đầy vùng thiên tri trong 12 cung ở mặt].
  • Đầu có xương trồi cao trên hai tai: Rất thọ.
  • Đầu có xương nổi sông ở giữa đầu [từ huyệt Bách Hội đến vùng thóp: Người có tài sư phạm [giảng dạy tốt], trí tuệ minh mẫn, giáo hoạt, nhưng không giầu.
  • Ngoài những khung hình đầu đặc biệt ấy ra và cho ta những thông tin dự báo đặc trưng đã nói, còn lại là hình đầu bình thường thì cuộc sông cũng bình dị, trí tuệ thông thường.

2. Phần thóp đầu

Trong toàn bộ khung xương của cơ thể, của con người, xương đầu được hoàn chỉnh tức định hình sau cùng. Nghĩa là cho mãi đến khi đứa trẻ sinh ra phải 6 tháng đến 1 năm tuổi khung xương đầu mới đầy đủ, thóp mới kín.

Thóp vùng đầu sát trán ở 3/5 đỉnh đầu. Thóp trẻ rất quan trọng, nó có thể rộng hẹp; Hình tam giác hay hình thang cân v.v…

Sự rộng hẹp của thóp không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tạo xương của đứa trẻ hay do hậu thiên nuôi sống đứa trẻ thiếu can xi, còi xương mà thế đâu. Đứa trẻ nhanh đầy thóp, thóp hẹp thì khỏe? Cái đó chưa hoàn toàn đúng. Việc chóng liền thóp hay liền thóp, nghĩa là: trẻ em sinh ra cần đến một khoảng thời gian sau từ sáu tháng đến hết một năm [tùy từng trẻ] không hoàn toàn lệ thuộc vào việc nuôi dưỡng đứa trẻ. Nó cũng được ‘Tập trình” siêu nhiên từ trước và là cửa mở vào vũ trụ.

Thóp là nơi tiếp nhận thông tin trực tiếp từ “Đấng tối cao” vũ trụ. Nơi tiếp nhận “thiên năng” thường xuyên để hoàn chỉnh năng lực hoạt động trí tuệ; nơi cung cấp năng lượng vũ trụ cho việc phát triển thần khí của lục phủ ngũ tạng, các giác quan và ngũ nhạc của trẻ.

Nguồn “thiên năng” này vô cùng quan trọng đối với trẻ. Ngoài các đại huyệt – “luân xa” là các điểm tiếp nhận thiên năng, thì thóp không chỉ có vai trò tiếp nhận thiên năng mà còn là nơi tiếp nhận thông tin “điều hành” trực tiếp từ “vũ trụ” để tiếp tục hoàn thiện bản năng; hình thành nhân cách và trí tuệ – được dạy bảo cho trẻ khi mà đứa trẻ chưa tự học được các bản năng của con người. Các cụ thường bảo “bà mụ dạy” rồi “bà mụ đỡ”. Đó là những câu người lớn thường thốt ra khi nhìn thấy trẻ sơ sinh có những biểu hiện bản năng con người như: cười, mếu, khóc, động chân, tay, khi trẻ ngủ. Và ý nghĩ ấy được truyền miệng từ người này đến người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi đứa trẻ vô tình bị làm ngã hay bị ngã khi tập đi [8, 9 tháng tuổi] thì đều được an ủi, hay tự an ủi bằng câu: có “bà mụ đỡ”. Vậy “bà mụ” ở đây là ai?

Một hiện tượng tự nhiên ấy nhưng cũng chưa có một học giả nào ở Đông, Tây, Cổ, Kim nghiên cứu cả!

Những trẻ mạnh bạo – “tiên thiên ” tốt. Nghĩa là nó được tiếp nhận tốt “nguyên khí thiên địa” nhiều, khi nó được hình thành trong “bào” [tử cung] của người mẹ. Các nhà hiền triết cổ xưa đều khẳng định một quan điểm chung là: người được hình thành nhờ khí của trời – cụ thể các tinh tú và từ tinh của đất – năng lượng của quả đất. Năng lượng này được nạp vào con người qua các thức ăn mà con người dùng. Năng lượng của quả đất đang chứa trong vạn vật sống trên nó, nhưng cũng có thiên khí dự phần cùng. Thiên khí không nhìn thấy như không khí vậy. Song nó vẫn tồn tại.

Các “luân xa” tồn tại “mở” suốt một đời người. Đây là nguyên tắc, thiên định, nhằm bổ sung thiên năng của con người “Chứ các luân xa không tự đóng lại”. Nó chỉ bị bịt lại vì một nguyên nhân cơ học hoặc bệnh lý mà thôi. Các nhà cảm xạ học cho rằng họ có thể khai mở ‘Luân xa” bằng năng lượng của họ là điệu mị người mà thôi chứ không từ quan điểm khoa học! Đúng ta có thể hồi phục sự thông thoáng trở lại của các “luân xa” bằng nhiều phương pháp khoa học khác nhau. Và trong tương lai khi vấn đề này được các nhà thông thái nghiên cứu thì sẽ được sáng tỏ hơn. Luân xa đã có sao phải khai mở? Thật hoang tưởng.

12 luân xa thì còn tồn tại mở [theo lý thuyết] suốt đời con người. Bởi vì nó còn chức năng và “nhiệm vụ” được giao của một nơi huyền bí.

Thóp thì sau 6 tháng đến 1 năm tuổi, có trường hợp ngoại lệ nó được mở lâu hơn đến 2 năm. Tuỳ thuộc “nhiệm vụ” được giao chưa hoàn thành ở trẻ sơ sinh rồi mới đóng hết. Thông tin điều hành cắt.

Thóp là cổng thông tin liên lạc với vũ trụ của con người khi bé, khi bộ óc mới đạt 80% năng lực. Quan điểm này khó nhận thức nhưng không phải là vấn đề nhảm nhí và mê tín. Hãy mặc đó, khi ý tưởng còn cần thời gian để minh chứng.

Về vấn đề liền thóp sẽ có hậu quả là tạo ra những trí tuệ khác nhau giữa người này và người khác. Và nó được hiện hình qua tướng mạo: phú quý, bần tiện… [mệnh] thông minh, thọ, yểu… [thân].

Như vậy tướng [thân] gắn liền với số [mệnh]. Ông Lưu Hiệp trong “tân luận” có bàn rằng: “Mệnh là căn bản của đời người. Tướng là trợ thủ cho mệnh mà thành. Mệnh không hiện hình. Tướng thì hiện hình. Có mệnh thì nhất định có tướng. Có tướng nhất định có mệnh. Tướng, mệnh của người như: hiền, ngu, quý, tiện, thọ, yểu… do kết thai [thai nhi] chế khí, tiếp khí hậu mà sinh ra [ở đây tác giả muốn nói chế khí chính là năng lượng của quả đất [địa năng], còn tiếp khí hậu là thiên năng từ vũ trụ].

3. Tướng thóp

  • Thóp, có người đầy đặn nổi cao: Tướng giầu, trí tuệ. Khí lực dồi dào, năng lực lớn, đa tài.
  • Thóp thấp bằng: Năng lực bình thường.
  • Thóp lõm: Hèn yếu, trí tuệ kém, nghèo.
  • Điều mới lạ từ quan điểm thóp. Những năm giữa thế kỷ 20, nhiều người đi tiên phong trong nghiên cứu về thóp. Họ cũng đã có quan niệm đầu là nơi tiếp nhận “thông tin ” và “năng lượng” từ vũ trụ. Khi còn bé “cổng thông tin ” đó là thóp. Lớn lên cổng thông tin này bị lấp lại. Từ đó con người ta không còn được “tiếp nhận sự chỉ dạy và năng lượng” từ vũ trụ nữa.

Từ quan niệm như vậy mà người ta đã có ý tưởng khoan thủng xương đầu để có thể tiếp tục nhận được thông tin từ vũ trụ. Việc này nghe thật gàn dở thế mà ở châu Âu đã có ba bôn người làm việc đó. Thậm chí họ tự khoan thủng hộp sọ mình. Có người đã phải chi phí đến 2.000USD và phải sang tận Ai Cập mới có bác sỹ dám nhận làm việc này.

Những người đã khoan thủng sọ của mình cho biết họ chỉ cần một lỗ khoan có phi [] 0,975cm là hợp lý.

Và rằng sau khi khoan thủng sọ mình, họ thấy trí tuệ họ trở nên siêu việt và khoan khoái lạ thường. Tất nhiên làm việc tiên phong này đã có hai vợ chồng hành nghề y. Từ đó đến nay chưa có thêm người tiếp tục thực nghiệm ý tưởng “điên khùng” này. Song thực ra thì những người đã thực nghiệm tự khoan sọ mình cũng chưa có sự kiểm chứng, so sánh trí tuệ trước và sau khi khoan sọ cùng nhóm người làm chứng. Vì vậy mà không có nhiều người dám liều lĩnh thực hiện tiếp theo.

Ngoài thóp đã bị đóng lại khi trẻ 1 tuổi người ta còn Đại huyệt Bách hội [ở giữa đỉnh đầu] vẫn là nơi giao tiếp với bên ngoài. Nhiều phép dưỡng sinh đã lợi dụng huyệt này để thu “thiên năng”. Và đông y dùng trong xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu v.v… để chữa bệnh. Song có lẽ do huyệt Bách hội chỉ có một lỗ siêu nhỏ nên việc tiếp nhận “thông tin và thiên năng” bị hạn chế tối đa. Các nhà cảm xạ học, thần kinh học, các đạo sỹ Ân Độ, Tây Tạng, Miama, Nhật Bản v.v… rất quan tâm tới huyệt đạo này và đã áp dụng nhiều phương pháp khai thác nó.

4. Tướng xương hậu chẩm

Người ta có khái niệm ngọc chẩm vì xương này ở sau đầu nổi cao hình chiếc bánh dầy. Xương hậu chẩm nổi thành gò, nhưng cũng có người xương này gần như không hằn rõ ở đầu.

Xương hậu chẩm trong tướng lý là phên dậu phía sau. Nó là đồn luỹ chặn hậu [nghĩa phong thủy] của đầu và tướng mặt.

Về tướng pháp nó được xem xét cẩn thận và từ đó ta cũng có thông tin. Vậy xương hậu chẩm [ngọc chẩm] được xem xét như thế nào.

Các kiểu xương hậu chẩm 

  • Xương hậu chẩm có nhiều xương nhỏ hợp thành và vì thế hình dạng khác biệt nhau ở một số người.
  • Có một xương nhô hướng lên trên [người Hoa gọi là Yến Nguyệt chẩm]. Người có như vậy có thể làm quan chức.
  • Một xương mà gấp khúc hướng xuống [phục nguyệt chẩm]. Người có xương chẩm như vậy có thể làm đến cấp bộ.
  • Có 2 xương nhọn và nhô cao [song long]. Người có xương chẩm này có thể làm tướng.
  • Có 2 xương gấp khúc đôi nhau [tưởng bôi chẩm]. Người có xương chẩm như trên giỏi cả văn lẫn võ.
  • Hai xương này trên dưới rõ ràng thì làm quan võ cao cấp. Người Hoa gọi là có [tam tinh chẩm].
  • Có 3 xương đầu tròn [tam tai chẩm]. Người có hậu chẩm như thế có thể làm đến thủ tướng chính phủ, chủ tịch, tổng thống.
  • Có bôn xương; xương ở giữa nhô cao hơn cả [ngũ nhạc chẩm]. Người có xương hậu chẩm như vậy có thể được phong danh hiệu cao quý, suốt đời hưởng lộc.
  • Hình dáng đặc biệt là xưởng chẩm nổi đều bốn phía ở giữa trũng xuống thành hố [xa trừu chẩm]. Người có hậu chẩm như thế có thể làm đến phó thủ tướng chính phủ, phó chủ tịch nước.
  • Xương hậu chẩm bằng phẳng không phân biệt với đầu nhiều. Người như vậy thì không có chức phận xã hội.

Xương hậu chẩm ẩn dưới tóc vì vậy nếu không cắt tóc trọc thì chỉ có thể sờ nắn mới rõ. Ngay cả khi đầu trọc lốc cũng cần sờ kỹ mới biết đích xác. Tướng hậu chẩm cũng chỉ tham khảo vì thực chất là:

  • Hậu chẩm nổi cao là người tinh tế, khéo léo, tài hoa, vì thê nó biễu hiện tiễu não phát triển tốt.
  • Hậu chẩm bằng phẳng tức tiểu não bình thường. Như vậy sẽ là người vụng về, chậm chạp.

Suy diễn logic thì rõ ràng những người như thế làm gì có thể đảm đương việc lớn, việc xã hội. Những hình dạng xương hậu chẩm trên đều là hình dạng đặc biệt. Vì vậy nó cũng có chức phận đặc biệt.

Ngoài các hình đặc biệt của xương hậu chẩm còn thêm các hình dạng sau:

  • Một xương nhô tròn [viên nguyệt chẩm] làm người bảo vệ.
  • Một xương trên tròn dưới vuông [thùy lộ chẩm] tướng làm quan viên làng xã.
  • Một xương tròn dẹt bánh dầy [tôn ngọc chẩm] tướng làm thư ký.
  • Hai xương gấp khúc dựa vào nhau [bối nguyệt chẩm] làm viên công chức.

Tướng pháp Trung Hoa còn có thêm nhận định nhân cách qua xương hậu chẩm. Xin liệt kê thêm để tham khảo.

  • Xuât phúc chẩm [có một xương gồ nhọn]: Tướng người cương trực, trung thành.
  • Hồi hoàn chẩm điềm: Cha con đều hiển vinh.
  • Tam quan chẩm [ba xương trồi cao liền nhau một hàng]: tướng giàu có, đông anh em, sang trọng.
  • Liệt hoàn chẩm [xương nổi lên nối liền xương phía trên 2 tai thành bờ mai rùa]: tướng thọ, sang, nhưng tính khí bất thường.
  • Kê chẩm [xương chẩm thẳng một vạch] tướng bướng bỉnh, thô bạo.
  • Hoành sơn nhất tự chẩm [xương nổi cao một gò dài] tướng có công danh.

Ngoài ra họ còn chia nhỏ tỉ mỉ như:

  • Tả trường chẩm, tả tán chẩm, hữu tán chẩm [xương chẩm nổi bên trái, bên phải ngắn và nổi bên trái thành vạch dài] để chỉ tướng sông lâu.
  • Tuần châm chẩm, thùy châm chẩm: chỉ tướng nghèo mà sang và thọ.
  • Thượng tự chẩm [xương hậu chẩm giông chữ thương Trung Quốc]: chỉ tướng người có trí lớn nhưng không thành đạt nhiều.
  • Yên cổ chẩm, đinh tự chẩm [xương hậu chẩm có dáng chữ đinh Trung Quốc]: chỉ thành bại trên quan trường, không ổn định.
  • Sơn tự chẩm [hậu chẩm giống chữ sơn Trung Quốc] tướng phú quý, thông minh thọ.
  • Diệp Ngọc Chẩm [một xương bẹt hình lá cây], tướng giầu có, hiển vinh.
  • Tượng Nha Chẩm [xương hậu chẩm trồi nhọn cong như ngà của con voi], huyền trân chẩm, tướng của người có quân quyền, võ quan.
  • Nhật dương chẩm [xương chẩm dài nhưng đứt làm hai đoạn]: tướng rất giàu có và trường thọ.

Tướng pháp cho rằng xương sọ người cấu ghép từ trăm loại xương với nhau. Riêng xương hậu chẩm cũng không liền khôi mà nó chia cắt thành hàng chục kiểu xương như đã nêu. cấu tạo như vậy nhưng chúng nằm trong mảng chẩm. Tuy thế chúng vẫn khu biệt bằng hình dạng riêng. Mỗi hình dạng ấy cho ta tính cách riêng của mỗi con người và sự thành danh của họ. Mỗi người chỉ cần có một dạng xương hậu chẩm trên là quý rồi. Nó là phên dậu bảo vệ phía sau cho trán. Nó phải nổi bật lên mới hợp cách. Nếu bằng tẹt giống các phần khác của xương đầu làm không phân biệt được thì đó là tướng của người kém cỏi, yểu vong, tính tình bình lặng, danh phận tầm thường nhưng đôi khi vì một lý do nào đó thì tính tình của họ lại bột phát nóng nảy [loại colique], năng lực bình thường. Còn hậu chẩm lõm: người vụng về, năng lực kém, tính tình nhu yếu [loại melancolique].

5. Đầu có cốt

Tướng đầu gồm: Hình dạng đầu [đã nói trên], biệt tướng gồm: sống đầu [đầu có cốt] có tài sư phạm, còn gọi là gò sư phạm, sống này kéo dài xương trán cực quý.

DaquyVietnam,

Video liên quan

Chủ Đề