Yếu tố gây an tượng với nhà tuyển dụng

Mọi thứ có thể có sự thay đổi trong cuộc săn lùng công việc. Chỉ cần bạn chuẩn bị tốt trước khi đi đến một cuộc phỏng vấn. Nhưng đó không chỉ là những thứ sẵn có trong bạn, mà bạn còn cần phải học hỏi nhiều để làm sao kết thúc cuộc phỏng vấn bạn phải để lại một ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là những điều bạn nên học hỏi.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Có lẽ bạn sẽ không phô bày ra sự giới thiệu mà không có sự chuẩn bị tốt. Tương tự, bạn không muốn đi đến một cuộc phỏng vấn mà không hề tìm hiểu công việc mà bạn muốn dự tuyển. Thể hiện sự thân thiện với nhà tuyển dụng cho công việc tương lai, những câu chuyện về công ty và sự hoạt động của chúng. Nếu có thể, cố gắng tìm hiểu tính cách của người trực tiếp phỏng vấn bạn để đối phó dễ dàng. Bạn sẽ gây ấn tượng tốt hơn trong lúc phỏng vấn, nếu bạn có sự chuẩn bị trước.

Chọn lọc những mục tiêu của bạn.Trước khi trình bày về bản thân cho một vị trí làm việc, bạn phải nắm chắc những quyền lợi cho bản thân và cho mục đích công việc.


Chuẩn bị giải thích tại sao bạn muốn làm việc ở đây và bạn nghĩ bạn có thể làm việc tốt hay không. Mục tiêu của bạn phải thuyết phục được các nhà tuyển dụng là làm sao để bạn làm tốt công việc ấy.

Chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi của bạn. Thuyết phục những người tham gia cuộc phỏng vấn bằng việc phát triển đúng những câu hỏi. Nhưng hỏi những câu hỏi là một phần của hành động phải có giá trị lắng nghe tốt: gây sự chú ý và thu hút những người khác. Đó là một trong những điều không thể xem thường trong kỹ năng phỏng vấn.

Nếu bạn chăm chú lắng nghe từ phía nhà tuyển dụng, họ sẽ thường xuyên nói chính xác về bạn hơn những điều mà họ đang tìm kiếm ở một nhân viên mới cho công việc của họ, và may ra bạn có thể phù hợp với những đòi hỏi ấy.

Đừng quên những thứ tuy “nhỏ” như việc nhận thức về thái độ của bạn, sự tiếp xúc bằng mắt, tốc độ trả lời của bạn [cũng đừng nói quá nhanh] và đừng để điều gì làm bạn bối rối hay kiểu cách cũng như chân bạn đứng cứng đơ hay là rung rẩy, tay thì đưa lên tóc điều đó sẽ thể hiện sự lúng túng.

Trong lúc phỏng vấn

Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với nhà tuyển dụng, bạn phải có khả năng để lại một ấn tượng tốt. Đây là cơ hội hứa hẹn cho sự thành công cho bạn. Có những thứ mà bạn không nên làm trong một cuộc phỏng vấn, sau đây là một số điều cơ bản có thể chỉ dẫn bạn bắt đầu cho một hướng đi đúng.

Ăn mặc gọn gàng. Đừng đánh giá thấp hình dáng bên ngoài của bạn. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên, người phỏng vấn sẽ xem xét phong thái bên ngoài của bạn có được hay là không. Bạn ăn mặc như thế nào để gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng mở ra cho bạn một cơ hội bước tiếp vào vòng trong. Cánh ăn mặc của bạn phải phù hợp với vị trí công việc mà bạn xin tuyển.

Để lại ấn tượng tốt đầu tiên. Ngay khi cuộc phỏng vấn bắt đầu bạn phải có mặt tại công ty. Ngồi chờ để gặp người hướng dẫn cho cuộc phỏng vấn của bạn, và đây là lúc mà mọi ứng viên đang chuẩn bị tư thế sẵn sàng của họ.

Hãy giữ cho tâm trí của bạn luôn bình tĩnh. Giữ thái độ thân thiện với tiếp tân, người trợ lý, và tất cả những người khác, chào hỏi mọi người đến trước và đến sau cuộc phỏng vấn. Trong một cuộc khảo sát gần đây thì có 91% đồng ý rằng nếu ứng viên là người bất lịch sự hay cư xử khiếm nhã với tiếp tân, trợ lý hay những người khác trong công ty thì nắm chắc phần thất bại trong cuộc thi tuyển.

Hỏi và lựa chọn những câu hỏi để hỏi. Nhận biết hồ sơ xin việc của bạn chu đáo và trình bày rõ ràng, cụ thể với những thông tin chính xác. Bước vào cuộc phỏng vấn mà bạn đã chuẩn bị để biện hộ cho những mặt còn yếu kém trong quá trình làm việc của bạn. Bạn trả lời những câu hỏi sao cho thật tốt và mở ra một hướng mới. Trong một cuộc khảo sát thì 32% những người phỏng vấn cho rằng tính lương thiện và chính trực là quan trọng nhất. Những kỹ năng sẵn có và sự hăng hái đứng ở vị trí kế tiếp.

Chuẩn bị trong suy nghĩ của bạn ít nhất hai hướng đi đúng lúc người phỏng vấn muốn biết nếu bạn là người thích hợp cho công việc này. Nó là cơ hội để bạn khám phá ra nhiều điểm đặc biệt về công việc này, công ty, về văn hóa, và người tuyển dụng cũng như bạn có thể phù hợp với những điều đó.

Kết thúc cuộc phỏng vấn

Nếu bạn đã để lại một ấn tượng tốt vì đã đi đúng trọng tâm, bạn muốn thật chắc chắn và kết thúc với một dấu hiệu tốt. Nếu bạn quyết định chọn công việc ấy, thì bạn hãy nói cho rõ ràng, có sức thuyết phục trước mọi người.

Hãy nói “Cảm ơn”. Hãy để lại trong mắt người phỏng vấn một cảm giác thân thiện, lịch sự và hãy nói lời cảm ơn họ vì đã có thời gian cho bạn cuộc gặp gỡ này.

Lễ phép hỏi nhà tuyển dụng khi nào họ đi đến quyết định cuối cùng về vị trí mà bạn xin ứng tuyển.

Hãy viết một lá thư gởi đến nói lời cảm ơn ngay khi rời cuộc phỏng vấn. Theo cuộc điều tra chung có 76% ý kiến nhà tuyển dụng chú ý đến vấn đề quan trọng này. Lá thư cảm ơn của bạn nên nhấn mạnh lòng biết ơn về cuộc phỏng vấn để làm tăng thêm sự chú ý.

Những kỹ năng, trở nên thành thạo tại cuộc phỏng vấn đó là những bài học thực hành. Nhưng điều quan trọng nhất là phải đẩ lại một ấn tượng tốt trước cuộc phỏng vấn thì bạn sẽ làm tăng thêm cơ hội để bảo đảm cho một vị trí làm việc mới.

HRvietnam

Áp lực của việc tham gia phỏng vấn đôi khi khiến ứng viên khó duy trì được trạng thái tốt nhất của mình. Tuy nhiên, JOBOKO.com khuyên bạn nên chú ý đến từng chi tiết trong lần gặp gỡ đầu tiên này nếu muốn để lại ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng và thành công trúng tuyển vào công việc trong mơ.

Mẹo tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ lần gặp đầu tiên

1. Tìm hiểu kỹ công ty trước buổi phỏng vấn

Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ về công ty mà bạn đang ứng tuyển. Bên cạnh các tài khoản mạng xã hội và trang web công ty, bạn cũng nên tìm kiếm những tin tức mới nhất và báo cáo tài chính của công ty. Những thông tin này sẽ rất hữu ích trong việc trả lời phỏng vấn đúng trọng tâm, đồng thời thể hiện sự nghiêm túc của bạn đối với công ty và vị trí ứng tuyển.

2. Đến buổi phỏng vấn sớm hơn

Việc đến muộn chắc chắn sẽ để lại ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng và đây là điều bạn không mong muốn. Vì vậy, hãy đến sớm khoảng 10 đến 15 phút trước khi trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Điều này không chỉ cho thấy sự đúng giờ và phong thái chuyên nghiệp của bạn, mà còn thể hiện được sự tinh tế khi tránh làm mất thời gian của nhà tuyển dụng.

3. Lựa chọn trang phục phù hợp

Trang phục mà bạn lựa chọn cũng đóng vai trò quan trọng trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, hãy dành thời gian tìm hiểu về văn hoá tại công ty để ăn mặc một cách chỉn chu và phù hợp, tránh làm quá hay qua loa.

4. Tránh sử dụng điện thoại

Việc lướt điện thoại để lấp đầy khoảng thời gian trống đang dần trở thành một thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, khi chờ để được tham gia phỏng vấn, bạn nên tránh sử dụng điện thoại vì điều này sẽ để lại ấn tượng xấu nếu bị nhà tuyển dụng bắt gặp. Thay vào đó, hãy quan sát xung quanh để hiểu thêm về môi trường và văn hoá công ty hay dành thời gian để bình ổn cảm xúc trước khi bước vào phòng phỏng vấn.

Sử dụng điện thoại trong phỏng vấn có thể khiến bạn "mất điểm" trước nhà tuyển dụng

5. Chào hỏi đúng cách

Hãy mở đầu cuộc gặp gỡ với một nụ cười tươi trên môi. Điều này sẽ ngay lập tức lan tỏa sự thân thiện và dễ mến của bạn đến với nhà tuyển dụng và thôi thúc họ đối xử lại với bạn theo cách tương tự. Ngoài ra, nụ cười cũng được chứng minh là có tác dụng giúp bạn thả lỏng và giảm bớt sự lo lắng.

Một phần không thể thiếu trong quá trình giới thiệu là bắt tay. Lời khuyên dành cho bạn là sử dụng một lực nắm tay vừa phải, đủ để thể hiện sự tự tin của bạn. Nếu nhà tuyển dụng không chủ động đưa tay ra trước, đừng ngại ngần chủ động để thể hiện thiện chí của bạn. Chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao điều đó.

6. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp. Đầu tiên, hãy duy trì tương tác bằng ánh mắt với nhà tuyển dụng trong suốt quá trình phỏng vấn để thể hiện sự chú tâm của bạn. Tiếp theo, bạn nên chú ý giữ tư thế luôn thẳng khi đứng cũng như khi ngồi. Tuyệt đối tránh việc khoanh tay hay ngồi không yên khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu tự tin.

7. Sử dụng từ ngữ thông minh

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, từ ngữ mà bạn lựa chọn có thể đem lại hiệu quả nhiều hơn bạn nghĩ. Hãy lồng ghép những điểm mạnh của bản thân thông qua các tính từ như "sáng tạo" hay "tỉ mỉ" vào câu trả lời mỗi khi có cơ hội. Ngược lại, sử dụng những từ ngữ tiêu cực để nói xấu công ty hay sếp cũ chắc chắn sẽ khiến bạn để lại ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.

8. Trả lời câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm

Trong buổi phỏng vấn, ứng viên nào cũng mong muốn thể hiện đam mê và khả năng của mình đối với vị trí công việc đang ứng tuyển. Tuy nhiên, thời gian phỏng vấn là có hạn, nên bạn cần đưa ra những câu trả lời ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý và đúng trọng tâm. Tránh việc ngập ngừng hay nói những câu vô nghĩa vì điều đó chỉ càng thể hiện sự lo lắng, bồn chồn của bạn.

Nhà tuyển dụng kỳ vọng ứng viên có khả năng giao tiếp tốt, trả lời câu hỏi đúng trọng tâm

9. Mang theo hồ sơ xin việc

Dù cho nhà tuyển dụng có yêu cầu hay không, hãy chuẩn bị đầy đủ tất cả các giấy tờ liên quan và mang theo khi bạn đến tham gia phỏng vấn. Trong đó bao gồm CV xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, bằng cấp, portfolio,... Hãy xếp tất cả các giấy tờ này thật gọn gàng trong một tập hồ sơ và đảm bảo không có lỗi sai nào.

10. Là chính mình

Điều cuối cùng bạn cần làm không gì khác ngoài thể hiện đúng tính cách của mình. Một trong những mục đích chính của buổi phỏng vấn là để đánh giá sự phù hợp của bạn với văn hoá của công ty. Vì vậy, hãy là chính mình để giúp nhà tuyển dụng và chính bản thân bạn kiểm tra mức độ phù hợp đó.

Ấn tượng đầu tiên rất khó để phai mờ, nên hãy cố gắng làm đúng ngay từ đầu. Bằng cách thực hiện theo những lời khuyên mà JOBOKO.com chia sẻ trên đây, tin chắc nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm tốt đẹp về bạn.

MỤC LỤC:
1. Tìm hiểu kỹ công ty trước buổi phỏng vấn
2. Đến buổi phỏng vấn sớm hơn
3. Lựa chọn trang phục phù hợp
4. Tránh sử dụng điện thoại
5. Chào hỏi đúng cách
6. Chú ý ngôn ngữ cơ thể
7. Sử dụng từ ngữ thông minh
8. Trả lời câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm
9. Mang theo hồ sơ xin việc
10. Là chính mình

Đọc thêm: ​Cách tìm hiểu về công ty trước khi đi phỏng vấn

Đọc thêm: ​5 ngôn ngữ cơ thể nên có giúp bạn có buổi phỏng vấn thành công

Video liên quan

Chủ Đề