Zoom bị đánh giá 1 sao

Ứng dụng Zoom chỉ được 3,4 điểm đánh giá sau cơn bão rate 1 sao từ phía học sinh, sinh viên Việt Nam vì bị bắt học online qua công cụ này. 

Cụ thể, nhiều người đã phản ánh tình trạng ứng dụng Zoom, công cụ dùng để họp trực tuyến, học trực tuyến đang bị bão đánh giá 1 sao trên cả 2 kho tải của hệ điều hành iOS và Android từ học sinh, sinh viên Việt Nam vì những lý do không liên quan đến chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cũng kêu gọi mọi người cùng đánh giá 5 sao để giúp ứng dụng trở về đúng giá trị của nó.

Sở dĩ ứng dụng Zoom liên tục bị đánh giá 1 sao vì đây được cho là công cụ được nhiều thầy cô giáo lựa chọn để dạy học trực tuyến trong quãng thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học vì dịch Covid-19. Như trên kho tải Goolge Play của hệ điều hành Android ngày 19/3, ứng dụng Zoom chỉ đạt khoảng 2,4 điểm, trong đó tỷ lệ rate 1 sao đang chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài những lý do liên quan đến mạng lag hay khó sử dụng, ứng dụng Zoom đang nhận rate 1 sao chỉ vì “đã tạo cơ hội cho các thầy cô dạy học online phá hủy kỳ nghỉ yên bình của học sinh” hay “ứng dụng này đã khiến tôi phải nộp chủ đề bài tập liên tục”…

“Đã tạo cơ hội cho các thầy cô dạy học online phá hủy kì nghỉ yên bình của học sinh” hay “ứng dụng này đã khiến tôi phải nộp chủ đề bài tập liên tục”… là những lý do khiến ứng dụng Zoom bị đánh giá 1 sao trên cả 2 kho tải iOS và Android. 

Trên kho tải AppleStore của iOS, ứng dụng Zoom có số điểm khá hơn [3,4] nhưng cũng nhận cơn bão rate 1 sao với những lý do như “ứng dụng tốt nhưng không phù hợp với nền giáo dục Việt Nam”, “ứng dụng sử dụng tốt nhưng vì phải học trực tuyến nên xin lỗi phải rate 1 sao”…

Tại buổi họp trực tuyến của Bộ TT&TT ngày 16/3, Cục trưởng Cục Tin học hoá Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, đối với hệ thống họp trực tuyến, xu hướng mới hiện nay thay đổi cách thức mọi người tham gia họp. Trước đây, các giải pháp họp thông qua các cầu truyền hình cần chi phí đầu tư lớn. Nhưng hiện nay đã có một số giải pháp mới, trong đó được đánh giá tốt nhất là của Google, Microsoft và đặc biệt là Zoom. “Hiện nhiều người đã sử dụng phần mềm Zoom để học trực tuyến, họp trực tuyến. Thậm chí, các cô giáo dạy thêm tại một số lò luyện thi đã sử dụng phần mềm Zoom này dạy học sinh của mình”, ông Dũng nói.

Trên cơ sở đó, Cục Tin học hoá đã làm việc với các doanh nghiệp để thực hiện chương trình “Công nghệ Việt cho cuộc sống số”, tập hợp các bộ giải pháp phục vụ nhu cầu giao tiếp không tiếp xúc trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, từ đó tuyên truyền cho cộng đồng sử dụng.

Zoom hay Zoom Meeting là ứng dụng giúp người dùng có thể học tập, trao đổi hay họp hành online thông qua hình thức chia sẻ video.

Người dùng có thể tải về ứng dụng này trên trang web Zoom.us/download hoặc trên các chợ ứng dụng CH Play của Android hay App Store của Google.

Zoom được đánh giá cao bởi chất lượng âm thanh và hình ảnh tốt, share được nhiều dạng file tài liệu và có cả bảng trắng để giáo viên tiện hướng dẫn trong quá trình dạy học online.

Ứng dụng Zoom hiện có cả phiên bản web, phần mềm trên máy tính và ứng dụng trên smartphone. Ban đầu, thời gian học online miễn phí của Zoom chỉ là 40 phút, tuy nhiên, giới hạn này đã bị xóa bỏ để đáp ứng nhu cầu học online trong bối cảnh dịch Covid-19.

Khiêm Nguyễn

Vì đại dịch Covid-19, nhiều trường và doanh nghiệp đã phải cho học sinh, sinh viên, nhân viên ở nhà để hạn chế lây lan. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ học tập và làm việc. Một số thầy cô giáo đã tận dụng các phần mềm hội họp trực tuyến. Như Zoom, Microsoft Team… để giảng dạy qua mạng. Nhưng ở một khía cạnh khác, những kẻ thích phá hoại cũng ở nhà. Và đang tìm cách phá nền tảng đang giúp hàng triệu thậm chí có thể là hàng tỷ người làm việc và học tập hàng ngày.

Những ngày gần đây ứng dụng này liên tục nhận “gạch đá” từ phía người dùng. Thậm chí là những “cơn bão mang tên 1 sao” từ thị trường Việt Nam. Đỉnh điểm vào ngày 14, 15 và 16/3, Zoom chịu lần lượt 120, 180 và 220 lượt đánh giá 1 sao chỉ trong một ngày. Từ những cô cậu học trò không muốn ngồi nhà học online. Đã có những người phải lên Facebook kêu gọi người khác đánh giá 5 sao Zoom trên App Store và Play Store để bù lại cho lượng đánh giá 1 sao. Nghe cũng đã ngán ngẩm, nhưng có lẽ vẫn chưa so sánh được với những kẻ ở nước ngoài cố gắng phá hoại những cuộc họp online trên Zoom.

Cơn bão mang tên 1 sao

Theo tác giả Taylor Lorenz viết trên tờ The New York Times

Nhiều kẻ xấu tính vào những phòng họp online để public trên Zoom để… chiếu phim người lớn, phá hoại công việc của nhiều người. Lấy ví dụ hôm thứ 3 vừa rồi, chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh ở Mỹ. Chipotle có một cuộc họp tổ chức chung với nhạc sỹ Lauv. Rồi một kẻ nào đó tham gia và bắt đầu chiếu phim người lớn cho hàng trăm người tham gia.

Tressie Lieberman, phó chủ tịch mảng công nghệ ở Chipotle nói: “Ứng dụng họp online Zoom có vẻ là lựa chọn phù hợp. Để tổ chức sự kiện Chipotle Together, chương trình họp ảo mới của chúng tôi. Nhưng sau đó cuộc họp này gặp phải tình trạng ‘Zoombomb’. Vì thế chúng tôi phải đổi nền tảng khác để tổ chức sự kiện.”

Một vụ khác là khi nhà đầu tư Hunter Walk cùng phóng viên The Verge Casey Newton. Tổ chức sự kiện mang tính thư giãn cho những người phải làm việc ở nhà có tên “work from home happy hour”. Nhưng rồi phải tắt đi hai lần trong 1 tuần sau khi một người phá hoại. Tương tự, khi Kara Swisher và Jessica Lessin. Hai nhà báo tổ chức sự kiện nói về những thử thách đối với nữ giới trong ngành công nghệ. Một kẻ nào đó tham gia và bật đoạn clip khét tiếng “2 Girls 1 Cup” [nếu anh em chưa biết đó là clip gì thì tin mình, đừng tìm kiếm làm gì, tai vạ lắm].

Trên Zoom

Tùy chọn mặc định cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia những cuộc họp ở chế độ public tự do. Và chia sẻ màn hình của họ để chia sẻ thêm thông tin cho những người khác, chỉ cần có đường link của cuộc họp đó. Để có người tham gia các sự kiện tự do. Những đường link này được chia sẻ thoải mái trên Facebook, Twitter và cả nhóm Discord nữa.

Người phát ngôn của Zoom Video Communications cho biết:

“Chúng tôi rất thất vọng khi nghe đến những sự cố liên quan đến những kẻ phá hoại các cuộc họp online. Đối với những sự kiện đông người. Chúng tôi rất khuyến cáo những người tổ chức nên chỉnh lại tùy chọn. Để chỉ có họ mới chia sẻ được màn hình thông tin. Với những cuộc họp riêng tư, luôn có tùy chỉnh mật khẩu và chúng tôi khuyên mọi người nên bật tính năng này để tránh cho những người không mong muốn tham gia.”

Hôm chủ nhật tuần trước, Zoom đạt kỷ lục 600.000 người tải ứng dụng về. Và hiện giờ startup công nghệ này đang được định giá ở mức 29 tỷ USD. Tuy nhiên khi xây dựng phần mềm này, các nhà phát triển tư duy theo hướng làm một công cụ dành cho doanh nghiệp. Chứ chưa tính đến việc sử dụng rộng rãi và mang tính cá nhân. Vì thế việc bị phá hoại cũng không được suy tính kỹ. Từ đó thiếu đi nhiều tính năng phòng bị, tránh những cuộc họp online đông người gặp phải tình trạng đang xảy ra.

Jules Polonetsky, giám đốc điều hành diễn đàn Future of Privacy cho rằng: “Càng nhiều người sử dụng một ứng dụng, việc lạm dụng nó để làm điều sai trái chắc chắn sẽ xuất hiện. Vì thế Zoom nên sẵn sàng hệ thống tiếp nhận phàn nàn và report từ người dùng.”

Ngán ngẩm là ở chỗ, một công cụ đang giúp ích cho rất nhiều người. Lại đang bị phá hoại, không bằng cách này thì bằng cách khác.

Nguồn: //tinhte.vn/thread/danh-gia-1-sao-chua-du-nhieu-ke-dang-pha-hoai-zoom-tham-gia-cuoc-hop-roi-phat-phim-nguoi-lon.3101273

Ngao ngán với các bình luận của một số học sinh

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, các phần mềm, ứng dụng phục vụ việc họp trực tuyến được rất nhiều người tải về và sử dụng. Có nhiều thầy, cô giáo sử dụng các ứng dụng này để dạy học trực tuyến. Các cơ quan nhà nước cũng được khuyến cáo sử dụng các phần mềm này nhằm giảm hội họp để phòng dịch. Tuy nhiên, gần đây các ứng dụng này liên tục nhận được đánh giá 1 sao thậm chí yêu cầu xóa phần mềm trên Apple store [IOS] và CH Play [Android]. Điều đáng nói là đánh giá này không liên quan đến chất lượng của phần mềm mà chủ yếu bởi lý do không thích học online?!... Cụ thể, Zoom, Google Classroom, Shub Classroom và một số ứng dụng phục vụ kết nối video trực tuyến để họp, hội thảo hay học tập trên các chợ ứng dụng nhận được hàng trăm đánh giá 1 sao với các bình luận chủ yếu: “App rất tốt nhưng em rất tiếc. Bọn em được nghỉ mặc dù vẫn phải học bù nhưng thầy cô vẫn bắt học online”; “Em đã quá chán với cái cảnh học online này rồi, kể từ khi app sinh ra, chúng em bị đánh mất sự tự do”; “Em mong app gỡ nhanh, tụi em cũng khổ khi phải dùng để học online, đâu ai muốn đâu”, “Nghỉ là nghỉ, không học hành gì”,... Thậm chí trên mạng xã hội xuất hiện nhóm kín “Cùng rate 1 sao cho các phần mềm học online” với lượng thành viên tham gia không ít nhằm mục đích nếu có quá nhiều đánh giá 1 sao với phần mềm, nhà cung cấp sẽ xem xét gỡ phần mềm.

Mới đây, tại buổi kiểm tra công tác chống dịch COVID-19 tại quận Nam Từ Liêm, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu tuyên truyền đến mọi người, nhất là các em học sinh không được đánh giá 1 sao với các ứng dụng phục vụ họp trực tuyến trên Apple store vì có thể sẽ làm gián đoạn ứng dụng, ảnh hưởng đến công cụ điều hành của thành phố, nhất là trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

“Bão” đánh giá 1 sao cho ứng dụng Zoom mới đây.

Không có chuyện đánh giá 1 sao mà ứng dụng bị “sập”

Theo một số chuyên gia làm phần mềm, tình trạng học sinh kêu gọi nhau đánh giá 1 sao, 2 sao cho các ứng dụng học online xảy ra khoảng 1 tuần nay. Bắt đầu từ khi báo chí phản ánh học sinh Trung Quốc vote 1 sao cho ứng dụng DingTalk để tránh làm bài tập về nhà. Các em học sinh Việt Nam sau khi đọc thông tin cũng đã bắt chước làm theo. Các em đua nhau đánh giá theo phong trào trong khi nhiều em chưa sử dụng App bao giờ. Việc làm này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các ứng dụng. Tuy nhiên, việc học sinh đánh giá 1 sao sẽ không khiến cho các App bị sập, cho đến nay chưa thấy ứng dụng nào xếp hạng thấp lại bị xóa khỏi cửa hàng ứng dụng di động. Trái lại, đại diện của Google Play hay App Store sẽ xem xét rất cẩn thận với những trường hợp tự nhiên ứng dụng đang hoạt động tốt, mà lại đón nhận “bão chỉ trích”. Điều này cho thấy hành động của các em học sinh thiếu ý thức nêu trên là hoàn toàn vô nghĩa bởi việc học tập online vẫn sẽ được áp dụng dù theo bất kỳ phương thức nào, nhằm đảm bảo kiến thức cho các em trở lại đi học sau khi hết dịch. Ở một khía cạnh khác, hành động này của các em đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín của các ứng dụng, và đằng sau đó là công sức của biết bao nhiêu người đã dày công xây dựng.

Ðài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho biết, sẽ phối hợp với Công an TP. Hà Nội để xác minh các trường hợp bình luận có nội dung tục tĩu trong các buổi livestream học qua truyền hình và sẽ thông báo cho nhà trường. Vụ việc gây bức xúc dư luận vì trong khi thầy cô giáo dạy qua livestream, đã rất nhiều người được cho là các học sinh lớp 9 để lại những bình luận thiếu ý thức.


T. Vinh

Video liên quan

Chủ Đề