Thiết bị của bạn không tương thích với phiên bản này Play Together

Sau khi tải ít nhất một tệp APK lên Play Console, bạn có thể xem danh mục các thiết bị có sẵn và kiểm tra xem thiết bị nào tương thích với ứng dụng của bạn. Để đảm bảo rằng ứng dụng tương thích với nhiều thiết bị nhất có thể, hãy thường xuyên kiểm tra danh sách các thiết bị mà bạn hỗ trợ và không hỗ trợ.

Xin lưu ý rằng danh mục thiết bị không áp dụng cho các ứng dụng tức thì.

Xem xét khả năng tương thích thiết bị của ứng dụng

Cách xem xét các thiết bị được hỗ trợ và bị loại trừ của ứng dụng:

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Danh mục thiết bị [Bản phát hành > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị].
    • Xem lại và chấp nhận Điều khoản dịch vụ nếu bạn chưa thực hiện việc này.
  2. Chọn các tab Tất cả, Được hỗ trợ hoặc Bị loại trừ.
    • Nếu bạn muốn tải danh sách thiết bị xuống dưới dạng tệp CSV, ở gần phía bên phải của trang đó, hãy nhấp vào Tải danh sách thiết bị xuống.

Thông tin về Điều khoản dịch vụ

Để truy cập vào danh mục thiết bị và chức năng của danh mục thiết bị, hãy xem lại và chấp nhận Điều khoản dịch vụ. Bạn phải là chủ tài khoản hoặc người dùng có quyền "Quản lý bản phát hành chính thức" chung thì mới có thể chấp nhận các điều khoản mới. Sau khi chấp nhận các điều khoản áp dụng cho một ứng dụng trong tài khoản, thì bạn sẽ có thể tiếp tục sử dụng danh mục thiết bị cho tất cả các ứng dụng của mình.

Nếu không chấp nhận Điều khoản dịch vụ:

  • Bạn sẽ không thể truy cập vào danh mục thiết bị.
  • Bạn sẽ không thể loại trừ thiết bị khỏi mục phân phối.

Định dạng danh sách thiết bị

Khi xem danh sách thiết bị của ứng dụng, hãy nhớ rằng một thiết bị có thể được liên kết với nhiều kiểu máy. Các kiểu máy liên quan sẽ được nhóm cùng nhau bằng tên thiết bị giống nhau và bạn có thể mở rộng chi tiết cho từng kiểu máy riêng.

Sắp xếp hoặc lọc danh sách theo nhà sản xuất hoặc thuộc tính thiết bị

Bạn sẽ thấy danh sách thiết bị được sắp xếp theo nhà sản xuất. Bạn cũng có thể xem lại danh sách theo các cách sau đây:

  • TCách xem toàn bộ thiết bị tương thích của một nhà sản xuất: Nhấp vào Hiện thiết bị khác bên cạnh tên nhà sản xuất.
  • Để tìm kiếm các thiết bị riêng lẻ theo nhà sản xuất, tên thiết kế hoặc tên công khai của thiết bị [ví dụ: Nexus 6]: Hãy sử dụng thanh tìm kiếm ở đầu trang.

Trạng thái kiểu máy và thiết bị

Trạng thái hỗ trợ

Bạn sẽ thấy trạng thái hỗ trợ đối với mọi tệp APK đang hoạt động được liên kết với ứng dụng của mình. 

Vì có thể có nhiều tệp APK phát hành cho nhiều kênh [chính thức, alpha, beta, thử nghiệm nội bộ] nên bạn cũng sẽ thấy trạng thái của từng kênh. Ví dụ: nếu phiên bản beta của ứng dụng yêu cầu nhiều tính năng hơn so với phiên bản chính thức, thì bạn có thể thấy một thiết bị được hỗ trợ trong phiên bản chính thức nhưng lại không được hỗ trợ trong phiên bản beta. 

Được hỗ trợ

Ứng dụng của bạn tương thích với thiết bị.

Được hỗ trợ một phần

Nếu một thiết bị có nhiều kiểu máy, thì bạn sẽ thấy trạng thái này chỉ khi một số kiểu máy được hỗ trợ theo tiêu chí tệp kê khai của ứng dụng. 

Chưa hỗ trợ

Ứng dụng của bạn bao gồm tính năng hoặc thuộc tính [ví dụ: kích thước màn hình, cấp SDK, v.v.] không khả dụng trên thiết bị. Ví dụ: một số thiết bị có thể không bao gồm cảm biến la bàn. Nếu chức năng cốt lõi của ứng dụng yêu cầu sử dụng cảm biến la bàn thì ứng dụng của bạn không tương thích với những thiết bị đó.

Bạn sẽ thấy trạng thái này khi tất cả kiểu máy được liên kết với một thiết bị không tương thích. Nếu một số kiểu máy được hỗ trợ thì trạng thái sẽ là "Được hỗ trợ một phần".

Trạng thái loại trừ

Khi loại trừ một kiểu thiết bị trong danh mục, bạn sẽ thấy kiểu thiết bị đó có trạng thái là loại trừ. Tính năng loại trừ thiết bị được quản lý theo ứng dụng, chứ không phải theo bản phát hành hay nhóm người dùng.

Bị loại trừ

Các thiết bị trong danh mục bạn đã loại trừ theo quy tắc hoặc theo cách thủ công.

Bị loại trừ một phần

Nếu thiết bị có nhiều kiểu máy, bạn sẽ thấy trạng thái này khi loại trừ một số kiểu máy khỏi ứng dụng của mình. 

Thiết bị chưa được chứng nhận

Thiết bị chưa được chứng nhận nghĩa là thiết bị chưa được Google chứng nhận và Google không có bản ghi của kết quả kiểm tra khả năng tương thích với Android.

Xin lưu ý rằng:

  • Thiết bị chưa được chứng nhận có thể không an toàn.
  • Thiết bị chưa được chứng nhận có thể không nhận được bản cập nhật hệ thống Android hoặc bản cập nhật ứng dụng.
  • Các ứng dụng và tính năng trên thiết bị chưa được chứng nhận có thể không hoạt động bình thường.
  • Dữ liệu trên thiết bị chưa được chứng nhận có thể không sao lưu an toàn.

Những lưu ý liên quan đến khả năng tương thích của ứng dụng

  • Danh sách về khả năng tương thích của thiết bị với ứng dụng được dựa trên chế độ cài đặt tệp kê khai và được làm mới định kỳ.
  • Ví dụ: nếu tệp kê khai của APK chỉ định kích thước màn hình lớn, thì danh sách thiết bị được hỗ trợ sẽ bao gồm các thiết bị có kích thước màn hình được yêu cầu và có thể truy cập vào ứng dụng của bạn trên Google Play.
  • Các quốc gia được liệt kê trên trang Giá cả và phân phối của ứng dụng không ảnh hưởng đến danh sách các thiết bị được hỗ trợ của ứng dụng.

Xem chi tiết về thiết bị

Khi chọn một thiết bị có đủ dữ liệu trên trang Danh mục thiết bị, bạn sẽ thấy những thông tin sau:

  • Số lượt cài đặt trên các thiết bị đang hoạt động [30 ngày qua]
  • Xếp hạng trung bình tích lũy
  • Doanh thu [30 ngày qua]
  • Thuộc tính kỹ thuật như kích thước màn hình, hệ số dạng, Hệ thống trên chip, RAM, CPU, ABI, GPU và SDK

Lưu ý:

  • Quy cách thiết bị do nhà sản xuất cung cấp và chưa được xác nhận.
  • Google có dữ liệu giới hạn về một số thiết bị chưa qua quy trình chứng nhận của Google. Một số thiết bị sẽ không được liệt kê trong danh mục nhưng bạn vẫn có thể xem người dùng của những thiết bị này.

Loại trừ ứng dụng để không phân phối đến một số thiết bị nhất định

Bạn có thể thiết lập các quy tắc để loại trừ thiết bị khỏi phạm vi phân phối của ứng dụng trên Google Play. Những thiết bị đã bị loại trừ sẽ không nhìn thấy hay cài đặt được ứng dụng của bạn trên Google Play. Tính năng loại trừ thiết bị không ngăn người dùng có được ứng dụng của bạn theo cách khác, chẳng hạn như thông qua một kênh phân phối khác hoặc cài đặt không qua cửa hàng.

Lưu ý: Quy tắc loại trừ thiết bị không áp dụng cho người thử nghiệm nội bộ. 

Quản lý thiết bị bị loại trừ trên mỗi ứng dụng

Để ứng dụng không gặp trục trặc, bạn có thể loại trừ ứng dụng của mình để không cung cấp cho những thiết bị riêng lẻ trên Google Play. Việc thay đổi theo cách thủ công này sẽ loại trừ toàn bộ ứng dụng của bạn—bạn không thể loại trừ từng APK.

Bằng việc loại trừ theo cách thủ công những thiết bị có các sự cố đã biết liên quan đến khả năng tương thích, bạn có thể giúp mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.

Loại trừ thiết bị

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Danh mục thiết bị [Bản phát hành > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị].
  2. Chọn thiết bị.
  3. Ở cuối màn hình, chọn Loại trừ.

Thiết lập quy tắc loại trừ cho thiết bị có nhiều kiểu máy

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Danh mục thiết bị [Bản phát hành > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị].
    • ​​Nếu ứng dụng của bạn chưa được xuất bản, hãy chọn Danh mục thiết bị.
  2. Chọn thiết bị. Các thiết bị có nhiều kiểu máy sẽ được gắn nhãn.
  3. Để loại trừ mọi kiểu thiết bị, hãy chuyển đến góc trên cùng bên phải màn hình rồi chọn Loại trừ tất cả kiểu máy.
    • Các kiểu máy khác được liệt kê trong phần thông tin chi tiết của kiểu máy đầu tiên. Để xem thông tin chi tiết về các kiểu máy khác, hãy chuyển đến bên phải màn hình rồi chọn biểu tượng mũi tên xuống .
    • Để loại trừ một kiểu thiết bị, hãy chuyển đến góc dưới cùng bên phải phần thông tin chi tiết của kiểu máy rồi chọn Loại trừ.

Lưu ý: Để loại trừ ứng dụng của bạn khỏi tất cả thiết bị do một nhà sản xuất cung cấp, bạn cần phải loại trừ lần lượt từng thiết bị.

Quản lý thiết bị bị loại trừ theo chỉ số hiệu suất

Nếu muốn loại trừ các thiết bị theo chỉ số hiệu suất, bạn có thể tạo quy tắc nhắm mục tiêu dựa trên kích thước RAM hay Hệ thống trên chip [SoC]. 

Quy tắc nhắm mục tiêu tự động áp dụng cho các thiết bị mới được thêm vào danh mục và đáp ứng tiêu chí loại trừ. Ví dụ: nếu ứng dụng của bạn yêu cầu bộ nhớ dữ liệu đáng kể, bạn có thể thiết lập quy tắc để loại trừ thiết bị có RAM dưới 512MB.

Lưu ý: Các quy tắc về bộ nhớ RAM chỉ áp dụng cho những thiết bị có SDK cấp 16 trở lên và không áp dụng cho các tệp APK Wear OS. Các quy tắc về RAM dựa trên dung lượng bộ nhớ trống trên thiết bị [TotalMem] chứ không dựa trên dung lượng bộ nhớ theo như quảng cáo.

Thiết lập quy tắc

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Danh mục thiết bị [Bản phát hành > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị].
    • Nếu ứng dụng của bạn đã được phát hành, hãy chọn Quản lý bản phát hành > Danh mục thiết bị.
  2. Chọn thẻ "Thiết bị bị loại trừ".
  3. Bên cạnh phần "Quy tắc loại trừ", hãy chọn Quản lý quy tắc loại trừ

  4. Trong phần "Loại trừ thiết bị trùng khớp với bất kỳ quy tắc nào sau đây", hãy chọn trình đơn thả xuống.
  5. Chọn RAM hoặc Hệ thống trên chip.
    • Để thêm nhiều quy tắc, chọn nút HOẶC. Trình chọn khác sẽ xuất hiện.
    • Để xóa một quy tắc, hãy chọn biểu tượng hủy .
    • Để biết thêm thông tin về Loại trừ SafetyNet, hãy truy cập trang web dành cho nhà phát triển Android.
  6. Xem xét danh sách thiết bị xuất hiện ở cuối màn hình của bạn.
  7. Sau khi quy tắc của bạn đã nhắm đúng danh sách thiết bị, hãy lưu thay đổi của mình.

Quản lý các thiết bị bị loại trừ dựa trên phản hồi của API Tính toàn vẹn của Play

Bạn có thể loại trừ không cho ứng dụng của mình xuất hiện trên một số thiết bị nhất định dựa trên phản hồi của API Tính toàn vẹn của Play cho Google Play. Bằng cách loại trừ những thiết bị không đáp ứng yêu cầu về tính toàn vẹn của thiết bị, bạn có thể loại trừ các thiết bị có nguy cơ như thiết bị bị can thiệp hệ thống hoặc bị xâm nhập, trình mô phỏng và môi trường không xác định khỏi phạm vi phân phối của ứng dụng.

Lưu ý quan trọng: Tính năng loại trừ thiết bị không yêu cầu bạn phải tích hợp API Tính toàn vẹn của Play trong ứng dụng của mình. Tính năng này dựa trên kết quả mới nhất về tính toàn vẹn của thiết bị mà ứng dụng Cửa hàng Play nhận được bằng cách gọi API Tính toàn vẹn của Play.

Bạn có 3 lựa chọn loại trừ thiết bị theo API Tính toàn vẹn:

  • Không loại trừ: Không loại trừ thiết bị nào dựa trên API Tính toàn vẹn.
  • Chỉ loại trừ thiết bị không đạt yêu cầu cơ bản: Loại trừ những thiết bị không đáng tin cậy và không đáp ứng yêu cầu cơ bản về tính toàn vẹn.
  • Loại trừ mọi thiết bị không đạt yêu cầu: Loại trừ những thiết bị không đáng tin cậy và không đáp ứng yêu cầu về tính toàn vẹn của thiết bị.
 

Mẹo: Bạn có thể tìm định nghĩa về tính toàn vẹn cơ bản và tính toàn vẹn của thiết bị trong tài liệu về API Tính toàn vẹn của Play trên trang web dành cho nhà phát triển Android.

Thiết lập các quy tắc loại trừ thiết bị trong danh mục thiết bị dựa trên API Tính toàn vẹn của Play:

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Danh mục thiết bị [Bản phát hành > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị].
  2. Chọn thẻ Thiết bị bị loại trừ.
  3. Bên cạnh phần "Quy tắc loại trừ", hãy chọn Quản lý quy tắc loại trừ
  4. Bên cạnh "API Tính toàn vẹn của Play", hãy chọn xem bạn có muốn loại trừ thiết bị khỏi phạm vi phân phối của ứng dụng dựa trên phản hồi của API Tính toàn vẹn hay không. Những thiết bị đã bị loại trừ sẽ không nhìn thấy hay cài đặt được ứng dụng của bạn trên Google Play.
  5. Lưu thay đổi.

Lưu ý: Tính năng loại trừ thiết bị không ngăn người dùng có được ứng dụng của bạn theo cách khác, chẳng hạn như thông qua một kênh phân phối khác hoặc cài đặt không qua cửa hàng. Vì vậy, hãy cân nhắc việc tích hợp API Tính toàn vẹn của Play vào ứng dụng để bảo vệ ứng dụng trong thời gian chạy. 

Nếu bạn đang sử dụng API Tính toàn vẹn của Play trong ứng dụng để bảo vệ ứng dụng trong thời gian chạy, thì bạn cũng có thể cập nhật quy tắc loại trừ này ngay trong thẻ API Tính toàn vẹn:

  1. Mở Play Console rồi chuyển đến trang Tính toàn vẹn của ứng dụng [Bản phát hành > Thiết lập > Tính toàn vẹn của ứng dụng].
  2. Chọn thẻ API Tính toàn vẹn.
  3. Bên cạnh phần "Loại trừ thiết bị", hãy chọn xem bạn có muốn loại trừ thiết bị khỏi phạm vi phân phối của ứng dụng dựa trên phản hồi của API Tính toàn vẹn hay không. Những thiết bị đã bị loại trừ sẽ không nhìn thấy hay cài đặt được ứng dụng của bạn trên Google Play.
  4. Lưu thay đổi.

Quản lý thiết bị bị loại trừ dựa trên khả năng tương thích với Android Go

Bạn có thể loại trừ không cho ứng dụng của mình xuất hiện trên một số thiết bị nhất định dựa trê khả năng tương thích với Android [phiên bản Go].

Chi tiết về Android [phiên bản Go]

Android [phiên bản Go] tối ưu hoá trải nghiệm Android trên các thiết bị cấp thấp chạy Android 8.1 [API cấp 27] trở lên có RAM 1GB trở xuống. Tìm hiểu cách tối ưu hoá ứng dụng của bạn cho các thiết bị chạy Android [phiên bản Go].

Thiết lập quy tắc loại trừ thiết bị cho Android [phiên bản Go]

  1. Mở Play Console và chuyển đến trang Danh mục thiết bị [Bản phát hành > Phạm vi tiếp cận và thiết bị > Danh mục thiết bị].
  2. Chọn thẻ Thiết bị bị loại trừ.
  3. Bên cạnh phần "Quy tắc loại trừ", hãy chọn Quản lý quy tắc loại trừ

  4. Bên cạnh phần "Loại trừ Android Go", hãy chọn một tuỳ chọn:
    • Loại trừ Android Go
      • Không loại trừ thiết bị Android Go: Được chọn theo mặc định.
      • Loại trừ thiết bị Android Go: Ngăn thiết bị chạy Android Oreo [phiên bản Go] cài đặt ứng dụng của bạn trên Google Play.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Tìm kiếm

Xóa tìm kiếm

Đóng tìm kiếm

Các ứng dụng của Google

Menu chính

Tìm kiếm trong Trung tâm trợ giúp

Video liên quan

Chủ Đề