1 ha bằng bao nhiêu cong nam bộ

Các chủ đầu tư, dự án thường quy về đơn vị hecta [ha] để nói khi diện tích đất nhiều. Một lý do nữa là việt nam chủ yếu làm nông nghiệp nên các đơn vị hecta, mẫu, sào, mét vuông ... được sử dụng rất nhiều. Nếu ở miền Nam Bộ phổ biến dùng đơn vị "công đất" thì ở phía Bắc và Trung Bộ lại thường sử dụng đơn vị đo diện tích như mẫu hay sào hơn.

1 công đất bằng bao nhiêu mét vuông [m²], hecta [ha]?

Công hay Công đất là một đơn vị đo diện tích ruộng đất thường dùng ở miền Tây Nam bộ Việt Nam.

1 công = 1000 m² = 0,1 ha

1 sào bằng bao nhiêu mét vuông [m²], hecta [ha]?

Sào là đơn vị đo diện tích được sử dụng trong nông nghiệp Việt Nam. Đơn vị đo này khác nhau trên mỗi vùng miền.

- Bắc bộ: 1 sào = 360 m² = 0,036 ha

- Trung bộ: 1 sào = 500 m² = 0,05 ha

- Nam bộ: 1 sào = 1000 m² = 0,1 ha

1 hecta bằng bao nhiêu mét vuông [m²], kilômét vuông [km²], mẫu, sào?

Hecta [ha hay héc-ta] là một đơn vị đo diện tích phổ biến trong hệ thống các đơn vị đo lường, đặc biệt là trong nông nghiệp và ngành trắc địa.

1 ha = 10.000 m² = 0,01 km²

  • 1 ha = 27,7777777778 sào Bắc Bộ
  • 1 ha = 20 sào Trung Bộ
  • 1 ha = 10 sào Nam Bộ

Vì 1 mẫu = 10 sào cho nên:

  • 1 ha = 2,77777777778 mẫu Bắc Bộ
  • 1 ha = 2 mẫu Trung Bộ
  • 1 ha = 1 mẫu Nam Bộ

1 thước bằng bao nhiêu mét [m], centimet [cm]?

Thước còn gọi là "thước ta" để phân biệt với "thước tây" [hay mét] dùng để đo lường kích thước áp dụng cho cả đất đai, nông nghiệp.

1 thước = 1 m = 100 cm = 10 tấc

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp cho các bạn nắm rõ hơn về khái niệm và cách quy đổi về đơn vị đo diện tích đất của Việt Nam cùng với những quy ước chung về đo lường. Chúc bạn thành công!

Để mua bảo hộ lao động nhanh, vật tư phụ xây dựng, giá tốt, chuyên nghiệp. Quý khách vui lòng liên hệ với tổng kho đông hà nội thì bằng cách nào:

+ Trang web cty: //vattuxd.com/

+ Hotline/Zalo: 085 606 3996 / 0856063996

+ Facebook: //www.facebook.com/shopvattuxaydung

SỰ LỰA CHỌN SỐ 1 TRONG CUNG CẤP: VẬT TƯ XÂY DỰNG – KIM KHÍ XÂY DỰNG – MÁY XÂY DỰNG – BẢO HỘ LAO ĐỘNG – PCCC – THIẾT BỊ ĐIỆN NƯỚC

Bài này nói về đơn vị đo lường diện tích cổ của Trung Quốc và Việt Nam. Xem các nghĩa khác của mẫu tại mẫu.

Mẫu là một đơn vị đo lường diện tích cũ của một số nước trong khu vực Đông Á, như Trung Quốc và Việt Nam.

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, mẫu [chữ Nho 畝, là một đơn vị đo diện tích. Một mẫu bằng 10 công [1 công = 1 sào].

1 công hay 1 sào đất nam bộ là 1 000 m², ở trung bộ là 500 m², ở Bắc bộ là 360 m².

Một mẫu tính theo mét hệ bằng 3600 mét vuông và một công là 360 m².

Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào khá tùy tiện, tùy theo từng vùng. Chẳng hạn, ở Bắc Bộ 1 mẫu là 3600 m²; Trung Bộ thì 1 mẫu là 4 970 m²; còn ở Nam Bộ thì 1 mẫu là 10 000 m².

Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam.

Tuy nhiên, để thông dụng nhất, dễ dàng tính toán người ta hay dùng theo hệ thập phân của Nam Bộ, tức 1 công đất là 1 000 m², 1 mẫu đất bằng 10 công, tương đương 10 000 m², bằng 1 hecta.

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Trung Quốc, mẫu có nguồn gốc từ tỉnh điền chế thời Hạ, Thương, Chu, trong đó mỗi thửa ruộng hình vuông được chia đều thành 9 mảnh, với mảnh ở trung tâm do dân gieo trồng nhưng thuộc về nhà nước còn sản phẩm thu được từ tám miếng bao quanh là của dân. Một mẫu [亩/畝] bằng khoảng 667 m² hay 60 phương trượng [mỗi phương trượng bằng khoảng 11,111 m²]. Khoảng 15 mẫu bằng một hecta sau này.

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu cũng có thể là viết tắt của mẫu Anh [tiếng Anh Acre], đơn vị thường dùng để đo diện tích đất đai tại Anh, Mỹ, tương đương 4.046,8564224 mét vuông.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hệ đo lường cổ của Việt Nam
  • Mẫu Anh

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hán-Việt từ điển của Thiều Chửu. Nhà Xuất Bản TP. Hồ chí Minh. 2002
  • United Nations. Department of Economic and Social Affairs. Statistical Office of the United Nations. World Weights and Measures. Handbook for Statisticians. Statistical Papers. Series M no. 21 Revision 1. [ST/STAT/SER.M/21/rev.1], New York: United Nations, 1966 Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam. Saigon: Impremerie Française d'Outre-mer, 1955. tr 245

Chủ Đề