18 lỗi ngụy biện thông dụng người việt năm 2024

Nhà báo Lê Quốc Vinh trong bài "Chuyện cá chết và hiện tượng đám đông" được rất nhiều người like và share (https://goo.gl/kz81TN) đã trích dẫn lý thuyết tâm lý học đám đông của tác giả Le Bon từ thế kỷ 19 và từ đó bảo rằng từ vụ cá chết anh ta thấy có đám đông đang hành xử như người nguyên thủy, không có khả năng suy nghĩ, suy luận .... như sau:

(trích) Trong cuốn “Tâm lý học đám đông” nổi tiếng, Gustave Le Bon, nhà tâm lý học xã hội người Pháp, cho rằng những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa (Wikipedia). Khối người chỉ trích Le Bon, nhưng học trò xuất sắc nhất, Adolf Hitler đã vận dụng lý thuyết này tài tình đến độ từ một kẻ thất bại trong nghệ thuật trở thành một kẻ dẫn dụ cả nước Đức, một trong những dân tộc thông minh nhất, lôi một nửa thế giới vào vòng chiến tranh thảm khốc. Và hôm nay, tiếc thay, khi mạng xã hội thống trị truyền thông thì lý thuyết của Gustave Le Bon lại càng ngày càng đúng. (hết trích)

Có vài ngụy biện trong bài viết của Lê Quốc Vinh và status này chỉ bàn về một ngụy biện trong số đó, có tên: ngụy biện thiên vị (fallacy of incomplete evidence hoặc cherry picking fallacy https://goo.gl/aqmEvy).

Ngụy biện thiên vị là loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thuyết phục người đối thoại, độc giả một cách không khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta trong khi lại lờ đi, hay che dấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy.

Trong bài viết trên (và ở đoạn văn trích dẫn), Lê Quốc Vinh đã phạm ngụy biện bằng chứng thiên vị (cherry picking fallacy) vì:

1- Bài viết của Lê Quốc Vinh hoàn toàn chỉ dựa vào một lý thuyết sơ khai và đầy tranh cãi về tâm lý đám đông của một tác giả từ thế kỷ 19, Le Bon. Lý thuyết ấy của Le Bon gây tranh cãi vì nó đã mô tả những cá nhân trong đám đông một cách khá cực đoan, mang tính bầy đàn như người nguyên thủy, như người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng bla bla. Qua hơn một trăm năm nghiên cứu và phát triển, lý thuyết của Le Bon tuy có giá trị to lớn nhưng… được xếp loại là những cách thức tiếp cận đã cũ. Đã có những nghiên cứu mới, nhìn nhận mới về lý thuyết tâm lý đám đông được phát triển sau này, như thuyết của Ralf Turner hay F. H. Allport trong đó các tác giả nhìn nhận tâm lý, hành vi đám đông gần giống như các lý thuyết hành vi tâm lý các nhóm xã hội, ví dụ như trong đó có tính đến sự tương tác và tác động giữa các cá thể trong đám đông đó http://goo.gl/E8ZNCk

2- Lê Quốc Vinh hoàn toàn lờ đi, không trình bày đến những nghiên cứu hiện đại đáng chú gần đây về tâm lý đám đông, chẳng hạn một tác phẩm rất nổi tiếng của tác giả James Surowiecki xuất bản năm 2004 có tên "The Wisdom of Crowds: Why the Many Are Smarter Than the Few and How Collective Wisdom Shapes Business, Economies, Societies and Nations", được dịch và xuất bản ở VN với tựa đề "Trí tuệ đám đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu số" (http://goo.gl/UPVytm). Cuốn sách này của James Surowiecki đã đưa ra một nhận xét quan trọng: trong một số trường hợp, đa số thông minh hơn thiểu số và cách thức trí tuệ tập thể đã góp phần hình thành nên công việc kinh doanh, các nền kinh tế, các xã hội và các quốc gia. Chẳng hạn chúng ta trích một đoạn trong đó:

(trích) Trong những hoàn cảnh thích hợp, nhóm trở nên rất thông minh, thường thông minh hơn cả những người thông minh nhất trong nhóm. Các nhóm người không cần phải nhờ sự chi phối của những người có năng lực đặc biệt mới trở nên thông minh. Cho dù đa số mọi người trong nhóm không thông thái hay không có trí tuệ tới mức đặc biệt nhưng cả nhóm vẫn có thể đạt được quyết định sáng suốt mang tính tập thể. Đây là một điểm tốt vì loài người vốn sinh ra không phải là những người có khả năng quyết định một cách hoàn hảo. Với tư cách là những cá nhân, chúng ta có khả năng quyết định nhanh chóng và tức thời. Nhưng chúng ta có lẽ không giỏi như vậy trong việc đưa ra những quyết định có xét đoán cẩn thận. Nói chung, chúng ta có ít thông tin hơn ta muốn. Chúng ta có tầm nhìn hạn hẹp về tương lai. Đa số chúng ta đều thiếu khả năng - và không muốn - thực hiện những phép tính phức tạp về mối liên hệ vốn - lãi. Và còn lâu chúng ta mới trở thành những người hoàn toàn có lý trí, vì chúng ta thường bị tình cảm chi phối khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, cho dù tồn tại tất cả những hạn chế này (hoặc thậm chí có lẽ vì có chúng), khi tất cả những ý kiến chưa hoàn chỉnh của chúng ta được tập hợp đúng cách thì trí tuệ tập thể của chúng ta thường rất hoàn hảo. Bạn có thể thấy trí tuệ tập thể này, hay theo cách tôi gọi là "trí tuệ đám đông”, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trên khắp thế giới. trình bày các nghiên cứu, quan sát hiện đại ở nhiều lĩnh vực (hết trích)

Rõ ràng, những nhận định của James Surowiecki đi ngược lại hoàn toàn luận điểm của Lê Quốc Vinh và tác phẩm “Trí tuệ đám đông” này cũng rất nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Tại sao Lê Quốc Vinh không đăng tin, trích dẫn luận điểm trong cuốn sách này?

3- Trở lại nhận đính chính Lê Quốc Vinh về đám đông đang tức giận về chuyện cá chết hang loạt và nguy cơ một thảm họa môi trường tác động ghê gớm đến cuộc sống hàng triệu người, trong đó Lê Quốc Vinh dẫn chứng một vài thông tin bị sai lệch và cắt xén về tình hình cá chết, vào bảo rằng đám đông tức giận, truyền các tin ấy đi là đám đông nguyên thủy như kiểu của Le Bon. Đối với cá nhân admin: nhận xét đấy là không chính xác và admin cho rằng không thể có đám đông như vậy trên thời đại mạng xã hội tự do như hiện nay. Mỗi một thông tin, bài viết đưa ra trên mạng xã hội đều được đám đông kiểm chứng, phản biện nhiều chiều và cực kỳ nhanh nhạy. Nếu một bài viết đưa tin sai, chỉ một thời gian ngắn sau lập tức có người đặt dấu hỏi, và phản biện cho bài viết đó. Có thể tốc độ lan truyền tin sai là nhanh, nhưng sự chỉnh sửa tin sai, nếu chính xác cũng được truyền tải rất nhanh chóng. Chính sự đa dạng, tự do trong sân chơi này của Facebook đã bản thân trang bị cho nó tính năng lọc rất mạnh mẽ, và về lâu về dài sẽ nâng cao trình độ đám đông hơn. Một người mới tham gia sân chơi mạng xã hội sẽ có thể bị ngợp, bị đánh lừa và dẫn dắt bởi các bài viết xấu, ngụy biện trong thời gian đầu nhưng dần dà từng cá nhân ấy sẽ trưởng thành, lọc thong tin tốt hơn và tự chủ hơn, độc lập hơn. Cá nhân trong thời đại mạng xã hội khó có khả năng bị đám đông chi phối hoàn toàn, không thể nào không có khả năng suy luận, suy nghĩ (vì từng dòng viết khi họ viết họ share chính là thể hiện suy nghĩ của họ rồi) và đặc biệt họ có các kênh độc lập, nhiều chiều để kiểm chứng thông tin.

Trong“Trí tuệ đám đông” James Surowiecki có nói đến bốn điều kiện để đám đông trở nên thông minh hơn thiểu số: - sự đa dạng về ý kiến (mỗi người nên có một thông tin riêng nào đó, dù đó chỉ là một cách diễn giải kỳ cục về những sự kiện đã biết); - sự độc lập (các ý kiến của mọi người không được hình thành theo ý kiến của những người xung quanh); - sự phi tập trung hóa (không ai được chỉ định làm bất cứ việc gì) và - sự tổng hợp (có một cơ chế nào đó để biến những ý kiến riêng thành quyết định tập thể).

Đọc hai kiến giải của Le Bon và James Surowiecki, admin thấy rằng đám đông trên mạng xã hội như Facebook, (trong đó bao gồm đám đông đang nóng hổi quan tâm đưa tin về cá chết) mang các đặc tính trí tuệ, như James Surowiecki mô tả hơn. Thực tế chúng ta cũng đã thấy, nhờ Facebook, mặt bằng trí thức của đám đông người Việt đã được nâng lên khá rõ trong vài năm trở lại đây và không gì có thể che mắt được đám đông này.

Ngoài ra nhận xét ấy của Lê Quốc Vinh, bảo đám đông truyền tin sai về cá chết là đám đông nguyên thủy - nếu nhìn nghiêm túc hơn, là một sự xúc phạm rất nhiều người đang bình tĩnh, quan tâm, tìm và đưa tin về thảm họa môi trường này, cũng như đang hàng ngày ngóng chờ về những điều tra, thông tin về cá chết vốn đã hơn hai tháng mà vẫn chưa có kết quả. Sự quan tâm, đưa tin và đặt câu hỏi dồn dập của đám đông về hiện tượng cá chết là một điều vô cùng bình thường, vì nó là một thảm họa môi trường đầy nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống, chất lượng sống, tính mạng về lâu về dài của hàng triệu người Việt, trong một diện tích rất rộng.