270 phố huế thuộc phường nào quận nào

Bài này viết về tuyến phố tại Hà Nội. Đối với phường cùng tên, xem Phố Huế [phường]. Đối với các định nghĩa khác, xem Huế [định hướng].

Phố Huế là một tuyến đường đi qua địa bàn các quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Vị trí–Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Góc phố Huế và phố Nguyễn Công Trứ

Đây là tuyến đường một chiều, chạy từ đường Đại Cồ Việt đến ngã tư phố Hàm Long - Hàng Bài, song song với phố Bà Triệu.

Phố Huế dài 1.266 m, rộng 14 m, bắt đầu từ cuối phố Bạch Mai, giao với các tuyến đường: Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, Thịnh Yên, Thái Phiên, Đoàn Trần Nghiệp, Trần Quốc Toản, Hàm Long, Nguyễn Du, Lê Văn Hưu, Trần Nhân Tông, Trần Xuân Soạn, Tuệ Tĩnh, Hòa Mã, Tô Hiến Thành, Nguyễn Công Trứ; nối tiếp với phố Hàng Bài. Phố thuộc địa bàn các phường Hàng Bài [quận Hoàn Kiếm], Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và Phố Huế [quận Hai Bà Trưng].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đây nguyên là một đoạn của con đường thiên lý xưa, nối kinh đô Thăng Long với các trấn, các tỉnh ở phía nam.

Đầu thế kỷ XIX, tuyến phố đi qua các thôn, phường cổ gồm: phường Phục Cổ, thôn Giáo Phường, thôn Đông Hạ và thôn Yên Thọ, đều thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Giữa thế kỷ XIX, thôn Đông Hạ hợp với thôn Sài Tan, Cẩm Chỉ thành thôn Đông Tân, còn thôn Yên Thọ hợp với thôn Thống Nhất thành thôn Yên Nhất.

Năm 1890, phố được gọi là đường Huế [route de Hué] và sau năm 1945 thì đổi thành phố Duy Tân. Từ ngày giải phóng thủ đô, phố Duy Tân đổi tên thành phố Huế, mang tên cố đô Huế của nhà Nguyễn.

Hiện nay, dọc theo tuyến phố vẫn còn các đình, đền mang tên các thôn, phường cũ như: đình Phục Cổ tại số nhà 14 phố Nguyễn Du, đình Giáo Phường tại số nhà 83B phố Huế, đình Đông Hạ tại số nhà 133 phố Huế [còn đền của làng này ở tại số nhà 28 ngõ Huế] và đình Yên Nhất tại số nhà 260 phố Huế.

Đường Phố Huế thuộc địa phận các phường Bùi Thị Xuân, Phố Huế quận Hai Bà Trưng và phường Hàng Bài quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đi từ ngã tư phố Hàm Long - Hàng Bài tới đường Đại Cồ Việt [ô Cầu Dền], chạy qua các ngã tư Nguyễn Du - Lê Văn Hưu, Trần Nhân Tông - Trần Xuân Soạn, Tuệ Tĩnh - Hòa Mã, Tô Hiến Thành - Nguyễn Công Trứ.

Đường dài khoảng 1,2km, rộng 15m.

  • Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quận Hai Bà Trưng
  • Chợ Giời
  • Phòng Khám Đa Khoa Việt Hàn
  • Rạp Đại Nam
  • Chợ Hôm - Đức Viên

Đường Phố Huế là một đoạn trên tuyến đường đi từ quận Hoàng Mai qua quận Hai Bà Trưng tới quận Hoàn Kiếm [trung tâm Hà Nội].

Đây là tuyến đường một chiều, đường rộng, vỉa hè thông thoáng, an ninh cao. Là khu vực đông dân cư, hoạt động kinh doanh rất nhộn nhịp, sầm uất với các khu chợ lớn và rất nhiều nhà hàng, siêu thị, đại lý, cửa hàng, quán ăn, quán và phê, viện thẩm mỹ,..... phục vụ ăn uống, cung cấp rất nhiều mặt hàng, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đời sống cho người dân.

Trên đường còn có nhiều văn phòng và trụ sở của các công ty và ngân hàng hoạt động.

Phố Huế là gì

Năm 1890, phố này đã được gọi là đường Huế [route de Hué]. Năm 1945, đổi tên là phố Duy Tân. Từ ngày giải phóng Thủ đô, đổi tên thành phố Huế, mang tên kinh đô Huế của nhà Nguyễn [từ 1802 – 1945], một địa danh lịch sử của nước ta.

Tại Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số các đại biểu đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết thúc phiên thảo luận, 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường trực thuộc thành phố Huế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu tại Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đây là đề án quan trọng điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Huế, là một bước quan trọng trong tiến trình xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Hiện nay Thừa Thiên Huế đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế để trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và văn hóa Huế. Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây không phải là việc làm độc lập mà là một bước trong tiến trình xây dựng, phát triển Thửa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc sắp xếp 9 phường của thành phố Huế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế là điều chỉnh 3 huyện Hương Trà, Hương Thủy và Huyện Phú Vang, lấy đất của 3 huyện này để đưa về thành phố Huế. Việc này liên quan đến vấn đề quy hoạch. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay nếu điều chỉnh như vậy hẹp về tổng thể nhưng rộng hơn về một số chỗ so với quy hoạch thành phố Huế đã được duyệt. Nhưng hiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đang chỉ đạo làm lại quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng.

4 phường thuộc thành phố Huế đủ tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục để thành lập. Dự thảo Nghị quyết có hiệu lực từ 01/07/2021 để các cơ quan và địa phương có thời gian chuẩn bị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và Nghị quyết có hiệu lực, Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, xác định việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan tổ chức hữu quan có trách nhiệm thực hiện theo Nghị quyết, cả về việc tổ chức, sắp xếp bộ máy, cơ quan tổ chức địa phương, đời sống nhân dân, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn. Các cơ quan, tổ chức có tên gọi gắn với địa danh đơn vị hành chính thành lập mới hoặc điều chỉnh địa giới hành chính phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi mới kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực.

Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đánh giá đây là đề án phức hợp nhiều nội dung, có thể nói là ba trong một: điều chỉnh để mở rộng thành phố Huế; sắp xếp 9 phường và thành lập 4 phường mới. Trưởng Ban Công tác đại biểu đồng tình với sự cần thiết để mở rộng địa giới hành chính, mở rộng không gian phát triển cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng. Trưởng Ban Công tác đại biểu so sánh với việc mở rộng địa giới của tỉnh Ninh Bình trước đây, hướng tới thành lập thành phố Hoa Lư năm 2030. Bà cho rằng việc mở rộng địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có những nét tương đồng như Ninh Bình.

Sau khi Nghị quyết có hiệu lực, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị Chính phủ và tỉnh Thừa Thiên Huế phải có kế hoạch chi tiết, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ công tác quy hoạch cho đến hạ tầng, về các nội dung, tiêu chí sắp xếp 9 phường, thành lập phường mới, đề nghị có lộ trình xây dựng để đảm bảo cho việc thực hiện sau này.

Sau khi kết thúc cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, việc hình thành, tổ chức bộ máy mới của các phường, nhất là 4 phường mới phải đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ nhằm đảm bảo cho 4 phường mới hoạt động hiệu quả ngay từ ban đầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh đến đặc thù văn hóa, thành phố Huế là đô thị di sản, phải gắn với việc bảo tồn di sản văn hóa thế giới. Việc thay đổi tên các phường, quy hoạch lại dân cư sẽ biến động nhiều; số dân cư ở Kinh thành Huế sẽ di dời tới các khu tái định cư. Chính vì vậy cần có sự đồng bộ, cần phát triển cả thương mại, gắn với cả du lịch.

Nói về sự đặc thù của thành phố Huế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết địa phương này có nhiều đồi núi, cung điện, rừng cây... nên diện tích phân bố dân cư, bảo vệ rừng cây, di sản rất quan trọng. Và vấn đề quản lý phường, xã của địa phương cũng mang yếu tố văn hóa nhiều hơn. Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng những tiêu chuẩn về diện tích, dân cư không nên quá khắt khe.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị sớm có quy hoạch lâu dài của Thừa Thiên Huế, mô hình thành phố Huế như thế nào, tính toán các điều kiện cho tương lai, đặc biệt cần có cơ chế đặc thù cho các di sản văn hóa thế giới. Đây là vấn đề phải nghiên cứu kỹ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đồng tình với ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng Thừa Thiên Huế có đặc thù văn hóa cố đô, một số tiêu chí có thể chưa đạt nhưng ở mức chấp nhận được do các yếu tố đặc thù này. Tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, không vì thế mà với một thành phố trực thuộc trung ương, chúng ta quên đi các tiêu chí về đô thị. Do vậy Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị cần quan tâm đến việc mở rộng không gian như thế nào, không gian phát triển quy hoạch sau này, các điều kiện, tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương…

Đề án mở rộng địa giới hành chính của thành phố Huế, về diện tích tăng hơn 3,7 lần, dân số tăng 1,27 lần, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế băn khoăn, với quá trình mở rộng như vậy thì áp lực việc mở rộng như thế nào, lộ trình nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước thì liệu Thừa Thiên Huế đã tính đến các phương án này hay chưa.

Liên quan đến tiêu chí của các thành phố trực thuộc trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến về tiêu chí trình độ phát triển đô thị, theo đó 4 phường mới của thành phố Huế dự kiến được thành lập như thế nào. Sau khi sắp xếp lại các phường thuộc thành phố Huế, số lượng cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách sẽ có dôi dư, vậy việc giải quyết chế độ, chính sách và tâm tư, nguyện vọng của số cán bộ này như thế nào.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ giải trình các vấn đề liên quan đến Đề án điều chỉnh địa giới thành phố Huế

Giải trình các câu hỏi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã cho ý kiến chỉ đạo áp dụng quy hoạch vùng tỉnh và đã được phê duyệt. Quá trình triển khai quy hoạch tỉnh và quy hoạch thành phố Huế trong tương lai cũng sẽ tuân thủ các định hướng từ khi có thông báo Kết luận 48, do vậy định hướng về phát triển đô thị cho Thừa Thiên Huế và thành phố Huế cũng đã được thể hiện trong quy hoạch vùng, và quy hoạch điều chỉnh thành phố Huế mở rộng đã được phê duyệt. Sau này Thừa Thiên Huế sẽ làm quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung theo Luật Quy hoạch. Tất cả những định hướng quy hoạch này được cập nhật, bảo đảm tính liên tục cũng như phù hợp với định hướng phát triển mà tỉnh đã định hướng và Bộ Xây dựng đã phê duyệt, thống nhất.

Trả lời câu hỏi về thời điểm khi nào điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết đây là vấn đề băn khoăn, trăn trở của Đảng bộ tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết tỉnh đã có quá trình chuẩn bị rất kỹ, trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã chuẩn bị rồi nhưng tỉnh chưa có điều kiện, cơ sở trình. Và việc họp HĐND các phường sắp xếp thời điểm nào đã có tính toán trong phương án. Thành ủy thành phố Huế sẽ thu xếp và tổ chức bầu các cán bộ chủ chốt của các phường sau khi điều chỉnh là từ ngày 01/07/2021 đến ngày 05/07/2021. Như vậy cán bộ chủ chốt của các phường mới sẽ không bị ảnh hưởng tới các phương án. Số cán bộ đại biểu HĐND phường vẫn giữ nguyên đến hết nhiệm kỳ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cũng khẳng định, khi xây dựng phương án điều chỉnh mở rộng trước cuộc bầu cử, tỉnh đã tính đến phương án này, tuy nhiên do thời gian không đủ để trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên tỉnh mong muốn việc điều chỉnh này sẽ được triển khai trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sắp tới. Thành ủy đã có phương án đầy đủ về bố trí, sắp xếp cán bộ các phường mà được sắp xếp trên địa bàn thành phố Huế.

Tại phiên họp, đại diện Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng giải trình thêm các vấn đề về sự phù hợp về quy hoạch, đánh giá tiêu chí về phân loại đô thị sau khi mở rộng và tiêu chí hạ tầng của 4 phường mới được thành lập có đảm bảo phường trực thuộc đô thị hay không.

Đánh giá Thừa Thiên Huế sau khi mở rộng, theo tiêu chí về phân loại đô thị, Bộ Xây dựng cho biết sau khi quyết định thành lập thành phố Huế mới thì Bộ Xây dựng mới chính thức đánh giá theo Nghị quyết 1210. Kiểm tra lại các tiêu chí, cách thức đánh giá theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Xây dựng xác nhận đạt 84/100 điểm trên ngưỡng 75 điểm. Một số tiêu chí Bộ Xây dựng đánh giá chưa đạt là tiêu chí về nhà ở, đất giao thông đô thị so với đất đô thị, mật đô đường khu vực nội thị… Do vậy, đánh giá sơ bộ, Thừa Thiên Huế sau khi mở rộng vẫn là đô thị loại 1.

Về tiêu chí cơ sở hạ tầng của 4 phường mới của thành phố Huế được thành lập, Bộ Xây dựng cho biết có 12 tiêu chí đánh giá, kiểm tra lại thì có 1-2 tiêu chí chưa đạt yêu cầu như tỉ lệ xử lý nước thải đô thị do các phường này mới từ xã lên, nên phạm vi xử lý nước thải của các nhà máy này chưa đạt, trong thời gian tới sẽ cố gắng cải thiện. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho rằng 10/12 tiêu chí đạt được thì thành phố Huế đủ cơ sở tiến tới xác nhận 4 phường mới này trực thuộc đô thị.

Liên quan đến vấn đề mở rộng địa giới hành chính, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng xác nhận việc mở rộng thành phố Huế có lộ trình, tiến tới thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc trung ương. Hiện đây là giai đoạn thành phố Huế vẫn trực thuộc tỉnh, có mở rộng địa giới hành chính lên 270 km2, cơ bản phần mở rộng thêm đều nằm trong quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 2014 của thành phố Huế đến năm 2030 tầm nhìn 2050 và đã được nghiên cứu về chuyên môn là có tiềm năng phát triển đô thị và có cơ sở phát triển đô thị.

Giải trình thêm về Đề án điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng thành phố Huế, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, đề án này vừa mở rộng địa giới hành chính, vừa sắp xếp vừa sáp nhập và căn cứ pháp luật theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết 1211 và Nghị quyết 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu đề án được thông qua thì tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là giảm được 11 đơn vị hành chính cấp xã.

Về vấn đề thành lập 4 phường mới của thành phố Huế từ các xã, Đề án và báo cáo của Chính phủ và các phụ lục kèm theo đều đánh giá các phường dự kiến được thành lập đều đạt 4/4 tiêu chuẩn của việc thành lập phường.

Trả lời câu hỏi việc thành lập thành phố Huế trước và sau bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp có ảnh hưởng như thế nào, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, căn cứ Khoản 1, Điều 134 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, khi bầu cử vẫn tiến hành bình thường, sau khi bầu cử nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2021 thì không ảnh hưởng đến công tác bầu cử và hoàn toàn phù hợp quy định pháp luật.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và mở rộng thành phố Huế, có 2 tiêu chuẩn vẫn chưa đạt là diện tích tự nhiên và quy mô dân số của một số phường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết thời gian tới các cấp có thẩm quyền chỉ đạo triển khai thì sẽ tiếp tục thực hiện các vấn đề này.

Về sự cần thiết triển khai Đề án này luôn hay không, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nêu rõ, sau khi Bộ Nội vụ họp thẩm định với các bộ ngành, Bộ đã tham mưu và đề xuất với Chính phủ, khi các địa phương có đề án sắp xếp các đơn vị hành chính để thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, liên quan đến điều kiện, thời cơ để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tinh gọn theo NQ 18/TW 6. Do vậy Thứ trưởng khẳng định, khi các địa phương trình Đề án lên, Chính phủ thường khẩn trương làm công tác thẩm định và rà soát cùng địa phương đủ thủ tục, hồ sơ, điều kiện, đảm bảo đúng quy định pháp luật để trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, trong điều kiện hiện nay, thành phố Huế cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu, xây dựng Đề án này từ năm 2019, thời gian cũng khá lâu, nếu được UBTVQH thông qua thì sẽ góp phần giúp cho Thừa Thiên Huế có điều kiện phát triển và củng cố bộ máy chính quyền địa phương trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Phiên họp thứ 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, theo tinh thần Nghị quyết 54, lấy việc bảo tồn và phát hủy di sản cố đô Huế là lõi của đề án này. Việc mở rộng thành phố Huế hiện nay là một trong ba bước rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Nghị quyết cũng nêu rõ, việc mở rộng thành phố Huế phải được thực hiện trước năm 2022, lộ trình như vậy nên đó là lí do tại sao phê duyệt để tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành thực hiện.

Đánh giá cách làm lần này của Bộ Nội vụ, các bộ liên quan của Chính phủ và địa phương rất chặt chẽ, cơ bản thẩm tra đạt được sự đồng thuận cao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình với Đề án này và cho rằng cơ bản thành phố Huế khi mở rộng đạt được các tiêu chuẩn hiện nay.

Vấn đề đặt ra là NQ 1210 về phân loại đô thị và NQ 1211 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính vẫn còn một số bất cập. Ví dụ như tiêu chí về dân số thì khó có thể thực hiện được, tiêu chí về mật độ dân số và quy mô dân số cần được tính toán thêm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ nên tập trung giải quyết vấn đề khúc mắc của 2 Nghị quyết này để có những quy định phù hợp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị lưu ý đến công tác quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, cần sớm tổng kết NQ 1210 về phân loại đô thị và NQ 1211 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhằm sát thực hơn trong thực tế.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế

Sau khi kết thúc phiên thảo luận, 100% Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế./.

Chủ Đề