8 năm là bao nhiêu giờ

Ngày 30/8 năm 2023 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, một ngày lễ quan trọng của Phật giáo và phong tục Việt Nam.

Đây là một ngày lễ quan trọng của Phật giáo Đại thừa Bắc tông và phong tục Việt Nam, Trung Hoa. Lễ này diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, cũng là ngày Xá tội vong nhân và Cúng cô hồn theo tín ngưỡng dân gian.

Lễ Vu Lan là dịp để người con báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và hồi hướng công đức cho những vong linh không nơi nương tựa. Lễ Vu Lan cũng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Ngày lễ Vu Lan hằng năm là ngày 15/07 âm lịch. Năm 2023, lễ Vu Lan sẽ rơi vào Thứ Tư ngày 30/8/2023 dương lịch.

Ngày 30/8 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không? [Hình từ Internet]

Người lao động có được nghỉ làm vào ngày 30/8/2023 không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a] Tết Dương lịch: 01 ngày [ngày 01 tháng 01 dương lịch];
b] Tết Âm lịch: 05 ngày;
c] Ngày Chiến thắng: 01 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch];
d] Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày [ngày 01 tháng 5 dương lịch];
đ] Quốc khánh: 02 ngày [ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau];
e] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, ngày 30/8/2023 không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động về ngày nghỉ này.

Người lao động có được tạm ứng tiền lương vào ngày 30/8/2023 không?

Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Theo đó, người lao động được tạm ứng tiền lương khi tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên, khi nghỉ hằng năm.

Như vậy, vào 30/8/2023 thì người lao động không được tạm ứng tiền lương. Tuy nhiên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm ứng tiền lương.

Cách tính lương làm vào ngày lễ cho người lao động như thế nào?

Nếu đi làm vào các ngày lễ tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì lương sẽ được tính như sau:

[1] Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

[2] Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Chủ Đề