Âm thanh được thu thập như thế nào

Đó là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người. Âm nhạc gồm hai thể loại chính là thanh nhạc và khí nhạc.

Thanh nhạc: Âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả, thể hiện ý tưởng, cảm xúc, tâm tư tình cảm.

Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ. Vì thế, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả.

Các khái niệm liên quan đến âm nhạc là gì?

Ký hiệu âm nhạc: Đó là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được sử dụng để ghi lại âm thanh với những đặc tính của chúng.

Môn học ký âm chính là ghi lại âm thanh bằng những ký hiệu âm nhạc trên trang giấy. Ngược lại, môn học xướng âm là đọc lên các ký hiệu âm nhạc đã được ký âm đúng cao độ, trường độ.

Có nhiều ký hiệu âm nhạc và khóa nhạc để quy định cao độ, cường độ và trường độ cho bản nhạc. Khóa nhạc có nhiều khóa khác nhau nhưng phổ biến nhất là khóa sol. Đôi khi cần thiết thì người ta dịch một bản nhạc ngôn ngữ khóa sol sang các khóa nhạc khác hoặc ngược lại.

Bản quyền âm nhạc là một trong các lĩnh vực phức tạp liên quan đến luật pháp. Những người làm nghệ thuật, tất cả những thứ liên quan đến pháp luật, bản quyền thường không mấy hấp dẫn. Chính vì thế mà thường tránh né hoặc bỏ qua. Mặc dù bản quyền âm nhạc phức tạp nhưng nếu nắm rõ được thì người làm nghệ thuật sẽ tránh được những rắc rối không mong muốn.

Tác dụng của âm nhạc trong cuộc sống

Giải trí, sự hình thành, phát triển của con người

Hiện nay âm nhạc là một trong những nguồn giải trí tối ưu và không thể thiếu của con người. Đặc biệt, âm nhạc còn có thể tác động lớn đến quá trình hình thành phát triển của con người.

Chính vì thế, lời khuyên được đưa ra: Phụ nữ mang thai nên cho bé nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ để bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.

Phương diện hiệu quả để giáo dục con người phát triển toàn diện

Âm nhạc có tác dụng phản ánh trí tuệ, tư tưởng, cũng như tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cảm xúc của con người.

Nó làm rung động tình cảm lắng đọng trong tâm hồn.

Chắp cánh cho sức tưởng tượng được bay bổng.

Giúp mọi người nhận thức, yêu đời và yêu cuộc sống hơn.

Đem lại cho con người các cảm xúc về thẩm mỹ và sự tinh tế.

Là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người

Nếu không có âm nhạc, thế giới sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Nó giúp xua tan nỗi đau khổ, mang lại niềm vui sướng, sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Thưởng thức những ca khúc yêu thích giúp con người thư thái và có rất nhiều trải nghiệm thú vị.

Tăng cường trí nhớ, hiệu quả học tập và làm việc

Lựa chọn những bản nhạc phù hợp như nhạc piano không lời, nhạc cổ điển, nhạc Baroque… giúp con người tập trung, tăng khả năng ghi nhớ, thậm chí tăng IQ… Nhờ vậy mà, chúng ta có thể tập trung ghi nhớ tốt hơn trong học tập và làm việc.

“Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc”

Con người không thể nghe, nhìn, ngửi, chạm, nếm được cảm xúc mà chỉ có thể cảm nhận. Đôi khi, chúng ta yêu thích một ca khúc nào đó không chỉ vì giai điệu, ca từ mà còn bởi cảm giác mà bài hát đó mang lại. Chúng ta có thể chìm đắm vào bài hát như kể lại câu chuyện cuộc đời mà ta đã từng trải qua và tưởng chừng như đã lãng quên.

Hòa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc cũng sẽ giúp xoa dịu được những nỗi thống khổ của mình trong cuộc sống. Đây chính là phương diện truyền tải cảm xúc trọn vẹn và tuyệt vời nhất. Âm nhạc giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất trong tâm hồn.

Có tác dụng tốt đối với sức khỏe

Âm nhạc không chỉ giải trí, tác động vào cảm xúc mà còn rất tốt đối với sức khỏe. Nghiên cứu của các nhà khoa học, âm nhạc là thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người. Các bản nhạc có tiết tấu nhanh như disco, chachacha, pop… giúp chúng ta tỉnh táo, năng động và nhạy bén hơn. Những bản nhạc không lời, piano, Baroque … còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân khiến con người có nguy cơ cao bị mắc cách bệnh về tim mạch, huyết áp.

Bản ghi âm của tôi có phải là nguồn của chứng cứ không? Cụ thể, nhà tôi có gắn camera có thiết bị ghi âm trước cổng, ngày 21/04/2021 tôi tình cờ mở ra xem thì thấy A và B đang mâu thuẫn với nhau sau đó A dùng dao đâm chết B và bỏ chạy.

Chứng cứ trong vụ án hình sự là gì?

Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về chứng cứ trong vụ án hình sự như sau:

"Điều 86. Chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."

Âm thanh được thu thập như thế nào

Bản ghi âm có được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Cơ quan nào thực hiện thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự?

Nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự gồm những nguồn nào?

Theo Điều 87 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về nguồn của chứng cứ là:

"Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự."

Bản ghi âm có được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự không?

Theo Điều 87 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về nguồn của chứng cứ thì dữ liệu điện tử là một trong những nguồn của chứng cứ.

Theo Điều 99 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về dữ liệu điện tử như sau:

"Điều 99. Dữ liệu điện tử

1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.

3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác."

Như vậy, theo các quy định trên, bản ghi âm là một hình thức dữ liệu điện tử, được xem là nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự. Nếu bản ghi âm này có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì được xem là chứng cứ.

Cơ quan nào thực hiện thu thập chứng cứ?

Theo khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về thu nhập chứng cứ:

"Điều 88. Thu thập chứng cứ

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án."

Theo Điều 34 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng:

"Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Viện kiểm sát;

c) Tòa án."

Như vậy, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là những cơ quan thực hiện thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự.

Người làm chứng được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 66 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về người làm chứng, cụ thể:

"Điều 66. Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

3. Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng."