Amazon cháy rừng nguyên nhân

(TN&MT) - Hơn 10.000 loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá và 35% trong số này đã bị chặt phá hoặc đang suy thoái. Nội dung này nằm trong bản thảo một báo cáo quan trọng của Hội đồng khoa học Science Panel for the Amazon (SPA), được công bố vào ngày 14/7.

Amazon cháy rừng nguyên nhân

Carlos Roberto Sanquetta, Giáo sư kỹ thuật lâm nghiệp tại Đại học Liên bang Parana, nhà thực vật học Edilson Consuelo de Oliveira và nhân viên vườn ươm thực vật Rioterra Juciney Pinheiro dos Santos kiểm tra rừng nhiệt đới Amazon ở Itapua do Oeste, bang Rondonia, Brazil. Ảnh: Reuters

Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu về rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được thực hiện bởi 200 nhà khoa học trên toàn thế giới. Đây là báo cáo đánh giá chi tiết nhất về tình trạng rừng Amazon cho đến nay, cũng như làm rõ vai trò quan trọng của rừng Amazon đối với khí hậu toàn cầu, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm tàng mà khu rừng này đang phải đối mặt.

Tính đến nay, khoảng 18% diện tích rừng Amazon đã bị tàn phá, chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp cũng như khai thác gỗ trái phép. Hơn nữa, khoảng 17% diện tích tại đây đang bị suy thoái. Sự tàn phá liên tục của con người đối với rừng Amazon là một trong những nguyên nhân khiến hơn 8.000 loài thực vật đặc hữu và 2.300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo Giáo sư Mercedes Bustamante thuộc Đại học Brasilia ở Brazil, các nghiên cứu khoa học cho thấy con người phải đối mặt với những nguy cơ thảm khốc tiềm ẩn và không thể đảo ngược do nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Tuy vậy, vẫn còn cơ hội mong manh để thay đổi xu hướng này.

Theo báo cáo trên, rừng nhiệt đới là một bức tường thành quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Do đó, rất cần giảm hoàn toàn nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng trong chưa đầy một thập kỷ. Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục các khu vực đã bị phá hủy trên quy mô lớn.

Khoảng một tuần trước, nước láng giềng Colombia cho biết tỷ lệ phá rừng tại đây đã tăng 8% trong năm 2020 so với năm 2019, lên mức 171.685 hécta. Đặc biệt, gần 64% số vụ phá rừng diễn ra tại khu vực rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Colombia.

Báo cáo cho biết, đất và thảm thực vật của Amazon hấp thụ khoảng 200 tỷ tấn carbon, nhiều hơn 5 lần so với lượng khí thải CO2 hàng năm của thế giới. Tuy vậy, nạn phá rừng có thể đe dọa chức năng hoạt động như một bể chứa carbon của Amazon, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu càng trầm trọng hơn.

Cũng trong ngày 14/7, một nghiên cứu riêng biệt khác đăng tải trên tạp chí Nature (tạp chí khoa học danh giá thế giới) công bố, một số khu vực của Amazon đang “nhả” nhiều carbon hơn lượng mà chúng hấp thụ. Kết quả này thu được thông qua biện pháp đo lường lượng khí CO2 và CO tại rừng Amazon từ năm 2010-2018.

Tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Luciana Gatti thuộc Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ Inpe của Brazil nhận định, tại miền Đông Nam Amazon – khu vực diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng, lượng phát thải carbon tăng không chỉ do cháy rừng và tàn phá rừng trực tiếp mà còn do sự gia tăng tỷ lệ cây rừng chết do hạn hán nghiêm trọng và nhiệt độ tăng cao.

Copy Link

Link đã được copy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cháy rừng nhiệt đới Amazon 2019

Amazon cháy rừng nguyên nhân

Locations of fires, marked in orange, which were detected by MODIS from August 15 to ngày 22 tháng 8 năm 2019hrueu

Địa điểmBrazil, Bolivia, Peru, Paraguay
Thống kê
Thời gianJanuary 2019 — ongoing
Nguyên nhânSlash-and-burn approach to deforest land for agriculture
Người chết2[1]
Bản đồ
Amazon cháy rừng nguyên nhân

Map of the Amazon rainforest ecoregions as delineated by the WWF in white and the Amazon drainage basin in blue.

Có ít nhất 74.155 vụ cháy rừng ở Brazil từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019, đại diện cho số vụ cháy rừng cao nhất kể từ khi Brasil bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2013, theo Cơ quan Vũ trụ của Brasil, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE),[2] sử dụng các vệ tinh để theo dõi các vụ cháy..[3]

Hơn 60 phần trăm của Amazon được nằm trong biên giới của Brasil,[4][5] và hơn một nửa các vụ cháy rừng xảy ra trong rừng nhiệt đới Amazon,[2][6][6][7] khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được coi là "quan trọng để chống lại ấm lên toàn cầu."[8][9]

Có những đám cháy đang bùng cháy trong rừng nhiệt đới ở bốn bang Amazon của Brazil gồm Amazonas, Rondônia, Mato Grosso và Pará. Ít nhất 39.194 vụ cháy đã được phát hiện ở Amazonas, đây là bang lớn nhất ở Brazil (theo khu vực) và có "vùng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới". Brasil đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 11 tháng 8..[8][9] Tuy nhiên thủ tướng Jair Bolsonaro đã yêu cầu từ chối sự giúp đỡ các quốc gia như G7, các quốc gia châu Á, hoặc các quốc gia châu Âu,... Điều náy làm tệ hại dẫn đến khu vực rừng Amazon và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và 20% lượng oxy do rừng Amazon cung cấp bay đi lên khí quyển và có ảnh hưởng liên quan đến trái đất sau này.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu vực sông Amazon, có kích thước tương đương nước Úc, được bao phủ trong một thảm thực vật dày đặc với 400 tỷ cây. Kể từ những năm 1970, Brazil đã chặt và đốt khoảng 20% diện tích rừng, tức 300.000 dặm vuông Anh (776.996 km2), rộng hơn tiểu bang Texas.[5] Hai phần ba rừng nhiệt đới Amazon nằm trong biên giới của Brazil.[4]

Vào năm 2015, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE) đã tạo ra dự án Terra Brasilis lấy dữ liệu từ hệ thống cảnh báo vệ tinh phá rừng thời gian thực (DETER), thường xuyên xuất bản dữ liệu hàng tháng và hàng ngày cập nhật trang web của chính phủ Viện môi trường Brazil.[10][11] DETER hỗ trợ "giám sát và kiểm soát nạn phá rừng và suy thoái rừng".[12]

Đến ngày 11 tháng 8, Amazonas đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.[13] Hình ảnh của NASA vào ngày 13 tháng 8 cho thấy khói từ đám cháy có thể nhìn thấy được từ không gian.[14]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Amazon cháy rừng nguyên nhân
Hình ảnh vệ tinh INPE của một khu vực 70 x 70 dặm dọc theo sông Purus giữa Canutama và Lábrea ở bang Amazonas, được chụp vào ngày 16 tháng 8 năm 2019, cho thấy một số đám khói từ các vụ cháy rừng, bao gồm các khu vực đã bị phá rừng

Cháy rừng xảy ra tự nhiên trong mùa khô vào tháng 7 và tháng 8 do thời tiết khô hạn của tháng 8 cùng mùa gió khu vực Nam Mỹ đang hoạt động mạnh nên công tác dập lửa rất khó khăn.[8] Theo Euronews, các vụ cháy rừng đã gia tăng khi ngành nông nghiệp đã "đẩy vào lưu vực Amazon và thúc đẩy nạn phá rừng".[8] Một số vụ hỏa hoạn có thể xảy ra bởi những người nông dân muốn phá rừng hợp pháp hoặc bất hợp pháp để chăn thả gia súc. Vào tháng 8, nông dân địa phương ở bang Pará của Amazon, đã đăng một quảng cáo trên tờ báo địa phương về một queimada hoặc "Ngày cháy" vào tháng 8.[3][15] Ngay sau đó, số vụ hỏa hoạn đã tăng lên.[3] Trong những năm gần đây, "kẻ chiếm đất" (grileiros) đã chặt cây trái phép trong "lãnh thổ bản địa của Brasil và các khu rừng được bảo vệ khác trên khắp Amazon". Kể từ cuộc bầu cử vào tháng 10, họ đã cắt ở vùng đất của Apurinã bị cô lập trước đó ở Amazonas, nơi "các khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới" được tìm thấy.

Theo các nhà bảo tồn, Tổng thống Jair Bolsonaro, người nhậm chức vào tháng 1 năm 2019, đã "khuyến khích người khai thác gỗ và nông dân dọn đất", dẫn đến nạn phá rừng mưa nhiệt đới Amazon nhanh chóng[2] – tăng 88% trong tháng 6 so với tháng 6 đến tháng 6 năm 2018, theo INPE.[12][16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Moreira, Rinaldo; Valley, Jamari (ngày 15 tháng 8 năm 2019). “Casal morre abraçado ao tentar fugir de queimada em RO” [Couple die hugged while trying to escape burnt out RO]. G1 (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ a b c 'Record number of fires' in Brazilian rainforest”. BBC News Online. BBC Online. BBC. ngày 21 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ a b c Andreoni, Manuela; Hauser, Christine (ngày 21 tháng 8 năm 2019). “Fires in Amazon Rain Forest Have Surged This Year”. The New York Times. Rio de Janeiro. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ a b “Deforestation dropped 18% in Brazil's Amazon over past 12 months”. The Guardian. Sao Paulo. ngày 26 tháng 11 năm 2014. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  5. ^ a b Alexander Zaitchik (ngày 6 tháng 7 năm 2019). “In Bolsonaro's Brazil, a Showdown Over Amazon Rainforest”. The Intercept và Pulitzer Center on Crisis Reporting. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.With contributions by Mauro Toledo Rodrigues
  6. ^ a b Yeung, Jessie; Alvarado, Abel (ngày 21 tháng 8 năm 2019). “Brazil's Amazon rainforest is burning at a record rate”. CNN. Turner Broadcasting System, Inc. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ “Record-breaking number of fires burn in Brazil's Amazon”. CNBC. NBCUniversal. ngày 21 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ a b c d Paraguassu, Lisandra (ngày 20 tháng 8 năm 2019). “Amazon burning: Brazil reports record forest fires”. Euronews. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ a b Irfan, Umair (ngày 20 tháng 8 năm 2019). “Amazon rainforest fire: Forests in Brazil, Greenland, and Siberia are burning”. Vox. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ Phillips, Dom (ngày 2 tháng 8 năm 2019). “Brazil space institute director sacked in Amazon deforestation row”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  11. ^ Watts, Jonathan (ngày 21 tháng 8 năm 2019). “Jair Bolsonaro claims without evidence that NGOs are setting fires in Amazon rainforest”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  12. ^ a b Carolina Moreno, Ana (ngày 3 tháng 7 năm 2019). “Desmatamento na Amazônia em junho é 88% maior do que no mesmo período de 2018”. Natureza (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Globo. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  13. ^ Cereceda, Rafael (ngày 11 tháng 8 năm 2019). “Amazonas state declares state of emergency over rising forest fires”. euronews. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  14. ^ “Fires in Brazil”. NASA. ngày 16 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  15. ^ “Dia do Fogo- Produtores planejam data para queimada na região” [Day of Fire- Producers plan date for burning in the region]. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  16. ^ “London climate change protesters daub Brazilian embassy blood red”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Amazon cháy rừng nguyên nhân
    Phương tiện liên quan tới 2019 wildfires in Brazil tại Wikimedia Commons
  • “Updates on wildfires”. INPE. Portal do Programa Queimadas do INPE. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  • Current worldwide map of airborne particulates about one micrometer in diameter, including smoke