An tâm khi sử dụng tiếng anh là gì năm 2024
Câu giao tiếp là dạng bài tập luôn có mặt trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn tiếng Anh. Bài tập về chức năng giao tiếp bao gồm những mẩu đối thoại ngắn, thường là dạng hỏi và trả lời giữa hai đối tượng A và B. Mục đích của dạng bài là chọn đúng phần khuyết để hoàn thành đoạn hội thoại. Có thể phân loại dạng bài tập trên theo mục đích của các câu hỏi như sau: 1. Lời đề xuất và lời mời (Offering and inviting) 1.1 Lời đề xuất và hồi đáp: Lời đề xuất “Help” Hồi đáp – Let me help you (Để tôi giúp bạn nhé). – Do you need some help? (Bạn cần tôi giúp không?). – Can/ May I help you? (Tôi giúp bạn nhé?). Hồi đáp – Đồng ý: – Yes, please (Vâng, làm ơn). – Thanks. That’s very kind of you (Cảm ơn. Bạn thật tốt). Hồi đáp – Từ chối: – Thanks. But I can manage myself (Cảm ơn. Nhưng tôi tự lo được). Ví dụ: A: Do you need some help with your homework? (Bạn cần tôi giúp làm bài tập không?). B: Thanks. That’s very kind of you (Cảm ơn. Bạn thật tốt). 1.2. Lời mời và hồi đáp Lời mời “Would like” Hồi đáp – Would you like N/ to-V…? – Do you feel like/fancy V-ing….? – I’d like to invite you to… Ví dụ: A: Do you feel like going for a walk? (Bạn muốn đi dạo không?). B: That sounds great. Let’s go round the lake (Nghe hay đấy. Chúng mình đi vòng quanh hồ nhé). Hồi đáp – Đồng ý: – It’s a great idea (Ý hay đấy!). – That sounds great/ cool/ fun/ lovely… (Nghe hay đấy). – Yes, I’d love to (Được chứ. Tôi rất muốn). – Why not? (Tại sao không chứ?). – That would be great (Sẽ tuyệt lắm đây). – How wonderful/ fun! (Tuyệt quá!). Hồi đáp – Tứ chối: “Thanks… but” – Thanks for the invitation, but I’m afraid… (Cảm ơn bạn đã mời, nhưng tôi e là…). – That is so kind of you, but I’m sorry… (Bạn thật tốt, nhưng tôi xin lỗi…). Bài tập minh họa: Câu 1 (trích “Đề thi THPT quốc gia 2014”): Jane had difficulty carrying her suitcase upstairs, and Mike, her friend, offered to help. – Mike: “Need a hand with your suitcase, Jane?”. – Jane: “________”.
Hướng dẫn: – Mối quan hệ giữa Jane và Mike: Bạn bè. – Bối cảnh tình huống: Mike muốn giúp Jane mang vali lên tầng. Câu thoại đầu tiên “Need a hand with…?” là cấu trúc đề xuất giúp đỡ. Trong bốn phương án, có A chứa cấu trúc đáp lại một lời đề xuất. Ngoài ra, việc dịch ba phương án còn lại cũng giúp ta lựa chọn dễ dàng hơn. 2. Lời cảm ơn và xin lỗi (Thanking and Apologizing) 2.1. Lời cảm ơn và hồi đáp Lời cảm ơn “Thank” Hồi đáp – Thanks/ Thank you (Cảm ơn bạn). – Thank you very much (Cảm ơn bạn rất nhiều). – Thank you for helping me + V (Cảm ơn bạn đã giúp tôi làm…). Hồi đáp: – You’re welcome/ Don’t mention it/ Not at all (Không có gì). – It was nothing/ Forget it (Không có gì đâu). – Sure (Ừ). – It’s my pleasure (Rất hân hạnh). Ví dụ: A: Thank you for helping me carry those bags (Cảm ơn bạn đã giúp tôi xách những túi đồ ấy). B: Not at all (Không có gì). 2.2. Lời xin lỗi và hồi đáp Lời xin lỗi “Sorry” Hồi đáp – I’m sorry for…/ I’m sorry (that)… (Tôi xin lỗi về…). – Oops! I’m sorry (Ôi! Tôi xin lỗi). – I apologize for… (Tôi xin lỗi về…). Hồi đáp: – Never mind (Đừng bận tâm). – That’s alright/ It’s alright (Không sao đâu). – Don’t worry. It’s okay (Đừng lo. Không sao đâu). – Your apology is accepted (Tôi chấp nhận lời xin lỗi của bạn). Ví dụ: A: I’m sorry for having broken your favorite flower pot (Tớ xin lỗi vì đã làm vỡ lọ hoa yêu thích của cậu). B: Don’t worry. It’s okay (Đừng lo. Không sao đâu). Bài tập minh họa: Câu 1 (trích “Đề thi THPT quốc gia 2018”): Jane is talking to Mike, who has just helped her with her luggage. – Jane: “_________”. – Mike: “It’s my pleasure”.
Hướng dẫn: – Mối quan hệ giữa Jane và Mike: Bạn bè. Bối cảnh tình huống: Jane nói chuyện với Mike – người vừa giúp đỡ cô. Câu thoại thứ hai: “It’s my pleasure (Rất hân hạnh)” là cấu trúc hồi đáp lời cảm ơn. Trong bốn phương án, C là đáp án đúng. 3. Khen ngợi và chúc mừng (Complimenting and graduating) 3.1. Lời khen ngợi và hồi đáp: Lời khen ngợi “Compliment” Hồi đáp – How + adj + N! (Cái gì đó thật…!). – What + (a/an) + adj + N! (Cái gì đó thật…!). Ví dụ: – You did a good job! Good job! (Anh làm tốt lắm). – What you did was wonderful/desirable/ amazing (Những gì anh làm được thật tuyệt vời/ đáng ngưỡng mộ/ kinh ngạc). – Thank you. It’s very nice of you to say so (Cảm ơn bạn. Bạn thật tốt khi nói như vậy). – I’m glad you like it (Tôi rất vui khi bạn thích nó). – Thanks a lot. I’m glad to hearthat (Cảm ơn bạn rất nhiều. Tôi rất vui khi nghe thấy vậy). 3.2. Lời thông báo tin vui và chúc mừng Lời thông báo tin vui Hồi đáp – chúc mừng – I have + P2 (Tôi đã…) – have just + P2 (Tôi vừa mới…) – I’m really happy/ pleased to tell you… (Tôi rất vui mừng nói cho bạn biết rằng…) – Congratulations! (Chúc mừng bạn!) – That’s great! Congratulations! (Thật tuyệt vời! Chúc mừng bạn!) Ví dụ: A: I have graduated with distinction degree (Tớ vừa tốt nghiệp bằng giỏi đấy). B: That’s great! Congratulations! (Thật tuyệt vời! Chúc mừng cậu!). Bài tập minh họa: Câu 1 (trích “Đề thi THPT quốc gia 2018”): Laura is telling Bob about her exam results. – Laura: “________”. – Bob: “That’s great. Congratulations!”.
Hướng dẫn: – Mối quan hệ giữa Laura và Bob: Bạn bè. – Bối cảnh tình huống: Laura nói cho Bob nghe kết quả thi của cô ấy. Câu thoại thứ hai: “That’s great. Congratulations! (Thật tuyệt vời! Chúc mừng bạn!)” là cấu trúc lời chúc mừng. Trong bốn phương án, chỉ có B đúng. 4. Lời khuyên nhủ, đề xuất và cảnh báo (Advising, suggesting and warning) 4.1. Lời khuyên và hồi đáp Lời khuyên “Should” Hồi đáp – I think you should/ need to… (Tôi nghĩ bạn nên/ cần…). – I think you shouldn’t… (Tôi nghĩ bạn không nên…). – If I were you, I would… (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ…). Hồi đáp – Đồng ý: – Yes, I will. Thank you (Tôi sẽ làm vậy. Cảm ơn bạn). – OK, I won’t. Thanks (Được, tôi sẽ không làm vậy. Cảm ơn bạn). Hồi đáp -Từ chối: – No, I’d rather not (Tôi không muốn làm vậy). Ví dụ: A: I think you shouldn’t carry heavy things (Cháu nghĩ bác không nên mang vác đồ nặng). B: OK, I won’t. Thank you (Bác sẽ không làm vậy. Cảm ơn cháu). 4.2. Lời đề xuất và hồi đáp Lời đề xuất “Suggest” Hồi đáp – I suggest that… (Tôi đề xuất rằng…). – How/What about + N/V-ing? (Việc… thì sao?). – Why don’t you/ we… (Sao bạn/chúng ta không …?). Ví dụ: A: How about throwing a party this weekend? (Sao chúng ta không tổ chức một bữa tiệc cuối tuần này nhỉ?). B: That sounds great! (Nghe tuyệt đấy!). Hồi đáp – Đồng ý: – That sounds/ would be great! (Nghe tuyệt đấy!). – That’s a great idea! (Ý tưởng tuyệt vời!). Thanks. It’s a good suggestion. (Cảm ơn bạn. Đó là một gợi ý hay). Hồi đáp – Từ chối: – I don’t feel like it (Tôi không thích như vậy). – No, I don’t think it’s a good idea (Không, tôi không nghĩ đây là một ý tưởng hay). – I’d rather + V (Tôi muốn … hơn). 4.3. Lời cảnh báo và hồi đáp Lời cảnh báo “Warning” Hồi đáp – Look out/ Watch out! (Coi chừng!). – Do not + V (Đừng...). – Mind your + N/ Mind the + N (Cẩn thận/ Coi chừng…). – Thanks, I will (Cảm ơn bạn, tôi sẽ làm như vậy). – I will do it (Tôi sẽ làm thế). Ví dụ 1: A: Mind your step. The floor is slippery (Đi cẩn thận. Sàn nhà trơn đấy). B: Oh, thanks. I will (Ổ, cảm ơn. Tôi sẽ cẩn thận). Ví dụ 2: A: You should wear a safety helmet while riding or you’ll get a fine. B: I will do it. Bài tập minh họa: Câu 1 (trích “Đề thi thử THPT quốc gia 2019 – cụm 8 trường chuyên”): – Kien: “Do you feel like going out for a drink this evening?”. – Trung: “_________”.
Hướng dẫn: – Mối quan hệ giữa Kiên và Trung: Bạn bè/ đồng nghiệp. – Bối cảnh tình huống: Kiên mời Trung đi uống nước. Câu thoại đầu tiên: “Do you feel like + V-ing (Bạn có muốn…)” là cấu trúc đưa ra lời đề xuất. A là đáp án đúng. 5. Lời chào và tạm biệt (Greeting and saying goodbye) 5.1. Lời chào và hồi đáp Lời chào “How are you” Hồi đáp – Hello/ Hi (Xin chào). – Good morning/ afternoon/ evening,… (Chào buổi sáng/chiều/tối…). – How are you/ How do you do/ How is it going/ How are you doing? (Bạn có khỏe không?). Ví dụ: John: Good evening, Joe. How’s it going (Chào buổi tối, Joe. Anh khỏe không?). Joe: I’m not so well. I think I’m catching a flu (Tôi không khỏe lắm. Tôi nghĩ tôi sắp bị cúm). – I’m good/ fine. Thanks (Tôi ổn. Cảm ơn bạn). – Very well. And you? (Rất tốt. Còn bạn thì sao?). – I feel like a million dollars. (Tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vời). – I’m not so well. How about you? (Tôi không khỏe lắm. Còn bạn thì sao?). – Not very good (Tôi không khỏe/ Mọi thứ không tốt lắm). 5.2. Lời tạm biệt và hồi đáp Lời tạm biệt “See you” Hồi đáp – Bye (Tạm biệt). – See you/ see you soon/ see you later/ catch you later (Hẹn gặp lại). – Take care (Bảo trọng). – OK. See you then (Ừ. Hẹn gặp lại). – Take care (Bảo trọng). – It’s nice talking with you, too (Tôi cũng rất vui khi được nói chuyện với bạn). Ví dụ: A: I gotta go. Catch you later (Tớ phải đi rồi. Gặp lại sau nhé). B: OK. See you then (Ừ. Hẹn gặp lại). Bài tập minh họa: Câu 1 (trích “Đề thi thử THPT QG 2019 – cụm 8 trường chuyên”): – Peter: “How are you today?”. – Susan: “_________”.
Hướng dẫn: – Mối quan hệ giữa Peter và Susan: Bạn bè/ đồng nghiệp. – Bối cảnh tình huống: Peter hỏi thăm Susan. Câu thoại đầu tiên: “How are you today? (Hôm nay bạn khỏe không?)” là cấu trúc đưa ra lời chào. B là đáp án đúng. 6. Lời đề nghị và xin phép (Requesting and asking for permission) 6.1. Lời đề nghị và hồi đáp Lời đề nghị “Requesting” Hồi đáp – Can/ Could you + V? (Bạn có thể …?). – Do/ Would you mind + V-ing? (Bạn có phiền khi…?). – I wonder if you could + V? (Tôi tự hỏi liệu rằng bạn có thể …?). Ví dụ: A: Would you mind if I sat here? (Bạn có phiền nếu tớ ngồi đây không?). B: No problem (Không có gì đâu). Hồi đáp – Đồng ý: – Sure/ Yes/ Certainly/ Please do. (Được thôi). Đây là câu trả lời cho cấu trúc Can/ Could you …? hoặc May I…?). – No problem/ Not at all (Không có gì) là câu trả lời cho cấu trúc Do/ Would you mind…?). Hồi đáp – Từ chối: – I’m afraid I … (Tôi e rằng tôi…). – I’m sorry, I can’t (Tôi xin lỗi, tôi không thể). – I’d like to, but… (Tôi rất muốn, nhưng…). 6.2. Lời xin phép và hồi đáp Lời xin phép “Permission” Hồi đáp – May/ Might/ Can/ Could I…? (Xin phép cho tôi…?). – Do you mind if I…?/ Would you mind if I…? (Anh có phiền không nếu tôi…?). – Is it OK if…? (Liệu có ổn không nếu…?). Hồi đáp – Đồng ý: – Sure/ Certainly/ Of course/ Ok (Tất nhiên rồi). – Go ahead/ You can (Cứ tự nhiên). – Do it! Don’t ask. (Cứ làm đi! Đừng hỏi). Hồi đáp – Từ chối: – I’m afraid you can’t (Tôi e rằng không được). – I don’t think you can (Tôi cho rằng không được). – No, you can’t/ No, not now (Không. Bây giờ thì không). Bài tập minh họa: Câu 1 (trích “Đề thi thử THPT quốc gia 2019” – chuyên Thái Nguyên): Hoa is asking Hai, who is sitting at a comer of the room, seeming too shy. – Hoa: “Why aren’t you taking part in our activities?________”. – Hai: “Yes, I can. Certainly”.
Hướng dẫn: – Mối quan hệ giữa Hoa và Hải: Bạn bè. – Bối cảnh tình huống: Hoa đang hỏi Hải, người đang ngồi ở một góc phòng, có vẻ nhút nhát. Câu thoại thứ hai: “Yes, I can. Certainly (Ừ. Được mà)” là cấu trúc hỏi đáp lời đề nghị. Cả bốn phương án đã cho đều chứa cấu trúc của một lời đề nghị nên ta dịch nghĩa để chọn phương án phù hợp. Ta có thể phỏng đoán bối cảnh của cuộc đối thoại là ở trong lớp, khi Hoa đang chuẩn bị cho các hoạt động của lớp. Hoa muốn Hải cùng tham gia nên rủ Hải cùng làm đồ trang trí với mình. Chọn B. 7. Lời nêu ý kiến và tán thành/phản đối (Giving opinions and Agreeing/Disagreeing) Nêu ý kiến “Think” Hồi đáp – I think/ believe … (Tôi nghĩ là/tin là…). – Do you think …? (Bạn có nghĩ là …?). – S + V + O (Một mệnh đề đưa ra quan điểm trực tiếp). Ví dụ: A: I think swimming should be made part of the school curriculum (Tớ nghĩ môn bơi lội nên trở thành một phần trong chương trình học). B: I can’t agree with you more. It is an essential life skill (Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Bơi lội là kĩ năng sống thiết yếu). Hồi đáp – tán thành: – Absolutely (Chắc chắn rồi). – You can say that again/ I can’t agree with you more (Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn). – That’s just what I was thinking. (Đó cũng chính là điều tôi nghĩ). Hồi đáp – phản đối: – I don’t (quite) agree with you (Tôi không đồng tình với bạn). – I’m not so sure about that/1 don’t think so (Tôi không nghĩ vậy). – That’s not entirely true (Điều đó không hoàn toàn đúng). Bài tập minh họa: Câu 1 (trích “Đề thi THPT QG 2018”): Jenny and Jimmy are talking about university education. – Jenny: “I think having a university degree is the only way to succeed in life”. – Jimmy: “________. There are successful people without a degree”.
Hướng dẫn: – Mối quan hệ giữa Jenny và Jimmy: Bạn bè. – Bối cảnh tình huống: Jenny và Jimmy đang nói về việc học đại học. Câu thoại đầu tiên: “I think … (Tôi nghĩ…)” là cấu trúc nêu ý kiến. Trong bốn phương án, C và D chứa cấu trúc hồi đáp ý kiến. Ta dịch nghĩa cuộc hội thoại để chọn đáp án phù hợp. Jimmy không đồng tình với quan điểm của Jenny nên phương án C phù hợp nhất. |