An toàn lao đông là gì

Trong quá trình làm việc, lao động, sản xuất, xây dựng vì một số lý do chủ quan hoặc khách quan ước tính hàng năm có khoảng trên 2,3 triệu người chết liên quan đến thương tích và bệnh nghề nghiệp. Trong đó, khoảng 350.000 người chết do tai nạn lao động và 2 triệu người chết vì bệnh nghề nghiệp.

Nhận thấy tình hình đó để giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra, mỗi cơ sở sản xuất cần phải thiết lập các biện pháp đảm bảo “ An toàn, vệ sinh lao động”.

Vậy “ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG”  là gì?

BẠN HÃY XEM VIDEO SAU ĐÂY CÔNG NHÂN LÀM VIỆC HÓA CHẤT

THẤY GÌ QUA VIDEO NÀY? CÓ PHẢI:

– Công việc khác phục rò rỉ hóa chất các chất khí như H2S, CO, ... nếu hít phải mà không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong

– Làm việc về lâu về dài tích tụ dần dần có thể gây bệnh nghề nghiệp như các bệnh về phổi, gan,...

Do đó để ngăn ngừa các rủi ro, anh công nhân đã sử dụng các biện pháp phòng, chống như sau:

* Để ngăn ngừa thương tật hoặc tử vong anh công nhân đã thực hiện:

– Sử dụng đồ bảo hộ nón bảo hộ, mặt nạ phòng chống khí độc,

– Và nếu trong môi trường thiếu oxi nhiều khí độc sử dụng bình nén oxi để làm việc

– Nắm bắt các nguyên tắc ứng cứu khi xảy ra sự cố thông qua huấn luyện, đào tạo an toàn lao động

* Để ngăn ngừa bệnh  tật, làm suy giảm sức khỏe anh công nhân đã thực hiện:

– Làm việc ở tư thế hợp lý tránh mắc các bệnh về cơ, xương, khớp.

– Tăng thêm phụ cấp cho công nhân để bồi dưỡng sức khỏe tăng sức đề kháng

– Đảm bảo đúng thời giờ làm việc, nghỉ ngơi.

Vậy “ An toàn lao động - vệ sinh lao động” được tách thành 2 khái niệm dễ hiểu như sau:

“ AN TOÀN LAO ĐỘNG” là các biện pháp, giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

“VỆ SINH LAO ĐỘNG” là các biện pháp, giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người lao động không được bảo vệ an toàn lao động?

Như video clip trên, nếu trong môi trường làm việc độc hại có tiếp xúc trực tiếp với hóa chất mà người lao động không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo vệ an toàn lao động cần thiết thì sẽ có thể có rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới người tham gia lao động. Các hệ lụy về sức khỏe này có thể thể hiện ngay khi người lao động tiếp xúc với môi trường, hóa chất độc hại cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới cả tính mạng của người lao động.

Tùy theo đặc thù sản xuất, lĩnh vực sản xuất mà sẽ có những quy định riêng của pháp luật về an toàn lao động cho các ngành nghề đó, và phạm trù của bảo hộ lao động không chỉ bao gồm các biện pháp bảo vệ trực tiếp cho người lao động mà còn chính là là tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hiểm lao động, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc của người lao động,…

Thẻ an toàn lao động là gì?

Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2005 hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định “Đơn vị tổ chức huấn luyện có trách nhiệm cấp thẻ an toàn lao động cho NLĐ [kể cả NLĐ hành nghề tự do] làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu”.

Thẻ an toàn lao động còn được cấp trong các trường hợp: Khi tuyển dụng, bố trí công việc lần đầu; khi NLĐ chuyển từ công việc khác về làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; khi thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.

Như vậy, thẻ an toàn lao động có tác dụng chứng nhận NLĐ đã được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.


Thông tin khác

Vệ sinh an toàn lao động là một trong những yếu tố trong chế độ bảo hộ lao động, liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động. Là việc phòng chống các yếu tố nguy hại, nguy hiểm nhằm đảm bảo hông xảy ra tại nạ lao động và bệnh nghề nghiệp.

✔️ Vệ sinh an toàn lao động bao gồm 2 khái niệm:

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hai gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc. Là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung. Vệ sinh lao động là một nội dung quan trọng trong pháp luật lao động.  Nếu thực hiện không tốt công tác vệ sinh lao động thì sẽ dễ bị tạo bệnh nghề nghiệp.

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác cộng của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra tai nạn, thương tật, từ vong đối với người lao động. Nếu công tác an toàn lao động tại doanh nghiệp không tốt có thể gây ra những tai nạn lao động, những tình huống xấu không mong muốn xảy ra.

✔️ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2013/QH13, bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc:

  • Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
  • Qua đó, nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người lao động.
  • Có những chế độ trợ cấp, bảo hiểm phù hợp với từng loại đối tượng lao động.
  • Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan.
  • Cải thiện điều kiện, môi trường lao động, duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài.

✔️ Tính chất công tác Vệ sinh an toàn lao động

Tính pháp luật: Quy định về An toàn vệ sinh lao động là quy định luật pháp, bắt buộc phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Tính quần chúng: người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình về Vệ sinh an toàn lao động. Là người có điều kiện phát hiện các yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục. Hoặc tự giải quyết nguy cơ phòng ngờ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.  

Tính khoa học công nghệ: An toàn vệ sinh lao động gắn liền với sản xuất, do vậy về Vệ sinh an toàn lao động phải gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.

✔️ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

  • Đảm bảo nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, tiếng ồn, rung; các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan; và các yếu tố phải được định kỳ kiểm tra, đo lường.
  • Đảm bảo các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng.
  • Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại. Cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
  • Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho hàng.
  • Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị, không gian làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
  • Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm lao động, vệ sinh lao động.
  • Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Và cử từ 10 người lao động trở lên có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Người lao động

  • Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, các thiết bị an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

✔️ Quyền của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Người sử dụng lao động

  • Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.
  • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

  • Được đảm bảo điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động. Yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động tại nơi làm việc.
  • Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, nguy hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống. Được đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
  • Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bênh nghề nghiệp. Được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình, nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý. Chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
  • Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

✔️ Xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn lao động

Xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn lao động được quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.

Người nào vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hai thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạng vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây ra thiết hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng hoặc chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của Pháp luật. Còn phải nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

✔️ Quý doanh nghiệp, cá nhân cần thêm thông tin gì về vấn đề vệ sinh an toàn lao động, vui lòng liên hệ Phòng an toàn CRS VINA.

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌎 Website: //daotaoantoan.org/

Facebook: //www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

Email:

Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề