Ăn xem nồi ngồi xem hướng là đức tính gì năm 2024

Câu tục ngữ Ăn trông nồi ngồi trông hướng rất hay được sử dụng kể cả cho thời này đặc biệt là các bậc cha mẹ, ông bà muốn nhắc nhở thế hệ con cháu về cách ứng xử cơ bản trong ăn uống là khi ăn uống phải nghĩ tới người khác còn thức ăn không để chừa cho mọi người cùng ăn. Khi ngồi ăn cũng phải nhìn trước nhìn sau xem có bất lịch sự với ai không

Bài văn mẫu giải thích câu “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” Kho tàng ca dao tục ngữ của ông cha ta từ lâu đã chứa đựng biết bao nhiêu bài học đạo lý sâu sắc, một trong số đó chính là bài học về cử chỉ, kỹ năng phù hợp trong giao tiếp, trong xử sự , được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.

Vậy câu tục ngữ cụ thể muốn nói với chúng ta điều gì? “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực, không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi. Cũng như vậy, “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắn nhủ những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc về phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều mà chúng ta coi là nhỏ nhặt, không đáng kể như cử chỉ ăn uống, đứng ngồi , nhưng thực chất lại quan trọng vô cùng, thể hiện bạn là một người có lễ nghi, phép tắc, phép lịch sự hay không. Với việc ăn uống, “ăn trông nồi” là một kỹ năng tối thiểu mà con người cần có. Khi nhà có khách hay đi dự tiệc, cỗ bàn, dù món ăn có hấp dẫn đến đâu, có nhiều thế nào, nhưng đã ngồi chung mâm với nhiều người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình, ta không thể ăn uống một cách bừa bộn, ăn quá nhiều không chừa lại phần nào mà không để ý đến người khác ăn bao nhiêu, có ăn hay không. Cũng không nên động đũa khi người lớn chưa bắt đầu ăn và không nên tiếp tục ăn khi hầu hết mọi người đã buông đũa. Tuy điều này có thể khá gò bó với một số người nhưng nó thể hiện phép lịch sự của bạn, sự đảm đang, có ý thức.

“Ngồi trông hướng” cũng vậy, ở bất kỳ đâu, đặc biệt là những nơi có đông người, cần ý thức được vị trí, vị thế của mình để ngồi đúng lúc, đúng chỗ. Ta không thể ngồi từa lưa mọi chỗ, ngồi chắn lối đi hay tầm nhìn của người khác. Nếu là người nhỏ tuổi hơn, cần phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi, không nên ngồi trên hay ngồi chen vào chỗ của người xung quanh. Nếu bản thân ta không biết cử chỉ đúng mực, ta sẽ dễ dàng gây khó chịu đối với mọi người khác, phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm, đánh giá về đạo đức, lễ nghi của bản thân mình.

“Ăn trông nồi ngồi trông hướng” là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn, là điều mà mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều cần tiếp thu và giáo dục. Tuy nó đơn giản nhưng nó cũng là cách để người khác nhìn nhận vào bản thân chúng ta. Mỗi người đều cần phải rèn luyện về cách cư xử, cử chỉ đúng mực, lịch sự , không vô ý thức, không hồn nhiên trong ăn uống, trong xử sự. Đối với thế hệ trẻ hôm nay, bài học ấy càng cần thiết hơn cho cuộc sống học tập và làm việc sau này.

Thành công hay sự vui vẻ, hạnh phúc đều được bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, có những yếu tố nhỏ nhất từ kỹ năng sống phù hợp, chuẩn mực. Đừng học ở đâu xa xôi, cao rộng mà hãy bắt đầu học từ những điều nhỏ nhặt này sẽ góp phần đưa con người ta đạt được mục đích của mình một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.

Nghĩa là từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem thử tất cả đều ăn có đủ chưa, có như mình không.

Chứ mình thì ăn như rồng cuốn 4, 5 chén trong khi có người mới một chén thì coi không ổn, không đúng đạo làm người. Tương tự, ngồi cũng phải biết nhìn trước nhìn sau. Ví dụ mình thì ngồi chễm chệ trên ghế, còn người lớn tuổi phải ngồi bệt dưới sàn nhà là điều vô phép vô tắc...

- Ơ, ông anh đang dạy con gái chuẩn bị về nhà chồng à?

- Không, nhà tui đâu có con gái mà dạy để đi làm dâu.

- Vậy ông anh ca bài “gia huấn ca” với ai vậy?

- À, với cậu con trai cả đấy mà. Tình hình kinh tế khó khăn, nó may mắn ăn nên làm ra, nay đổi xe đời mới, mai tài trợ cho mấy cuộc thi chân dài, mốt rong chơi tận trời Tây, trong khi đó mấy đứa em thì làm công nhân đầu tắt mặt tối cũng không đủ ăn. Tui dạy nó cái đạo làm người, cho dù có kiếm ra được nhiều tiền bằng mồ hôi nước mắt đi nữa thì khi tiêu xài cũng ngó trước ngó sau, chứ không thì tủi cho mấy đứa em nghèo khó.

Người Việt Nam rất trọng lễ nghĩa. Ăn trông nồi ngồi trông hướng là bài học về việc phải cư xử đúng mực. Ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều cần có sự tế nhị, ý tứ. Câu nói là một bài học đạo lý về phép tắc hoàn toàn đúng đắn. Cho đến nay ý nghĩa của Ăn trông nồi ngồi trông hướng vẫn còn nguyên giá trị.

Xem thêm bài viết: Mèo nhỏ bắt chuột con

Ăn trông nồi ngồi trông hướng

Câu nói này trước hết khuyên nhủ chúng ta hai vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Đó là “ăn trông nồi” và “ngồi trông hướng”.

“Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống. Khi ta ăn, cần phải biết giữ chừng mực. Văn hóa trên bàn ăn là một trong những bài học đầu tiên. Ngoài việc ăn uống từ tốn, lịch sự, ta còn không nên ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác. Bên cạnh đó phải biết nhường nhịn, khéo léo trong cách lựa chọn thức ăn, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi.

“Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự. Đó là không nên ngồi chắn lối đi của người khác, đặt đâu ngồi đó, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi.

Ăn trông nồi ngồi trông hướng nhắn nhủ chúng ta những bài học tuy đơn giản mà sâu sắc. Mỗi chúng ta cần phải có phong thái, cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

Ăn xem nồi ngồi xem hướng là đức tính gì năm 2024

Ăn trông nồi ngồi trông hướng

“Ăn trông nồi”

Trong sinh hoạt hằng ngày, có lẽ bữa ăn chính là nơi dễ bộc lộ bản thân nhất. Cái nết ăn là thứ mà ai cũng phải học tập cả đời.

Xưa kia, ông bà ta còn thiếu cái ăn, cái mặc. Cơm nấu trong một bữa hiếm khi đủ cho cả nhà ăn. Vì thế “ăn trông nồi” đơn giản là nếu thấy ít cơm thì nên ăn ít lại để mọi người đều có phần. Về sau này, câu nói được mở rộng ra về ý nghĩa. “Ăn trông nồi” trở thành phép lịch sự trên bàn ăn.

Đó đơn giản là cách đặt bát, thìa, đũa trên mâm cơm. Không gõ đũa, không khua chén, không đùa nghịch, hay phá quấy trong bữa cơm. Nhất là những gia đình nhiều thế hệ, người ăn không khuấy lộn đĩa thức ăn để tìm miếng ngon, đó là “ăn trông nồi”.

Thói quen ăn uống từ lâu đã trở thành một trong những chuẩn mực đánh giá con người. Một người ăn uống từ tốn, chừng mực sẽ được nhìn nhận khác hẳn một người thô lỗ, tùy tiện. Ăn uống lịch sự là một trong những bài học phép tắc cần có trong mỗi gia đình.

Tham khảo thêm bài viết: Ca dao “Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”

“Ngồi trông hướng”

“Ngồi trông hướng” lại đang nhắn nhủ đến chúng ta về phép lịch sự ở nơi công cộng. Bất kể ở đâu, lúc nào, khi ta muốn ngồi xuống thì phải quan sát.

“Ngồi trông hướng” là khi ta không ngồi chắn trước ai, không chắn lối đi. Bên cạnh đó còn phải biết nhường chỗ cho người già và trẻ em. Song song với “ăn trông nồi”, “ngồi trông hướng” cũng là một trong những chuẩn mực đánh giá con người.

Không ngồi lên đồ vật, không ngồi ở lối đi, không chắn trước mặt người khác là những cách cư xử lịch thiệp.

Cư xử tế nhị, ý tứ

Dù có mở rộng ý nghĩa ra hay không thì hai vế của câu Ăn trông nồi ngồi trông hướng cũng nói về các quy tắc ứng xử trong cuộc sống. Ở đó đề cao cách cư xử tế nhị, phù hợp với hoàn cảnh.

Cuộc đời này không những rộng mà còn rất dài. Chắc chắn rằng hẳng thể có cách thức chung, lời giải chung cho mọi thứ. Chính vì thế, tốt nhất là ta thấm nhuần những quy tắc. Dựa vào những quy tắc đó, ta vận nó vào tình huống của chính mình.

Làm được những điều này ta không chỉ là người tinh nhạy mà là con người tự trọng. Ý thức được phẩm giá của mình là chưa đủ mà còn phải biết hành xử theo phẩm giá ấy.

Nhận biết và làm chủ được hành vi của bản thân là cách để ta làm chủ cuộc đời mình. Mỗi người một hành động, một cách cư xử đẹp, xã hội ta cũng theo đó mà văn minh hơn, phát triển hơn.

Gia đình – nơi hình thành những con người văn minh

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức con người. Cách dạy dỗ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến hành vi, cách ứng xử của con cái.

Bàn về cách dạy dỗ con cái, có thời điểm người ta quá chú trọng tới những phẩm chất cao siêu. Thế nhưng, thực tế cho thấy nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Trong đó việc đi đứng, ăn nói, ứng xử… là vô cùng quan trọng. Phẩm giá của mỗi người được xác lập từ những hành vi rất nhỏ.

Ăn xem nồi ngồi xem hướng là đức tính gì năm 2024

Ăn trông nồi ngồi trông hướng

Ngày nay, các cậu ấm cô chiêu thường được nuông chiều quá mức. Không khó để bắt gặp những hình ảnh thiếu lịch sự. Trong bàn ăn, con ném thức ăn bừa bãi, dùng muỗng đũa chọc ngoáy vào đĩa thức ăn. Hay đơn giản là con ngồi ngay trước mặt ông bà chỉ để được gần đĩa thức ăn hơn. Hoặc thậm chí là buông lời chê cơm nhạt, canh thiu.

Những hành động ấy đều được cha mẹ bỏ qua bằng câu nói: Nó nhỏ có biết gì đâu. Thấy con mình cư xử sai, không quay qua dạy bảo mà lại mong chờ sự thương cảm từ mọi người là làm hại con.

Cha mẹ phải là những tấm gương sáng, soi chiếu những hình ảnh đẹp đẽ. Sẵn sàng chỉ ra lỗi sai của con và răn dạy lại chính là hành động cần có của các bậc làm cha làm mẹ.

Giáo dục con trên bàn ăn, dạy cho con bài học Ăn trông nồi, ngồi trông hướng không chỉ dừng lại là một câu nói có ý nghĩa. Nó đã trở thành một trong những chuẩn mực cần có trong cách ứng xử. Mỗi hành động khéo léo, ý nhị của mỗi người sẽ giúp gia đình có văn hóa hơn, xã hội cũng theo đó mà văn minh hơn.