Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Đã là con người thì phải lao động không vì sao

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU[Đề thi có 01 trang]ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018MÔN: NGỮ VĂN 11Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đềI. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4 :Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toànhộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành độngcủa mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng.Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Linkhông phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóngvới xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đạiý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếmsống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã làcon người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉhai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đóthì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thânmình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.[Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo //tuoitre.vn, ngày10/5/2015]Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. [0,5 điểm]Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lạinhiều của cải cho con cái? [0,5 điểm]Câu 3. Anh/Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tựchịu trách nhiệm” nghĩa là gì? [1,0 điểm]Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu:“Có người nói rằng,… để tự chịu trách nhiệm” không? Vì sao? [Trả lời trong khoảng5-7 dòng] [1,0 điểm]II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]Câu 5 [7 điểm]Nhận xét về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ýkiến cho rằng: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và là một người anh hùng có khíphách hiên ngang, bất khuất.Ý kiến khác lại khẳng định: Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng.Từ việc cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tửtù của Nguyễn Tuân, anh [chị] hãy bình luận những ý kiến trên?--------- Hết --------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêmHọ và tên thí sinh.............................................; SBD .................................................TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬUĐÁP ÁN – THANG ĐIỂMĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018MÔN: NGỮ VĂN 11[Đáp án - Thang điểm gồm có 03 trang]I. LƯU Ý CHUNG:- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bàilàm của thi sinh. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linhhoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từngbài viết. Sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết cócảm xúc và sáng tạo.- Học sinh có nhiều cách khác nhau để khai thác đề song phải đảm bảo yêu cầu về kĩnăng và kiến thức .[ Về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận, có bố cục rõ ràng,kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi về chính tả, diễnđạt, dùng từ. Về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưngcần đảm bảo các ý cơ bản trong đáp án.]- Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫncho điểm tối đa.- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.II. ĐÁP ÁN:Phần CâuNội dungIĐỌC HIỂU1Phong cách ngôn ngữ báo chí.2Những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lạinhiều của cải cho con cái vì họ quan niệm rằng:- Nếu con cháu họ tài giỏi, chúng sẽ tự kiếm được tiền. Nếu chúng kémcỏi thì của cải có sẵn chỉ làm hại thêm [lười biếng, ỷ lại, sa vào các tệ nạnxã hội…].- Lao động là trách nhiệm của mỗi con người, không chỉ để nuôi sống bảnthân mà còn để góp phần thúc đẩy xã hội.3- Ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình: Có ý thức, thái độ chịutrách nhiệm về mọi suy nghĩ, hành động, sự trưởng thành về trí tuệ vànhân cách… của chính mình.- Năng lực để tự chịu trách nhiệm: là khả năng để chịu trách nhiệm vềnhững hành động, việc làm của bản thân. Năng lực để tự chịu tráchnhiệm bao gồm: tri thức [hiểu biết về thế giới, kiến thức chuyên môn,…], khả năng lao động, sáng tạo và đạo đức [lòng trung thực, nghị lựcsống, quan niệm sống đúng đắn,…].4Học sinh tự lựa chọn câu trả lời [có thể đồng tình hoặc không], có phântích, lí giải cụ thể, đúng hướng, phù hợp với thực tế cuộc sống, với chuẩnmực của xã hội.IILÀM VĂN5Bài văn NLVHYêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bàinghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễnđạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữpháp.Điểm3,00,50,250,250,50,51,07,01. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, 0,5Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề;phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ vớinhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thểhiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng nhân 0,5vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và bìnhluận hai ý kiến nhận xét, đánh giá về nhân vật Huấn Cao.3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luậnđiểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụngtốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm [trong đó phải cóthao tác phân tích, so sánh]; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứngĐảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:3.1.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:- Nguyễn Tuân là “người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp”, cũng là cây bútrất mực tài hoa, uyên bác.- Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời [1940] là truyện ngắnxuất sắc kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng thángTám.Tác phẩm xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, từđó gửi gắm quan niệm tiến bộ của nhà văn về cái đẹp.3.2.Giải thích ý kiến- Nghệ sĩ tài hoa: là người nghệ sĩ có tài năng xuất chúng. Anh hùng có khíphách hiên ngang: là người có bản lĩnh, chí khí, không sợ cường quyền,dám đứng lên chống lại bạo ngược để bảo vệ lẽ phải, cái thiện. Con ngườicó thiên lương trong sáng: là người có tấm lòng tốt đẹp, lương thiện.- Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻđẹp lí tưởng ở nhân vật Huấn Cao: tài hoa, khí phách, thiên lương.3.3. Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao.* Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa.- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùngtỉnh Sơn về tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”, nét chữ Huấn Cao mang vẻđẹp con người ông “nét chữ vuông, tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tunghoành của một đời con người”.- Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viênquản ngục bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu,dũng cảm xin bằng được chữ Huấn Cao “chữ Huấn Cao đẹp lắm, vuônglắm, có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà là có một vật báu trên đời”.- Những nét chữ “vuông vắn tươi tắn” mà Huấn Cao cho quản ngụctrong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa.* Huấn Cao là người anh hùng có khí phách hiên ngang.- Ở ngoài đời Huấn Cao mang bản lĩnh của một kẻ “chọc trời khuấynước”: là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lạitriều đình.- Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiênngang, chính trực: lạnh lùng, ngạo mạn với bọn lính áp giải; thản nhiênung dung nhận rượu thịt; khinh miệt, xua đuổi trước sự quan tâm của caingục.- Đêm cuối cùng trước ngày ra pháp trường, mặc dù “cổ đeo gông, chânvướng xiềng” Huấn Cao vẫn đường hoàng, lẫm liệt đậm tô nét chữ trênphiến lụa trắng.0,50,51,01,0* Huấn Cao là con người có thiên lương trong sáng.1,0- Sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hayquyền thế. Ông chỉ tặng chữ cho những người bạn tri âm tri kỉ, biết quítrọng cái tài, yêu cái đẹp.- Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúcđộng “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” và traotặng những con chữ cuối cùng của đời mình cho quản ngục.- Dành tặng quản ngục những lời khuyên chí tình như đối với một bậc triâm “nên thay đổi chốn ở đi...” những lời chỉ giáo ấy đã cảm hóa mãnhliệt quản ngục, khẳng định sự chiến thắng của thiên lương trong sángtrước cái xấu xa, tàn bạo.* Nghệ thuật xây dựng nhân vật.- Xây dựng tình huống truyện giàu kịch tính, thủ pháp nghệ thuật đối lập 0,5tương phản; ngôn ngữ vừa cổ điển vừa hiện đại, bút pháp giàu chất tạohình.- Khả năng phân tích sâu sắc diễn biến nội tâm nhân vật; đặt nhân vậttrong mối quan hệ đối sánh với các nhân vật khác.3.4. Bình luận hai ý kiến.- Hai ý kiến nhận xét về nhân vật Huấn Cao đều chính xác. Mỗi ý kiến 0,5đề cập đến một khía cạnh của nhân vật, tuy khác nhau nhưng lại có mốiquan hệ mật thiết, qua lại và bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻđẹp lý tưởng của hình tượng Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiênngang, nhân cách trong sáng.- Qua hình tượng nghệ thuật này, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệmthẩm mĩ của mình: cái tài đi liền với cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái 0,5thiện. Nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng đượckhẳng định.4. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [viết câu, sửdụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...] ; văn viết giàu cảm 0,5xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quátrình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không tráivới chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo nhữngyêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thểtừng câu giám khảo cần vận dụng linh hoạt.----------Hết----------

Video liên quan

Chủ Đề