Au cera có quan hệ với vpbank như thế nào

VPBank đang thực hiện những thủ tục cuối cùng với cơ quan chức năng để hoàn thiện giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Tập đoàn SMBC (Nhật Bản), dự kiến nhận về 90% số tiền bán vốn còn lại trong một vài tháng tới. Nguồn lực mới sẽ giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh - đặc biệt lấn sân sang phân khúc khách hàng lớn và FDI, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh doanh tham vọng trong thời gian tới.

Trong buổi cập nhật kết quả kinh doanh quý 1 với nhà đầu tư tổ chức tuần trước, Phó Tổng giám đốc thường trực của VPBank, bà Lưu Thị Thảo, cho biết quá trình hoàn thiện các bước cuối cùng của giao dịch phát hành riêng lẻ của ngân hàng cho nhà đầu tới từ Nhật Bản sẽ mất khoảng 2 đến 3 tháng - ước tính khoảng cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 thủ tục sẽ hoàn tất, và ngân hàng sẽ nhận 90% giá trị còn lại của giao dịch ghi nhận vào vốn của VPBank.

.jpg)

Trước đó, 10% đặt cọc của giao dịch đã được phía đối tác chuyển cho VPBank ngay trước thềm đại hội cổ đông của ngân hàng này được tổ chức giữa tháng 4.

VPBank đạt được thỏa thuận bán 15% cổ phần cho SMBC với giá trị gần 1,5 tỷ USD cuối tháng 3 vừa qua - đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng từ 103,5 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2022) lên gần 140 nghìn tỷ đồng (31/3/2023). Đối tác tới từ Nhật Bản cũng chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược đồng hành cùng VPBank trong chặng đường phát triển sắp tới.

Cái bắt tay của hai đối tác sẽ chứng kiến mỗi bên phát huy thế mạnh vượt trội của mình, đồng thời bổ sung các mảnh ghép còn thiếu của đối phương nhằm tối ưu các cơ hội mà thị trường mang lại - trong đó có tiềm năng tăng trưởng rộng mở của khối FDI tại Việt Nam đặt trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo đó, SMBC mở ra cơ hội giúp VPBank tiếp cận tệp khách hàng lên tới 200.000 doanh nghiệp lớn và tập đoàn đa quốc gia của mình, bên cạnh những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam mà ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản này đang phục vụ.

Trong khi đó, VPBank vốn có thế mạnh về mảng ngân hàng bán lẻ cùng sự am hiểu sâu sắc thị trường nội địa. Khi được tiếp thêm nguồn lực từ thương vụ bán vốn, ngân hàng có thể tiến tới mở rộng phạm vi kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng cá nhân - trong đó bao gồm các cán bộ nhân viên của nhiều doanh nghiệp FDI hiện hữu và tiềm năng - được khai thác từ tệp khách hàng của SMBC.

“FDI là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và chúng tôi có trách nhiệm phục vụ các khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một mối quan hệ lâu bền giữa hai đối tác để tạo ra cục diện hai bên đều có lợi thông qua các sản phẩm và giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp quốc tế hoạt động tại Việt Nam,” ông Mochizuki Masashi, Giám đốc Trung tâm FDI của VPBank, chia sẻ tại một hội thảo về FDI mới đây.

Gia tăng nội lực

Bên cạnh việc mở rộng hoạt động kinh doanh, với nguồn tiền mới từ khoản đầu tư chiến lược, VPBank hiện đã trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 Việt Nam, từ đó cho phép ngân hàng củng cố nền tảng vốn, tăng cường tiềm lực tài chính và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng.

Theo ban lãnh đạo của VPBank, với bộ đệm vốn tăng cường, ngân hàng có thể đảm bảo các mục tiêu an toàn vốn của ngân hàng trước các biến đổi khó lường của thị trường tài chính toàn cầu, cũng như hiện thực hóa các tham vọng tăng trưởng cao lên tới 36% ở nhiều chỉ tiêu như tín dụng (35%), huy động (36%), lợi nhuận trước thuế (31%)....

Với gần 36 nghìn tỷ đồng bổ sung vào vốn cấp 1, hàng rào vốn của ngân hàng được tăng cường, kéo theo hệ số an toàn vốn (CAR) được gia cố. Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm hồi tháng 4 vừa qua, Moody’s cho biết tỷ lệ CAR của VPBank sau thương vụ bán vốn đã được nâng lên mức gần 19% - cao nhất trong các ngân hàng tổ chức này đánh giá xếp hạng tại Việt Nam.

Trong bối cảnh biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng chịu nhiều áp lực do chi phí vốn tăng cao trong năm 2022, một hàng rào vốn vững chắc sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu các tác đông của các biến động vĩ mô trong năm 2023.

“Hệ số CAR cao sẽ là yếu tố tích cực, hỗ trợ cho sự tăng trưởng dài hạn của VPBank và có vai trò rất quan trọng đối với 1 ngân hàng thương mại có khẩu vị rủi ro cao hơn bình quân trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn như hiện nay,” công ty chứng khoán (CTCK) HSC nhận định trong một báo cáo phát hành hồi tháng 3.

“Hệ số CAR được xem là cao nhất ngành của VPBank sẽ hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến nợ xấu.” CTCK Yuanta cho biết.

Ngoài ra, tỷ lệ CAR cao cũng là một trong những tiêu chí để ngân hàng nhận được hạn mức tín dụng cao từ Ngân hàng Nhà nước. Trong năm 2022, VPBank được NHNN giao hạn mức 31%, cao nhất hệ thống.

Trong hành trang Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) gói ghém mang tới cho VPBank sau thương vụ bán vốn ngoài tấm séc 1,5 tỷ USD còn có nhiều lợi ích giá trị hơn nữa. Những giá trị đó có thể thấy rõ nếu nhìn vào sức mạnh của SMBC.

SMBC – ngân hàng trực thuộc tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc. (SMFG), lớn thứ 2 Nhật Bản về tổng tài sản với hơn 2,1 nghìn tỷ USD - mang theo kinh nghiệm và chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trải dài qua 4 thế kỷ tại Nhật Bản, cùng các lợi thế cạnh tranh vượt trội như mạng lưới hoạt động toàn cầu, tệp khách hàng trong top Fortune 500 của thế giới…

SMBC được biết tới với chiến lược mở rộng đa tầng nhằm khai thác tiềm năng tăng trưởng của các thị trường mới nổi tại châu Á – nơi cố định một tệp khách hàng khổng lồ với nhu cầu tiêu dùng đa dạng, trong nỗ lực tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận trên nền triển vọng tăng trưởng suy giảm tại Nhật Bản và biên lợi nhuận trong ngành ngày càng mỏng do cạnh tranh khốc liệt.

Trong 10 năm vừa qua, SMBC đầu tư tập trung vào 4 thị trường Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines, hướng tới phân khúc tài chính tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ… thông qua các thương vụ M&A đình đám. Có thể kể tới thương vụ mua gần 75% cổ phần của Fullerton India Credit trị giá khoảng 2 tỷ USD trong năm 2021, hay gần đây là động thái tăng tỷ lệ sở hữu tại Rizal Commercial Banking Corporation của Philippines từ 5% lên 20%…

Trong 9 tháng đầu năm tài khóa kết thúc ngày 31/03/23, tập đoàn SMBC ghi nhận kết quả hoạt động với gần 33 tỷ USD doanh thu, 7,7 tỷ USD lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,88%. Xếp hạng tín nhiệm của tập đoàn được Moody’s, S&P và Fitch đánh giá tương ứng ở mức A1, A- và A. Những con số đó đã đủ thấy SMBC có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả và có xếp hạng tín nhiệm cao như thế nào.

Sức mạnh đó của SMBC, kết hợp với nền tảng vốn và kinh nghiệm có sẵn của VPBank, được kỳ vọng “sẽ đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng có nền tảng vốn lớn nhất, và có bề dày kinh nghiệm, năng lực quản trị rủi ro, cung cấp dịch vụ tài chính tốt nhất Việt Nam,” ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank nhận định tại lễ ký kết giữa hai bên hồi đầu tuần.

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Với quy mô và mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn cầu của mình, SMBC còn có thể mang đến cho VPBank nhiều hơn nữa. Theo phân tích của công ty chứng khoán VCBS, thông qua mối quan hệ với SMBC, VPBank có thể thuận lợi tiếp cận các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia trong tệp hơn 200,000 khách hàng tổ chức của SMBC và tập đoàn mẹ. Đây là những đối tác có tiềm năng mở rộng đầu tư hoặc tìm kiếm và khai phá các cơ hội kinh doanh mới tại Việt Nam, và sau đó trở thành khách hàng của VPBank.

Bên cạnh đó, với năng lực tài chính hùng hậu, SMBC có thể tiếp tục hỗ trợ VPBank huy động các khoản vốn hợp phần với chi phí rẻ - như nhiều đợt huy động đã được ghi nhận trong năm 2022, giúp VPBank giảm thiểu chi phí vốn, cải thiện biên lãi ròng (NIM) trong môi trường lãi suất vẫn còn khá cao như hiện tại.

Trong vai trò cổ đông chiến lược, SMBC còn mang tới cho ngân hàng xanh lá các hỗ trợ trong khâu quản trị theo chuẩn mực riêng có của người Nhật, từ đó góp phần kiện toàn bộ máy VPBank, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong dài hạn.

MÀU XANH HI VỌNG

Không phải là ngẫu nhiên khi SMBC lựa chọn VPBank để “gửi vàng” tại Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm trụ sở của VPBank hồi tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch kiêm CEO của SMFG, ông Jun Ohta đã tận mắt chứng kiến các hoạt động thường nhật tại VPBank, chứng kiến sự phát triển vững chắc của VPBank trong mảng bán lẻ và SME tại trị trường nội địa. VPBank được xác định là lựa chọn lý tưởng cho SMBC trong chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.

“Mặc dù thế giới hiện nay đang có nhiều bất ổn, song chúng tôi tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam cũng như tin rằng VPBank sẽ trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong tương lai, SMBC cam kết sẽ hỗ trợ toàn diện để VPBank hoàn thành mục tiêu này”, vị chủ tịch của SMFG cho biết.

Sự tin tưởng của SMBC vào VPBank nói riêng là có cơ sở, khi ngân hàng này đang nắm trong tay một hệ sinh thái toàn diện, trải dài từ tài chính, ngân hàng tới bảo hiểm, chứng khoán, fintech, và ứng dụng dịch vụ vận chuyển, giao đồ ăn…, phục vụ hơn 24 triệu khách hàng tính tới cuối năm 2022 - tương đương ¼ dân số Việt Nam. Tệp khách hàng này đã tăng hơn 2 lần trong 5 năm vừa qua nhờ nỗ lực phủ sóng nhiều phân khúc, đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Đây là một sự cố gắng đáng nể của một ngân hàng có tuổi đời chưa tới 30.

Xét về năng lực số hóa và công nghệ, VPBank đã phát triển thành công một “siêu ứng dụng” ngân hàng số VPBank NEO phục vụ 5,2 triệu khách hàng cá nhân trên tổng số 8 triệu khách hàng trải rộng trên các phân khúc khách hàng ưu tiên, khách hàng trung lưu…