Avlocardyl 160 lp là thuốc gì


Giá: Liên hệ

Bạn có thể mua hàng tại


Sàn thuốc xin được giới thiệu, đó là thuốc Avlocardylvới thành phần là propranolol HCL, một giải pháp dành cho việc điều trị tình trạng cao huyết áp, các trường hợp nhồi máu cơ tim dài ngày, tình trạng rối loạn nhịp tim và nhiều trường hợp khác, nhờ thuốc mà sức khỏe của người bệnh sẽ được bảo vệ, đảm bảo nhất có thể, tránh những nguy hiểm có thể đến với bệnh nhân.

Thành phần:

Công dụng - Chỉ định:

  • Chứng đau thắt ngực [trừ đau thắt Prinzemetal].
  • Tăng huyết áp-điều trị dài ngày sau nhồi máu cơ tim.
  • Cấp cứu nhịp nhanh xoang và bộ nối, nhịp nhanh rung nhĩ–cuồng nhĩ, nhịp nhanh tại thất.
  • Phòng và điều trị các rối loạn nhịp nhanh có thể xảy ra khi gây mê.

Cách dùng - Liều dùng:

  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20–120mg.
  • Tăng huyết áp: 200mg/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.
  • Điều trị sau nhồi máu cơ tim: bắt đầu từ ngày thứ 5 đến ngày 21 sau giai đoạn cấp hồi máu cơ tim: ngày 4 lần, mỗi lần 40mg trong 2–3 ngày. Liều duy trì, ngày 1 viên 160mg/vào buổi sáng.
  • Loạn nhịp như cơn mạch nhanh kịch phát, nhịp thất cao trong các chứng rung và cuồng động nhĩ: tiêm tĩnh mạch rất chậm 15mg/ngày. Sau, duy trì ngày 1 viên.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Tuyệt đối: hen, suy tim, kèm xung huyết, blôc nhĩ thất độ II vàII, mạch chậm [dưới 50nhịp/phút]. Mẫn cảm với thuốc. Giảm huyết áp. U tủy thượng thận. Rối loạn tuần hoàn ngoại vi. Sốc tim.
  • Tương đối: bệnh Raynaud, phối hợp với amiodaron.

Tác dụng không mong muốn:

  • Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, táo bón ỉa chảy, dị ứng da, mất ngủ, ác mộng, dị cảm đầu chi, suy nhược, khô nhãn cầu, nổi mẩn da dạng vẩy nến, sốc phản vệ, tụt huyết áp, rối lọan tính tim, cơn suyễn, hội chứng Raynaud, hạ đường huyết, nhịp tim chậm, blôc nhĩ thất, nặng thêm khập khiễnh giãn cách.

Quy cách đóng gói:

Nhà sản xuất:

Mua Avlocardyl​ ở đâu?

Các bạn có thể dễ dàng mua Avlocardyl tại Quầy Thuốc bằng cách

  • Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng :
    • Đ/c : 29 Xa la, Hà Đông, Hà Nội
  • Mua hàng trên website : //santhuoc.net
  • Mua hàng qua số điện thoại hotline : Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất

Avlocardyl - Thuốc giúp điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả

Đặt mua ngay

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho bạn thông tin hiện tại và phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì thuốc tương tác khác nhau ở mỗi người, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể. Thông tin này không thay thế cho lời khuyên y tế. Luôn luôn nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo dược và chất bổ sung, và các loại thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.

Đánh giá sản phẩmĐánh giá ngay

  • 10 ₫

  • 10 ₫

  • 10 ₫

  • 10 ₫

Thuốc đối kháng cạnh tranh với các catecholamin ở thụ thể beta adrenergic. Thuốc chống đau thắt ngực chủ yếu, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim

[nhóm II của Vaughan-Williams]

ACEBUTOLOL Sectral viên nén 200 mg ATENOLOL Apo- Atenol viên nén 100 mg Ateloc viên nén 100 mg Atenolol 50 Stada viên nén 50 mg Atenolol 100 Stada viên nén 100 mg Atenova viên nén 100 mg Bliconol viên nén 100 mg Noten viên nén 50 mg Tredol viên nén 50 mg; 100 mg Tenolol viên nén 50 mg; 100 mg Tenormin viên nén 50 mg Tenoret viên nén 50 mg Tenoretic viên nén 100 mg Tenoric viên nén 100 mg với 20 mg chlortalidon BETAXOLOL Betoptic S hỗn dịch nhỏ mắt 0,25% BISOPROLOL Concor 5 viên nén bao 5 mg CARVEDILOL Carca viên nén 6,25 mg; 12,5mg Cardivas viên nén 6,25 mg; 12,5mg Dilatrend viên nén 25 mg Talliton viên nén 6,25 mg; 12,5mg LEVOBUNOLOL Betagan dung dịch nhỏ mắt 0,5% METOPROLOL Betaloc viên nén 50 mg; 100 mg Cardiosel viên nén 50 mg Metohexal viên nén 100 mg Metoprolol 100 Stada viên nén 100 mg Metoprolol 200 Stada viên nén 200 mg Montebloc viên nén 100 mg NADOLOL Apo-Nadol viên nén 40 mg PROPRANOLOL Avlocardyl viên nén 40 mg Avlocardyl ống tiêm 5 mg/5 mL Avlocardyl LP nang 160 mg Dorocardyl viên nén 40mg Hopranolol viên nén 40 mg Novo-pranol viên nén 40 mg TERTATOLOL Artex 5 viên nén bao 5 mg TIMOLOL Nyolol dung dịch nhỏ mắt 0,5%; 0,25% Ofan – Timolol dung dịch nhỏ mắt 2,5 mg/mL; 5 mg/mL Nyolol gel nhỏ mắt 0,1% Timolol dung dịch nhỏ mắt 0,25% Timolol dung dịch nhỏ mắt 0,5% Chú ý khi chỉ định thuốc Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3

Suy tim: Tất cả các thuốc chẹn beta đều làm giảm tần số và lưu lượng tim. Điều này là nguồn gốc của những sự cố tim mạch [nhịp tim chậm quá mức, lạnh đầu chi, suy tim mất bù, suy tim sung huyết] nói chung liên quan tới một bệnh tim đã có. Các chứng bệnh sau đây có chống chỉ định: bloc nhĩ -thất, nhịp tim chậm quan trọng, hiện tượng Raynaud, sốc do tim, bệnh nút xoang, đau thắt Prinzmetal.


Suy hô hấp; hen: Các thuốc chẹn beta kinh điển chẹn các thụ thể ngoại vi của phế quản với nguy cơ cơn hen nặng ở những người có cơ địa. Với các thuốc chẹn beta-1 [acebutolol, atenolol, betaxolol, metoprolol] nguy cơ này hầu như không có, trừ trường hợp quá liều.
Người bệnh cao tuổi: Tôn trọng tuyệt đối những chống chỉ định kinh điển, nhất là những chống chỉ định về tim và phải thận trọng khi dùng.
Trường hợp khác: Tăng huyết áp do u tế bào ưa crôm: phải thận trọng khi dùng thuốc chẹn beta. Thận trọng: mức độ 2

Thời kỳ cho con bú: Các thuốc chẹn beta qua được sữa mẹ và có thể biểu hiện tác dụng dược lý trên trẻ sơ sinh.


Suy thận: Nửa đời của các thuốc chẹn beta kéo dài, nhất là khi chúng ít bị chuyển hoá và đào thải qua đường thận [sotalol, atenolol]. Điều chỉnh liều. Cần theo dõi : Mức độ 1

Tiểu đường: Các thuốc chẹn beta làm mất các dấu hiệu báo hiệu của hạ glucose máu, các dấu hiệu này phụ thuộc vào catecholamin. Những tai biến hạ glucose máu nghiêm trọng gây hôn mê đã được mô tả ở những người tiểu đường được điều trị bằng insulin hoặc các thuốc uống hạ glucose máu.


Thai nghén: Các thuốc chẹn beta hình như không sinh quái thai và có thể được dùng để điều trị tăng huyết áp do thai nghén. Hiếm thấy các sự cố bào thai [nhịp tim chậm, suy dinh dưỡng, hạ glucose máu] do gan chưa trưởng thành.

Suy mạch vành: Đây là một họ thuốc được kê thường xuyên. Cần báo cho người bệnh không được ngừng điều trị một cách đột ngột, thậm chí nên tiếp tục điều trị cho tới khi can thiệp phẫu thuật, nếu có.

Tương tác thuốc Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4 Floctafenin

Phân tích: Floctafenin có thể gây ra những phản ứng quá mẫn, có thể dẫn tới sốc phản vệ nặng. Trong trường hợp này, các thuốc chẹn beta [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt] làm cho bệnh cảnh nặng thêm bằng cách giảm bù tim mạch [do adrenalin và noradrenalin], đặc biệt trong trường hợp hạ huyết áp hoặc sốc.


Xử lý: Hỏi người bệnh về tiền sử. Người bệnh có dùng floctafenin lần đầu tiên không? Trong trường hợp sốc, sự giảm các cơ chế bù có thể nguy hiểm và phải chống chỉ định phối hợp này. Không kê thuốc giảm đau này cho những người bệnh đã có tiền sử dị ứng. Thay thuốc giảm đau dễ hơn thay thuốc chẹn beta. Thuốc cản quang có iod

Phân tích: Trong trường hợp phản ứng dị ứng, các thuốc chẹn beta [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt] làm giảm bù tim mạch, đặc biệt khi hạ huyết áp và sốc. Bài tiết adrenalin cho phép cơ thể có đáp ứng sinh lý bình thường trong trường hợp choáng phản vệ, nhưng khi phối hợp với thuốc chẹn beta, đáp ứng này bị chẹn.


Xử lý: Hỏi người bệnh về tiền sử. Có phải đây là lần đầu tiên người bệnh được cho một thuốc cản quang có iod không? Trong trường hợp sốc, sự giảm các cơ chế bù trừ có thể nguy hiểm và phải chống chỉ định phối hợp này. Không kê thuốc cho những người bệnh đã có tiền sử dị ứng. Thuốc cường thần kinh giao cảm beta Phân tích: Phối hợp không hợp lý. Đối kháng dược lý, sử dụng trong trường hợp quá liều thuốc chẹn beta. Tương tác này gặp cả khi dùng thuốc nhỏ mắt chứa thuốc chẹn beta.
Xử lý: Phối hợp này chỉ có thể theo dõi được tại cơ sở bệnh viện, do có hay không có cường thần kinh giao cảm nội tại của thuốc chẹn beta các loại. Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3 Amiodaron

Phân tích: Amiodaron có thể làm nhịp tim chậm thêm, do thuốc chẹn beta gây ra [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt], diltiazem hoặc verapamil. Có thể xuất hiện những rối loạn nhịp xoang và bloc nhĩ - thất, nhất là ở người bệnh đã có tiền sử rối loạn nhịp xoang.


Xử lý: Nếu phải phối hợp, điều quan trọng là phải giảm liều và theo dõi điện tâm đồ. Cần nhớ rằng amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên những tác dụng của tương tác có thể biểu hiện nhiều tuần sau khi ngừng điều trị. Guanethidin hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Guanethidin là thuốc chẹn giải phóng noradrenalin ở sau hạch thần kinh. Tất cả các thuốc chẹn alpha, chẹn beta, nếu phối hợp với guanethidin, có thể dẫn đến tăng hạ huyết áp thế đứng và nhịp tim chậm.


Xử lý: Tăng cường theo dõi huyết áp. Nhắc nhở người bệnh tuân thủ và thực hiện đúng giờ uống thuốc nếu điều trị bằng hai liệu pháp. Thận trọng khi dùng ở người bệnh cao tuổi. Reserpin

Phân tích: Reserpin làm giảm catecholamin, nên có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chẹn beta [nhịp tim chậm và hạ huyết áp].


Xử lý: Về dược lý học, có thể có tương tác này, nhưng về lâm sàng, chưa được mô tả. Do đó, phải thận trọng và cần phải chuyển báo cáo cho Trung tâm cảnh giác thuốc, nếu thấy có sự bất thường. Thuốc cường thần kinh giao cảm alpha-beta

Phân tích: Đối kháng dược lý [các thuốc cường thần kinh giao cảm được dùng trong trường hợp quá liều thuốc chẹn beta].


Xử lý: Đối kháng dược lý này, nếu không được theo dõi thường xuyên [điện tâm đồ và huyết áp động mạch], có thể dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim chậm quá mức với khả năng sốc tim. Lưu ý dạng bào chế để đánh giá nguy cơ [dạng dùng tại chỗ, uống hoặc tiêm]. Tương tác cần thận trọng: mức độ 2 Ampicilin

Phân tích: Tác dụng chống tăng huyết áp và chống đau thắt ngực của atenolol có thể bị giảm. Tương tác xảy ra nhanh. Cơ chế sinh khả dụng của atenolol có thể bị giảm do ampicilin làm giảm hấp thu atenolol qua đường tiêu hoá.


Xử lý: Nếu nghi ngờ có tương tác, cân nhắc tăng liều atenolol và giám sát chặt chẽ huyết áp. Chia ampicilin thành liều thấp và dùng rải rác. Baclofen

Phân tích: Nguy cơ tăng tác dụng hạ huyết áp.


Xử lý: Theo dõi huyết áp và điều chỉnh liều của thuốc chống tăng huyết áp đầu tiên trong khi dùng và sau khi ngừng liệu pháp phối hợp. Thận trọng đặc biệt khi dùng ở người bệnh cao tuổi.
Bepridil; diltiazem; verapamil
Phân tích: Vì các thuốc này có tác dụng giảm co cơ tim rõ rệt [đối với thuốc chẹn beta, kể cả dạng thuốc nhỏ mắt], nên có một nguy cơ thật sự: nhịp tim chậm quá mức, ngừng xoang, rối loạn dẫn truyền xoang và nhĩ - thất và suy tim.
Xử lý: Chỉ có thể kê đơn phối hợp nếu theo dõi điện tâm đồ đều đặn, đặc biệt ở người bệnh cao tuổi và lúc bắt đầu điều trị. Thận trọng khi ngừng hai liệu pháp ở người bệnh mạch vành. Butyrophenon

Phân tích: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc này.


Xử lý: Nếu cần phối hợp, tăng cường theo dõi huyết áp trong khi điều trị và khi ngừng dùng một trong hai thuốc. Nếu cần, tiến hành điều chỉnh liều. Nhấn mạnh về kế hoạch dùng thuốc và tuân thủ. Đặc biệt cảnh giác khi sử dụng ở người bệnh cao tuổi. Clonidin hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Phối hợp hai thuốc chống tăng huyết áp, có thể có ích về mặt dược lý và điều trị.


Xử lý: Nếu cần phối hợp, tăng cường theo dõi huyết áp động mạch trong khi điều trị và khi ngừng dùng một trong hai loại thuốc này. Thận trọng không ngừng đột ngột clonidin, vì nguy cơ tăng áp lực nội sọ với khả năng chảy máu não. Nếu cần, ngừng clonidin rất từ từ. Tiến hành điều chỉnh liều, nếu cần. Nhấn mạnh về kế hoạch uống thuốc và tuân thủ. Đặc biệt thận trọng khi dùng ở người bệnh cao tuổi. Clozapin

Phân tích: Nguy cơ tăng tác dụng hạ huyết áp.


Xử lý: Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều thuốc chống tăng huyết áp lựa chọn đầu tiên trong khi điều trị và sau khi ngừng clozapin. Cyclosporin

Phân tích: Nồng độ cyclosporin tăng kèm theo nguy cơ nhiễm độc [thận, hệ thần kinh]. Tương tác xảy ra chậm. Cơ chế một số thuốc chẹn beta có thể cản trở chuyển hoá của cyclosporin.


Xử lý: Giám sát nồng độ cyclosporin huyết tương và creatinin huyết thanh. Theo dõi người bệnh để phát hiện nhiễm độc. Điều chỉnh liều cyclosporin nếu cần. Dextropropoxyphen

Phân tích: Sinh khả dụng của metoprolol tăng nhiều và sinh khả dụng của propranolol tăng ít hơn khi phối hợp với dextropropoxyphen. Cơ chế: có thể dextropropoxyphen đã ức chế chuyển hoá ở gan của các thuốc chẹn beta này và các thuốc này đào thải chậm ra ngoài cơ thể.


Xử lý: Cần theo dõi huyết áp khi đang dùng metoprolol hoặc propranolol mà thêm dextropropoxyphen, tuy cho tới nay chưa có tai biến nào. Disopyramid

Phân tích: Tăng tác dụng chẹn beta [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt]. Nguy cơ xuất hiện rối loạn tính co bóp, giảm tần số và giảm dẫn truyền tim.


Xử lý: Khi dùng phối hợp này, tăng cường theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ. Ergotamin hoặc dẫn chất

Phân tích: Đây là hai thuốc co mạch ngoại biên. Phối hợp được thấy trong những trường hợp đau nửa đầu khó chữa. Đã gặp, tuy hiếm những trường hợp thiếu máu cục bộ ngoại biên nặng phải cắt cụt. Phải theo dõi rất kỹ những phối hợp với propranolol, oxprenolol. Metylsergid cũng có thể liên quan.


Xử lý: Có thể phối hợp thuốc, nhưng phải theo dõi lâm sàng, nhất là khi bắt đầu và trong những tuần đầu điều trị. Ngừng ngay điều trị hễ thấy dấu hiệu báo động nào, dù nhỏ [thí dụ như lạnh đầu chi]. Thường xuyên hỏi người bệnh. Estrogen hoặc thuốc ngừa thai estroprogestogen

Phân tích: Có thể ức chế các enzym tiểu thể gan, dẫn đến giảm tác dụng qua gan lần đầu của một số thuốc chẹn beta có chuyển hoá ở gan [acebutolol, alprenolol, betaxolol, labetalol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, timolol]. Hình như các thuốc chẹn beta khác tương tác ít hơn.


Xử lý: Nguy cơ tăng tác dụng của một số thuốc chẹn beta. Cần theo dõi lâm sàng khi phối hợp. Flecainid hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Do giảm các cơ chế bù trừ của hệ giao cảm, thuốc chẹn beta có thể dẫn đến rối loạn tính co, tính tự động và tính dẫn truyền.


Xử lý: Chỉ có bác sĩ chuyên khoa có sẵn phương tiện theo dõi điện tâm đồ mới có thể kê đơn phối hợp này. Tăng cường theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
Glucagon
Phân tích: Glucagon tăng tần số và tính co cơ tim [điều trị quá liều thuốc chẹn beta]. Ngoài ra, đáp ứng tăng glucose máu, muốn có khi điều trị bằng glucagon sẽ giảm ở người bệnh được điều trị bằng thuốc chẹn beta.
Xử lý: Tất cả tùy thuộc vào mục tiêu điều trị. Có thể phối hợp thậm chí được khuyến nghị trong trường hợp đầu tiên; không được khuyến nghị trong trường hợp thứ hai, nói ở trên. Glycosid trợ tim

Phân tích: Có thể dùng hai thuốc, nhưng còn tranh cãi tùy theo thuốc chẹn beta được sử dụng và sinh lý bệnh của người bệnh. Tăng nguy cơ nhịp tim chậm. Sotalol là thuốc chẹn beta nhiều khi được dùng làm thuốc chống loạn nhịp tim.


Xử lý: Phối hợp này dành cho những bác sĩ chuyên khoa trong một số chỉ định cụ thể, với điều kiện có thể theo dõi những tác dụng của phối hợp hai thuốc [điện tâm đồ]. Insulin

Phân tích: Thuốc chẹn beta [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt] có thể che lấp các triệu chứng hạ glucose máu và tăng tác dụng của insulin trong điều trị tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến hôn mê hạ glucose máu không có dấu hiệu báo trước.


Xử lý: Nếu cần phối hợp, thông báo cho người bệnh về nguy cơ mất dấu hiệu hạ glucose máu [nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, run, đánh trống ngực, cảm giác đói, lo âu...]. Trong điều trị tăng huyết áp, nên cho những người tiểu đường dùng các thuốc ức chế enzym chuyển thì hơn. Interleukin 2 tái tổ hợp

Phân tích: Tất cả các thuốc chống tăng huyết áp và nhất là các thuốc chẹn beta có thể tăng tác dụng chống tăng huyết áp của interleukin.


Xử lý: Interleukin là thuốc chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới được kê đơn sử dụng. Những tương tác cần được cân nhắc, căn cứ vào các tác dụng không mong muốn và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Phải theo dõi tất cả các chức năng một cách thường xuyên. Lidocain hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Các thuốc chẹn beta [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt] làm giảm lưu lượng máu trong gan, như vậy giảm đào thải và đồng thời tăng nồng độ lidocain trong huyết thanh. Tương tác này đã được mô tả cho propranolol, metoprolol, nadolol.


Xử lý: Điều chỉnh liều lidocain. Theo dõi điện tâm đồ và nồng độ lidocain trong huyết tương trong và khi ngừng điều trị. Mexiletin

Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh. Khoảng QT trên điện tâm đồ kéo dài.


Xử lý: Phải đặc biệt theo dõi phối hợp [điện tâm đồ]. Nói chung phải tránh phối hợp các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I theo phân loại Vaughan - Williams, vì kéo dài thời gian dẫn truyền tim. Nitrat chống đau thắt ngực

Phân tích: Phối hợp với bất kể thuốc nào có tính chất chống tăng huyết áp có thể tăng thêm nguy cơ hạ huyết áp, đôi khi có thể dẫn tới sốc.


Xử lý: Theo dõi huyết áp trong khi dùng và khi ngừng dùng một trong hai liệu pháp. Đặc biệt thận trọng khi dùng ở người bệnh cao tuổi. Nicotin

Phân tích: Nicotin có tính cảm ứng enzym; vì thế, nó có thể kích thích sự biến đổi sinh học của một số thuốc và dẫn đến giảm tác dụng điều trị.


Xử lý: Nên cảnh giác với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp trong khi điều trị thay thế bằng nicotin và nếu cần, xem lại liều trong và sau khi điều trị; ở đây hiện tượng được thấy với propranolol. Cảm ứng enzym là một hiện tượng chỉ xuất hiện sau vài ngày, trái với ức chế enzym. Nilutamid

Phân tích: Có lẽ vì tính chất ức chế enzym của nilutamid mà một số thuốc chẹn beta có nguy cơ tăng thêm tác dụng.


Xử lý: Với một số thuốc chẹn beta như acebutolol, alprenolol, betaxolol, labetalol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, timolol, một vài trường hợp nhịp tim chậm và hạ huyết áp đã được mô tả. Thay đổi chiến lược điều trị, hoặc điều chỉnh liều của thuốc chẹn beta lúc bắt đầu, trong và sau khi điều trị nilutamid. Các yếu tố này cần được khẳng định, tuy tương tác này không có ý nghĩa lắm về mặt lâm sàng. Nhớ rằng các thuốc chẹn beta dạng thuốc nhỏ mắt cũng có biểu hiện tác dụng toàn thân. Phenothiazin

Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này. Hạ huyết áp là một tác dụng không mong muốn của các thuốc an thần kinh dẫn xuất từ phenothiazin.


Xử lý: Mặc dầu sotalol được kê đơn làm thuốc chống loạn nhịp tim nhiều hơn là thuốc chống tăng huyết áp, nếu cần phối hợp phải tăng cường theo dõi huyết áp trong và sau khi ngừng điều trị một trong hai thuốc. Nếu cần, tiến hành điều chỉnh liều. Nhấn mạnh về kế hoạch dùng thuốc và sự tuân thủ. Đặc biệt cảnh giác khi sử dụng ở người bệnh cao tuổi, có thể bị ngã do hạ huyết áp. Primidon hoặc dẫn chất Phân tích: Barbiturat gây cảm ứng enzym mạnh, nên làm tăng chuyển hoá một số thuốc chẹn beta đào thải qua gan [acebutolol, alprenolol, betaxolol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, timolol]. Do đó, tác dụng của thuốc chẹn beta bị giảm.
Xử lý: Thuốc chẹn beta bị giảm tác dụng khi dùng cho người điều trị barbituric lâu dài, trong thời gian ít nhất 3 tuần [thận trọng với người động kinh]. Thuốc chẹn beta có nguy cơ mất dần hoạt tính. Hoặc hỏi người bệnh về hiệu quả của liệu pháp [đau thắt mạch vành hoặc tăng huyết áp] và thường xuyên đánh giá hiệu quả của liệu pháp về mặt lâm sàng, hoặc chọn một thuốc chẹn beta không bị chuyển hoá ở gan. Procarbazin; thuốc ức chế MAO không chọn lọc 

Phân tích: Việc sử dụng đồng thời hai thuốc đó có thể dẫn tới những biến động quan trọng về huyết áp.


Xử lý: Các thuốc ức chế MAO hiếm được sử dụng, có nhiều tương tác và vì ít khi kê đơn nên có ít nhận xét về cảnh giác thuốc. Tuy nhiên, cần thận trọng giữ một thời hạn từ 2 đến 3 tuần sau khi ngừng thuốc mới kê đơn thuốc ức chế MAO. Propafenon

Phân tích: Propafenon có tính chống loạn nhịp tim và chẹn beta vừa phải. Phối hợp hai thuốc có thể dẫn đến rối loạn tính co cơ, tính tự động và tính dẫn truyền kèm theo, thường xuyên ức chế các cơ chế giao cảm bù trừ.


Xử lý: Phối hợp này do bác sĩ chuyên khoa thực hiện, có theo dõi điện tâm đồ và lâm sàng thường xuyên. Báo cho người bệnh biết nguy cơ. Khuyên người bệnh tiếp xúc với người kê đơn trong trường hợp loạn nhịp tim. Propylthiouracil

Phân tích: Dược động học của một số thuốc chẹn beta có thể bị thay đổi và tác dụng dược lý có thể tăng. Tương tác xảy ra chậm. Cơ chế tăng năng giáp có thể làm tăng độ thanh lọc của thuốc chẹn beta, do tăng lưu lượng máu qua gan, chuyển hoá bước đầu và thể tích phân bố.


Xử lý: Có thể giảm liều thuốc chẹn beta khi người bệnh trở thành bình giáp. Quinidin hoặc dẫn chất

Phân tích: Mất cơ chế giao cảm bù trừ và tăng thêm tác dụng của các thuốc chẹn beta [ngay cả dưới dạng thuốc nhỏ mắt] nên làm giảm tần số và giảm dẫn truyền tim.


Xử lý: Tương tác nên do bác sĩ chuyên khoa quản lý, tuỳ thuộc vào những điều kiện theo dõi sẵn có [điện tâm đồ]. Sulfamid hạ glucose máu

Phân tích: Thuốc chẹn beta [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt] có thể che lấp các triệu chứng hạ glucose máu và tăng tác dụng các sulfamid hạ glucose máu trong tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến hôn mê hạ glucose máu không có dấu hiệu báo trước.


Xử lý: Nếu cần phối hợp, thông báo cho người bệnh về nguy cơ không thấy xuất hiện các dấu hiệu hạ glucose máu [nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, run, đánh trống ngực, cảm giác đói, lo âu...]. Trong điều trị tăng huyết áp, đối với người tiểu đường, nên dùng các thuốc ức chế enzym chuyển dạng engiotensin. Tacrin

Phân tích: Tác dụng làm chậm nhịp tim của tacrin có nguy cơ cộng thêm vào tác dụng của các thuốc chẹn beta.


Xử lý: Theo dõi điện tâm đồ và lâm sàng đều đặn, nếu cần phải phối hợp. Khuyên người bệnh báo cho bác sĩ kê đơn, nếu thấy bất thường về tim. Terfenadin

Phân tích: Có tiềm năng gây nhiễm độc tim [thí dụ như loạn nhịp tim, xoắn đỉnh]. Cơ chế cả terfenadin và sotalol đã được báo cáo có khả năng gây xoắn đỉnh.


Xử lý: Phải giám sát chặt chẽ tim khi phối hợp terfenadin với sotalol. Nhiễm độc tim xảy ra là do tương tác thuốc hoặc do terfenadin hơn là do sotalol. Có thể thay thế terfenadin bằng thuốc an toàn hơn, chẳng hạn như cetirizin, fexofenadin, hoặc loratadin. Theophylin hoặc dẫn chất

Phân tích: Theophylin và các dẫn chất do ức chế phosphodiesterase, nên dẫn đến kích thích các thụ thể beta adrenergic, do đó có khả năng tác dụng đối kháng. Thuốc chẹn beta làm giảm độ thanh lọc theophylin do ức chế chuyển hoá theophylin. Các thuốc chẹn beta không chọn lọc như nadolol và propranolol có thể gây co thắt phế quản mạnh [chống chỉ định dùng cho người bị hen], như vậy đối kháng lại tác dụng giãn phế quản của theophylin.


Xử lý: Giám sát các thay đổi về lâm sàng. Giám sát nồng độ huyết tương theophylin, labetolol khi thêm hoặc ngừng điều trị thuốc chẹn beta. Với người hen, tránh dùng thuốc chẹn beta, nhất là thuốc chẹn beta không chọn lọc. Thuốc an thần kinh các loại [nhóm thioxanthen]

Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc đó.


Xử lý: Nếu cần phối hợp, tăng cường theo dõi huyết áp động mạch trong và sau khi ngừng dùng một trong hai thuốc. Nếu cần, tiến hành điều chỉnh liều của một trong hai thuốc. Nhấn mạnh về kế hoạch dùng thuốc và sự tuân thủ. Đặc biệt thận trọng khi dùng ở người bệnh cao tuổi. Thuốc chủ vận morphin

Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp và tăng thêm nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.


Xử lý: Theo dõi huyết áp khi phối hợp hai thuốc. Tùy theo thuốc dùng, hạ huyết áp có thể nặng hoặc nhẹ. Nếu cần điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc. Lập một kế hoạch uống thuốc đều đặn. Khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc nếu thấy chóng mặt khi bắt đầu điều trị. Tăng cường theo dõi ở người bệnh cao tuổi [nguy cơ ngã] và khuyên họ chuyển dần dần từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng. Thuốc chống loét kháng H2 loại cimetidin

Phân tích: Cimetidin là chất ức các enzym oxydase gan [cytochrom P450] cần cho chuyển hoá của một số thuốc. Hơn nữa cimetidin làm giảm lưu lượng máu ở gan. Như vậy, nồng độ trong huyết tương của một số thuốc sẽ tăng [nguy cơ quá liều], nhưng cũng bằng cách ức chế một số biến đổi sinh học, cimetidin chẹn các cơ chế khử độc. Nguy cơ tăng nồng độ trong huyết tương của một số thuốc chẹn beta có chuyển hoá ở gan [acebutolol, alprenolol, betaxolol, labetalol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, timolol] có thể dẫn đến tụt huyết áp và nhịp tim chậm.


Xử lý: Với một số thuốc chẹn beta như acebutolol, alprenolol, betaxolol, labetalol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, timolol đã thấy một số trường hợp gây nhịp tim chậm và hạ huyết áp. Thay đổi thuốc chống loét, hoặc điều chỉnh liều thuốc chẹn beta khi bắt đầu, trong và sau khi điều trị bằng thuốc kháng H2. Tương tác này cần được khẳng định tuy không có nhiều ý nghĩa về mặt lâm sàng. Thuốc gây mê các loại [ngoài barbituric và thuốc gây mê bay hơi chứa halogen]

Phân tích: Tuỳ thuộc tác dụng trên tim và làm chậm nhịp tim của một số chẹn beta.


Xử lý: Khuyên người bệnh sắp được phẫu thuật cần cho bác sĩ gây mê biết những thuốc mình đã và đang dùng. Thuốc gây mê bay hơi chứa halogen  Phân tích: Thuốc chẹn beta, kể cả dạng thuốc nhỏ mắt, có thể kéo dài hạ huyết áp vì chẹn đáp ứng phản xạ tim do kích thích các thụ thể beta adrenergic. Trở ngại này có thể quản lý được bằng cách cho dùng rất thận trọng dobutamin, dopamin, isoproterenol...
Xử lý: Bác sĩ gây mê phải có đủ phương tiện theo dõi [monitoring] thường xuyên, cho phép can thiệp vào bất cứ lúc nào. Thuốc giãn mạch chống tăng huyết áp; thuốc lợi tiểu giữ kali; methyldopa

Phân tích: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp.


Xử lý: Cần điều chỉnh liều, lập kế hoạch uống thuốc và khuyên người bệnh tuân thủ. Khi bắt đầu điều trị, khuyên người bệnh theo dõi huyết áp đều đặn, cho tới khi đạt cân bằng điều trị. Thuốc kháng acid uống hoặc than hoạt

Phân tích: Vì thuốc kháng acid làm giảm sự hấp thu qua đường tiêu hoá, nên tác dụng của thuốc phối hợp bị giảm. Tương tác này liên quan tới các thuốc chẹn beta: atenolol, metoprolol và propranolol.


Xử lý: Nhất thiết phải uống hai thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ. Thuốc chống acid thường được uống 1 giờ 30 phút sau bữa ăn, vì ăn uống là nguồn gốc tăng tiết dịch vị. Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

Amphetamin hoặc dẫn chất


Phân tích: Tương tác dược lực: tăng tác dụng cường giao cảm alpha aderenergic và các hậu quả như tăng huyết áp, nhịp tim chậm, và khả năng bloc tim. Nguy cơ này ít hơn với labetalol là thuốc chẹn beta duy nhất có thêm tác dụng chẹn alpha.
Xử lý: Tiến hành điều chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ huyết áp. Barbituric

Phân tích: Barbituric làm tăng dị hoá ở gan do cảm ứng enzym các thuốc chẹn beta có biến đổi sinh học ở gan [acebutolol, alprenolol, betaxolol, labetalol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, timolol].


Xử lý: Giảm tác dụng dược lý của thuốc chẹn beta khi dùng cho người đã được điều trị barbituric lâu dài trong ít nhất ba tuần [thận trọng với người động kinh]. Nguy cơ mất dần tác dụng của thuốc chẹn beta. Hỏi người bệnh về hiệu quả của điều trị [đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp] và đánh giá đều đặn hiệu quả lâm sàng, hoặc chọn một thuốc chẹn beta không bị gan chuyển hoá. Dihydropyridin

Phân tích: Phối hợp làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp. Tuy nhiên, nên cảnh giác vì có thêm tính chất co cơ tim bị giảm [đối với thuốc chẹn beta, kể cả dạng thuốc nhỏ mắt] ở người bệnh suy tim có kiểm soát hay không. ở người suy mạch vành, giãn mạch do dihydropyridin có thể dẫn tới nhịp tim nhanh phản xạ nhưng được thuốc chẹn beta làm giảm.


Xử lý: Phải dựa vào tình trạng bệnh. Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu điều trị chính [đau thắt mạch vành hoặc tăng huyết áp] và thời gian điều trị bằng thuốc này hoặc thuốc kia. Có thể thất bại trong điều trị tăng huyết áp. Có thể thấy phối hợp thuốc này dưới dạng một biệt dược. Indometacin hoặc dẫn chất; pyrazol; salicylat; thuốc chống viêm không steroid

Phân tích: Giảm tác dụng hạ huyết áp. Các thuốc chống viêm không steroid ức chế tổng hợp các prostaglandin ở thận gây giãn mạch và/ hoặc gây giữ nước và natri. Nguy cơ suy thận cấp ở người bệnh mất nước.


Xử lý: Kiểm tra để đảm bảo người bệnh được tiếp nước tốt, theo dõi chức năng thận [độ thanh lọc creatinin], kiểm soát tính ổn định của huyết áp động mạch, đặc biệt khi bắt đầu điều trị. Khuyên người bệnh tự theo dõi đều đặn huyết áp. Kháng cholinergic

Phân tích: Sinh khả dụng của atenolol có thể tăng khi phối hợp. Cơ chế thuốc kháng cholinergic [atropin...] làm tăng thời gian lưu giữ thuốc chẹn beta ở dạ dày và như vậy làm tăng hoà tan và sinh khả dụng của atenolol. Tương tác xảy ra nhanh.


Xử lý: Nếu nghi tăng tác dụng của thuốc chẹn beta, có thể phải giảm liều. Quinin hoặc thuốc tương tự Phân tích: Nguy cơ nhịp tim chậm [được thông báo với mefloquin].
Xử lý: Nếu cần phối hợp, cân nhắc nguy cơ/ lợi ích ở người tăng huyết áp hoặc người đau thắt ngực. Nếu thuốc chẹn beta được dùng lần đầu, nên dùng thuốc chẹn beta có tác dụng cường thần kinh giao cảm nội tại. Thường chỉ dùng mefloquin ngắn ngày. Thông báo cho người bệnh về nguy cơ, đặc biệt với người bệnh cao tuổi. Quinolon

Phân tích: Có thể làm tăng tác dụng dược lý của metoprolol và của một số thuốc chẹn beta được chuyển hoá qua cytochrom P450 [thí dụ betaxolol, propranolol]. Cơ chế chưa rõ. Tuy nhiên, ciprofloxacin có thể làm giảm độ thanh lọc của metoprolol qua đường uống do ức chế chuyển hoá ở gan.


Xử lý: Giám sát chức năng tim khi bắt đầu hoặc ngừng điều trị ciprofloxacin ở người đang dùng metoprolol. Rifampicin

Phân tích: Tăng dị hoá ở gan do cảm ứng enzym của các thuốc chẹn beta có chuyển hoá ở gan [acebutolol, alprenolol, betaxolol, labetalol, metoprolol, oxprenolol, propranolol, timolol].


Xử lý: Theo dõi lâm sàng về nguy cơ điều trị thất bại, cần phải điều chỉnh liều. Thuốc gây mê barbituric

Phân tích: Việc đồng thời sử dụng thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc có thể gây hạ huyết áp với thuốc gây mê barbituric có thể gây hạ huyết áp nặng.


Xử lý: Người bệnh phải phẫu thuật, cần báo cho bác sĩ gây mê biết các thuốc mình đang dùng. Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự

Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc đó. Hạ huyết áp là tác dụng không mong muốn của các thuốc chống trầm cảm ba vòng.


Xử lý: Nếu cần phối hợp, tăng cường theo dõi huyết áp động mạch, trong khi điều trị và khi ngừng một trong hai liệu pháp. Tiến hành điều chỉnh liều nếu cần. Nhấn mạnh về kế hoạch dùng thuốc và việc tuân thủ. Đặc biệt thận trọng khi dùng ở người bệnh cao tuổi.

Page 2

Thuốc chống đau thắt ngực, chẹn kênh calci, có tính chất chống loạn nhịp tim [nhóm I theo phân loại Vaughan-Williams: chất ổn định màng].

Bepridil có thể gây xoắn đỉnh

CÁC THUỐC TRONG NHÓM
BEPRIDIL viên nén 100 mg Cordium viên nén 100 mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.
Thời kỳ mang thai: Không nên dùng thuốc cho người mang thai.
Suy tim: Bepridil giảm hoạt động của tim và giảm tiêu thụ oxy của cơ tim do chẹn calci vào tế bào tim, với nguy cơ truỵ tim hoặc suy tâm thất trái, ở người suy tim không bù trừ.
Thận trọng: mức độ 2 Blốc nhĩ thất. Cần theo dõi: mức độ 1 Người cao tuổi: Giảm liều đối với người bệnh cao tuổi vì tác dụng ức chế cơ tim của thuốc chống đau thắt ngực này và tránh phối hợp với các thuốc làm chậm nhịp tim khác.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4
Amiodaron; bretylium; disopyramid; quinidin hoặc dẫn chất; vincamin
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng, nhất là khi có các yếu tố thuận lợi như hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước [chỉ biểu hiện trên điện tâm đồ]. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất tri giác].
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp vì có tiềm năng gây tử vong.
Benzamid
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng, nhất là khi có các yếu tố thuận lợi như hạ kali máu, nhịp tim chậm và một khoảng QT dài có từ trước [chỉ thấy trên điện tâm đồ]. Chú ý, sultoprid là thuốc duy nhất trong nhóm benzamid, do tính chất điện sinh lý đặc biệt, có thể hiếm gây rối loạn nhịp tim, trong đó có xoắn đỉnh. Loạn nhịp tim [xoắn đỉnh] xuất hiện tuỳ thuộc vào liều.
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp, vì có tiềm năng gây tử vong.
Dantrolen
Phân tích: Rung thất gây tử vong, luôn luôn quan sát được ở động vật. Vì thận trọng, chống chỉ định phối hợp, ngay cả khi ở một số người, phối hợp không thấy gây trở ngại.
Xử lý: Không phối hợp nếu không có mọi phương tiện theo dõi và can thiệp tức thì [cơ sở hồi sức]
Kháng histamin kháng H1 không an thần
Phân tích: Tương tác chỉ được mô tả với astemizol, kháng histamin H1 được coi là không an thần: tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Vì chống chỉ định phối hợp, chọn một thuốc kháng histamin không an thần khác không gây xoắn đỉnh [cetirizin, loratadin].

Macrolid
Phân tích: Trong nhóm macrolid, [theo hiểu biết hiện nay của chúng ta] chỉ duy nhất có erythromycin tiêm tĩnh mạch có thể dễ gây xoắn đỉnh [kéo dài khoảng QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, blốc nhĩ thất], nhất là khi có hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước [chỉ thấy trên điện tâm đồ]. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất tri giác].
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp đặc biệt gây tử vong này. Ngay cả khi dùng một mình, erythromycin tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Khuyên không nên tiêm thuốc nhanh cả liều, mà phải truyền nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục hoặc gián đoạn, thời gian cho thuốc mỗi lần truyền tối thiểu phải là 60 phút.
Ritonavir
Phân tích: Vì ritonavir có ái lực mạnh với isoenzym 3A4 của các cytochrom P450, nên làm giảm, do tính chất cạnh tranh, chuyển hoá của bepridil, một thuốc được chuyển hoá mạnh bởi các cytochrom P450. Do đó, nồng độ bepridil trong huyết tương tăng và có nguy cơ tăng độc tính. Nguy cơ độc với tim: khoảng QT kéo dài và xuất hiện xoắn đỉnh. Tương tác dược động học về chuyển hoá thuốc.
Xử lý: Không kê đơn phối hợp này. Tìm cách thay thế thuốc.
Sparfloxacin
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất ý thức], đôi khi tiến triển thành rung thất, gây tử vong.
Xử lý: Không nên phối hợp thuốc. Nên chọn một fluoroquinolon khác, hoặc một thuốc khác, tuỳ theo mục tiêu điều trị. Nếu nhất thiết phải phối hợp, bắt buộc phải theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ.
Verapamil
Phân tích: Vì nguy cơ xoắn đỉnh do bepridil, nên tránh phối hợp với một thuốc chống loạn nhịp làm chậm nhịp tim.
Xử lý: Tránh phối hợp này, trừ khi được theo dõi thường xuyên [cơ sở hồi sức]. Phối hợp các thuốc chống loạn nhịp tim với nhau nói chung rất khó, đòi hỏi tăng cường theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ, nhưng riêng bepridil thì cần tránh.
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Amphotericin B
Phân tích: Nguy cơ xoắn đỉnh khi phối hợp với amphotericin B tiêm, nhất là khi có hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước [chỉ thấy trên điện tâm đồ]. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất tri giác].
Xử lý: Không nên phối hợp. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên [monitoring] khoảng QT và tiến hành kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý các dấu hiệu lâm sàng có thể báo hiệu hạ kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...
Glucocorticoid; halofantrin; corticoid-khoáng; pentamidin; tetracosactid; thuốc nhuận tràng kích thích.
Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và một khoảng QT dài có từ trước [chỉ thấy trên điện tâm đồ] là những yếu tố có thể tạo thuận lợi cho xoắn đỉnh xuất hiện.
Xử lý: Không nên phối hợp. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên [monitoring] khoảng QT và tiến hành kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý các dấu hiệu lâm sàng có thể báo hiệu hạ kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...

Thuốc lợi tiểu thải kali; furosemid hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp hai thuốc. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước [chỉ thấy trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho xoắn đỉnh xuất hiện.
Xử lý: Không nên phối hợp. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên [monitoring] khoảng QT và tiến hành kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý các dấu hiệu lâm sàng có thể báo hiệu hạ kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...
Thuốc nhuận tràng làm trơn
Phân tích: Sử dụng kéo dài thuốc nhuận tràng làm trơn [cũng như tiêu chảy nặng] có thể gây hạ kali máu.
Xử lý: Nếu cần phải phối hợp thuốc nhuận tràng làm trơn với thuốc này, phải dự phòng hạ kali máu bằng cách bổ sung kali và, tuỳ theo lâm sàng, theo dõi điện tâm đồ [nguy cơ hạ kali máu ít hơn so với các thuốc nhuận tràng kích thích]. Khuyên người bệnh tự bổ sung kali [ăn nhiều chuối, mận...]. Cần nhớ hạ kali máu biểu hiện qua triệu chứng mệt mỏi, yếu cơ, thậm chí chuột rút. Nếu các triệu chứng đó xuất hiện, khuyên người bệnh gặp lại bác sĩ điều trị.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Calci
Phân tích: Có thể dùng phối hợp để điều trị quá liều thuốc chẹn calci và ngược lại. Tác dụng dược lý có được chủ yếu bằng calci tiêm tĩnh mạch, như vậy calci tiêm tĩnh mạch làm giảm tác dụng thuốc chẹn calci. Calci uống không có tương tác này.
Xử lý: Phối hợp này đã đựơc dùng để điều trị hạ huyết áp và nhịp tim chậm do bepridil gây ra. Có thể dùng phối hợp này để điều trị quá liều thuốc chẹn calci, hoặc rung thất do calci gluconat gây nên.
Clozapin
Phân tích: Nguy cơ tăng tác dụng hạ huyết áp.
Xử lý: Theo dõi huyết áp động mạch và điều chỉnh liều của bipridil trong và sau khi ngừng điều trị bằng clozapin. Thận trọng đặc biệt khi sử dụng ở người bệnh cao tuổi.
Dextropropoxyphen
Phân tích: Tác dụng hạ huyết áp nhẹ của dextropropoxyphen, cũng như các thuốc hạ huyết áp khác làm tăng thêm tác dụng hạ huyết áp và tăng thêm nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
Xử lý: Cần theo dõi huyết áp trong khi phối hợp hai thuốc [trong khi điều trị và sau khi ngừng một trong hai thuốc]. Tuỳ theo thuốc dùng, hạ huyết áp có thể nặng hoặc nhẹ. Nếu cần, điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc. Lập một kế hoạch uống thuốc đều dặn. Khuyên người bệnh, nếu thấy chóng mặt khi bắt đầu điều trị, nên gặp lại bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều một hoặc cả hai thuốc, nếu cần. Tăng cường theo dõi ở người bệnh cao tuổi [nguy cơ ngã] và khuyên họ chuyển dần dần từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng.
Glycosid trợ tim
Phân tích: Rối loạn tính tự động của tâm thất, khi phối hợp hai thuốc làm chậm nhịp tim [nguy cơ nhịp tim chậm quá mức] Rối loạn dẫn truyền xoang- thất, có thể dẫn đến suy tim.
Xử lý: Phối hợp phải được quản lý tại cơ sở chuyên khoa, để theo dõi người bệnh liên tục, chủ yếu khi bắt đầu điều trị.
Thuốc chẹn alpha
Phân tích: Phối hợp hai tác dụng dược lý chống tăng huyết áp khi thuốc , có thể dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp quan trọng ở người bệnh.
Xử lý: Có thể phối hợp hai thuốc chống tăng huyết áp khi thuốc kia chưa đủ tác dụng. Thông báo cho người bệnh về nguy cơ hạ huyết áp và đề nghị một kế hoạch uống thuốc được trải đều trong ngày, có tính đến tính chất dược lý của các thuốc. Khuyên người bệnh tự theo dõi huyết áp đều đặn khi dùng thêm thuốc thứ hai và khi ngừng một trong hai thuốc.
Thuốc chẹn beta
Phân tích: Vì các thuốc này có tác dụng giảm co sợi cơ tim rõ rệt [kể cả dạng thuốc nhỏ mắt với thuốc chẹn beta], có nguy cơ nhịp tim chậm quá mức, ngừng xoang tim, rối loạn dẫn truyền xoang và nhĩ - thất và suy tim.
Xử lý: Chỉ có thể kê đơn phối hợp được, nếu theo dõi điện tâm đồ thường xuyên, đặc biệt ở người bệnh cao tuổi và khi bắt đầu điều trị. Thận trọng khi ngừng hai liệu pháp đối với người bị đau thắt ngực.
Nitrat chống co thắt mạch vành; nicorandil
Phân tích: Phối hợp với bất cứ thuốc nào có tác dụng chống tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp đôi khi có thể dẫn tới choáng.
Xử lý: Theo dõi huyết áp trong khi điều trị và sau khi ngừng một trong hai thuốc. Đặc biệt thận trọng khi dùng ở người bệnh cao tuổi.
Thuốc chủ vận morphin
Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp và tăng thêm nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
Xử lý: Theo dõi huyết áp trong khi phối hợp hai thuốc. Tuỳ theo thuốc dùng, hạ huyết áp có thể nặng hoặc nhẹ. Nếu cần, điều chỉnh liều một hoặc hai thuốc. Lập một kế hoạch uống thuốc đều đặn. Khuyên người bệnh nếu thấy chóng mặt khi bắt đầu điều trị, nên gặp lại bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều một hoặc cả hai thuốc. Tăng cường theo dõi với người cao tuổi [nguy cơ ngã] và khuyên họ chuyển dần dần từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng.
Thuốc gây mê bay hơi chứa halogen
Phân tích: Có thể có rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất, nhất là với halothan và ethran.
Xử lý: Khuyên người bệnh sắp được phẫu thuật báo cho thầy thuốc gây mê biết về những thuốc mình dùng.
Thuốc gây mê nhóm barbituric
Phân tích: Dùng đồng thời thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc có thể gây hạ huyết áp với các thuốc gây mê nhóm barbituric có thể gây hạ huyết áp nặng.
Xử lý: Khuyên người bệnh, phải qua phẫu thuật, báo cho thầy thuốc gây mê biết các thuốc đang dùng.
Thuốc giãn mạch chống tăng huyết áp
Phân tích: Tăng tác dụng chống tăng huyết áp.
Xử lý: Cần phải điều chỉnh liều. Lập một kế hoạch uống thuốc và khuyên người bệnh tuân thủ. Khi bắt đầu điều trị, khuyên người bệnh theo dõi huyết áp đều đặn cho tới khi đạt một sự cân bằng điều trị.
Thuốc nhuận tràng nhầy và thẩm thấu
Phân tích: Hạ kali máu, nhịp tim chậm và một khoảng QT dài có từ trước [chỉ thấy trên điện tâm đồ] là những yếu tố có thể tạo thuận lợi cho xoắn đỉnh xuất hiện.
Xử lý: Nếu nhất thiết phải phối hợp, phải sẵn có phương tiện theo dõi thường xuyên [monitoring] khoảng QT và tiến hành kiểm tra thường xuyên kali máu. Chú ý đến dấu hiệu lâm sàng có thể báo hiệu hạ kali máu, như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút...

Page 3

Thuốc chống tiêu chảy, chống tiết dịch ruột do ức chế enkephalinase.
Các enkephalin có tác dụng chống tiết dịch thuần tuý ở ruột. Acetorphan được dùng trong điều trị triệu chứng các trường hợp tiêu chảy cấp tính ở người trưởng thành. Tránh dùng thuốc quá một tuần lễ

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ACETORPHAN nang 100mg    Tiorfan nang 100mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Chống chỉ định: mức độ 4
Thời kỳ cho con bú, trẻ còn bú, trẻ em, người mang thai: Thận trọng với một thuốc mới còn thiếu các dữ liệu trong y văn.

Page 4

Thuốc có tính tiết acid gamma amino butyric, dùng trong cai rượu

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ACAMPROSAT viên nén bọc 333mg Aotal viên nén bọc 333mg
CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNHTHUỐC
Cần theo dõi: mức độ 1
Thời kỳ cho con bú: Chưa có dữ liệu chính xác, không cho con bú trong khi điều trị.
Thời kỳ mang thai: Chưa có dữ liệu chính xác, không dùng thuốc này trong ba tháng đầu thai kỳ.

Page 5

Thuốc kháng virus

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ACICLOVIR viên nén 200 mg; kem bôi da 5%; 3%; thuốc mỡ 5% tuýp 5 g Acyclovir Denk viên 200 mg Acyclovir Stada kem bôi 50mg/g Acyclovir Stada viên nén 200mg, 400mg; 800mg Avircrem 5% kem bôi da Cyclovax kem bôi da và viên nén 200mg, 400mg, 800mg Cyclovir 3% kem da tuýp 5 g Cyclovir viên nén 200 mg Hacyclor kem bôi da 50mg/g Herperax viên nén 200mg Herperax 5% thuốc mỡ tuýp 5 g Herpevir viên nén 200mg Herpex viên nén 200mg Herpex 5% kem bôi Lovir viên nén 400mg Mediclovir mỡ tra mắt Medovir 200 mg viên Medovir kem bôi 5% Napharax kem bôi 5% Sudo Acyclovir thuốc mỡ 50mg/g Vacrax thuốc mỡ 50mg/g Virucid viên nén 800mg Zoraxin viên nén 200mg

Zovirax viên nén 200mg; 800mg, mỡ tra mắt 3%

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC
Thận trọng: mức độ 2
Người cao tuổi: Liều lượng phải thích ứng với người cao tuổi. Phải theo dõi chức năng tạo máu và thận. Cần theo dõi: mức độ 1

Thời kỳ cho con bú: Aciclovir qua được sữa mẹ. Chưa hoàn toàn chứng minh được tính không độc của thuốc đối với trẻ em bú sữa mẹ.


Thời kỳ mang thai: Aciclovir qua nhau thai. Đã được dùng cho người mang thai, đặc biệt nữ mắc hecpet đường sinh dục, để giảm nguy cơ lây nhiễm đối với trẻ. Cần phải khẳng định thêm tính không độc của thuốc.
Các trường hợp khác: Có tiền sử quá mẫn cảm với aciclovir.

TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Acid valproic
Phân tích: Nồng độ trong huyết thanh của acid valproic có thể giảm, làm giảm tác dụng. Tương tác muộn. Cơ chế chưa rõ.
Xử lý: Cần giám sát người bệnh về tác dụng điều trị của acid valproic khi bắt đầu hoặc ngừng điều trị acyclovir. Điều chỉnh liều acid valproic khi cần.
Hydantoin [phenytoin]
Phân tích: Nồng độ trong huyết thanh của phenytoin có thể bị giảm, làm giảm tác dụng. Tương tác xảy ra muộn. Cơ chế chưa rõ.
Xử lý: Giám sát cẩn thận người bệnh về thay đổi tác dụng của phenytoin khi bắt đầu hoặc ngừng điều trị acyclovir. Điều chỉnh liều của phenytoin khi cần.
Theophylin
Phân tích: Nồng độ trong huyết tương của theophylin có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý và tác dụng không mong muốn. Tương tác chậm. Cơ chế có khả năng ức chế chuyển hoá oxy - hoá của theophylin.
Xử lý: Giám sát cẩn thận nồng độ trong huyết tương của theophylin và theo dõi các tác dụng có hại trong khi phối hợp với acyclovir. Điều chỉnh liều theophylin nếu cần.
Zidovudin
Phân tích: Tác dụng không mong muốn, như ngủ lịm và suy nhược do một cơ chế còn chưa biết.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Probenecid
Phân tích: Probenecid có thể làm tăng nồng độ của acyclovir trong huyết thanh, làm tăng tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn. Tương tác xảy ra nhanh. Cơ chế Probenecid có thể cản trở bài tiết acyclovir qua ống thận.
Xử lý: Liều lượng của acyclovir và valacyclovir có thể cần phải giảm nếu xuất hiện nhiễm độc acyclovir.

Page 6

Acid ascorbic và natri ascorbat được chỉ định để dự phòng và điều trị thiếu hụt vitamin C. Thiếu hụt này do thiếu dinh dưỡng và có thể gây bệnh scorbut ở giai đoạn cuối.
Acid ascorbic tham gia mạnh vào các phản ứng oxy hoá - khử ở tế bào

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ACID ASCORBIC Acti-5 Aronamin Ascormin ống tiêm 500mg/5mL Ascortonyl ống uống 5mL [kèm K và Mg aspartat] Aspirin C Aspirin UPSA-Vitamin C ASS+ C Pharmavit Ca-C 1000 Sandoz viên sủi Calcium Corbière C 1000 DPP Calcium Corbière Vitaminé Cal-C-vita viên sủi Callimon viên sủi Cegrovit viên sủi Celaskon viên sủi Ceelin-thuốc giọt uống 100mg/1mL; siro 100mg/5mL Cevita ống tiêm 500mg/5mL Cevita ống tiêm 100mg/2mL C-Vitamin Pharmavit viên sủi Cyclo 3 forte viên Effemol gói thuốc Fervex cốm Gluco C viên nén Igatan nang Laroscorbine ống tiêm 1000mg/5mL Laroscorbine viên sủi 1g My vita – vitamin C viên nén sủi 75mg Plusssz-vitamin C viên nén sủi 60mg Polytonyl enfant dung dịch uống Rutin C viên nén Soda C gói bột Solucetyl viên sủi Upsa C viên nén sủi 1 g Vita C viên nén 100mg Vita-Cal C viên sủi Vitamin C dung dịch tiêm 10 % ống 5 mL; 500 mg/5mL Vitamin C ống tiêm dung dịch 5 % ống 2 mL Vitamin C Oberlin cốm pha dung dịch, gói 1000 mg Vitamin C Oberlin viên nén Vitamin C viên nén 100 mg; 500 mg Vitamin C viên sủi bọt 1000 mg Vitamin C Bil dung dịch tiêm Dạng phối hợp Ca-C 1000 Sandoz-viên nén sủi Calcium Corbière vitamin ống uống 5mL Gluco C viên nén ngậm Rutin C viên nén Upsa C-calcium viên nén sủi Phối hợp trong các dạng chứa nhiều vitamin Astymin forte và Astymin Liquid Brivita [viên sủi vị cam] Cebitex-C 300 Centovit Enervon C Homtamin My Vita multivitamin viên sủi Orange multivitamin viên sủi Opssi multivitamin viên sủi Plusssz multivitamin viên sủi Phối hợp với thuốc giảm đau Ameflu + C

Efferalgan-vitamin C

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNHTHUỐC
Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3
Thiếu hụt G6PD: Đối với người bệnh thiếu hụt G6PD, có nguy cơ tan máu.
Sỏi thận: Tránh dùng vitamin C liều hàng ngày vượt quá 1g khi có sỏi thận [làm giảm pH ở thận].

TƯƠNG TÁC THUỐC
Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4
Alopurinol hoặc dẫn chất
Phân tích: Dùng acid ascorbic thường xuyên với liều cao làm acid hoá nước tiểu và có thể làm kết tủa tinh thể urat ở thận.
Xử lý: ở người bị gút, nên tránh làm acid hoá nước tiểu và thường được khuyến cáo dùng nước khoáng kiềm để tạo thuận lợi cho các tinh thể urat được hoà tan.
Các chất kiềm hoá nước tiểu
Phân tích: Acid ascorbic là thuốc acid hoá nước tiểu. Khi dùng các thuốc kiềm hoá nước tiểu, pH nước tiểu sẽ bị trung hoà khi dùng vitamin C liều cao [trên 2g].
Xử lý: Trong một số trường hợp điều trị, có thể cần phải theo dõi pH nước tiểu bằng giấy thử acid-base. Nếu cần kiềm hoá nước tiểu, cần tránh phối hợp với vitamin C.
Sulfamid kháng khuẩn
Phân tích: Nguy cơ kết tủa ở đường tiết niệu khi dùng vitamin C liều cao [trên 2g, tương tác lý - hoá về lý thuyết, cần phải chứng minh trên thực tế].
Xử lý: Theo dõi pH nước tiểu [đo pH bằng giấy chỉ thị]. Nếu cần kiềm hoá nước tiểu, tránh kê đơn cùng với vitamin C. Thông báo cho người bệnh biết nguy cơ này và yêu cầu tạm ngừng dùng vitamin C liều cao trong khi điều trị bằng sulfamid.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Barbituric
Phân tích: Dùng đồng thời thuốc này với vitamin C sẽ tăng đào thải acid ascorbic.
 Xử lý: Nhu cầu vitamin C ở người bệnh điều trị lâu dài bằng barbituric [thí dụ: động kinh] tăng lên, nên có thể kê đơn bổ sung vitamin C. Cần lưu ý người bệnh hay tự ý dùng vitamin C, do đó kê đơn hay phát thuốc phải lưu ý điều này.
Deferoxamin
Phân tích: Dùng acid ascorbic hàng ngày với liều cao hơn 250 mg cùng với deferoxamin có thể làm hư hại khả năng tạo phức của deferoxamin, từ đó làm tăng độc tính của sắt đối với mô, đặc biệt mô tim, có thể dẫn tới tim mất bù.
Xử lý: Không kê đơn dùng đồng thời vitamin C đối với người bệnh điều trị bằng deferoxamin. Khuyên không tự ý dùng vitamin C. Chú ý người bệnh cao tuổi điều trị bằng deferoxamin.
Primidon hoặc dẫn chất
Phân tích: Dùng các thuốc này đồng thời với acid ascorbic làm tăng thải acid ascorbic.
Xử lý: Nhu cầu vitamin C ở người bệnh điều trị lâu dài bằng những thuốc này [thí dụ người động kinh] tăng lên, nên có thể bổ sung vitamin C. Cần nhớ người bệnh hay tự ý dùng vitamin C.
Thuốc chẹn beta [propranolol]
Phân tích: Tác dụng dược lý của propranolol có thể bị giảm. Cơ chế có thể do giảm hấp thu propranolol.
Xử lý: Giám sát đáp ứng lâm sàng của người bệnh và điều chỉnh liều khi cần.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Fluphenazin
Phân tích: Tác dụng dược lý và điều trị của fluphenazin có thể bị giảm. Tương tác xảy ra muộn. Cơ chế chưa rõ.
Xử lý: Không cần phải xử lý. Giảm dần liều fluphenazin nếu cần.
Thuốc uống ngừa thai
Phân tích: Acid ascorbic làm tăng nồng độ trong huyết thanh của estrogen chứa trong viên thuốc, có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Tương tác xảy ra muộn. Cơ chế tăng khả dụng sinh học của thuốc uống ngừa thai do acid ascorbic làm tổn hại đến chuyển hoá thuốc ngừa thai.
Xử lý: Nếu có tác dụng có hại xảy ra, có liên quan đến estrogen, nên nghĩ đến khả năng do phối hợp với acid ascorbic.
Warfarin
Phân tích: Tác dụng chống đông máu của warfarin có thể bị giảm. Cơ chế chưa rõ.
Xử lý: Không cần can thiệp trừ khi người bệnh dùng một liều lớn [>5-10g/ ngày] acid ascorbic.

Page 7

Vitamin chống thiếu máu thuộc nhóm vitamin B

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ACID FOLIC Tardyferon B9 viên nén bọc 35mg [phối hợp với sắt sulfat và vitamin C] Az-vital Adofex [nang phối hợp] Apo-Folic [viên nén 5mg] Astymin fort [nang phối hợp] Astymin liquid [siro phối hợp] Biofer [viên nén nhai phối hợp] Centrivit [viên phối hợp] Femaxx [nang phối hợp] Ferlin [thuốc giọt và siro phối hợp] Ferovit [nang phối hợp] Hepatoglobine Homtamin [nang phối hợp] Moriamin forte [nang phối hợp] Natalvit Obimin [viên nén phối hợp] Oramin Plenyl Plussz junior Plussz Multivitamin Polyamine forte Promin Previt [viên sủi phối hợp] Revigin Ginseng plus Saferon Siderfol Siderplex Tardiferon B9 [viên bao đường phối hợp] Tropic [viên nén sủi bọt phối hợp] Vitacap [nang phối hợp] ACID FOLINIC nang 15mg; dung dịch tiêm 3mg/ 1mL; 30 mg / 3 mL; 5 mg/5 mL Calcium folinat “Ebewe” nang 15mg Calcium folinat “Ebewe” dung dịch tiêm 3mg/ 1mL Calcium folinat “Ebewe” dung dịch tiêm 30mg/3mL Leucovorin dung dịch tiêm 3mg/ 1mL

Leucovorin dung dịch tiêm 5mg/ 5mL

TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Methotrexat
Phân tích: Methotrexat là chất đối kháng của acid folic, do ức chế dihydrofolat reductase. Tương tác càng có ý nghĩa nếu dùng liều cao và điều trị dài ngày.
Xử lý: Áp dụng tương tác này trong trường hợp quá liều methotrexat, dùng acid folinic [calci folinat] thay cho acid folic.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Barbituric; primidon hoặc dẫn chất
Phân tích: Nguy cơ làm giảm nồng độ thuốc chống động kinh trong huyết thanh khi bổ sung acid folic. Dùng đồng thời các thuốc này với acid folic có thể làm giảm tác dụng chống co giật, do giảm tác dụng của thuốc chống động kinh trên hệ thần kinh trung ương.
Xử lý: Tăng cường theo dõi lâm sàng và sinh học khi điều trị động kinh ở người bệnh dùng bổ sung acid folic. Điều chỉnh liều lượng thuốc chống động kinh nếu cần, trong và sau khi ngừng acid folic.
Natri valproat hoặc dẫn chất
Phân tích: Ngoài tính chất ức chế hệ thần kinh trung ương, ở đây có sự phối hợp acid folic với một thuốc có hoạt tính kháng folic [do ức chế dihydrofolat reductase].
Xử lý: Kiểm tra huyết đồ đều đặn, và khi cần, điều trị bằng bổ sung acid folinic, đặc biệt với người bệnh dùng natri valproat hoặc dẫn chất với liều cao hoặc dài ngày.
Phenytoin
Phân tích: Phối hợp acid folic với phenytoin gây nguy cơ giảm nồng độ phenytoin trong huyết thanh, làm giảm tác dụng chống co giật, do làm giảm tác dụng của phenytoin ở hệ thần kinh trung ương.
Xử lý: Tăng cường theo dõi lâm sàng và sinh học trong điều trị chống động kinh ở người bệnh có dùng bổ sung acid folic. Điều chỉnh liều lượng của phenytoin khi cần, trong và sau khi ngừng bổ sung acid folic.
Pyrimethamin hoặc trimethoprim
Phân tích: Tác dụng đối kháng với acid folic, do ức chế dihydrofolat reductase. Tương tác càng quan trọng nếu liều dùng càng cao và điều trị càng kéo dài.
Xử lý: Kiểm tra huyết đồ thường xuyên. Khi cần, bổ sung acid folinic [calci folinat], đặc biệt đối với người bệnh dùng pyrimethamin- trimethoprim liều cao hoặc điều trị dài ngày.
Thuốc lợi tiểu giữ kali
Phân tích: Chỉ triamteren trong họ thuốc lợi tiểu giữ kali là có tính đối kháng với acid folic, do ức chế dihydrofolat reductase. Tương tác này càng quan trọng nếu liều dùng càng cao và điều trị càng dài ngày.
Xử lý: Kiểm tra huyết đồ và khi cần, cho dùng bổ sung acid folinic [calci folinat], đặc biệt với người bệnh dùng triamteren liều cao hoặc điều trị dài ngày, nhất là trong thời kỳ mang thai.
Sulfasalazin hoặc dẫn chất
Phân tích: Salazosulfapyridin [sulfasalazin] làm giảm hấp thu acid folic [khoảng một phần ba]. Thiếu hụt folat biểu hiện ở nồng độ folat trong huyết thanh hạ thấp, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, chứng đại hồng cầu và chứng tăng hồng cầu lưới. Có khả năng do ức chế hấp thu folat ở ruột.
Xử lý: Khi thấy thiếu hụt folat về lâm sàng hoặc sinh học, cần bổ sung acid folinic cho người bệnh.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Fluoro - 5 - uracil
Phân tích: Dùng đồng thời với acid folinic dưới dạng calci folinat có thể làm tăng tác dụng điều trị và độc tính của fluoro - 5 - uracil.
 Xử lý: Có thể dùng đồng thời hai thuốc này, nhưng nếu cần thì hiệu chỉnh lại liều lượng. Chỉ kê đơn kết hợp này ở cơ sở chuyên khoa cùng với theo dõi đều đặn huyết đồ.

Page 8

Kháng sinh diệt khuẩn và kìm khuẩn, tác dụng trên sự tổng hợp protein
và thường được dùng chủ yếu chống tụ cầu

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ACID FUSIDIC kem bôi da 2%; thuốc mỡ 2%; gel tra mắt 1% Foban kem bôi da 2% Fucidin kem bôi da 2% Fucidin thuốc mỡ 2% Fucidin viên nén 250mg natri fusidat Fucicort kem bôi da 2% [phối hợp với betamethason] Fucithalmic gel tra mắt 1% Fudikin thuốc mỡ 2%

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNHTHUỐC


Chống chỉ định: mức độ 4
Tránh dùng acid fusidic theo đường uống trong nhiễm tụ cầu khuẩn đường tiết niệu, vì acid fusidic không thải qua nước tiểu.
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Suy gan: Vì có nguy cơ vàng da, nên cần theo dõi gan ở những người bệnh dùng thuốc này.
Thận trọng: mức độ 2
Thời kỳ cho con bú: Một lượng thấp thuốc bài tiết qua sữa mẹ.
Thời kỳ mang thai: Chưa chứng minh được tính không độc ở người mang thai.
Cần theo dõi: Mức độ 1
Trẻ em: Nguy cơ vàng da nhân não ở trẻ còn bú, do nguy cơ cạnh tranh giữa acid fusidic và bilirubin để gắn vào albumin.

Page 9

AMIODARON

Thuốc chống đau thắt ngực không phải nitrat, chống loạn nhịp loại III
của Vaughan - Williams [kéo dài thế tác dụng của cơ tim]

CÁC THUỐC TRONG NHÓM AMIODARON viên nén 200 mg; ống tiêm 150 mg/3 mL Amiodaron viên nén 200 mg Cordaron viên nén 200 mg Cordaron ống tiêm 150 mg/3 mL Sedacoron viên nén 200 mg Sedacoron ống tiêm 150 mg/3 mL

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cân nhắc nguy cơ /lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ mang thai: Iod chứa trong phần tử amiodaron tích luỹ trong mô mỡ ở cơ tim và các cơ khác khi dùng thuốc dài hạn. Các trường hợp rối loạn tuyến giáp đã gặp có thể là tăng năng hay giảm năng tuyến giáp. Như vậy sẽ có nguy cơ cho tuyến giáp của thai nhi, do đó chống chỉ định dùng amiodaron khi mang thai.
Tăng năng tuyến giáp: Trước khi bắt đầu điều trị bằng amiodaron, phải tìm hiểu kỹ xem người bệnh có bị tăng năng giáp không?
Thận trọng: mức độ 2
Suy tim: Do amiodaron gây giảm nhịp tim.
Cần theo dõi: mức độ 1
Suy hô hấp; hen: Tác dụng làm chậm nhịp tim sẽ mạnh hơn khi suy hô hấp nặng.
Người cao tuổi: Tác dụng làm chậm nhịp tim sẽ mạnh hơn đối với người bệnh cao tuổi.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4
Benzamid
Phân tích: Trong các benzamid, chỉ sultoprid [Garnetil] là gây nguy cơ khi kết hợp với amiodaron. Tất cả các chất gây co cơ âm tính [làm chậm nhịp tim] đều có thể làm tăng nguy cơ gây loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh do được bổ sung thêm tính chất điện sinh lý của sultoprid.
Xử lý: Chống chỉ định việc kết hợp thuốc này.
Bepridil; bretylium; disopyramide; lidocain hoặc thuốc tương tự; quinidin hoặc dẫn chất; vincamin
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do hiệp đồng tác dụng. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố tạo điều kiện cho sự xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Kết hợp này có khả năng gây tử vong và phải chống chỉ định.
Macrolid
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng [chỉ gặp với erythromycin tiêm tĩnh mạch]. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm, và khoảng QT dài [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố tạo điều kiện cho sự xuất hiện xoắn đỉnh. Trong nhóm macrolid, chỉ có erythromycin, đặc biệt là dạng tiêm tĩnh mạch là có thể gây loạn nhịp tim [kéo dài khoảng QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, bloc nhĩ - thất].
Xử lý: Kết hợp có thể gây tử vong, phải chống chỉ định. Ngay với erythromycin tiêm tĩnh mạch dùng riêng, cũng có thể gây rối loạn nhịp tim, vì vậy không được tiêm nhanh, mà phải tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm liên tục hay ngắt quãng, lượng thuốc cho một lần dùng phải truyền trong ít nhất là 60 phút.
Ritonavir
Phân tích: Ritonavir có ái lực mạnh với isoenzym 3A4 của các cytochrom P450, nên làm giảm sự chuyển hoá các thuốc bị chuyển hoá nhờ cytochrom P450, do đó nồng độ các thuốc này trong huyết tương tăng lên, kéo theo tăng độc tính. Nguy cơ gây loạn nhịp tim. Tương tác dược động học ở giai đoạn chuyển hoá.
Xử lý: Không phối hợp thuốc và suy nghĩ về những thuốc thay thế.
Sparfloxacin
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh.
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp thuốc. Chọn một thuốc chống loạn nhịp khác.
Thuốc kháng histamin kháng H1 không an thần
Phân tích: Tương tác chỉ được nói tới với một kháng histamin kháng H1 là astemizol [Hismanal]. Tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Phối hợp nguy hiểm. Chọn một kháng histamin không an thần khác, không gây xoắn đỉnh [cetirezin, loratadin].
Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3
Corticoid - khoáng; halofantrin; pentamidin
Phân tích: Có nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp thuốc. Sự giảm kali  máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Kết hợp thuốc nên tránh. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải theo dõi liên tục khoảng QT và kiểm tra đều đặn nồng độ kali trong máu.
Sotalol
Phân tích: Amiodaron có thể tăng cường thêm tác dụng làm chậm nhịp tim của thuốc chẹn beta. Có thể xuất hiện rối loạn nhịp xoang và bloc nhĩ-thất, nhất là ở những người bệnh có tiền sử rối loạn nhịp xoang.
Xử lý: Nếu cần phải kết hợp thuốc, cần phải giảm liều và theo dõi điện tâm đồ. Cần chú ý là amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên tác dụng của tương tác thuốc còn có thể biểu hiện nhiều tuần lễ sau khi ngừng điều trị.
Diltiazem; thuốc chẹn beta; verapamil
Phân tích: Amiodaron tăng cường thêm tác dụng làm chậm nhịp tim của thuốc chẹn beta [ngay khi dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt], diltiazem, verapamil. Có thể xuất hiện những rối loạn nhịp xoang hay nhịp blốc nhĩ - thất, nhất là ở người bệnh có tiền sử rối loạn nhịp xoang.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, điều quan trọng là phải giảm liều và theo dõi điện tâm đồ. Cần nhớ là amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên tác dụng của tương tác gây ra vẫn có thể biểu hiện nhiều tuần lễ sau khi ngừng điều trị.
Thuốc kháng giáp tổng hợp
Phân tích: Đây không phải là một tương tác thuốc thật sự, vì hiện tượng giảm năng hay tăng năng tuyến giáp có thể xuất hiện sau khi điều trị với amiodaron. Đây là những tác dụng không mong muốn do sự có mặt của iod trong phân tử amiodaron. Một liệu pháp với những thuốc kháng giáp có thể bị nhiễu do amiodaron, kéo theo loạn năng tuyến giáp khi dùng thuốc ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn.
Xử lý: Nếu cần kết hợp thuốc, phải chú ý khả năng khó giữ chức năng tuyến giáp được cân bằng. Hiện tượng tăng năng hay giảm năng tuyến giáp có thể xuất hiện ở một người bệnh chỉ dùng riêng amiodaron. Thầy thuốc kê đơn phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Nhưng trong mọi trường hợp, chống chỉ định amiodaron cho người tăng năng tuyến giáp. Cần nhớ là amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên những hiệu quả của tương tác vẫn có thể biểu hiện nhiều tuần lễ sau khi ngừng điều trị.
Thuốc nhuận tràng làm trơn; thuốc nhuận tràng kích thích
Phân tích: Có nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp thuốc. Hiện tượng giảm kali - máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có trước đó [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố tạo điều kiện cho việc xuất hiện các xoắn đỉnh.
Xử lý: Nên ngừng dùng thuốc nhuận tràng. Nếu cần kết hợp thuốc, cần dự phòng hạ kali - máu bằng cách tăng cường theo dõi, và kiểm tra điện tâm đồ. Khi xuất hiện xoắn đỉnh, không dùng các thuốc chống loạn nhịp.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Amphotericin B
Phân tích: Có nguy cơ xoắn đỉnh khi kết hợp amphotericin B tiêm với amiodaron. Hiện tượng giảm kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố tạo thuận lợi cho việc xuất hiện các xoắn đỉnh.
Xử lý: Nếu cần kết hợp thuốc, phải dự phòng hạ kali máu nhờ tăng cường theo dõi và kiểm tra điện tâm đồ thường xuyên. Khi xuất hiện xoắn đỉnh, không dùng các thuốc chống loạn nhịp.
Glycosid trợ tim
Phân tích: Tăng nguy cơ nhịp tim chậm. Ngoài ra, amiodaron còn làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh.
Xử lý: Khi bắt đầu liệu pháp với amiodaron, liều lượng các thuốc digitalis phải giảm đi 50%. Theo dõi chặt chẽ nồng độ các thuốc trong huyết thanh trong và sau điều trị. Chú ý là amiodaron có nửa đời là 28 ngày, nên những hệ quả của tương tác còn có thể biểu hiện nhiều tuần sau khi ngừng dùng thuốc.
Glucocorticoid; furosemid hoặc thuốc tương tự; tetracosactid; thuốc lợi niệu thải kali
Phân tích: Nguy cơ xoắn đỉnh do hạ kali máu. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố tạo thuận lợi cho việc xuất hiện các xoắn đỉnh.
Xử lý: Nếu cần kết hợp giữa amiodaron với các thuốc hạ kali máu thì phải dự phòng hạ kali máu nhờ tăng cường theo dõi và kiểm tra thường xuyên điện tâm đồ. Khi xuất hiện xoắn đỉnh, không dùng các thuốc chống loạn nhịp.
Mexiletin
Phân tích: Có nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh. Trên điện tâm đồ, khoảng QT dài ra.
Xử lý: Phối hợp thuốc cần được theo dõi đặc biệt [điện tâm đồ]. Nói chung, sự phối hợp với các thuốc chống loạn nhịp loại I của Vaugang - Williams là nên tránh, do sự kéo dài thời gian dẫn truyền tim.
Phenytoin
Phân tích: Tăng nồng độ phenytoin trong huyết thanh, dẫn đến quá liều.
Xử lý: Giảm liều phenytoin theo nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Thuốc gây mê  bay hơi chứa halogen
Phân tích: Nguy cơ hạ huyết áp thêm, nguy cơ kháng hiện tượng nhịp tim chậm do atropin gây ra.
Xử lý: Tất cả phụ thuộc vào mục tiêu chính của việc điều trị và thời gian dùng từng thứ thuốc dài hay ngắn. Có thể phối hợp thuốc gây thất bại trong điều trị.
Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K
Phân tích: Với các dẫn chất coumarin, thời gian Quick có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Tương tác này đã được mô tả với acenocoumarol [Sintrom*] và warfarin [Coumadine*].
Xử lý: Giảm liều thuốc kháng vitamin K từ 30 đến 50%, theo dõi tỷ lệ chuẩn quốc tế [INR] và thời gian Quick nhiều tuần sau khi đã ngừng dùng amiodaron.

Page 10

Kháng sinh kìm tế bào

CÁC THUỐC TRONG NHÓM DACTINOMYCIN lọ bột pha tiêm 0,5mg

Cosmegen lọ bột pha tiêm 0,5mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Các trạng thái khác: Người bệnh ung thư: Phải cân nhắc kỹ tuỳ theo trạng thái sinh lý - bệnh lý của người bệnh, theo khả năng theo dõi tại chỗ, và theo mục tiêu điều trị do nhà chuyên môn ấn định.

TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Các chất ức chế HMG - CoA reductase
Phân tích: Dùng đồng thời với các chất ức chế miễn dịch làm tăng nguy cơ xuất hiện tiêu cơ vân và suy thận.
Xử lý: Mặc dầu các trường hợp thông báo chỉ liên quan đến lovastatin, nhưng nguy cơ vẫn có khả năng xảy ra với simvastatin, pravastatin và các statin khác. Nên tránh phối hợp.
Doxorubicin hoặc dẫn chất
Phân tích: Một mặt, có nguy cơ tăng độc tính với máu do ức chế tuỷ xương, do các tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt. Mặt khác, đã có những thông báo về các trường hợp bệnh cơ tim.
Xử lý: Nếu cần phối hợp, thì với mỗi thuốc phải dùng liều thấp; theo dõi chặt chẽ huyết đồ. Khuyến nghị là tổng liều doxorubicin không vượt quá 450 mg/m2 diện tích cơ thể.

Vaccin sống giảm độc lực


Phân tích: Nguy cơ phát triển nhiễm khuẩn tương ứng với vaccin đã dùng, do ức chế miễn dịch của thuốc phối hợp.
Xử lý: Hai loại thuốc này phải dùng cách nhau khoảng 3 tháng đến một năm, tuỳ thuộc mức độ ức chế miễn dịch.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Alopurinol hoặc dẫn chất; colchicin hoặc dẫn chất
Phân tích: Dactinomycin có nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric trong huyết tương.
Xử lý: Cần phải hiệu chỉnh liều lượng của thuốc thống phong để kìm hãm sự tăng nồng độ acid uric trong máu.
Carmustin hoặc dẫn chất; cisplatin hoặc dẫn chất; ganciclovir; methotrexat; vincristin và các chất tượng tự
Phân tích: Nguy cơ tăng độc tính với máu do ức chế tuỷ xương, do những tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn tới mất bạch cầu hạt.
Xử lý: Nếu cần phải phối zhợp thuốc, nên dùng liều thấp với mỗi chất. Theo dõi chặt chẽ huyết đồ.
Clozapin
Phân tích: Nguy cơ tăng độc tính với máu do ức chế tuỷ xương, và do những tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn tới mất bạch cầu hạt. Chỉ riêng đối với clozapin đã có thể gây mất bạch cầu hạt nặng, thậm chí tử vong [độc tính miễn dịch].
Xử lý: Tránh phối hợp. Nếu cần phối hợp, phải dùng liều thấp với mỗi thuốc. Với clozapin, không có gì cho phép dự báo xuất hiện mất bạch cầu hạt. Cho nên dù phối hợp hay không, đều phải theo dõi chặt chẽ huyết đồ [như đối với bất cứ mọi thuốc kìm tế bào]. Thông báo cho người bệnh khi chỉ sốt nhẹ, viêm họng hay loét miệng là phải ngừng dùng thuốc.
Cyclophosphamid hoặc thuốc tương tự; fluoro-5-uracil; interferon alpha tái tổ hợp; levamisol; procarbazin; thiotepa; thuốc chống ung thư: Azathioprin
Phân tích: Nguy cơ tăng độc tính với máu do ức chế tuỷ xương, do các tác dụng hiệp đồng, có thể gây mất bạch cầu hạt.
Xử lý: Nếu có thể, tránh phối hợp. Nếu cần phải phối hợp, nên giảm liều mỗi chất và theo dõi chặt chẽ huyết đồ. Chỉ những thầy thuốc chuyên khoa mới kê phối hợp những thuốc này, và thường phác đồ điều trị đã được quy định.
Cyclosporin
Phân tích: Phối hợp giữa hai thuốc đều có tác dụng ức chế miễn dịch. Do ức chế miễn dịch quá mạnh, có nguy cơ xuất hiện u lympho giả.
Xử lý: Phối hợp hai thuốc ức chế miễn dịch là điều phải suy nghĩ, tương quan giữa nguy cơ/ lợi ích phải cân nhắc tuỳ theo mục đích điều trị. Sự phối hợp này chỉ được thực hiện ở cơ sở chuyên khoa và có theo dõi người bệnh thật cẩn thận.
Dantrolen
Phân tích: Phối hợp các thuốc có tiềm năng độc với gan [hiệp đồng các tác dụng không mong muốn].
Xử lý: Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, hoặc phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan [ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin], hoặc nếu có thể, hoãn 1 trong 2 thuốc đó. Cần bảo đảm là người bệnh không thường xuyên uống rượu, và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu không đặc hiệu: buồn nôn, vàng da… Việc kết hợp xuất hiện ban ngoài da, ngứa, hạch to biện minh cho căn nguyên do thuốc. Dựa vào kết quả các test sinh học, cần phân biệt nguy cơ xuất hiện viêm gan huỷ tế bào không hồi phục và viêm gan ứ mật hồi phục được sau khi ngừng điều trị.
Glycosid trợ tim
Phân tích: Phối hợp với một chất kìm tế bào sẽ kéo theo kém hấp thu digitalis khoảng 50%, do thương tổn niêm mạc ruột có thể hồi phục.
Xử lý: Theo dõi cẩn thận nồng độ digitalis trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.
Interleukin 2 tái tổ hợp
Phân tích: Phối hợp hai thuốc ức chế tuỷ xương.
Xử lý: Chỉ được dùng Interleukin 2 tái tổ hợp ở cơ sở chuyên khoa do bệnh nặng. Các tương tác thuốc phải được cân nhắc vì tất cả các chức năng của cơ thể cần phải theo dõi thường xuyên. Bắt buộc phải theo dõi huyết đồ.
Mercaptopurin; pentostatin
Phân tích: Sử dụng đồng thời hai chất ức chế tuỷ xương có thể gây các rối loạn về máu nghiêm trọng, tuỳ thuộc thời gian điều trị.
Xử lý: Phối hợp này phải được theo dõi về mặt huyết học.

Penicilamin hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Dùng đồng thời hai chất ức chế tuỷ xương có thể dẫn đến những rối loạn về máu nghiêm trọng, tuỳ thuộc thời gian điều trị. Cũng cần phải theo dõi chức năng thận.
Xử lý: Phối hợp này phải được theo dõi về mặt huyết học và chức năng thận.
Phenicol
Phân tích: Nguy cơ tăng độc tính với máu do ức chế tuỷ xương, do tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt. Chỉ riêng đối với phenicol đã có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt nghiêm trọng, thậm chí tử vong [độc tính miễn dịch].
Xử lý: Nếu cần phối hợp, dùng liều thấp với mỗi thuốc. Không thể đoán trước xuất hiện mất bạch cầu hạt do các phenicol. Theo dõi cẩn thận huyết đồ, thực hiện như thường lệ với một chất kìm tế bào, vẫn có giá trị. Thông báo cho người bệnh là khi chỉ sốt nhẹ, viêm họng hay loét miệng là phải ngừng điều trị với các phenicol.
Zidovudin
Phân tích: Phối hợp zidovudin với các thuốc độc khác với tuỷ đòi hỏi phải rất thận trọng. Có nguy cơ thiếu máu hay các rối loạn khác về máu.
Xử lý: Nếu cần phối hợp, phải theo dõi cẩn thận huyết đồ và nếu cần, phải giảm liều.

Page 11

Thuốc chống bệnh thống phong [gút], thuốc ức chế tổng hợp acid uric

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ALOPURINOL viên nén 100mg; 300mg Apo-Allopurinol viên nén 100mg; 200mg; 300mg Domedol viên nén 300mg Milurit viên nén 100mg; 300mg

Zyloric viên nén 100mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ cho con bú: Alopurinol tham gia quá trình chuyển hoá [ức chế  tổng hợp purin, và gây những bất thường trong chuyển hoá các pyrimidin] nên tránh dùng suốt trong thời kỳ cho con bú.
Thời kỳ mang thai: Alopurinol tham gia quá trình chuyển hoá [ức chế tổng hợp purin, và gây những bất thường trong chuyển hoá pyrimidin] nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai.
Thận trọng khi dùng: mức độ 2
Suy gan hoặc thận: 3% số trường hợp dùng thuốc, có tai biến ngoài da như ngứa, ban đỏ và hiếm hơn là mày đay hay phản ứng ngoài da có tróc mảnh; các tai biến này thường gặp ở người bệnh suy gan. Tương tác thuốc

Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4


Acid ascorbic
Phân tích: Dùng đều đặn acid ascorbic liều cao, do làm acid hoá nước tiểu, có thể làm kết tủa urat ở thận.
Xử lý: Với người bệnh thống phong [gút], cần tránh làm acid hoá nước tiểu, và khuyên nên tăng lượng nuớc tiểu bài tiết bằng đồ uống có tính kiềm, tạo điều kiện cho sự hoà tan các tinh thể urat. Người bệnh hay tự dùng vitamin C, nên phải cảnh báo người bệnh thống phong điều trị bằng alopurinol về nguy cơ này, nó chỉ xuất hiện với những liều vitamin C thường ngày vượt quá 2g [có sự thay đổi đáng kể pH của nước tiểu].
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Penicilin
Phân tích: Nguy cơ cao có phản ứng ngoài da, đặc biệt với những penicilin nhóm A [ampicilin]. Nguy cơ này đặc biệt quan trọng đối với người bệnh gút. Tuy vậy chưa xác định được nguyên nhân của hiện tượng này là do alopurinol, hay là do nồng độ acid uric cao trong máu.
Xử lý: Nên tránh phối hợp thuốc này. Nên tìm một kháng sinh loại khác có hoạt phổ tương tự đối với chủng khuẩn gây nhiễm.
Vidarabin
Phân tích: Nguy cơ rối loạn thần kinh, kiểu run, hay rối loạn trong hình thành ý nghĩ. Nguy cơ độc với thần kinh và các tác dụng có hại khác, như: thiếu máu, buồn nôn, đau, ngứa.
Xử lý: Nếu phối hợp thuốc tuyệt đối cần thiết, phải theo dõi lâm sàng.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Asparaginase
Phân tích: Asparaginase làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Xử lý: Sự phối hợp thuốc chỉ được thực hiện tại bệnh viện. Kiểm tra liều lượng thuốc chống gút. Để tránh bệnh sỏi urat, người ta ưa dùng alopurinol hơn là các thuốc gây acid uric niệu, chúng có thể gây bệnh thận do urat.
Azathioprin hoặc mercaptopurin
Phân tích: Alopurinol ức chế chuyển hoá oxy hoá của azathioprin, và mercaptopurin [do tác dụng ức chế xanthin oxydase, là enzym giáng hoá các purin thành acid uric] gây nguy cơ tích luỹ các chất kháng chuyển hoá, gồm những base puric.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, người kê đơn phải giảm liều chất kháng chuyển hoá xuống 25 đến 30%.
Cyclophosphamid hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Sử dụng đồng thời alopurinol với cyclophosphamid có thể làm tăng tác dụng ức chế tuỷ xương.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, cần nhấn mạnh phải theo dõi huyết đồ một cách chặt chẽ.
Dactinomycin
Phân tích: Nguy cơ làm tăng nồng độ acid uric trong huyết tương.
Xử lý: Có thể phải hiệu chỉnh liều thuốc chống gút để khắc phục sự tăng acid uric trong máu.
Doxorubicin hoặc dẫn chất - melphalan
Phân tích: Dùng đồng thời một thuốc kìm tế bào với một thuốc chống gút làm tăng nồng độ acid uric. Ngoài ra, tăng nguy cơ giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu do hiệp đồng những tác dụng có hại của các thuốc.
Xử lý: Nên tránh phối hợp các thuốc này, nếu không, có thể thất bại trong liệu pháp chữa thống phong.
Pentostatin
Phân tích: Pentostatin có thể làm tăng nồng độ acid uric. Có thể phải hiệu chỉnh liều alopurinol để khống chế tăng acid uric trong máu.
Xử lý: Nên dùng alopurinol [chất ức chế tổng hợp acid uric] thay cho những chất gây urat niệu để tránh nguy cơ bệnh thận vì urat.
Sulfamid hạ glucose máu
Phân tích: Alopurinol có thể ức chế bài tiết clorpropamid qua ống thận, do đó có thể gây nguy cơ hạ glucose máu nặng, vì làm tăng đáng kể nửa đời của clorpropamid.
Xử lý: Cần đặc biệt cảnh giác với người suy thận dùng hai thuốc này. Theo dõi chặt chẽ glucose máu khi bắt đầu, trong thời gian và khi ngừng điều trị với alopurinol. Tương tác này mới chỉ được mô tả với clorpropamid, còn với các sulfamid hạ glucose máu khác thì chưa được nói tới. Tốt hơn hết là ghi đơn dùng một thuốc khác chống tiểu đường.
Theophylin hoặc dẫn chất
Phân tích: Dùng alopurinol liều cao [ít nhất 600mg/ngày] cùng với theophylin sẽ kéo theo giảm độ thanh lọc theophylin ở thận và làm tăng nồng độ chất này trong huyết thanh.
Xử lý: Phải theo dõi chặt chẽ nồng độ theophylin trong huyết thanh, và điều chỉnh liều lượng theo kết quả theo dõi. Các dấu hiệu ngộ độc theophylin gồm buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nhức đầu, kích thích, mất ngủ, nhịp tim nhanh. Hiện tượng co giật nói chung được coi là dấu hiệu chắc chắn do nhiễm độc, và có thể là dấu hiệu đầu tiên [đặc biệt ở trẻ em]. Cần nhớ là theophylin có ranh giới điều trị thấp.
Thuốc acid hoá nước tiểu
Phân tích: Dùng thường xuyên các thuốc acid hoá nước tiểu với liều cao có thể gây kết tủa các tinh thể urat ở thận.
Xử lý: Với người bệnh thống phong [gút], cần tránh acid hoá nước tiểu. Người bệnh hay tự dùng vitamin C, nên phải cảnh báo người bệnh gút điều trị bằng alopurinol về nguy cơ kết tủa urat ở thận, nguy cơ này chỉ xuất hiện khi dùng vitamin C hàng ngày với liều trên 2g [làm tăng pH nước tiểu đáng kể]. Nên dùng đồ uống tính kiềm để tăng lượng nước tiểu bài tiết và tạo điều kiện hoà tan các tinh thể urat.
Thuốc lợi tiểu thải kali; furosemid hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Các chất này làm tăng nồng độ acid uric trong máu và làm giảm tác dụng của liệu pháp chống bệnh thống phong [gút].
Xử lý: Tốt nhất nên tránh sự kết hợp các thuốc này vì có thể làm cho liệu pháp chữa thống phong thất bại.
Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K
Phân tích: Tăng nửa đời của thuốc chống đông máu, do ức chế chuyển hoá thuốc ở gan [tương tác dược động học về chuyển hoá ở gan].
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, phải theo dõi đều đặn hơn thời gian Quick và tỷ lệ chuẩn quốc tế [INR] ở người bệnh khi bắt đầu, trong quá trình và khi kết thúc điều trị bằng alopurinol. Sau khi đã hiệu chỉnh liều lượng, khuyên người bệnh dùng thuốc đều đặn, vào giờ nhất định. Không ngừng điều trị đột ngột hoặc thay đổi cách điều trị mà không có ý kiến của bác sĩ.
Thuốc uống kháng acid hoặc than hoạt tính
Phân tích: Làm giảm hấp thu alopurinol theo đường tiêu hoá, nên làm giảm tác dụng của thuốc này.
Xử lý: Cần để một khoảng thời gian từ một đến hai giờ giữa lúc uống thuốc kháng acid và alopurinol. Nên nhắc lại là thông thường thuốc kháng acid được dùng 1 giờ 30 phút sau bữa ăn, khi mà ăn là nguyên nhân của sư tăng tiết dịch ở dạ dày. Tương tác này với alopurinol còn cần được khẳng định.

Page 12

Prostaglandin E1 có tác dụng chủ yếu trên cơ trơn ống động mạch

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ALPROSTADIN ống tiêm 10 mg; 20 mg; 0,5 mg/ 1 mL Caverject ống tiêm 10 mg; 20 mg

Edex A ống tiêm 0,5 mg/ 1 mL

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC
Chống chỉ định: mức độ 4
Các trạng thái khác: Không tiêm thuốc này trực tiếp vào tĩnh mạch.
Cần theo dõi: mức độ 1
Trẻ em: Dùng thận trọng cho trẻ sơ sinh có nguy cơ chảy máu. Tránh dùng cho trẻ sơ sinh suy hô hấp.

TƯƠNG TÁC THUỐC Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

Thuốc chống tăng huyết áp: Tác dụng giảm huyết áp tăng. Cần theo dõi huyết áp.

Page 13

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, không phải dẫn chất của imipramin, không phải thuốc ức chế MAO, chủ yếu có tác dụng dopaminergic [tác dụng giống dopamin].

CÁC THUỐC TRONG NHÓM
AMINEPTIN viên nén 100mg
Survector viên nén 100mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Ăn uống - Rượu: Tránh uống rượu khi điều trị.
Suy gan: Nguy cơ viêm gan do cơ chế miễn dịch dị ứng.
Các trạng thái khác: Chứng múa giật Huntington.
Cần theo dõi: mức độ 1
Thời kỳ cho con bú: Bài tiết với lượng thấp vào sữa.
Động kinh: Nguy cơ hạ thấp ngưỡng gây động kinh.
Thời kỳ mang thai: Vì chưa có những dữ liệu chính xác.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4
Thuốc ức chế MAO không chọn lọc
Phân tích: Nguy cơ cơn tăng huyết áp có thể gây tử vong, bệnh về não, co giật, sốt cao, tử vong.
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp thuốc, ngay cả khi một số chuyên gia muốn dùng cho một số người bệnh kháng lại các liệu pháp khác tại cơ sở chuyên khoa.
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Procarbazin
Phân tích: Nguy cơ rối loạn huyết áp nghiêm trọng do tác dụng ức chế MAO của procarbazin.
Xử lý: Chỉ bắt đầu dùng amineptin sau khi đã ngừng dùng procarbazin ít nhất 15 ngày. Nếu ngược lại, chỉ bắt đầu dùng procarbazin sau khi đã ngừng dùng amineptin hai ngày.
Tương tác cần thận trọng khi dùng: mức độ 2
Carmustin hoặc dẫn chất; dantrolen; estrogen hoặc thuốc tránh thai estro-progestogen; griseofulvin; isoniazid hoặc thuốc tương tự; macrolid; methotrexat; natri valproat hoặc dẫn chất; progabid; rifampicin; thuốc gây mê bay hơi chứa halogen
Phân tích: Phối hợp các thuốc có tiềm năng độc với gan [hiệp đồng các tác dụng không mong muốn].
Xử lý: Khi cần điều trị bằng hai thuốc độc với gan, thì hoặc phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan [ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin] hoặc hoãn dùng một trong hai thuốc đó nếu có thể. Phải đảm bảo là người bệnh không thường xuyên uống rượu và không có tiền sử viêm gan virus. Những triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu là buồn nôn, sốt, vàng da... Nếu bị ban đỏ ngoài da, ngứa và hạch to thì có nhiều khả năng là do thuốc. Tuỳ theo kết quả test sinh học, cần phân biệt nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào không hồi phục với nguy cơ viêm gan ứ mật hồi phục được sau khi ngừng điều trị.
Gluthetimid hoặc thuốc tương tự; fluoxetin; interferon alpha tái tổ hợp; kháng histamin kháng H1 có tác dụng an thần; medifoxamin; reserpin; thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc các chất tương tự; thuốc chủ vận của morphin.
Phân tích: Tăng các tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế hô hấp và hạ huyết áp. Ngoài ra, nếu đã bị phụ thuộc thuốc thì phối hợp hai thuốc có thể làm tăng thêm nguy cơ phụ thuộc thuốc.
Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này để điều chỉnh liều lượng hai thuốc cho thích hợp, nếu cần phối hợp hai thuốc, phải nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người đứng máy. Khuyên người bệnh không uống rượu và dùng các chế phẩm có rượu.
Interleukin 2 tái tổ hợp
Phân tích: Mục tiêu chính là điều trị ung thư tuyến thận [adenocarcinoma]. Interleukin cũng có tính độc với gan, nên đây là sự phối hợp hai thuốc có tiềm năng độc với gan.
Xử lý: Chỉ được thực hiện kết hợp này ở cơ sở điều trị chuyên khoa. Dùng interleukin 2 đòi hỏi phải theo dõi thường xuyên. Như vậy, trong trường hợp này, mọi thứ phải quyết định theo trạng thái chung của người bệnh. Khi phối hợp hai thứ thuốc độc với gan, phải, hoặc theo dõi chặt chẽ chức năng gan [ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin], hoặc hoãn dùng một trong hai thuốc nếu có thể.
Oxaflozan
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, kéo theo tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ [tương tác dược lực].
Xử lý: Phải tính đến nguy cơ trên để hiệu chỉnh liều lượng của hai thuốc. Phải nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe, người đứng máy. Khuyên không uống rượu và dùng các chế phẩm có rượu.
Thuốc chống nấm dẫn xuất imidazol
Phân tích: Phối hợp hai thuốc có tiềm năng độc với gan.
Xử lý: Amineptin dùng một mình, có thể gây phản ứng miễn dịch dị ứng ở gan, hồi phục được sau khi ngừng điều trị. Với các thuốc chống nấm dẫn chất của imidazol, hoặc phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan [ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin], đặc biệt với ketoconazol, hoặc nếu có thể, hoãn dùng một trong hai thuốc. Phải đảm bảo là người bệnh không thường xuyên uống rượu và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính trên không đặc hiệu là buồn nôn, sốt, vàng da... Sự xuất hiện ban đỏ ngoài da, ngứa và hạch to nói lên có nhiều khả năng do thuốc.Căn cứ các test thử sinh học, phân biệt rõ nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào không hồi phục với viêm gan ứ mật hồi phục được sau khi ngừng điều trị.
Viloxazin
Phân tích: Tăng ức chế hệ thần kinh trung ương, kéo theo tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ [tương tác dược lực].
Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này để điều chỉnh liều lượng hai chất cho thích hơp, nếu cần sự kết hợp này. Phải nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người đứng máy. Khuyên không uống rượu và dùng các chế phẩm có rượu.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Amphetamin hoặc dẫn chất
Phân tích: Tác dụng đối kháng: có thể làm tăng tính hung hãn ở người nghiện amphetamin.
Xử lý: Tính đến tương tác dược lực này để định ra mục đích điều trị chính. Khuyên gặp lại thầy thuốc nếu thấy điều trị kém kết quả.
Methadon
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương gây an thần buồn ngủ mạnh, có hại đặc biệt với người lái xe hay đứng máy.
Xử lý: Phải tính đến tăng cường tác dụng an thần buồn ngủ khi kê đơn thuốc và phải có lời khuyên thích hợp.

Page 14

Kháng sinh đường tiêu hoá, kìm khuẩn, không bị hấp thu

CÁC THUỐC TRONG NHÓM NEOMYCIN viên nén   Izac viên ngậm 2,5mg Lobacin viên ngậm 2,5mg Neomycine Diamant viên nén STREPTOMYCIN Strep-Berin nang 125mg [75mg streptomycin sulfat + 50mg berberin]

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cần theo dõi: mức độ 1
Suy thận: Mặc dầu bình thường aminosid được hấp thu qua ruột rất ít, nhưng vẫn nên thận trọng khi niêm mạc đường tiêu hoá ở người suy thận bị tổn thương.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Acid chenodesoxycholic hoặc dẫn chất
Phân tích: Acid ursochenodesoxycholic góp phần làm tăng tỷ lệ acid mật / cholesterol. Nhờ tác dụng làm cân bằng các thành phần tạo nên mật, cho nên acid ursochenodesoxycholic có thể góp phần làm giảm khối lượng các sỏi mật cholesterolic. Khi tạo phức với acid ursodesoxycholic [như cholestyramin, các kháng acid], hoặc khi làm tăng độ bão hoà của mật [như neomycin đường uống, estrogen, progesteron, fibrat], thì hoạt tính của acid ursodesoxycholic bị giảm.
Xử lý: Việc điều trị với acid ursodesoxycholic là dài hạn [từ 6 tháng đến 1 năm]. Cần tránh thất bại trong điều trị, vì vậy không dùng kết hợp với các thuốc khác làm giảm hiệu quả của nó, trừ trường hợp việc dùng kết hợp này chỉ thực hiện trong một thời gian rất ngắn.
Các phenicol
Phân tích: Tác dụng kìm khuẩn của các phenicol đối kháng với tác dụng diệt khuẩn của các aminosid uống, có tác dụng trên các vi khuẩn đang ở giai đoạn phát triển theo hàm mũ. Sự đối kháng gây hại trong việc điều trị viêm màng não, cần phải có một tác dụng nhanh và mạnh.
Xử lý: Chú ý tới nguy cơ này trong tình trạng sinh lý bệnh học cụ thể. Sự kết hợp có thể thực hiện với một vài thuốc cụ thể, đối với một số chủng khuẩn cụ thể [chú ý đến nồng độ ức chế tối thiểu; MIC].
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Methotrexat
Phân tích: Có thể có hiện tượng giảm hấp thu methotrexat, giảm các tạp khuẩn ruột có tác dụng chuyển hoá methotrexat và giảm đáp ứng với methotrexat.
Xử lý: Chỉ dùng kết hợp methotrexat với aminosid đường uống ở cơ sở chuyên khoa và phải rất thận trọng.
Glycosid trợ tim
Phân tích: Đặc biệt khi kết hợp với neomycin. Kháng sinh này làm chậm sự hấp thu của digoxin, ngay khi digoxin được uống trước 6 giờ. Có thể là neomycin đã tiêu diệt các tạp khuẩn ruột, làm kéo dài tác dụng của các thuốc digitalis thông qua ức chế sự thoái biến digoxin.
Xử lý: Khi kết hợp thuốc, phải theo dõi nồng độ digoxin trong huyết thanh. Một số dấu hiệu nhiễm độc các thuốc digitalis là buồn nôn, nôn và rối loạn thị giác [nhìn màu].
Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K
Phân tích: Có sự tăng hiệu quả kháng vitamin K, có thể do tác dụng của aminosid [còn nằm trong khoang ruột] trên tạp khuẩn ruột sản sinh vitamin K, hay do làm giảm sự hấp thu vitamin K.
Xử lý: Nếu kết hợp thuốc, phải tăng cường theo dõi liệu pháp kháng vitamin K thông qua tỷ lệ chuẩn quốc tế [INR] hay thời gian prothrombin. Hiệu chỉnh liều lúc bắt đầu và lúc kết thúc điều trị với aminosid, nếu thấy cần.

Page 15

Kháng sinh chống nấm

Chú ý: Người kê đơn và người phát thuốc cần đánh giá đúng những nguy cơ tương tác theo đường dùng thuốc; Amphotericin B bị hấp thu rất ít khi dùng tại chỗ hay đường uống. CÁC THUỐC TRONG NHÓM AMPHOTERICIN B viên nén 50 mg; 250 mg; nang 250 mg; hỗn dịch 100 mg; viên đặt âm đạo 50 mg; lotio 3% Amphocyclin viên nén 50 mg Fungizon nang 250 mg; hỗn dịch 100 mg Fungizon viên đặt âm đạo 50 mg

Fungizon lotio 3%


CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3

Suy thận: Amphotericin B độc với thận, gây nguy cơ gây trụ niệu không kèm protein niệu. Có nitrogen máu cao, nhiễm acid chuyển hoá do hiện tượng co mạch ở các tiểu huyết quản thận, và gây tổn thương ống lượn xa của thận, nên ảnh hưởng tới sự tái hấp thu nước [H20] bởi ADH tại đây, có thể làm tăng lượng nước tiểu.


TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Bepridil; halofantrin; vincamin
Phân tích: Phối hợp các thuốc này với amphotericin B dạng tiêm có nguy cơ gây xoắn đỉnh. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm, và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Phối hợp cần tránh. Dùng những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu phối hợp này là cần, phải theo dõi liên tục khoảng QT và thường xuyên kiểm tra nồng độ kali trong máu.
Kháng histamin H1 không an thần
Phân tích: Tương tác chỉ được ghi nhận với một kháng histamin không an thần là astemizol [Hismanal]. Amphotericin B dùng đường tiêm gây tác dụng hạ kali máu. Hiện tượng hạ kali máu [và cả những trường hợp tiêu chảy dai dẳng gây mất điện giải] là yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện các xoắn đỉnh. Nguy cơ này lại tăng lên khi thuốc gây hạ kali máu lại kết hợp với các thuốc khác có thể tạo xoắn đỉnh.
Xử lý: Kết hợp thuốc là cần tránh và nên thay đổi chiến lược điều trị và chọn những thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu sự phối hợp thuốc này là cần, theo dõi nồng độ kali trong máu và nếu cần thì bổ sung kali.
Pentamidin
Phân tích: Có hai nguy cơ: 1/ Nguy cơ xoắn đỉnh khi phối hợp với amphotericin B dạng tiêm. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng riêng biệt của nhịp thất, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, có cảm giác ngất, nhưng không mất tri giác]. 2/ Kết hợp amphotericin B dạng tiêm với các thuốc độc với tuỷ khác đòi hỏi phải rất thận trọng. Có nguy cơ thiếu máu hay những rối loạn khác về máu.
Xử lý: Phối hợp thuốc cần tránh. Dùng các thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải theo dõi liên tục khoảng QT và phải kiểm tra thường xuyên nồng độ kali máu.
Sparfloxacin
Phân tích: Tương tác này chỉ thể hiện ở một fluoroquinolon là sparfloxacin [Zagam]. Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh tăng khi kết hợp với amphotericin B dạng tiêm. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm, khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố tạo thuận lợi cho sự xuất hiện xoắn đỉnh, đôi khi tiến triển thành rung thất.
Xử lý: Tương tác cần tránh. Dùng các thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải theo dõi liên tục khoảng QT và phải kiểm tra thường xuyên nồng độ kali trong máu.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Amiodaron; disopyramid; quinidin hoặc dẫn chất; sotalol
Phân tích: Nguy cơ gây xoắn đỉnh khi kết hợp các thuốc này với amphotericin B dạng tiêm. Hiện tượng hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết được trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện xoắn đỉnh.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc trên với amphotericin B, cần phải dự phòng hạ kali máu nhờ tăng cường theo dõi và kiểm tra điện tâm đồ. Khi xuất hiện xoắn đỉnh, không điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp.
Azathioprin; carmustin hoặc dẫn chất; clozapin; cyclophosphamid hoặc thuốc tương tự; doxorubicin hoặc dẫn chất; fluoro - 5 - uracil; ganciclovir; interferon alpha tái tổ hợp; levamisol; melphalan; mercaptopurin; methotrexat; penicilamin hoặc thuốc tương tự; phenicol; procarbazin; pyrazol; quinin hoặc thuốc tương tự; thiotepa; thuốc chống ung thư; vincristin hoặc thuốc tương tự; vàng; zidovudin.
Phân tích: Việc kết hợp amphotericin B dạng tiêm với một số thuốc độc với tuỷ khác phải rất thận trọng. Có nguy cơ thiếu máu và các rối khác về máu.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, phải theo dõi chặt chẽ huyết đồ. Nếu cần phải giảm liều dùng.
Cisplatin hoặc dẫn chất
Phân tích: Sự kết hợp với amphotericin B dạng tiêm với một số thuốc độc với tuỷ khác phải rất thận trọng. Có nguy cơ thiếu máu hoặc những rối loạn khác về máu. Ngoài ra đây còn là sự phối hợp giữa hai thuốc độc với thận.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, phải theo dõi chặt chẽ huyết đồ, ion đồ và độ thanh lọc creatinin. Nếu cần, phải giảm liều dùng.
Foscarnet
Phân tích: Có nguy cơ tăng thêm tác dụng độc với thận.
Kê đơn: Nếu không ngừng dùng một trong hai thuốc, phải theo dõi cẩn thận ion đồ và độ thanh lọc creatinin.
Corticoid-khoáng; furosemid hoặc thuốc tương tự; glucocorticoid; tetracosactid; thuốc lợi tiểu thải kali; thuốc nhuận tràng kích ứng
Phân tích: Dùng kết hợp với amphotericin B sẽ làm tăng tác dụng hạ kali  máu của các thuốc nói trên. Amphotericin B rất ít hấp thu theo đường uống, hay dùng tại chỗ trong điều kiện bình thường.
Xử lý: Theo dõi kali máu và phải đánh giá nguy cơ tương tác thuốc theo đường dùng amphotericin B.
Glycosid trợ tim
Phân tích: Amphotericin B dùng đường tiêm làm hạ kali máu, gây nhược cơ, có khả năng làm tăng cường tác dụng của các thuốc cura không khử cực [là những chất phong bế mối nối thần kinh - cơ] và tăng cường độc tính thuốc digitalis. Các glycosid trợ tim ức chế Na+/K+ ATPase có chức năng chuyển vận các ion Na+ và K+ qua màng tế bào cơ tim. Cơ chế chính xác chưa được làm rõ hoàn toàn. Không có những công bố trong y văn chứng tỏ giả thuyết dược lý này là đúng. Sự hạ kali máu mạnh [dưới hoặc bằng 3mEq/lít] có thể gây ngoại tâm thu thất hay nhĩ, nhịp thất hay nhĩ nhanh, cũng như những rối loạn trong sự dẫn truyền nhĩ thất. Người bệnh dùng thuốc digitalis, thì đã có những rối loạn tương tự khi hiện tượng hạ kali máu chưa ở mức độ nặng như trên.
Xử lý: Trước khi kết hợp thuốc, cần tiến hành định lượng kali trong huyết thanh, chữa hiện tượng hạ kali máu nếu cần, và theo dõi đều đặn nồng độ kali trong máu. Tương tác này dựa trên những lý luận dược lý học. Nếu thực hiện kết hợp thuốc, cần chú ý quan sát trên lâm sàng và tìm những bằng chứng nói lên giả thuyết trên là đúng. Chú ý về mặt lâm sàng, sự hạ kali máu đầu tiên thể hiện ở hiện tượng nhược cơ, co cứng cơ, sau đó đến những triệu chứng nặng hơn như loạn nhịp tim, liệt hô hấp. Phải cảnh giác với những trường hợp hạ kali máu do mồ hôi quá nhiều hay tiêu chảy dai dẳng.

Interleukin 2 tái tổ hợp


Phân tích: Interleukin chỉ được dùng tại những cơ sở chuyên khoa. Có nguy cơ hiệp đồng những tác dụng độc với thận của hai thuốc.
Xử lý: Việc điều trị với interleukin chỉ được thực hiện ở cơ sở chuyên khoa do mức độ nghiêm trọng của việc chỉ định dùng thuốc. Khi đó các tương tác thuốc cần phải xem xét theo trạng thái chung của người bệnh. Nếu không thể ngừng một trong hai thuốc, thì phải theo dõi chặt chẽ ion đồ và độ thanh lọc creatinin.
Thuốc cura
Phân tích: Có nguy cơ tăng cường phong bế thần kinh - cơ do giảm nồng độ kali trong máu, nhất là với các thuốc cura không khử cực. Chỉ riêng amphotericin B dạng tiêm có thể là nguyên nhân hạ kali máu.
Xử lý: Có thể cần phải định lượng kali trước khi dùng thuốc cura không khử cực.
Thuốc chống nấm dẫn xuất từ imidazol
Phân tích: Có thể có đối kháng trong tác dụng chống nấm, đã được nói tới với các thuốc ketoconazol và miconazol; cơ chế chưa rõ.
Xử lý: Trong tình hình hiểu biết hiện nay, nên tránh phối hợp này.
Zalcitabin
Phân tích: Tăng nồng độ zalcitabin trong huyết tương khi kết hợp thuốc và có nguy cơ nhiễm độc.
Xử lý: Theo dõi các tác dụng có hại của zalcitabin. Giảm liều nếu cần.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Aminosid dùng đường uống hay tại chỗ
Phân tích: Nguy cơ tăng độc tính với thận khi phối hợp hai thuốc đều có độc tính với thận. Có hiệp đồng các tác dụng không mong muốn.
Xử lý: Những phối hợp thuốc này hay gặp, nhất là tại bệnh viện. Mặc dầu nếu chỉ dùng một lần một ngày sẽ làm giảm độc tính với tai và thận, nhưng khi cần phối hợp thuốc, phải hiệu chỉnh liều theo độ thanh lọc creatinin [công thức Cockroft và Gault]. Theo dõi kỹ khi dùng ở người bệnh cao tuổi.
Cyclosporin
Phân tích: Tăng creatin niệu. Tác dụng hiệp đồng gây độc với thận.
Xử lý: Nếu cần kết hợp hai thuốc, phải quan tâm đến tương tác này. Tăng cường theo dõi độ thanh lọc creatinin và ion đồ.

Page 16

Thuốc gây tỉnh táo có tính cường giao cảm gián tiếp. Các thuốc gây chán ăn có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương ít hơn. Sự dung nạp thuốc tốt có thể kéo theo tăng liều, làm tăng các tác dụng không mong muốn và nguy cơ phụ thuộc thuốc

CÁC THUỐC TRONG NHÓM Anorex nang mềm Dinintel nang mềm Fenproporex viên nén 20mg Incital viên nén 40mg Isomeride nang mềm 15mg Moderatan nang mềm Ortenal viên nén Prefamone chronules nang mềm 75mg Tenuate dospan viên nén 75mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3
Tăng nhãn áp: Như các thuốc cường giao cảm khác, amphetamin gây giãn đồng tử, có thể gây ra một cơn tăng nhãn áp cấp tính ở những người có góc mống mắt - giác mạc hẹp.
Tăng huyết áp: Thông qua kích thích các thụ thể alpha và giải phóng nor-adrenalin, nên các amphetamin gây tăng huyết áp.
Tăng năng tuyến giáp: Do tác dụng tăng nhịp tim của amphetamin.
Suy tim: Amphetamin gây hồi hộp và rối loạn nhịp tim do tác dụng kích thích alpha và beta.
Thận trọng: mức độ 2
Trầm cảm: Các amphetamin có thể gây rối loạn tâm thần [lo âu, lú lẫn, ảo giác, ý muốn tự vẫn...], làm cho trạng thái trầm cảm có từ trước nặng thêm.
Động kinh: Các amphetamin là những chất kích thích hệ thần kinh trung ương, nên có thể gây kích động, mất ngủ, co giật. Tuy nhiên trong một số biệt dược chống động kinh, lại có amphetamin nhằm làm giảm tác dụng gây buồn ngủ của thuốc chống co giật [như barbituric].
Thời kỳ mang thai: Amphetamin gây dị tật ở tim, hẹp các ống mật và gan.
Cần theo dõi: mức độ 1
Thức ăn - rượu: Amphetamin tăng cường sự sản sinh các catecholamin. Có thể có các sự cố do tăng huyết áp khi dùng chế độ ăn uống giàu tyramin và histamin. Các đồ uống kích thích [như chè, cà phê] và rượu cũng cần tránh.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Thuốc ức chế MAO typ B
Phân tích: Nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng. Sự ức chế monoamin oxydase typ B làm kéo dài tác dụng của amphetamin.
 Xử lý: Chọn một chiến lược điều trị khác, do nguy cơ có thể xảy ra.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Chất ức chế enzym chuyển đổi; diazoxyd; guanethidin hoặc thuốc tương tự; methyldopa; Thuốc chống tăng huyết áp giãn mạch; thuốc lợi tiểu giữ kali; thuốc lợi tiểu thải kali
Phân tích: Amphetamin là thuốc cường giao cảm, nên có tác dụng làm tăng huyết áp. Việc kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp dẫn đến sự đối kháng tác dụng và gây khó khăn để đạt được cân bằng về huyết áp.
Xử lý: Người bệnh tăng huyết áp không nên dùng amphetamin.
Levodopa
Phân tích: Làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
Xử lý: Giảm liều amphetamin.
Thuốc acid hoá nước tiểu
Phân tích: Làm giảm sự tái hấp thu amphetamin ở ống thận. Các thuốc acid hoá nước tiểu làm tăng sự bài tiết các amphetamin [pH gần bằng 5]. Amphetamin là một base, được bài tiết qua thận, nó ít tồn tại dưới dạng không ion hoá ở môi trường acid.
Xử lý: Trong trường hợp dùng amphetamin quá liều, việc acid hoá nước tiểu là có ích nhằm tạo điều kiện đào thải thuốc này. Trong trường hợp này, tương tác là có lợi. Ngược lại, khi dùng liệu pháp với amphetamin, có thể thất bại trong điều trị do đào thải thuốc quá nhanh [acid hoá nước tiểu] hoặc gây ra những bệnh tâm thần do ứ thuốc, khó đào thải [kiềm hoá nước tiểu].
Thuốc gây mê
Phân tích: Tương tác phụ thuộc vào tác dụng cường giao cảm của amphetamin.
Xử lý: Việc chuyên khoa hoá cao trong gây mê, đồng thời với việc các thuốc gây mê chỉ được dùng ở khoa phẫu thuật, nên ở đây chỉ nêu ra các họ thuốc có thể gây nguy cơ theo loại thuốc gây mê đã dùng.
Thuốc gây mê bay hơi chứa halogen
Phân tích: Halothan, enfluran, isofluran, methoxyfluran làm cơ tim nhạy cảm với các thuốc cường giao cảm, nên làm tăng nguy cơ xuất hiện loạn nhịp thất nghiêm trọng.
Xử lý: Thầy thuốc gây mê hoặc nhà chuyên khoa phải yêu cầu bệnh nhân ngừng dùng amphetamin, ít nhất là hai ngày trước khi phẫu thuật hoặc là phải chú ý điều chỉnh liều cho thích hợp.
Thuốc kiềm hoá nước tiểu
Phân tích: Khi dùng các thuốc kiềm hoá nước tiểu với liều đủ để có tác dụng, sẽ làm tăng sự tái hấp thu amphetamin ở ống thận. Các thuốc acid hoá nước tiểu làm tăng đào thải amphetamin [pH gần bằng 5]. Amphetamin là một base, được bài tiết qua thận. Nó ít tồn tại dưới dạng không ion hoá ở môi trường acid. Ngược lại, các thuốc kiềm hoá nước tiểu [pH gần bằng 8] làm giảm rất nhiều sự bài tiết amphetamin qua nước tiểu. Do sự tích luỹ amphetamin ở người bệnh có nước tiểu kiềm tính, sẽ xảy ra các bệnh về tâm thần, và tình hình này đã nhiều lần được đề cập trong y văn [tương tác đã được khẳng định].
Xử lý: Việc acid hoá nước tiểu là có ích khi dùng amphetamin quá liều nhằm tạo điều kiện đào thải chất này. Như vậy tương tác trong trường hợp này là có ích. Ngược lại, khi điều trị bằng amphetamin, có thể thất bại do đào thải thuốc quá nhanh [acid hoá nước tiểu] hoặc sẽ gây ra bệnh lý về tâm thần do ứ thuốc [kiềm hoá nước tiểu].
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Amantadin hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Tuy chưa có báo cáo nào về tương tác này, nhà sản xuất vẫn khuyên nên thận trọng trong phối hợp amantadin với các thuốc kích thích tâm thần, nhằm tránh các tác dụng hưng thần, như dễ kích động, mất ngủ, loạn nhịp tim.

Amineptin; barbituric; benzamid; benzodiazepin; buspiron; butyrophenon; carbamat  hoặc thuốc tương tự; carbamazepin; chất chủ vận của morphin;  clonidin hoặc thuốc tương tự; chất ức chế thần kinh trung ương; dantrolen; dextropropoxyphen; fluoxetin; fluvoxamin; gluthetimid hoặc thuốc tương tự; kháng histamin H1 có tác dụng an thần; interferon alpha tái tổ hợp; manserin; medifoxamin; natri valproat hoặc dẫn chất; oxaflozan; phenothiazin; primidon hoặc dẫn chất; procarbazin; thuốc an thần kinh; thuốc chống động kinh không barbituric; thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự; thuốc ức chế MAO không chọn lọc; viloxazin
Phân tích: Tác dụng đối kháng. Có khả năng làm tăng tính hung hãn ở người nghiện amphetamin.
Xử lý: Tính đến tương tác dược lực này khi xác định mục đích điều trị chính.
Lithium
Phân tích: Tương tác dược lực: Lithium đối kháng với các tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương của amphetamin.
Xử lý: Chú ý đến tác dụng này để xác định [hoặc xác định lại] chiến lược điều trị theo mục đích điều trị chính.
Sotalol
Phân tích: Tương tác dược lực, làm tăng tác dụng alpha - adrenergic và các hậu quả của nó, như tăng huyết áp, nhịp tim chậm, và khả năng có blốc tim.
Xử lý: Hiệu chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ huyết áp.
Thuốc chẹn beta
Phân tích: Tương tác dược lực, làm tăng tác dụng alpha adrenergic và các hậu quả của nó, như tăng huyết áp, nhịp tim chậm, có thể blốc tim. Nguy cơ này nhẹ hơn đối với labetolol [Trandate*] là chất chẹn beta độc nhất có đồng thời tác dụng chẹn alpha.
Xử lý: Hiệu chỉnh liều lượng và theo dõi huyết áp cẩn thận.
Thuốc cường giao cảm alpha, beta
Phân tích: Làm tăng cường tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương [dễ kích động, mất ngủ, nguy cơ co giật và lọan nhịp tim]
Xử lý: Chú ý đến nguy cơ này, thông báo cho người bệnh hiệu chỉnh liều, theo dõi cẩn thận trên lâm sàng.
Thuốc cường giao cảm beta
Phân tích: Tương tác dược lực. Amphetamin là những amin cường giao cảm nên làm tăng tác dụng hưng thần, như dễ kích động, mất ngủ và đôi khi có co giật và loạn nhịp tim.
Xử lý: Theo dõi lâm sàng: các tác dụng nói trên mạnh hay yếu là tuỳ vào từng chất cường giao cảm beta đã dùng [các thuốc chữa hen]. Thay đổi chiến lược điều trị nếu cần, hoặc hiệu chỉnh liều lượng.

Page 17

Dẫn xuất từ antimon có hoạt tính trên các bệnh leishmania. Hợp chất antimon hoá trị ba [anthiolimin] không còn được dùng vì hợp chất antimon hoá trị năm được dung nạp tốt hơn [Meglumin antimoniat, natri stibogluconat]

CÁC THUỐC TRONG NHÓM MEGLUMIN ANTIMONIAT ống tiêm 1,5 g Glucantime ống tiêm 1,5 g

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ mang thai: Nguy cơ độc với thai.
Suy tim: Khi suy tim nặng, vì các tác dụng phụ của các thuốc này.
Suy gan / suy thận: Vì độc tính của antimon.
Trường hợp khác: Lao phổi.

Page 18

Dẫn xuất từ morphin có cấu trúc giống dopamin
và hoạt động như một chất chủ vận của thụ thể dopamin


CÁC THUỐC TRONG NHÓM APOMORPHIN HYDROCLORID thuốc tiêm 0,5%; 1% Apokinon thuốc tiêm 0,5% Apokinon thuốc tiêm 1% Apomorphin Aguettan thuốc tiêm 0,5% Apomorphin Aguettan thuốc tiêm 1% Apomorphin Meram thuốc tiêm 0,5%

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Chống chỉ định: mức độ 4
Suy tim; suy gan: Do chuyển hoá của thuốc này.
Trường hợp khác: Lú lẫn tâm thần và trạng thái tâm thần.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Memantin
Phân tích: Tác dụng của apomorphin có thể tăng do memantin.
Xử lý: Cần giám sát lâm sàng
Nitrat
Phân tích: Tăng tác dụng giảm huyết áp với thuốc ngậm dưới lưỡi.
Xử lý: Cần giám sát lâm sàng.
Thuốc chống loạn thần
Phân tích: Tác dụng đối kháng
Xử lý: Nên tránh phối hợp
Thuốc dopominergic khác [entacapon]
Phân tích: Tác dụng của apomorphin có thể tăng do Entacapon.
Xử lý: Cần giám sát lâm sàng.

Page 19

Enzym phân tử lượng lớn, thu được từ nuôi cấy Escherichia coli và được dùng làm thuốc chống ung thư [nhất là trong bệnh bạch huyết cấp tính].

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ASPARAGINASE ống tiêm 10 MIU Kidrolase ống tiêm 10 MIU

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Thuốc được chỉ định do thầy thuốc chuyên khoa Chống chỉ định: mức độ 4

Thời kỳ cho con bú: Như đối với tất cả các thuốc chống gián phân.


Thời kỳ mang thai: Nguy cơ độc cho thai, dị dạng quan trọng và dị thường bộ xương. Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3 Suy gan; viêm tuỵ. Thận trọng: mức độ 2

Đái tháo đường: Nguy cơ tăng glucose máu.


Gút/ sỏi thận: Nguy cơ tăng acid uric trong máu.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Vaccin sống giảm độc lực
Phân tích: Nguy cơ phát triển nhiễm khuẩn tương ứng với vaccin vì hoạt tính giảm miễn dịch của asparaginase.
Xử lý: Khoảng cách giữa hai thuốc từ 3 tháng tới một năm tuỳ theo mức độ giảm miễn dịch.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Alopurinol hoặc dẫn chất; probenecid
Phân tích: Asparaginase làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Xử lý: Phối hợp cần thực hiện ở bệnh viện. Điều chỉnh liệu pháp chống gút. Để tránh sỏi uric, nên dùng alopurinol hơn là các thuốc gây acid uric niệu.
Colchicin hoặc dẫn chất
Phân tích: Dùng đồng thời một thuốc kìm tế bào và một thuốc chống gút làm tăng nồng độ acid uric. Hơn nữa còn tăng nguy cơ giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu do hiệp đồng các tác dụng không mong muốn của các thuốc.
Xử lý: Tránh phối hợp hai thuốc cùng một lúc, nếu không, liệu pháp chống gút sẽ thất bại. Nên dùng alopurinol [ức chế tổng hợp acid uric] hơn dùng các thuốc gây acid uric niệu để tránh các bệnh thận.
Corticosteroid: Glucocorticoid; corticoid-khoáng; tetracosactid
Phân tích: Tăng tác dụng làm tăng glucose máu.
Xử lý: Phối hợp do thầy thuốc chuyên khoa thực hiện ở bệnh viện. Độc tính ít hơn khi dùng asparaginase sau khi dùng corticoid, so với dùng trước hoặc đồng thời.

Didanosin


Phân tích: Hiệp đồng các tác dụng không mong muốn: Tăng nguy cơ viêm tuỵ.
Xử lý: Giám sát lâm sàng, và nếu cần trong trường hợp đau bụng, xét nghiệm chức năng tuỵ [nồng độ amylase trong máu và trong nước tiểu].
Insulin; sulfamid hạ glucose máu
Phân tích: Asparaginase có thể làm rối loạn cân bằng glucose máu vì tính chất tăng glucose máu.
Xử lý: Giám sát glucose máu ở người tiểu đường trong và sau khi điều trị bằng asparaginase.
Phenytoin
Phân tích: Nồng độ phenytoin có thể giảm nhiều trong huyết thanh sau khi dùng liều cao asparaginase [trong một điều trị phối hợp].
Xử lý: Thông tin còn ít, chưa đầy đủ. Cần giám sát chặt nồng độ phenytoin trong huyết thanh, khi phối hợp với các thuốc chống ung thư, trong đó có asparaginase.
Thuốc chống nấm dẫn xuất imidazol: Fluconazol; Itraconazol
Phân tích: Phối hợp asparaginase nguy cơ thấp làm tăng hoặc giảm nồng độ itraconazol trong huyết thanh. Phối hợp asparaginase dược động học của fluconazol không bị ảnh hưởng.
Xử lý: Nên dùng fluconazol.
Vincristin hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Tăng độc tính của vincristin đối với hệ thần kinh và rối loạn tạo hồng cầu.
Xử lý: Phối hợp phải do thầy thuốc chuyên khoa thực hiện ở bệnh viện. Độc tính ít hơn khi dùng asparaginase sau khi dùng vincristin so với dùng trước hoặc đồng thời.

Page 20

Thuốc ức chế miễn dịch, tác động đến chuyển hoá purin.
Thuốc phân giải thành 6-mercaptopurin

CÁC THUỐC TRONG NHÓM AZATHIOPRIN viên nén 50 mg Azanin viên nén 50 mg Imurel viên nén 50 mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định, tuỳ theo tình trạng người bệnh.

TƯƠNG TÁC THUỐC


Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Alopurinol
Phân tích: Tác dụng của azathioprin và mercaptopurin tăng lên rõ rệt khi phối hợp với alopurinol. Tương tác này có thể không xảy ra khi các thuốc này [chống ung thư] được tiêm tĩnh mạch. Điều này cần được xác nhận thêm. Alopurinol ức chế chuyển hoá oxy hoá azathioprin và mercaptopurin bằng cách ức chế xanthin oxydase, là enzym cần cho sự phân giải purin thành acid uric, gây nguy cơ tích luỹ azathioprin và mercaptopurin. Tương tác xảy ra chậm.
Xử lý: Tương tác quan trọng về lâm sàng và có khả năng gây tử vong. Liều lượng azathioprin và mercaptopurin phải giảm tới khoảng 1/3 hoặc 1/4 khi dùng thuốc đường uống để giảm gây ngộ độc. Phải giám sát chặt người bệnh.
Co-trimoxazol hoặc trimethoprim
Phân tích: Tăng nguy cơ ức chế tuỷ xương của cả hai thuốc [đặc biệt ở người ghép thận khi dùng co-trimoxazol lâu dài].
Xử lý: Nên tránh phối hợp, nhất là ở người ghép thận, có nguy cơ gây tử vong. Có một gợi ý nhưng chưa được kiểm nghiệm là có thể dùng acid folinic để điều trị có hiệu quả ức chế tuỷ xương mà không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của co-trimoxazol.
Tacrin
Phân tích: Nguy cơ tăng độc với gan.
Xử lý: Nếu cần, tăng cường giám sát gan. Tránh các phối hợp gây nguy cơ ở người cao tuổi.
Vaccin sống giảm độc lực
Phân tích: Nguy cơ phát triển nhiễm khuẩn tương ứng với vaccin, vì tác động ức chế miễn dịch của thuốc phối hợp.
Xử lý: Khoảng cách giữa hai thuốc khoảng từ 3 tháng đến một năm, tuỳ thuộc mức độ ức chế miễn dịch.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Amphotericin B
Phân tích: Phối hợp amphotericin B tiêm với các thuốc khác có độc tính với tuỷ xương phải rất thận trọng: nguy cơ thiếu máu hoặc các rối loạn huyết học khác.
Xử lý: Nếu cần phối hợp, phải giám sát kỹ huyết đồ và nếu cần, phải giảm liều.
Các glycosid trợ tim
Phân tích: Giảm hấp thu các thuốc digitalis khoảng 50% do tổn thương niêm mạc ruột có thể phục hồi được, do thuốc kìm tế bào gây nên.
Xử lý: Giám sát kỹ nồng độ huyết thanh thuốc digitalis trong suốt liệu trình.
Clozapin
Phân tích: Nguy cơ tăng ức chế tuỷ xương, do tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến giảm bạch cầu hạt. Có thể bị giảm bạch cầu hạt nghiêm trọng, thậm chí tử vong khi chỉ dùng đơn độc clozapin [độc tính miễn dịch].
Xử lý: Nếu cần phối hợp, dùng liều thấp cho mỗi thuốc. Phải giám sát kỹ huyết đồ. Phải báo cho người bệnh hễ bị sốt nhẹ, viêm họng và loét miệng, phải ngừng điều trị bằng clozapin.
Ciclosporin
Phân tích: Phối hợp hai thuốc ức chế miễn dịch mạnh, nên có nguy cơ phát triển u limpho giả.
Xử lý: Khi phối hợp cần cân nhắc lợi/hại tuỳ thuộc mục tiêu điều trị. Chỉ có thể tiến hành tại cơ sở chuyên khoa, để theo dõi chặt chẽ người bệnh.
Colchicin hoặc dẫn xuất
Phân tích: Tăng nồng độ acid uric huyết thanh. Tăng nguy cơ giảm bạch cầu và tiểu cầu do hiệp đồng tác dụng không mong muốn của các thuốc này.
Xử lý: Nên tránh phối hợp hai thuốc cùng một lúc, nếu không, liệu pháp chống gút có thể thất bại.
Didanosin
Phân tích: Hiệp đồng các tác dụng không mong muốn: tăng nguy cơ viêm tuỵ do thuốc.
Xử lý: Giám sát lâm sàng và, nếu cần khi đau bụng, làm xét nghiệm chức năng tuỵ [nồng độ amylase trong máu và trong nước tiểu].
Ganciclovir; interferon tái tổ hợp; penicilamin
Phân tích: Nguy cơ ức chế tuỷ xương do tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt.
Xử lý: Nếu có thể, tránh phối hợp. Nếu cần phối hợp, dùng liều thấp cho mỗi thuốc và giám sát kỹ huyết đồ.
Interleukin 2 tái tổ hợp
Phân tích: Hai thuốc có tiềm năng độc với gan và ức chế tuỷ xương.
Xử lý: Chỉ có thể tiến hành tại cơ sở chuyên khoa. Dùng interleukin cần phải được giám sát liên tục. Khi phối hợp, phải giám sát chặt chẽ huyết đồ và chức năng gan [ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin], hoặc nếu có thể, hoãn một trong hai thuốc.
Mesalazin; sulfasalazin
Phân tích: Tăng độc tính ức chế tuỷ xương của azathioprin.
Xử lý: Nếu phối hợp, phải giám sát chặt chẽ huyết học và lúc đầu, nên thận trọng giảm liều azathioprin. Mesalazin là một chất chuyển hoá của sulfasalazin.

Niridazol


Phân tích: Hai thuốc độc với gan. Niridazol còn độc với thần kinh. Nguy cơ xuất hiện co giật, rối loạn tâm thần và độc với gan khi phối hợp.
Xử lý: Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, cần giám sát chặt chẽ chức năng gan [ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin] hoặc nếu có thể, hoãn một trong hai thuốc. Người bệnh không được thường xuyên dùng rượu, và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu là buồn nôn, sốt, vàng da... Nếu thấy đồng thời ban da, ngứa và hạch to, có thể nghĩ tới do thuốc. Cần dựa vào kết quả thử nghiệm sinh học để phân biệt nguy cơ viêm gan tiêu tế bào không phục hồi được với viêm gan ứ mật phục hồi được sau khi ngừng điều trị.
Phenicol
Phân tích: Nguy cơ tăng ức chế tuỷ xương, do hiệp đồng các tác dụng, có thể dẫn đến giảm bạch cầu hạt nghiêm trọng, thậm chí tử vong, khi chỉ dùng đơn độc một phenicol [độc tính miễn dịch].
Xử lý: Nếu cần phối hợp, dùng liều thấp cho mỗi thuốc. Không tiên đoán được giảm bạch cầu hạt do dùng phenicol, cho nên phải giám sát kỹ huyết đồ cũng như mỗi khi dùng một thuốc kìm tế bào. Nếu người bệnh bị sốt nhẹ, viêm họng và loét miệng, phải ngừng phenicol.
Thuốc chống đông warfarin
Phân tích: Tác dụng chống đông máu của warfarin có thể bị giảm. Tương tác xảy ra chậm.
Xử lý: Khi phối hợp, cần giám sát chặt chẽ tác dụng của warfarin trong và sau khi phối hợp để chắc chắn đã kiểm soát được tốt thời gian prothrombin. Có thể phải điều chỉnh liều của thuốc chống đông.
Thuốc chống nấm dẫn xuất của imidazol; vàng
Phân tích: Phối hợp nhiều thuốc có tiềm năng độc với gan [hiệp đồng các tác dụng không mong muốn].
Xử lý: Cần giám sát chặt chẽ chức năng gan [ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin] hoặc nếu có thể, hoãn một trong hai thuốc. Người bệnh không được thường xuyên uống rượu, và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không đặc hiệu là buồn nôn, sốt, vàng da.. Nếu thấy đồng thời ban da, ngứa và hạch to thì có thể nghĩ nhiều đến nguyên nhân do thuốc. Cần phân biệt rõ, căn cứ kết quả thử nghiệm sinh học, nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào không phục hồi được với viêm gan ứ mật có thể phục hồi khi ngừng thuốc.
Thuốc chống ung thư: Actinomycin D; carmustin; cisplatin; cyclophosphamid; doxorubicin; fluoro-5-uracil; melphalan; mercaptopurin; methotrexat; pentostatin; procarbazin; thiotepa; vincristin; thuốc chống ung thư khác ngoài các thuốc trên
Phân tích: Nguy cơ ức chế tuỷ xương do tác dụng hiệp đồng, có thể dẫn đến mất bạch cầu hạt.
Xử lý: Nếu có thể, tránh phối hợp. Nếu cần phối hợp, dùng các liều thấp cho mỗi thuốc và giám sát kỹ huyết đồ.
Thuốc giãn cơ không khử cực: Atracurium, gallamin triethiodid, metocurin iodid, pancuronium, tubocurarin, vecuronium
Phân tích: Tác dụng của thuốc giãn cơ không khử cực có thể bị giảm hoặc đảo ngược. Tương tác xảy ra nhanh. Có thể do ức chế phosphodiesterase ở tận cùng dây thần kinh vận động, nên có tác dụng kháng cura.
Xử lý: Giám sát chặt chẽ chức năng hô hấp đặc biệt quan trọng. Có thể phải điều chỉnh liều khi phối hợp.
Zidovudin
Phân tích: Nguy cơ thiếu máu hoặc các rối loạn huyết học khác.
Xử lý: Nếu cần phối hợp, giám sát kỹ huyết đồ và nếu cần thì giảm liều.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin và thuốc đối kháng angiotensin II
Phân tích: Tăng nguy cơ gây thiếu máu [ở người ghép thận], khi dùng phối hợp với captopril hoặc enalapril. Tăng nguy cơ gây giảm bạch cầu với captopril. Thiếu máu có thể do thuốc ức chế enzym chuyển đã ức chế erythropoetin. Cơ chế giảm bạch cầu chưa rõ. Do tác dụng hiệp đồng ức chế tuỷ xương.

Xử lý: Khi phối hợp, cần theo dõi huyết đồ.

Page 21

Thuốc chống tiểu đường. Cơ chế tác dụng chủ yếu do glucose được sử dụng
tốt hơn ở tế bào. Thuốc không tác dụng trên sự tiết insulin

CÁC THUỐC TRONG NHÓM BUFORMIN viên nén 50 mg Silubin viên nén 50 mg METFORMIN viên nén 250mg; 270mg; 500mg; 850mg; viên nén bao phim 500mg; 850mg Diafase viên nén 500mg Glucofine viên nén bao 500 mg; 850mg Metformin viên nén 250 mg Metformin viên nén bao phim 500 mg Meglucon viên nén bao phim 850 mg Metforal viên nén 270 mg; 850 mg Siofor viên nén 500mg và 850mg Glucophage viên nén 500 mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3

Thời kỳ mang thai: Sinh quái thai ở súc vật; không được dùng biguanid cho người mang thai.


Suy tim: Suy tim tạo thuận lợi cho tăng acid lactic máu, dẫn đến giảm oxy mô.
Suy thận: Nguy cơ tích luỹ, có thể dẫn đến nhiễm acid lactic, là biến chứng chủ yếu và nặng nhất của biguanid. Các biểu hiện tiền triệu [co cứng cơ, đau đớn ở các chi, đau ngực, liệt cơ nhẹ] đến trước nhiễm acid [hôn mê, truỵ tim, sốt cao] nhiều ngày, thường là tử vong.
Suy hô hấp, hen: Suy hô hấp tạo thuận lợi tăng acid lactic máu, dẫn đến giảm oxy mô.
Thận trọng: mức độ 2
Suy gan: Nguy cơ tích luỹ có thể dẫn đến nhiễm acid lactic, là một biến chứng chủ yếu và nặng nhất của biguanid. Các biểu hiện tiền triệu [co cứng cơ đau đớn ở các chi, đau ngực, liệt cơ nhẹ] đến trước nhiễm acid [hôn mê, truỵ tim, sốt cao] nhiều ngày, thường là tử vong.
Cần theo dõi: mức độ 1
Ăn uống-rượu: Ngoài tác dụng gây tăng glucose máu, rượu tạo thuận lợi cho nguy cơ nhiễm acid lactic do biguanid.

TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Danazol
Phân tích: Tăng glucose máu và tăng kháng insulin.
Xử lý: Khi phối hợp thuốc, phải theo dõi chặt chẽ glucose máu, khuyên người bệnh tăng cường tự giám sát và, tuỳ theo trường hợp, điều chỉnh liều lượng cho thích hợp lúc bắt đầu, khi đang và khi ngừng điều trị danazol.
Diazoxyd
Phân tích: Diazoxyd là thuốc chống tăng huyết áp khẩn cấp, dùng tiêm tĩnh mạch [giãn động mạch nhỏ và giảm sức cản ngoại vi]. Thuốc gây tăng glucose máu và được dùng để điều trị một số trường hợp hạ glucose máu. Đối kháng dược lý với điều hoà glucose máu. Có thể phối hợp để hiệu chỉnh quá liều diazoxyd.
Xử lý: Dùng thuốc tuỳ theo mục tiêu điều trị. Có thể phối hợp để hiệu chỉnh quá liều diazoxyd. Diazoxyd được dùng chủ yếu trong bệnh viện làm thuốc chống tăng huyết áp khẩn cấp [Hyperstat] hoặc để hiệu chỉnh một số trường hợp hạ glucose máu [Proglicem].
Glucocorticoid; tetracosactid
Phân tích: Giảm tác dụng của các biguanid do corticoid có tính chất gây tăng glucose máu gián tiếp. Giảm dung nạp glucid bởi các corticoid và có nguy cơ xuất hiện nhiễm ceton.
Xử lý: Lưu ý các tác dụng của corticoid khi điều trị với thuốc chống tiểu đường. Cần lập cân bằng glucose máu lúc bắt đầu, trong và sau khi điều trị với corticoid. Thông báo cho người bệnh về nguy cơ biến động glucose máu và xác định kế hoạch dùng thuốc.
Rượu
Phân tích: Rượu tạo thuận lơị cho các thuốc chống tiểu đường gây hạ glucose máu bằng một cơ chế chưa thật sáng tỏ. Hình như sự tân tạo glucose ở gan có thể bị rượu ức chế. Ngoài ra với clorpropamid [Diabinese] và ở mức độ thấp hơn với tolbutamid [Dolipol], thấy đỏ bừng mặt. Người ta coi phản ứng này như một tác dụng chống nghiện rượu [antabuse] do tăng acetaldehyd trong máu. Hơn nữa, với metformin, có sự gia tăng nguy cơ nhiễm acid lactic khi nhiễm độc rượu, đặc biệt, trong trường hợp nhịn ăn, suy dinh dưỡng hoặc suy tế bào gan.
Xử lý: Thường khó hạn chế một số người bệnh uống rượu. Nên lưu ý họ về tăng nguy cơ hạ glucose máu và nên hạn chế uống rượu tới mức tối đa. Nhất là phải tránh uống rượu khi đói. Nếu biết người bệnh uống rượu, tránh kê đơn clorpropamid [Diabinese]. Hướng vào một sulfonylurê khác. Nếu biết người bệnh có uống rượu, cần nhớ nguy cơ đỏ bừng da với clorpropamid [Diabinese] và tolbutamid [Dolipol], glibenclamid [Daonil, Euglucan, Hemidaonil, Miniglucan], glipizid [Glibenese, Minidiab].
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Cimetidin
Phân tích: Nồng độ trong huyết thanh của metformin có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý. Tương tác xảy ra nhanh. Cơ chế: Cimetidin làm giảm độ thanh lọc của metformin ở thận do ức chế bài tiết qua ống thận.
Xử lý: Giám sát cẩn thận người bệnh. Liều metformin có thể phải giảm hoặc tăng khi bắt đầu hoặc ngừng cho cimetidin.
Glucagon
Phân tích: Tương tác dược lực. Glucagon tạo thuận lợi cho tân tạo glucose và thuỷ phân glycogen, bằng cách kích thích adenylcyclase để tạo AMP vòng. Hậu quả là tăng nồng độ glucose trong huyết tương.
Xử lý: Phối hợp glucagon với các thuốc gây giảm glucose máu là không hợp lý, trừ khi muốn có đối kháng dược lý.
Hormon tuyến giáp
Phân tích: Dùng hormon tuyến giáp có thể làm cho điều trị chống tiểu đường bị mất cân bằng do tăng nhu cầu về insulin hoặc về thuốc hạ glucose máu.
Xử lý: Khi phối hợp thuốc, cần phải điều chỉnh liều. Thông báo cho người bệnh để họ tăng cường tự theo dõi ngay khi thay đổi liều lượng hormon tuyến giáp.
Octreotid
Phân tích: U tiết glucagon được điều trị cùng với octreotid. Dùng các thuốc chống tiểu đường trong khi điều trị cùng với octreotid có thể tạo thuận lợi cho hạ hoặc tăng glucose máu.
Xử lý: Do cách sử dụng octreotid và các chỉ định, việc điều trị thường tiến hành ở cơ sở chuyên khoa, và bắt buộc phải theo dõi sinh học đều đặn và có mục tiêu.
Progestogen hoặc dẫn chất
Phân tích: Tác dụng sinh tiểu đường của các progestogen liều cao.
Xử lý: Nếu kê đơn hai thuốc này, cần theo dõi chính xác glucose máu lúc bắt đầu, khi đang điều trị và khi ngừng điều trị cùng với progestogen. Thông báo cho người bệnh biết.
Thuốc cường thần kinh giao cảm beta
Phân tích: Nói chung giảm tác dụng của các thuốc chống tiểu đường do tính chất gây tăng glucose máu của các thuốc cường thần kinh giao cảm beta [rõ rệt nhất với ephedrin].
Xử lý: Theo dõi chặt chẽ glucose máu và thông báo cho người bệnh. Đặt kế hoạch dùng thuốc đều đặn.
Thuốc đối quang chứa Iod
Phân tích: Nguy cơ nhiễm acid lactic do suy chức năng thận tạo nên bởi các chất đối quang, đặc biệt là loại chứa 3 ion iod hoá và 6 ion iod.
Xử lý: Chú ý đến người bệnh suy thận. Khuyên nên ngừng điều trị metformin trước khi xét nghiệm X quang 48 giờ và chỉ điều trị lại với metformin 48 giờ sau xét nghiệm này.
Thuốc lợi tiểu giữ kali; thuốc lợi tiểu thải kali; furosemid hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Tăng nguy cơ nhiễm acid lactic do metformin [Stagid, Glucophage, Glucinan], trong trường hợp suy thận chức năng, sinh lý và/ hoặc liên quan đến các thuốc lợi tiểu.
Xử lý: Lưu ý tương tác này và tránh kê đơn metformin nếu người bệnh suy thận, với creatinin máu trên 15 mg/lít [135 micromol/lít] ở nam, và 12 mg/lít [110 micromol/lít] ở nữ. Đặc biệt chú ý khi kê đơn đồng thời metformin và thuốc lợi tiểu ở người cao tuổi. Bảo đảm có sự theo dõi về thận cho người bệnh khi điều trị. Cần nhớ những biểu hiện nhiễm acid lactic: buồn nôn, nôn, co cứng cơ, thở sâu nhanh, cảm giác mệt nhọc, đau bụng.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Steroid đồng hoá alkyl hoá ở C17
Phân tích: Các steroid đồng hoá có thể làm giảm glucose máu. Tương tác đã được xác định với một số steroid đồng hoá.
Xử lý: Tăng cường theo dõi glucose máu, thông báo cho người bệnh biết nguy cơ [dấu hiệu hạ glucose máu] và điều chỉnh liều lượng. Cần nhớ rằng các dấu hiệu hạ glucose máu gồm những dấu hiệu do tiết adrenalin quá mức: ra mồ hôi, run, nhịp tim nhanh, lo âu, đói; hoặc những triệu chứng do loạn chức năng hệ thần kinh trung ương: cảm giác mệt nhọc, nhức đầu, rối loạn thị giác, giảm trí năng, lú lẫn, hành vi bất thường, co giật, mất ý thức.
Thuốc kháng cholinergic [atropin, biperiden...]
Phân tích: Nồng độ huyết tương metformin có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý và tác dụng phụ. Tương tác xảy ra nhanh. Cơ chế thuốc kháng cholinergic có thể làm chậm nhu động ruột dạ dày, làm tăng hấp thu metformin ở ruột non.
Xử lý: Theo dõi đáp ứng lâm sàng khi bắt đầu hoặc ngừng kháng cholinergic ở người đang dùng metformin. Điều chỉnh liều metformin nếu cần.

Page 22


Hormon gây giảm calci máu, chống huỷ cốt bào, dùng trong bệnh Paget
và các rối loạn khác của chuyển hoá xương

CÁC THUỐC TRONG NHÓM CALCITONIN dung dịch hít 200 IU/mL; 500 IU/mL Calco dung dịch tiêm 50 IU/mL và 100 IU/mL Miacalcic dung dịch hít 200 IU/mL Miacalcic dung dịch hít 500 IU/mL

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ cho con bú: Do thận trọng, vì thiếu dữ liệu.
Trẻ em: Giới hạn thời gian điều trị, có tính đến các nguy cơ rối loạn phát triển xương.
Trường hợp khác: Quá mẫn với calcitonin.
Thận trọng: mức độ 2
Thời kỳ mang thai: Calcitonin hình như không qua hàng rào nhau-thai, nhưng chưa đủ dữ liệu.
Suy thận: Do giảm thanh lọc bằng chuyển hoá.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Lithi
Phân tích: Nồng độ lithi trong huyết thanh có thể giảm, làm giảm tác dụng điều trị. Cơ chế chưa rõ. Nghi do lithi giảm hấp thu ở ruột hoặc tăng đào thải ở thận.
Xử lý: Theo dõi đáp ứng lâm sàng của người bệnh và nồng độ lithi trong huyết thanh. Điều chỉnh liều của lithi nếu cần.

Page 23

Chất chelat hoá các ion calci, được dùng trong bệnh Paget và loãng xương.
Chúng có tác dụng chống huỷ cốt bào và làm giảm sự thay đổi cấu trúc

CÁC THUỐC TRONG NHÓM ACID ALENDRONIC Alovell viên nén 10mg Na alendronat Fosamax viên nén 70mg Na alendronat PAMIDRONAT bột pha tiêm 15 mg; 30 mg; 60 mg; 90 mg Aredia bột pha tiêm 15 mg; 30 mg; 60 mg; 90 mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ cho con bú: Vì thiếu dữ liệu.
Thời kỳ mang thai: Vì thiếu dữ liệu.
Suy thận: Nguy cơ tích luỹ biphosphonat [thiếu dữ liệu lâm sàng chính xác].
Trường hợp khác: Trong trường hợp gẫy xương, ngừng điều trị cho tới khi liền xương.
Thận trọng: mức độ 2
Ăn uống: Giảm hấp thu qua đường tiêu hoá bởi các thức ăn giàu calci [chế phẩm sữa, phomat...]
TƯƠNG TÁC THUỐC
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Calci; sắt
Phân tích: Giảm hấp thu các biphosphonat qua đường tiêu hoá.
Xử lý: Lưu ý tương tác và khuyên người bệnh uống hai thuốc cách xa nhau ít nhất 2 giờ.
Thuốc chống viêm không steroid
Phân tích: Nguy cơ loét dạ dày có thể tăng. Cơ chế thuốc chống viêm không steroid và bisphosphonat có thể hiệp đồng gây loét dạ dày.
Xử lý: Phải thận trọng khi dùng những thuốc này cùng với nhau. Theo dõi cẩn thận bệnh nhân về tác dụng không mong muốn đường tiêu hoá có thể gặp, đặc biệt là loét dạ dày.
Thuốc kháng acid uống hoặc than hoạt
Phân tích: Thuốc kháng acid làm giảm hấp thu qua đường tiêu hoá, làm giảm tác dụng của biphosphonat.
Xử lý: Cần uống hai thuốc cách nhau ít nhất 1 đến 2 giờ. Nên nhớ rằng các kháng acid thường được uống 1giờ 30 phút sau bữa ăn, vì thức ăn làm tăng tiết dịch dạ dày.

Page 24

Thuốc chống loạn nhịp, chỉ dùng tại cơ sở chuyên khoa
[nhóm III của Vaughan - Williams]

CÁC THUỐC TRONG NHÓM
BRETYLIUM viên nén 50 mg; ống tiêm 100 mg/2mL Bretylate viên nén 50 mg; ống tiêm 100 mg/2mL

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Chống chỉ định: mức độ 4
Suy tim: Biến chứng chính của bretylium, thuốc chống loạn nhịp chủ yếu, là hạ huyết áp, biểu hiện rõ nhất khi chuyển sang tư thế ngồi. Hạ huyết áp này gặp ở người cao tuổi nhiều hơn và tăng lên do giảm thể tích máu.
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Thời kỳ mang thai: Thận trọng với loại thuốc có tính chất dược lý về tim này.
Người cao tuổi: Biến chứng chính của bretylium, chất chống loạn nhịp chủ yếu, là hạ huyết áp, biểu hiện rõ nhất khi chuyển sang tư thế ngồi. Hạ huyết áp này hay gặp ở người cao tuổi nhiều hơn và tăng lên khi giảm thể tích máu.

Trường hợp khác: Bloc nhĩ-thất. Hạ huyết áp động mạch nặng. Rối loạn nhịp do các thuốc digitalis.


TƯƠNG TÁC THUỐC
Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4
Amiodaron; bepridil; disopyramid; quinidin hoặc dẫn chất; sotalol; vincamin
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng. Giảm kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhận biết trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu: cảm giác ngất mà không mất ý thức].
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp có tiềm năng gây chết người này.
Benzamid
Phân tích: Riêng một mình sultoprid [Barnetil] trong họ benzamid có thể có nguy cơ. Mọi thuốc giảm lực co cơ [gây nhịp tim chậm] có thể dẫn đến tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, nhất là xoắn đỉnh, do thêm các tính chất điện sinh lý của sultoprid.
Xử lý: Chống chỉ định và phải cấm dùng phối hợp này.
Cisaprid
Phân tích: Có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim đe doạ tính mạng, bao gồm xoắn đỉnh. Cơ chế có lẽ do kéo dài thêm khoảng QT.
Xử lý: Chống chỉ định cisaprid cho những người bệnh đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia và III.
Macrolid
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do tác dụng hiệp đồng được mô tả chỉ riêng với erythromycin tiêm tĩnh mạch. Giảm kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhìn thấy trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất ý thức]. Trong họ macrolid, chỉ mới có erythromycin, đặc biệt là dạng tiêm tĩnh mạch, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim [kéo dài khoảng QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, bloc nhĩ-thất].
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp có tiềm năng gây tử vong này. Ngay cả khi dùng đơn độc, erythromycin tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Khuyên không nên tiêm cả liều erythromycin ngay một lúc, mà nên truyền tĩnh mạch liên tục hoặc chia từng phần, thời gian truyền mỗi lần ít nhất là 60 phút.
Pentamidin
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do hiệp đồng các tác dụng điện sinh lý. Giảm kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước [chỉ nhìn thấy trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất ý thức].
Xử lý: Chống chỉ định và không được kê đơn phối hợp có tiềm năng gây tử vong.
Quinolon [sparfloxacin, gatifloxacin, moxifloxacin]
Phân tích: Tăng nguy cơ loạn nhịp tim đe doạ tính mạng, bao gồm xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất ý thức] đôi khi tiến triển thành rung thất, chết người.
Xử lý: Chống chỉ định sparfloxacin cho người bệnh đang dùng các thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia và III. Tránh dùng gatifloxacin và moxifloxacin ở người bệnh đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia hoặc III. Nên chọn một fluozoquinolon khác hoặc một thuốc khác để phối hợp, tuỳ theo mục tiêu điều trị.
Thioridazin
Phân tích: Có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim đe doạ tính mạng, bao gồm xoắn đỉnh. Cơ chế có lẽ do tác dụng hiệp đồng kéo dài khoảng QT.
Xử lý: Chống chỉ định thioridazin cho người bệnh đang dùng một số thuốc chống loạn nhịp.
Thuốc kháng histamin kháng H1 không an thần
Phân tích: Tương tác chỉ được mô tả với một thuốc kháng histamin H1, là astemizol [Hismanal], được coi là không an thần. Tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu: cảm giác ngất mà không mất ý thức], đôi khi tiến triển thành rung thất, chết người.
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp. Chọn một kháng histamin không an thần khác không gây xoắn đỉnh [như cetirizin, loratadin].
Ziprasidon
Phân tích: Có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim đe doạ tính mạng, bao gồm xoắn đỉnh. Cơ chế có lẽ do tác dụng hiệp đồng kéo dài khoảng QT.
Xử lý: Chống chỉ định ziprasidon cho người bệnh đang dùng một số thuốc chống loạn nhịp.
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Glycosid trợ tim
Phân tích: Bretylium làm giải phóng ban đầu noradrenalin gây nguy cơ làm tăng thêm độc tính của digitalis [rối loạn nhịp tim].
Xử lý: Thay đổi chiến lược điều trị nếu không có phương tiện theo dõi thường xuyên tại cơ sở chuyên khoa.
Halofantrin
Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh, khi phối hợp thuốc, do giảm kali máu. Giảm kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài đã có từ trước [chỉ nhìn thấy trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất ý thức].
Xử lý: Cần tránh phối hợp này. Dùng những thuốc không dẫn đến xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc này, phải bố trí theo dõi thường xuyên [monitoring] khoảng QT và tiến hành kiểm tra đều đặn kali máu. Chú ý mô tả những dấu hiệu lâm sàng báo trước giảm kali máu, như mệt nhọc, yếu cơ, chuột rút.
Thuốc cường thần kinh giao cảm alpha - beta
Phân tích: Bretylium, thuốc chống loạn nhịp nhóm III, giải phóng catecholamin trong thời gian đầu và thể hiện tác dụng ức chế thần kinh giao cảm trong thời gian thứ hai. Như vậy có nguy cơ biến động huyết áp mạnh [tăng huyết áp] và rối loạn nhịp tim.
Xử lý: Chỉ được dùng bretylat tại bệnh viện và dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa. Tuy khuyên tránh, nhưng sự phối hợp còn tuỳ thuộc bối cảnh lâm sàng.
Thuốc cường thần kinh giao cảm beta
Phân tích: Tăng tác dụng của các amin co mạch, đặc biệt là của các catecholamin: Nguy cơ thay đổi huyết áp do các tính chất cường thần kinh giao cảm gián tiếp của bretylium.
Xử lý: Cần tránh phối hợp thuốc, trừ ở cơ sở chuyên khoa có theo dõi điện tâm đồ thường xuyên.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Clozapin
Phân tích: Nguy cơ tăng tác dụng hạ huyết áp.
Xử lý: Theo dõi huyết áp và điều chỉnh liều bretylium đã kê đơn kỳ đầu trong và sau khi ngừng điều trị với clozapin. Thận trọng đặc biệt ở người cao tuổi.
Corticoid - khoáng  [Mineralocorticoid]
Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh, khi phối hợp những thuốc này.  Giảm kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài có từ trước [chỉ nhìn thấy trên điện tâm đồ] là những yếu tố thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một kiểu nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện từng cơn rất ngắn [vài giây, mệt thỉu, cảm giác ngất mà không mất ý thức].
Xử lý: Nếu phải phối hợp các corticoid - khoáng với thuốc này, phải phòng ngừa giảm kali máu bằng cách tăng cường giám sát và theo dõi điện tâm đồ. Nếu xuất hiện xoắn đỉnh, thì không được dùng thuốc chống loạn nhịp. Khuyên người bệnh gặp lại thầy thuốc nếu thấy mỏi mệt, yếu cơ, chuột rút.

Page 25

Thuốc giải lo âu, ít có tác dụng an thần,
thư giãn cơ và chống co giật

CÁC THUỐC TRONG NHÓM BUSPIRON viên nén 5 mg; 10 mg Buspar viên nén 5 mg; 10 mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Thận trọng: mức độ 2
Suy gan: Nguy cơ giảm chuyển hoá của thuốc.
Suy thận: Nguy cơ giảm đào thải thuốc qua nước tiểu.
Cần theo dõi: mức độ 1
Thời kỳ cho con bú: Do qua được sữa mẹ.
Thời kỳ mang thai: Thiếu cứ liệu chính xác.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Benzodiazepin
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lý.
Xử lý: Tính đến nguy cơ này để điều chỉnh liều dùng của hai thuốc. Chú ý đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu và không tự ý dùng thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.
Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Baclofen; carbamat hoặc thuốc tương tự; carbamazepin; butyrophenon; fluoxetin; fluvoxamin; paroxetin; thuốc kháng histamin kháng H1
an thần

Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lý.
Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này để hiệu chỉnh liều của hai thuốc. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu, không tự ý dùng thuốc hoặc chế phẩm có rượu.
Barbituric; benzamid; medifoxamin; phenothiazin; primidon hoặc dẫn chất; rượu; thuốc an thần kinh các loại; thuốc ức chế thần kinh trung ương các loại; viloxazin
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Có thể ghi nhận một số tác dụng tâm thần vận động với một số thuốc, nhất là trong tuần đầu điều trị. Tương tác dược lý.
Xử lý: Tốt nhất, không phối hợp hai thuốc, vì người kê đơn không kiềm chế được việc người bệnh uống rượu. Nguy cơ an thần đặc biệt nguy hiểm đối với người lái xe, và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu, không tự ý dùng thuốc hoặc chế phẩm có rượu.
Diltiazem
Phân tích: Tác dụng dược lý và tác dụng không mong muốn của buspiron có thể tăng. Cơ chế: Khả dụng sinh học của buspiron có thể tăng do kết quả của sự giảm chuyển hoá bước đầu [CYP3A4] ở ruột non và gan.
Xử lý: Theo dõi chặt chẽ đáp ứng lâm sàng của người bệnh đối với buspiron khi bắt đầu hoặc ngừng diltiazem. Điều chỉnh liều của buspiron nếu cần. Một thuốc giải lo mà không bị chuyển hoá bởi CYP3A4 [thí dụ lorazepam] có lẽ không tương tác với diltiazem. Một thuốc chẹn kênh calci loại dihydropyridin mà không ức chế CYP3A4 có lẽ không tương tác với buspiron.
Kháng sinh macrolid
Phân tích: Nồng độ buspiron trong huyết tương có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý và tác dụng không mong muốn. Cơ chế do các macrolid ức chế CYP3A4 chịu trách nhiệm chuyển hoá buspiron.
Xử lý: ở người bệnh đang dùng buspiron, phải theo dõi chặt chẽ đáp ứng lâm sàng khi bắt đầu, khi ngừng hoặc thay đổi liều của macrolid. ở người bệnh đang dùng kháng sinh macrolid, mà bắt đầu dùng buspiron, thì nên dùng thuốc này với liều vừa phải, rồi điều chỉnh liều nếu cần. Azithromycin và dirithromycin không bị chuyển hoá bởi CYP3A4 nên có thể không tương tác với buspiron.
Procarbazin; thuốc ức chế MAO không chọn lọc 
Phân tích: Nguy cơ tăng huyết áp khi phối hợp hai thuốc.
Xử lý: Theo dõi huyết áp khi bắt đầu, khi đang và sau khi điều trị với một trong hai thuốc. Nếu không, thay đổi thuốc hoặc ngừng buspiron trong khi điều trị với các thuốc ức chế MAO và cả 15 ngày sau. Khuyên người bệnh gặp lại thầy thuốc, nếu có vấn đề về huyết áp.
Rifamycin
Phân tích: Nồng độ buspiron trong huyết tương và tác dụng dược lý của nó có thể giảm. Cơ chế do các rifamycin gây cảm ứng enzym chuyển hoá buspiron là CYP3A4.
Xử lý: ở người bệnh đang dùng buspiron, phải theo dõi chặt chẽ đáp ứng lâm sàng khi bắt đầu, khi ngừng hoặc thay đổi liều của rifamycin. Điều chỉnh liều của buspiron nếu cần.
Thuốc chống nấm dẫn xuất imidazol
Phân tích: Nồng độ buspiron trong huyết tương có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý và tác dụng không mong muốn. Cơ chế do các thuốc chống nấm azol ức chế isozym CYP3A4 chịu trách nhiệm chuyển hoá buspiron.
Xử lý: ở người bệnh đang dùng buspiron, phải theo dõi chặt chẽ đáp ứng của người bệnh khi bắt đầu, khi ngừng hoặc thay đổi liều của thuốc chống nấm azol. ở người bệnh đang dùng thuốc chống nấm azol, nếu bắt đầu dùng buspiron thì nên dùng thuốc này với liều vừa phải, rồi điều chỉnh nếu cần.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Amphetamin hoặc dẫn chất
Phân tích: Tác dụng đối kháng. Có thể tăng tính hung hãn ở người nghiện amphetamin.
Xử lý: Lưu ý tương tác này để xác định mục tiêu điều trị chính. Khuyên người bệnh gặp lại thầy thuốc, nếu thấy điều trị tỏ ra không ổn định.

Page 26


Là thuốc an thần kinh, đầu bảng là haloperidol

CÁC THUỐC TRONG NHÓM DROPERIDOL Droleptane ống tiêm 25 mg/10mL; 50mg/10mL HALOPERIDOL viên nén 1mg; 1,5mg; 2mg; 5mg; ống tiêm 5mg/ 1mL; lọ thuốc giọt 40mg/20 mL Apo-Haloperidol viên nén 1mg; 5mg

CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC


Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Ăn uống-rượu: Rượu làm tăng tác dụng an thần của butyrophenon, là thuốc an thần kinh đa năng.
Thời kỳ cho con bú: Butyrophenon qua được sữa mẹ có thể gây an thần cho trẻ đang thời kỳ bú mẹ.
Thời kỳ mang thai: Haloperidol bị gán cho là nguyên nhân dị tật các chi ở phôi thai người.
Hội chứng parkinson: Các tác dụng trên thần kinh của butyrophenon chủ yếu là tác dụng ngoại tháp, gợi ý bệnh Parkinson có kèm tăng vận động.
Cần theo dõi: mức độ 1
Động kinh: Butyrophenon có thể làm giảm ngưỡng gây động kinh, buộc phải điều chỉnh liều của thuốc chống động kinh.
Suy tim/ suy vành: Butyrophenon có thể dẫn đến những rối loạn thần kinh thực vật và tim mạch. Hay gặp hạ huyết áp tư thế đứng nên buộc phải theo dõi chặt chẽ người suy tim.
Suy gan: Suy gan dẫn đến tích luỹ butyrophenon, kèm với tăng độc tính của chúng.
Suy thận: Suy thận dẫn đến tích luỹ butyrophenon, kèm với tăng độc tính của chúng.
Người cao tuổi: Người cao tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng không mong muốn, đặc biệt là hội chứng ngoại tháp và lú lẫn. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể nguy kịch ở người đã hoặc có nguy cơ tai biến mạch máu não. Cần tránh dùng liều cao ở người cao tuổi.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4
Levodopa
Phân tích: Phối hợp levodopa với thuốc có tác dụng đối kháng dopamin, có thể dẫn đến tác dụng đối kháng.
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp này, trừ khi muốn tìm kiếm một đối kháng dược lý, sự tìm kiếm này phải được tiến hành tại cơ sở chuyên khoa.
Thuốc ức chế MAO typ B
Phân tích: ức chế đặc hiệu monoamin oxydase typ B dẫn đến kéo dài tác dụng của levodopa, điều đó giải thích việc cùng kê đơn với levodopa. Như vậy, các tương tác giống các tương tác của levodopa. Phối hợp levodopa với một số thuốc có tác dụng đối kháng dopamin có thể dẫn đến các tác dụng đối kháng.

Xử lý: Chống chỉ định phối hợp này, trừ khi muốn tìm kiếm một đối kháng dược lý, sự tìm kiếm này phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa.


Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3
Các benzodiazepin
Phân tích: Tăng các tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lực.
Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này để hiệu chỉnh liều lượng của hai thuốc. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu, và không tự ý dùng các thuốc hoặc chế phẩm có rượu.
Guanethidin hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Giảm tác dụng chống tăng huyết áp do ức chế tái thu nhận guanethidin ở nơron bởi các butyrophenon, mà chất đầu bảng là haloperidol.
Xử lý: Thay đổi chiến lược điều trị bằng cách chọn một thuốc chống tăng huyết áp khác. Cần tránh phối hợp này.
Lithi
Phân tích: Đã có thông báo các tai biến độc thần kinh kiểu hội chứng lú lẫn ở một số người bệnh dùng phối hợp này.
Xử lý: Cần tránh phối hợp này. Thay đổi chiến lược điều trị trừ khi người bệnh được điều trị tại một cơ sở chuyên khoa, cho phép theo dõi thường xuyên.
Methyldopa
Phân tích: Methyldopa có thể làm tăng cường tác dụng an thần kinh của haloperidol hoặc sự phối hợp có thể gây loạn thần. Cơ chế: Cả hai thuốc có thể có tác dụng hiệp đồng, làm giảm dopamin ở não.
Xử lý: Nếu các triệu chứng tâm thần xuất hiện, nên ngừng thuốc này hay thuốc kia [tuỳ theo tình hình điều trị] và thay thế cách điều trị thích hợp.
Ritonavir
Phân tích: Ritonavir có ái lực cao với isoenzym 3A4 của các cytochrom P450; có nguy cơ quan trọng về cạnh tranh giữa ritonavir và các thuốc khác nhau bị, hoặc nghi bị chuyển hoá bởi isoenzym này. Sự cạnh tranh sẽ gây giảm chuyển hoá những thuốc đó và nguy cơ tăng đáng kể nồng độ của chúng trong huyết tương. Nguy cơ hạ huyết áp, an thần và tăng các tác dụng ngoại tháp [được mô tả với haloperidol, trong họ thuốc này]. Tương tác dược động học về chuyển hoá thuốc.
Xử lý: Theo dõi chặt chẽ người bệnh về sự xuất hiện các tác dụng độc và giảm liều thuốc an thần kinh.
Rượu
Phân tích: Tăng các tác dụng ức chế thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Có thể thấy với một vài sản phẩm, một số tác dụng tâm thần vận động, nhất là trong tuần đầu điều trị. Tương tác dược lực.
Xử lý: Tốt nhất là không nên phối hợp hai sản phẩm, vì người kê đơn không có thể kiềm chế được người bệnh uống rượu. Nguy cơ an thần nguy hiểm nhất là ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu, và không tự ý dùng thuốc hoặc chế phẩm có rượu.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2
Benzamid; reserpin; thuốc an thần kinh các loại
Phân tích: Hiệp đồng các tác dụng không mong muốn, thể hiện bằng nguy cơ gây trầm trọng thêm các tác dụng ngoại tháp.
Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều. Theo dõi lâm sàng.
Bromocriptin hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Do tính đối kháng dopaminergic của những sản phẩm này, có khả năng tăng nồng độ prolactin và đối kháng tác dụng của bromocriptin.
Xử lý: Tác dụng đối kháng này có nguy cơ gây nhiễu mục tiêu điều trị chính. Cần theo dõi phối hợp hoặc thay đổi thuốc phối hợp. Lưu ý là tác dụng đối kháng dopaminergic khá yếu và phụ thuộc liều.
Buspiron; medifoxamin; primidon hoặc dẫn chất; procarbazin
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lý.
Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này để hiệu chỉnh liều lượng của hai thuốc. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người vận hành máy móc. Khuyên không uống rượu và không tự ý dùng các thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.
Carbamazepin
Phân tích: Tác dụng điều trị của haloperidol có thể giảm, còn tác dụng của carbamazepin có thể tăng. Cơ chế do carbamazepin có thể làm tăng chuyển hoá của haloperidol ở gan, còn haloperidol có thể ức chế chuyển hoá của carbamazepin.
Xử lý: Nếu nghi ngờ có tương tác, xem xét điều chỉnh liều của hai thuốc.
Carbamat hoặc thuốc tương tự; baclofen; dantrolen; dextropropoxyphen; thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương các loại
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lý.
Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều của hai thuốc, khi cần phối hợp thuốc. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu và không tự ý dùng các thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.
Clonidin hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Hai nguy cơ: nguy cơ tăng tác dụng chống tăng huyết áp, là tác dụng không mong muốn của butyrophenon; nguy cơ tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lý. Lưu ý là rilmenidin, với liều thông thường, không làm tăng các tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của những thuốc này.
Xử lý: Lưu ý các nguy cơ này để điều chỉnh liều của hai thuốc, nếu cần phối hợp thuốc. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở những người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu và không tự ý dùng các thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.
Clozapin; thuốc chẹn beta; thuốc giãn mạch chống tăng huyết áp; thuốc lợi tiểu giữ kali; thuốc lợi tiểu thải kali; furosemid hoặc thuốc tương tự; sotalol
Phân tích: Tăng tác dụng làm hạ huyết áp của những thuốc này.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, tăng cường theo dõi huyết áp trong và khi ngừng điều trị bằng một trong hai sản phẩm. Tiến hành điều chỉnh liều lượng, nếu cần. Nhấn mạnh đến kế hoạch dùng thuốc và tuân thủ dùng thuốc. Phải đặc biệt cảnh giác ở người cao tuổi.
Fluoxetin
Phân tích: Dùng haloperidol và fluoxetin cùng với nhau gây phản ứng ngoại tháp nặng. Cơ chế chưa rõ.
Xử lý: Nếu các triệu chứng ngoại tháp xảy ra trong khi đang dùng các thuốc này, nên xem xét ngừng một hoặc cả hai thuốc.
Natri valproat hoặc dẫn chất
Phân tích: Ngoài việc bổ sung thêm tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, natri valproat và dẫn chất còn làm tăng nồng độ của những sản phẩm của các thuốc này trong huyết tương, có lẽ do ức chế enzym nên làm giảm dị hoá chúng.
Xử lý: Nếu cần phối hợp, phải giảm liều của butyrophenon. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu và nếu người bệnh tự dùng thuốc, cần kiểm tra xem các tá dược của những thuốc này có chứa rượu không?
Phenothiazin
Phân tích: Nồng độ haloperidol trong huyết tương có thể tăng, làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng không mong muốn. Cơ chế có lẽ do chuyển hoá của haloperidol [CYP2D6] bị ức chế bởi một số phenothiazin [như clorpromazin, perphenazin, fluphenazin, thioridazin].
Xử lý: Theo dõi đáp ứng lâm sàng của người bệnh với haloperidol khi bắt đầu, khi ngừng hoặc thay đổi liều của một số phenothiazin.
Thuốc kháng acid uống hoặc than hoạt
Phân tích: Thuốc kháng acid gây giảm hấp thu ở đường tiêu hoá và làm giảm tác dụng của thuốc được phối hợp.
Xử lý: Cần để một khoảng cách ít nhất từ 1 đến 2 giờ giữa lúc uống thuốc kháng acid và thuốc. Cần nhớ rằng các thuốc kháng acid thường được uống 1 giờ 30 phút sau bữa ăn, vì ăn uống gây tăng tiết dịch dạ dày.

Thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin


Phân tích: Tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc có tính chất an thần kinh và thứ phát gây hạ huyết áp.
Xử lý: Nếu cần phối hợp thuốc, tăng cường theo dõi huyết áp, trong và khi ngừng điều trị bằng một trong hai thuốc. Điều chỉnh liều, tuỳ trường hợp. Nhấn mạnh về kế hoạch dùng thuốc và yêu cầu tuân thủ. Đặc biệt cảnh giác ở người cao tuổi.
Tương tác cần theo dõi: mức độ 1
Amphetamin hoặc dẫn chất
Phân tích: Đối kháng tác dụng. Có thể tăng tính hung hãn ở người nghiện amphetamin.
Xử lý: Lưu ý tương tác dược lý này để xác định mục tiêu điều trị chính. Khuyên người bệnh gặp lại thầy thuốc, nếu thấy điều trị tỏ ra không ổn định.
Barbituric; fluvoxamin; oxaflozan; thuốc kháng histamin kháng H1 an thần; viloxazin
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lực.
Xử lý: Phải tính đến nguy cơ này để hiệu chỉnh liều của hai thuốc. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu và không tự ý dùng các thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.
Chất chủ vận morphin
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tăng tác dụng an thần. Tương tác dược lý.
Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều của hai thuốc, nếu cần phối hợp. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu và không tự ý dùng các thuốc hoặc các chế phẩm có rượu.
Methadon
Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, kèm theo an thần mạnh, đặc biệt có hại cho người lái xe và vận hành máy móc.
Xử lý: Sự tăng tác dụng an thần này phải được người kê đơn lưu ý để cho người bệnh những lời khuyên phù hợp: tránh lái xe hoặc vận hành máy móc; thông báo cho người xung quanh biết nguy cơ này.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Tăng các tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế hô hấp và hạ huyết áp. Hơn nữa, nếu đã có sự phụ thuộc, sự phối hợp hai thuốc có thể làm tăng nguy cơ phụ thuộc.
Xử lý: Lưu ý nguy cơ này để điều chỉnh liều của hai thuốc, nếu cần phối hợp. Nghĩ đến giảm tỉnh táo ở người lái xe và người sử dụng máy móc. Khuyên không uống rượu và nếu người bệnh tự dùng thuốc, phải kiểm tra xem các tá dược của những thuốc này có rượu không?
Thuốc gây mê nhóm barbituric
Phân tích: Nguy cơ tăng các tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
Xử lý: Nếu cần phối hợp hai thuốc, phải lưu ý đến nguy cơ này khi gây mê và khi chọn liều.

Video liên quan

Chủ Đề