Bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao

Bà bầu bị viêm phế quản không phải trường hợp hiếm gặp tuy nhiên ít ai biết được hậu quả mà bệnh để lại gây tác động không tốt tới thai nhi, gây thiếu oxy cho thai nhi.

Vì sao bà bầu lại bị viêm phế quản?

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp ở bà bầu. Nguyên nhân là do virus, vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác là do ô nhiễm môi trường khói bụi, tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao

Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp ở bà bầu

Viêm phế quản ở mẹ bầu có thể diễn biến theo thể cấp tính hoặc mạn tính. Cụ thể:

Viêm phế quản cấp tính: Mẹ bầu ho có đờm kèm nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tình trạng này có thể trở lại bình thường sau một vài ngày.

Viêm phế quản mạn tính: Bệnh nặng và kéo dài, mẹ bầu bị ho, đau ngực, khó thở, ho kéo dài.

Bà bầu bị viêm phế quản có sao không?

Viêm  phế quản ở bà bầu là do sự thay đổi hormon giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch của người mẹ. Tùy vào mức độ của bệnh viêm phế quản mà có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao

Bị viêm phế quản khi mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi

Khi bị viêm phế quản, người mẹ thiếu oxy. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm như sinh non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, thai dị dạng, đái tháo đường thai kỳ…

Thông thường, phụ nữ mang thai bị viêm phế quản có thể sử dụng các thuốc. Nhưng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ không được tự ý điều chỉnh thuốc hoặc mua thuốc gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, do tình trạng viêm phế quản gây phù nề trong lòng phế quản, do đó hỗ trợ điều trị thường phải sử dụng thuốc chống viêm.

Tuy nhiên, những chị em bị viêm phế quản khi mang bầu nên đến khám chuyên khoa và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng, bởi liều lượng sử dụng thuốc cũng như loại thuốc cần được bác sĩ chỉ định phù hợp, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao

Chị em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm phế quản khi mang thai

Một trong những cách ngăn ngừa viêm phế quản tốt nhất là rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, cũng nên tránh tiếp xúc với người bị viêm phế quản hay người mắc bệnh về đường hô hấp. Nếu người thân bị nhiễm bệnh, hãy tạm thời tránh tiếp xúc với họ.

Bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao

Rửa tay sạch sẽ thường xuyên là một trong những cách phòng bệnh viêm phế quản tốt nhất

Virus cúm có thể gây ra bệnh viêm phế quản, vậy nên hãy thường xuyên tiêm phòng cúm. Bà bầu cũng nên khuyên những người gần mình đi tiêm phòng. 

Tiêm phòng cúm có thể tăng cường hệ thống miễn dịch trong vòng 6 tháng sau khi sinh, như vậy, con sẽ ít có nguy cơ bị virus cúm xâm hại hơn.

Bệnh viêm phế quản có thể tiến triển thành những rối loạn hô hấp nặng một cách nhanh chóng, ví dụ như viêm phổi. Nếu gặp các triệu chứng như đau ngực, ho ra máu, sốt cao hơn 38 độ C, hay tình trạng thở ngắn không khá lên sau khi nghỉ ngơi, thai phụ nên điều trị khẩn cấp.

Vi khuẩn gây nên viêm phế quản có thể điều trị bằng kháng sinh nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc bệnh không đỡ đi sau một tuần. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần dùng thuốc.

Một số loại kháng sinh được cho là không an toàn trong thai kỳ, bao gồm amoxicillin,  ampicillin, clindamycin, erythromycin, penicillin, nitrofurantoin.

Các chị em không nên uống thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline, bao gồm doxycycline và minocycline. Những loại thuốc này có thể khiến răng bé đổi màu.

Thuốc kháng sinh như trimethoprim và sulfamethoxazole cũng là những loại không nên dùng trong thai kỳ, vì được cho là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh.

Không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phế quản, do thuốc kháng sinh thường không tiêu diệt virus. Nếu các triệu chứng bệnh không đỡ hơn sau vài ngày, thai phụ nên tới bác sĩ để được kê thuốc.

Các phương pháp điều trị tại nhà

Thai phụ nên tham khảo kiến bác sĩ trước khi tự điều trị tại nhà.

Có thể dùng nước muối ấm nhỏ mũi để đỡ bị ngạt mũi, nghiêng đầu một góc 45 độ, dùng ống tiêm hoặc chai nước nhỏ mũi, nhỏ vào một bên mũi và thở bằng miệng. Hãy làm sao cho nước đi ra từ phía bên mũi còn lại.

Lặp lại cách làm này khoảng ba tới bốn lần trong một ngày.

Bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao

Có thể dùng nước muối ấm nhỏ mũi để đỡ ngạt

Những cách chữa bệnh khác

Ngoài việc luôn hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp chữa trị, thai phụ cũng có thể tự dùng thuốc antihistamine sau ba tháng đầu thai kỳ.

Phụ nữ mang thai có thể dùng những loại thuốc làm khô chất nhầy trong phổi sau ba tháng đầu thai kỳ, như Chlor-Trimeton (chlorpheniramine), Claritin (loratadine), Novahistine, Sudafed (pseudoephedrine), Tylenol cảm lạnh và xoang.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không gây ra các nguy cơ biến chứng thai kỳ hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, vẫn nên có các biện pháp phòng tránh và tham khảo phương pháp điều trị từ bác sĩ.