Ba i diê n văn gettysburg abraham lincoln năm 2024

Nước Mỹ năm 1863 chìm trong đau thương mất mát với những cuộc nội chiến và tại nghĩa trang quốc gia Gettysburg – nơi tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh, tổng thống Abraham Lincoln đã có bài diễn văn chỉ 2 phút nhưng để lại dấu ấn lịch sử kéo dài suốt 150 năm.

Abraham Lincoln là vị Tổng thống đáng kính của Hoa Kỳ và được rất nhiều người dân nước này ngưỡng mộ. Ông không chỉ nổi tiếng bởi tài lãnh đạo của một người cầm quyền mà còn để lại cho lịch sử nhân loại một báu vật chính trị vô giá. Đó là văn kiện Gettysburg, bài diễn văn do chính ông biên soạn và phát biểu với nhân dân của mình.

Ba i diê n văn gettysburg abraham lincoln năm 2024

Cuộc nội chiến năm 1861 giữa Liên Bang miền Bắc và Liên Minh miền Nam kéo dài suốt 4 năm với nhiều trận đánh đẫm máu để tranh giành quyền kiểm soát các tiểu bang của nước Mỹ. Cả hai bên đều tăng cường xây dựng lực lượng quân đội và vũ khí để có thể sẵn sàng chiến đấu bất kỳ lúc nào. Nhiều trận đánh đã diễn ra, nhiều chiến dịch đã thành công và cũng có những sai lầm trong chiến thuật dẫn đến sự thất bại của Liên minh miền Nam. Trong đó, trận chiến Gettysburg được xem là trận đánh khốc liệt nhất, dã man nhất trong toàn bộ cuộc nội chiến và cũng là chiến thắng huy hoàng nhất cho Liên bang miền Bắc, là bước ngoặt quan trọng của không chỉ cuộc chiến tranh bấy giờ mà còn cả đất nước Hoa Kỳ sau này.

Trong khi năm 1863 trở thành cột mốc quan trọng của cuộc chiến khi mà phía Bắc đã giành được chiến thắng ngay trước ngày Độc Lập thì vào tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln đã đọc bài diễn văn Gettysburg trong buổi lễ khánh thành nghĩa trang quốc gia Gettysburg để khẳng định lại mục đích của chiến tranh, hứa hẹn ngày thống nhất và tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trong trận đánh kinh hoàng nhất của cuộc nội chiến. Cũng chính tại nơi này, vị Tổng thống đáng kính của nước Mỹ đã có bài diễn văn hay nhất trong lịch sử, góp phần tái sinh một quốc gia, một dân tộc.

Ba i diê n văn gettysburg abraham lincoln năm 2024

Bài diễn văn Gettysburg khẳng định mục đích của chiến tranh, hứa hẹn ngày thống nhất và tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống

Phải biết rằng, Abraham Lincoln khi đó chỉ được mời tới buổi khánh thành với vai trò như một vị chức trách góp mặt để “nói vài lời thích hợp”. Mục đích ban đầu khi mời Abraham Lincoln đến là mong muốn ông phát biểu cho việc cung hiến nghĩa trang quốc gia Gettysburg, giúp cho buổi lễ được thêm long trọng hơn. Còn những người có mặt lúc ấy thì chỉ háo hức với bài diễn thuyết dự kiến kéo dài 2 giờ đồng hồ của Edward Everett, một trong những nhà hùng biện nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Nhưng dù đến chỉ với vai trò thêm mặt góp vui, Abraham Lincoln vẫn chuẩn bị rất kỹ cho bài thuyết trình của mình, dẫu thời lượng ông nói chỉ kéo dài chưa đầy 3 phút. Nhiều bằng chứng cho thấy vị Tổng thống dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian để biên soạn bài diễn văn ra giấy và hiện vẫn còn nhiều bản thảo được lưu lại.

Bài diễn văn của Abraham Lincoln chỉ dài khoảng 2 phút nhưng đó là những lời nói hùng hồn nhất với những lý tưởng cao đẹp nhất mà vị Tổng thống muốn nhắn nhủ tới các binh lính và toàn bộ người dân trên đất nước mình. Đó không còn là vài lời cho buổi khánh thành nghĩa trang mà còn là những câu nói mang tính lịch sử sâu sắc, là bài ca hào hùng, bi tráng tôn vinh những con người đã nằm xuống và đổ máu mình cho Tổ quốc, chết đi để đất nước mình được sống mãi.

diễn văn Gettysburg hay sau này còn được Abraham Lincoln khiêm tốn gọi là “bài phát biểu nhỏ” đã để lại ấn tượng sâu sắc cho không chỉ người nghe khi đó mà còn cho cả những thế hệ sau này. Bởi khi đọc bài viết chỉ có 271 từ (có bản ghi 272 từ), người ta sẽ không khỏi bất ngờ bởi sự thiêng liêng của nó. Abraham Lincoln không nói về chiến thắng hay thất bại của bên nào mà ông nhấn mạnh vào nỗi đau của những con người đã hy sinh, là sự biết ơn và tôn kính không chỉ cho riêng lính thuộc về phe nào, là lời động viên cổ vũ cho những người ở lại để tiếp tục ra sức gìn giữ đất nước Hoa Kỳ, đất nước mà ngay từ khi được “thai nghén” và ra đời đã là vùng đất mang tinh thần “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng.”

Ba i diê n văn gettysburg abraham lincoln năm 2024
Đó là lời nói hùng hồn nhất với những lý tưởng cao đẹp nhất mà vị Tổng thống muốn nhắn nhủ tới người dân của mình.

Nhìn vào Abraham Lincoln, các diễn giả ngày nay có thể học được một bài học to lớn để bài thuyết trình gây ấn tượng và trở nên đáng nhớ, đó là đặt mình vào trong bài nói. Dù cho có viết ra những áng văn hay bất hủ như thế nào mà người thuyết trình không nói bằng chính cảm nhận của mình thì những kiến thức ấy đều trở nên vô hồn và không còn ý nghĩa. Giống như cách mà vị lãnh tụ đã đau với nỗi đau của dân tộc, đã mang lòng biết ơn của mình đối với các binh sĩ và cả sự tự hào về đất nước thân yêu, tất cả đều chảy trong máu huyết của Abraham Lincoln, biến thành những câu nói đầy mê hoặc và truyền cảm hứng vô tận đến người nghe khi đó. Những lời nói lúc này tuy đã được biên soạn thành văn bản nhưng đều là những lời xuất phát từ nơi trái tim người phát biểu, là cảm xúc thật, tình cảm thật mà Abraham Lincoln muốn truyền đến cho người dân của mình. Lời nói từ trái tim chắc chắn sẽ chạm đến trái tim.

Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Học viện Kỹ năng VTALK nhận định: “Vấn đề cốt lõi quan trọng của diễn thuyết – thuyết trình lại nằm ở giá trị nội tại hay nói cách khác là nội lực bên trong của mỗi diễn giả. Giá trị nội tại của một diễn giả bao gồm ba cấu thành quan trọng là Kiến thức chuyên môn, Sự say mê, và Lòng thấu cảm.” Nếu không có cảm xúc đến từ bên trong thì người thuyết trình sẽ khó có thể truyền cảm hứng cho người nghe và để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Ví như những câu nói của Abraham Lincoln giờ đây, dù chỉ đọc lại trên mặt chữ thôi cũng đã đủ để đánh thẳng vào lòng trí mỗi người. Huống hồ gì khi đó, ở trên mặt trận mà hơn 40-50 nghìn người đã đổ máu, lời nói từ vị Tổng thống đáng kính của một quốc gia, những lời nói chân thành nhưng không kém sự hùng tráng và xúc động xuất phát từ chính sự đồng cảm với nỗi đau của dân tộc mình, đã khiến cho bao người phải thổn thức và không ngừng vỗ tay cảm thán cho bài diễn văn hay nhất lịch sử.

Cách nói giản dị, ôn hòa nhưng khúc chiết, ngôn từ ngắn gọn nhưng cô đọng, mang nhiều tầng ý nghĩa cùng với tầm nhìn của một nhà chính trị, một người diễn giả đại diện cho cả quốc gia và hơn hết là một công dân dùng chính tiếng nói của mình để bày tỏ quan điểm cũng như truyền động lực cho những người ở lại, Abraham Lincoln đã thành công trong việc để lại cho nhân loại một bài diễn văn hùng hồn và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.