Bài tập môn kiểm toán có lời giải năm 2024

Đáp án đề thi CPA 2022 môn Kiểm toán là một môn được các thí sinh chú trọng. Kỳ thi CPA là một trong những kỳ thi uy tín và khó khăn nhất trong lĩnh vực kế toán. Với tầm quan trọng của việc đạt được chứng chỉ này, việc tìm hiểu đáp án và thông tin liên quan đến kỳ thi CPA là một vấn đề quan trọng đối với những người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá Đáp án CPA môn Kiểm toán 2022 và những thông tin mới nhất về kỳ thi này.

Đáp án CPA 2022 Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao được TACA tổng hợp cùng đề thi các năm từ 2011 đến 2019, nhằm giúp ích cho quá trình ôn luyện của thí sinh. TACA hy vọng tài liệu này sẽ hữu ích với bạn.

Câu 2 (2 điểm)

  1. Thận trọng nghề nghiệp, hoài nghi nghề nghiệp (VSA 200 – Mục tiêu tổng thể của KTV). Tin vào trao đổi của khách hàng mà không có bằng chứng cũng như không thực hiện thủ tục bổ sung/thay thế – VSA 500, VSA 700 về ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và VSA 706 – Vấn đề cần nhấn mạnh, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (bị đe dọa), nguy cơ tư lợi.

VSA 200

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện xét đoán chuyên môn và luôn duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như thực hiện kiểm toán, trong đó có các công việc:

(a) Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, dựa trên sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, kể cả kiểm soát nội bộ của đơn vị;

(b) Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sai sót trọng yếu có tồn tại hay không, thông qua việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với rủi ro đã đánh giá,

(c) Hình thành ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính dựa trên kết luận về các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.

VSA 500: Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với từng hoàn cảnh nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Bằng chứng kiểm toán rất cần thiết để giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán. Bản chất của bằng chứng kiếm toán là mang tính tích lũy và được thu thập chủ yếu từ việc thực hiện các thủ tục kiểm toán trong suốt cuộc kiểm toán.

VSA 700: Ý kiến chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng

VS4 706: Nếu kiểm toán viên thấy cần phải thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được bảo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán, để thể hiện là kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho thấy vấn đề đó không bị sai sót trọng yếu trong bảo cáo tài chính. Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” chỉ được đề cập đến các thông tin đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp:

Nguy cơ do tư lợi: Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán quá quan tâm tới khả năng bị mất khách hàng quan trọng

+ Nguy cơ bị đe dọa: Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán bị khách hàng đe dọa chấm dứt hợp đồng dịch vụ

– Không thực hiện các biện pháp bảo vệ mà đồng ý với khách hàng.

  1. Thủ tục bổ sung

+ Ước tính khoản chi phí tài chính tăng thêm do phát hành trái phiếu cho từng năm 2022 – 2024.

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp bằng chứng về việc lợi nhuận tương lai 2022 – 2024: Quyết định của ĐHĐ cổ đông/ HĐQT về việc phát hành trái phiếu để đầu tư thay mới máy móc thiết bị; Kế hoạch và phương án kinh doanh chi tiết và cụ thể; Bằng chứng về các cam kết đầu tư thay mới MMTB (dự toán, hợp đồng, đấu thầu, đàm phán… – những dấu hiệu cho thấy việc đầu tư thay mới MMTB là có thật);

+ Vẫn giữ nguyên ý kiến kiểm toán với vấn đề cần nhấn mạnh.

  1. Nếu không có đoạn vấn đề cần nhấn mạnh: Đây là thông tin quan trọng, chưa tuân thủ VSA 700

Luật kiểm toán độc lập số 67/2011: “Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ”.

Điều 29, Khoản 11: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết. Khoản 12. Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:

  1. a) Có lợi ích liên quan trực tiếp đến kết quả kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán;
  2. b) Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định khác của pháp luật có liên quan
  3. c) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Điều 59. Khoản 10. Do thiếu cẩn trọng dẫn đến sai sót hoặc làm sai lệch kết quả kiểm toán, hồ sơ kiểm toán

  1. Cố tình xác nhận bảo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật

Điều 60. Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập – Khoản 1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 59 của Luật này thì bị xử lý theo các hình thức sau: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; Thu hồi chứng chỉ; Truy cứu trách nhiệm hình sự; Ngoài ra còn bị đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

  1. Thu thập đầy đủ bằng chứng, lưu hồ sơ kiểm toán và giữ nguyên ý kiến kiểm toán với vấn đề cần nhấn mạnh.

Câu 3 (2 điểm)

KSNB của Công ty Lộc Phát kinh doanh vàng bạc đá quý

  1. Bốn hạn chế của KSNB đối với hàng tồn kho:

+ Quản lý cửa hàng được giao quyền lớn và không có giám sát đối với quản lý cửa hàng: Đá quý ngoài phần trưng bày ở tủ kính, còn lại cất két đặt ở phòng quản lý cửa hàng bên trong -> Ai kiểm soát số lượng và chủng loại này ngoài quản lý, sổ sách ghi chép như thế nào?

+ Bảo vệ và camera chỉ có tác dụng chống khách hàng tráo hàng và chưa thanh toán đã mang hàng ra khỏi cửa hàng -> Đối với nhân viên và quản lý của cửa hàng thì sao? Ai/bộ phận nào check camera và tần suất của việc check?

+ Backup dữ liệu camera không?

+ Hết ngày quản lý sẽ khóa và niêm phong từng tủ kính:

-> Vậy trong ngày tủ kính có được khóa không? Như mô tả là sáng mở, tối khóa.

-> Chỉ có quản lý khóa và niêm phong cuối ngày, ai kiểm soát đối với quản lý. Số lượng và chủng loại tồn cuối mỗi ngày được ghi chép và đối chiếu thế nào? Bàn giao ca ntn?

+ Chuyên gia của Công ty đánh giá giá trị đá quý, chỉ khi khách hàng yêu cầu mới mời chuyên gia bên ngoài → Tính độc lập và độ tin cậy đối với các chuyên gia bên trong? Kiểm soát đối với chuyên gia bên trong tn?

+ Cam kết mua lại với mức giá tối thiểu 75%: Chính sách cụ thể đối với mức giá mua 75-99% như thế nào? Ai là người quyết định mức giá mua lại cụ thể cho từng cửa hàng? Ai là người thẩm định chất lượng viên kim cương mua lại?

+ Kiểm kê hàng quý đối với kim cương – đặc tính là giá trị lớn và số lượng ít là không phù hợp -> Khi mất không phát hiện kịp thời, đặc biệt là mất và đánh tráo bởi quản lý và nhân viên – Kiểm kê hàng ngày (đặc biệt với hàng trưng bày trong tủ bán thường xuyên).

+ Nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền? Phân công phân nhiệm các chức năng: Không thấy

+ Vẫn quản lý và nhân viên của chính cửa hàng là người giám sát và thực hiện kiểm kê theo quý

-> Tính độc lập của việc kiểm kê? Kiểm kê chéo, có người từ Công ty xuống.

+ Nhập đá quý và bàn giao tiền cho Công ty ntn?

(Chỉ cần nên nêu 4-6 hạn chế)

  1. Bốn điểm kiểm soát được Lộc Phát sử dụng:
  2. Đá quý còn lại cất két và đặt trong phòng quản lý bên trong
  3. Camera giám sát từng góc, bảo vệ riêng 24/7
  4. Hết ngày quản lý khóa và niêm phong tủ kính. Sáng hôm sau bóc niêm phong và bàn giao chìa khóa quản lý
  5. Kiểm kê theo quý. Kiểm đếm thực hiện bởi 2 nhân viên của cửa hàng, chứng kiến bởi quản lý. Phiếu kiểm đếm đánh số thứ tự trước, …

Thử nghiệm kiểm soát để đánh giá sự hữu hiệu của KSNB của Lộc Phát:

  • Check camera
  • Phỏng vấn và quan sát bảo vệ
  • Phỏng vấn quản lý và nhân viên cửa hàng. Quan sát quá trình bán hàng, quá trình khóa tủ cuối ngày.
  • Kiểm tra biên bản kiểm kê, mẫu phiếu kiểm kê

Câu 4 (2 điểm)

Chỉ tiêu Ghi chú 31/12/2021

(Ước tính)

31/12/2020 Chênh lệch

2021-2020

Tỷ đồng Tỷ đồng Nghìn tỷ đồng Tỷ lệ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấ dịch vụ 26.500 40.200 (13.700) (34,08%) Giá vốn bán hàng (36.000) (45.000) 9.000 (20,00%) (Lỗ)/Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (9.500) (4.800) (4.700) 97,92% Doanh thu tài chính 1.600 1.000 600 60,00% Chi phí tài chính (Lãi vay) (1.500) (1.600) 100 (6,25%) Tổng (lỗ) / lợi nhuận trước thuế (13.000) (11.000) (200) 18,18% (Lỗ) lũy kế (20.000) (7.000) (13.000) 185.71% Tài sản ngắn hạn 11.000 8.000 3.000 37,50% Tài sản dài hạn 49.000 50.000 (1.000) (2,00%) Nợ phải trả ngắn hạn

(Nguồn vốn ngắn hạn

Nguồn tài trợ tạm thời)

1 41.000 32.000 7.000 12,96% Nợ hải trả dài hạn 2 20.000 22.000 (2.000) (9,09%) Tổng nợ phải trả 61.000 54.000 7.000 12,96% Cơ cấu nợ phải trả/Tổng NV

(Hệ số nợ: Mức độ đi chiếm dụng của DN. Tổng TS của DN được tài trợ bao nhiêu % bằng vố chiếm dụng)

102% 93% 9% 9,20% Tổng NV = Tổng TS

Vốn chủ sở hữu

60.000

(1,0)

58.000

4,0

2.000

(5,00)

3,45%

(125,00%)

Cơ cấu Vốn CSH/Tổng NV

(Hệ số tự tài trợ)

(2%) 7% (9%) (124,17%) Nguồn vốn dài hạn (Nguồn tài trợ thường xuyên) = Nợ dài hạn + VCSH = Tổng NV – Nợ ngắn hạn (Nguồn tài trợ tạm thời) 19,0 26,0 (7) (26,92%) Vốn lưu chuyển (30,0) (24,0) (6) 25,00% Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

0,27

0,25

0,02

7,32%

  1. Phân tích

– Lỗ liên tiếp nhiều năm, năm sau lỗ nhiều hơn năm trước

– Hệ số tự tài trợ:

-> Mức độ độc lập tài chính của DN quá thấp 2020. Năm 2021 VSH âm, lỗ lũy kế vượt quá Vốn CSH và các quỹ thuộc CSH.

– Cũng có thể phân tích thông qua hệ số nợ = Tổng nợ Tổng NV = 1 – Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ âm trong năm 2021 tức là hệ số nợ > 1 (Nợ vượt quá tổng TS, VCSH âm)

– Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

-> Mất khả năng thanh khoản. Phải dùng TS dài hạn để trang trải cho nợ ngắn hạn

– Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ: là xem xét mối quan hệ giữa Nguồn vốn dài hạn (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) với Tài sản dài hạn hay Tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời.

Vốn lưu chuyển =NV dài hạn (Gồm VCSH và Nợ dài hạn) — TS dài hạn

VLC âm 2020 và tiếp tục âm tăng lên 2021

\=> Phải dùng vốn ngắn hạn để tài trợ cho TS dài hạn

\=> Tình hình tài chính không an toàn, DN rất có vấn đề về tài chính

  1. Thủ tục kiểm toán

VSA 570 – Hoạt động liên tục

Kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính và kết luận liệu còn có yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay không.

  • Thủ tục kiểm toán bổ sung khi kiểm toán viên nhận thấy các sự kiện hoặc điều kiện dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị

Khi nhận thấy các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác định xem có hay không có yếu tố không chắc chắn trọng yếu, kể cả việc xem xét các yếu tố giảm nhẹ. Các thủ tục này phải bao gồm:

(a) Yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, nếu Ban Giám đốc chưa thực hiện đánh giá trước đó;

(b) Xem xét các kế hoạch của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các hành động trong tương lai có liên quan đến đánh giá của Ban Giám đốc về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, đánh giá khả năng cải thiện tình hình cũng như tính khả thi của những kế hoạch này;

(c) Nếu đơn vị được kiểm toán đã lập kế hoạch dòng tiền và việc phân tích kế hoạch này là yếu tố quan trọng trong việc xem xét kết quả tương lai của các sự kiện hoặc điều kiện, khi đánh giá các kế hoạch của Ban Giám đốc về các hành động trong tương lai, kiểm toán viên phải:

(i) Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu cơ bản được tạo ra để lập kế hoạch dòng tiền;

(ii) Xác định liệu có đủ bằng chứng củng cố cho các giả định dùng để lập kế hoạch

dòng tiền hay không.

(d) Xem xét liệu còn có thông tin hay sự kiện bổ sung nào kể từ sau ngày Ban Giám đốc đưa ra đánh giá;

(e) Yêu cầu Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) giải trình bằng văn bản về các kế hoạch hành động trong tương lai của họ và tính khả thi của các kế hoạch đó.

Xem xét kế hoạch của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các hành động trong tương lai

Để xem xét kế hoạch của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các hành động trong tương lai, kiểm toán viên có thể phỏng vấn Ban Giam đốc về các kế hoạch cho tương lai, ví dụ kế hoạch thanh lý tài sản, vay tiền hay tái cơ cấu các khoản nợ, cắt giảm hoặc tạm ngừng các khoản chi phí hay tăng vốn.

– Theo đề bài:

+ Số ước tính cả năm 2021 dựa trên số liệu 9 tháng đầu năm 2021; Quý 4/2021 Việt Nam mở cửa, nới lỏng nhập cảnh và nới lỏng cách ly y tế -> Khai thác trở lại đường bay thay vì đóng băng trong 9 tháng đầu năm.

Tập trung kiểm tra Quý 4

Liệu có thể cùng với hỗ trợ tài chính của Chính phủ nước sở tại và được gia hạn thanh toán cho các khoản vay từ NHTM và TCTD để “cứu nguy” cho tình hình tài chính không

Khi giả định của Ban Giám đốc bao gồm sự hỗ trợ liên tục của các bên thứ ba, bất kể được thực hiện dưới hình thức cho vay, cam kết duy trì hoặc cung cấp bổ sung nguồn vốn, hay bảo lãnh, và những hỗ trợ đó có vai trò quan trọng đối với khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, kiểm toán viên có thể cần cân nhắc việc yêu cầu các bên thứ ba đó xác nhận bằng văn bản (trong đó nêu rõ các điều kiện và điều khoản) và cũng có thể cần thu thập bằng chứng về khả năng của bên thứ ba đối với việc cung cấp các hỗ trợ đó.

Câu 5 (2 điểm)

ĐVT: triệu đồng

Vấn đề 1 Vấn đề 2 Tổng ảnh hưởng Sai sót 1: Kế toán mới chỉ hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ theo giá trị thanh toán ngay với NCC. Phần trả sau trong giá mua chưa được hạch toán (20.000). Lãi vay phát sinh 6 tháng trong năm 2021 (từ 01/7/2021) (dù tiền lãi được thanh toán cùng dư nợ 1 lần khi đến hạn) cũng chưa được hoạch toán Sai sót 2: Không đủ điều kiện ghi nhận tăng TSCĐ. Mua sắm nội thất 25tr và mua sắm bàn ghế mới 15tr (Tổng 40tr).

Chỉ có máy lạnh (giả sử 1 chiếc) có giá trị 35tr thì đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Theo khung khấu hao của Thông tư 45/2013 nhóm E – Phương tiện quản lý (Phương tiện và dụng cụ quản lý khác) 5-10 năm.

Kế toán trích khấu hao 5 năm Để đơn giản giả sử khấu hao 5 năm

Kế toán:

Nợ 211/Có 112: 20.000

Khấu hao: Nợ 627/Có 214: 20.000/(10*12)*6 = 1.000

Kế toán:

Nợ 211/Có 331: 375

Nợ641/Có214: 375/(5*12)*9=56.25

Đúng:

– Nợ 211: 40.000

– Nợ 133: 2.000

– Nợ 635: 1.760/12*6=880

– Có 112: 20.000

– Có 331: 23.760

– Khấu hao:

– Nợ 627

– Có 214: 40.000/(10*12)*6= 2.000

– CPSXC giảm 1.000

Giả sử sản phẩm đã hoàn thành, không có dở dang, sản phẩm được tạo ra đang nằm ở kho

Hàng tồn kho (Thành phẩm) giảm 1.000

Đúng:

– Nợ242/Có331:40*5=200 (phần CCDC)

– Nợ 641/242: 200/2=100

– Nợ 211/Có331:35*5= 175

– Nợ 641/Có214:175/(5*12)*9 = 26.25

Ảnh hưởng đến BCTC:

TS:

– Thuế GTGT đầu vào giảm 2.000

– Hàng tồn kho (Thành phẩm) 1.000

– NGTSCĐ giảm: 20.000

HMLKTSCĐ giảm (1.000)

– Chi phí trả trước dài hạn giảm 880

Tổng TS giảm 22.880

TS:

– NG TSCĐ tăng 200

– HMLKTSCĐ tăng (30) 56.25-26.25

– CP trả trước dài hạn giảm 100

Tổng tài sản tăng 70

TS:

– Thuế GTGT đầu vào giảm 2.000

– Hàng tồn kho (TP) giảm 1.000

– NGTSCĐ giảm

19.800

– HMLKTSCĐ giảm

(970)

– CP trả trước dài

hạn giảm 980

Tổng TS giảm 22.810

NV:

– Phải trả người bán giảm 23.760

– Thuế phải nộp tăng 176

– LNCPP tăng 704

Tổng NV giảm 22.880

NV:

– LN chưa phân phối tăng 56

– Thuế phải nộp tăng 14

Tổng nguồn vốn tăng 70

Điều chỉnh:

– Nợ 214: 30

– Nợ 242: 100

– Nợ 421: 56

– Nợ 3334: 14

– Có 211: 200

NV:

– Phải trả người bán giảm 23.760

– Thuế phải nộp tăng 190

– LNCPP tăng 760

Tổng NV giảm 22.880

BCKQHDKD

– Chi phí tài chính giảm 880

– LNTT tăng 880

– Chi phí thuế TNDN tăng

– 880*20%=176

– LNST tăng 880 – 176 = 704

BCKQHÐKD

– CPBH giảm 126.25

– CPQLDN tăng 56.25

– LNTT tăng 70

– CP thuế TNDN tăng 70*20% = 14

– LNST tăng 56

BCKQHÐKD

– Chi phí bán hàng giảm 70

– Chi phí tài chính giảm 880

– LNTT tăng 950

– CP thuế TNDN tăng 950*20% = 190

– LNST tăng 760

Bút toán đề nghị điều chỉnh:

  • Nợ 133: 2.000
  • Nợ 155: 1.000
  • Nợ 211: 19.800
  • Nợ 242: 980
  • Nợ 3334: 190
  • Nợ 421: 760
  • Có 214: 970
  • Có 331: 23.760

Và điều chỉnh các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD tương ứng.

\=> Điều chỉnh riêng biệt cho từng vấn đề, vẫn nên tổng hợp các ảnh hưởng đến BCTC.

  1. Nếu không điều chỉnh/không công bố thông tin:

Cần đánh giá mức trọng yếu của các sai sót 1 cách đơn lẻ trước và tổng hợp (nếu có đồng ý điều chỉnh bút toán đơn lẻ nào thì loại bỏ những bút toán đã được điều chỉnh trước khi xét tổng hợp).

VSA 320 – Mức trọng yếu

Khi lập chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu thực hiện cho mục đích đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán.

Việc xác định mức trọng yếu đòi hỏi các xét đoán chuyên môn. Thông thường, kiểm toán viên sử dụng một tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho một tiêu chí được lựa chọn làm điểm khởi đầu trong việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc xác định tiêu chí phù hợp bao gồm:

(1) Các yếu tố của báo cáo tài chính (ví dụ tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí);

(2) Các khoản mục trên báo cáo tài chính mà người sử dụng thường quan tâm (ví dụ, để đánh giá tình hình hoạt động, người sử dụng báo cáo tài chính thường quan tâm đến các khoản mục lợi nhuận, doanh thu hoặc tài sản ròng);

(3) Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm ngành nghề và môi trường kinh doanh mà đơn vị đang hoạt động;

(4) …

Hướng dẫn VSA 320 của VACPA

Xác định tiêu chí (Benchmark) lựa chọn là điểm khởi đầu trong việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC:

Các tiêu chí phù hợp thông thường được lựa chọn có thể là:

  • Lợi nhuận trước thuế,
  • Tổng doanh thu,
  • Lợi nhuận gộp
  • Tổng chi phí,
  • Tổng vốn chủ sở hữu
  • Giá trị tài sản ròng.

Xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, nhà nước…).

Xác định tiêu chí còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

– Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và các thước đo hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày BCTC (ví dụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền);

– Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm

Ví dụ:

  • Để đánh giá kết quả tài chính, người sử dụng có xu hướng tập trung vào lợi nhuận, doanh thu hoặc tài sản thuần.
  • Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, người sử dụng BCTC chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận sau thuế;
  • Đối với những công ty kinh doanh lỗ hoặc đạt gần điểm hòa vốn, tổng doanh thu hoặc tổng tài sản là tiêu chỉ phù hợp;
  • Đối với những công ty đang có vấn đề về khả năng thanh toán nợ, người sử dụng BCTC tập trung vào vốn chủ hữu như sự đảm bảo cho các khoản nợ của họ, hoặc tổng tài sản/tài sản ngắn hạn.
  • Đối với các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, người sử dụng BCTC quan tâm chủ

– Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm ngành nghề mà đơn vị đang hoạt động.

A7. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ phần trăm (%) và tiêu chí được lựa chọn thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho doanh thu. Ví dụ, kiểm toán viên có thể cân nhắc mức năm phần trăm (5%) trên lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục đối với đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi đó kiểm toán viên có thể cân nhắc tỷ lệ một phần trăm (1%) trên tổng doanh thu hoặc chi phí là phù hợp đối với đơn vị hoạt động phi lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm cao hơn hoặc thấp hơn có thể được coi là phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Hướng dẫn VSA 320 của VACPA:

Tỷ lệ % xác định tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và myc kế toán quốc tế không đưa ra quy định cụ thể. Tuy nhiên, trên thế giới,

Chuẩn dựa trên kinh nghiệm hoạt động kiểm toán BCTC hơn 100 năm, có những tỷ lệ % sau đây được thừa nhận chung trong ngành kiểm toán trên thế giới, trên cơ sở các số liệu thống kê và quan điểm của đại bộ phận các nhà đầu tư, những người trực tiếp sử dụng BCTC, và được áp dụng rộng rãi ở các nước:

  • 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế,
  • 1% đến 2% tổng tài sản,
  • 1% đến 5% vốn chủ sở hữu,
  • 5% đến 1% tổng doanh thu.

Mục đích kiểm toán (không có thông tin); Hoàng Gia là công ty sản xuất thép xây dựng có TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS -> TSCĐ là khoản mục trọng yếu, cần quan tâm (xét về mặt định tính)

Định lượng: Dùng chi tiêu tổng tài sản 1-2% của tổng TS để xác định mức trọng yếu. Nếu sai sót là trọng yếu -> Điều chỉnh. Nếu không điều chỉnh, ý kiến kiểm toán. Tùy vào ảnh hưởng lan tỏa hay không để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp