3. LỤC Contents Bài 1: Sinh viên Trần Thị Thƣơng – Đại học Quy Nhơn..................................................................................5 Bài 2: Phạm Thị Yến – Phòng hợp tác Quốc Tế, ĐH Sài Gòn .........................................................................7 Bài 3: Nguyễn Hồng Nhi – Giáo viên tiểu học Trần Văn Chẩm.....................................................................10 Bài 4: Lê Quang Thông – Học sinh lớp 8E – THCS Lê Quý Đôn, Đắc Lăk.......................................................13 Bài 5: Nguyễn Thị Kim Dung – Phó hiệu trƣởng – THCS An Khánh – Hà Nội...............................................15 Bài 6: Trần Thanh Hà – Giáo viên – THCS Đối Ngô – Bắc Giang ...................................................................20 Bài 7 - Đào Thị Ngọc - Giáo viên, Tiểu Học Hƣơng Mạc 1, Bắc Ninh...........................................................22 Bài 8 - Ôn Thị Hƣờng – Giáo viên, THCS Thiện Kế, Tuyên Quang ................................................................24 Bài 9 - Nguyễn Thị Nhung – Giáo viên, Tiểu học Phan Bội Châu, Đắc Lắc...................................................26 Bài 10 - Phạm Trần Thùy Linh – Giảng viên, ĐH Bạc Liêu.. ..........................................................................28 Bài 11 - Lê Ngọc Nam – Giáo viên, Tiểu học Nhơn Tân, Bình Đị nh..............................................................30 Bài 12 - Nguyễn Vũ Bảo Trâm – Tiểu học Phú Trung, Đồng Nai...................................................................32 Bài 13 - Nguyễn Thị Minh Thƣ– Học sinh lớp 10, THPT Dĩ An, Bình Dƣơng................................................36 Bài 14 - Nguyễn Thị Thảo – Giáo viên, THCS Tân Trung, Bắc Giang............................................................39 Bài 15 - Nguyễn Thị Nhàn – Giáo viên, Tiểu học Phan Bội Châu, Đắc Lắc...................................................42 Bài 16 - Ong Thị Quý Nhâm – Giáo viên, Tiểu học Xƣơng Lâm, Bắc Giang..................................................44 Bài 17 - Nguyễn Thị Đoan Trang – Phó Chánh văn phòng, SởGD&ĐT Kiên Giang......................................48 Bài 18 - Hà Thị Oanh – Phó Hiệu trƣởng, THCS Thổ Châu, Phú Quốc, Kiên Giang.......................................52 Bài 19 - Trƣơng Hồng Phúc – Giáo viên, Mầm non số 3, Ba Đình, Hà Nội....................................................55 Bài 20 - Trần Thị Mỹ Dung – Giáo viên, Trung Tiểu học Việt Anh, Bình Dƣơng ..........................................58 Bài 21 - Hoàng Thị Thu Ngân – Giáo viên, trƣờng quốc tế Châu Á Thái Bình Dƣơng, Phan Thiết ...............61 Bài 22 - Nguyễn Minh Hảo – Sinh viên, ĐH Sƣphạm Hà Nội 2 ....................................................................65 Bài 23 – Trần Thị Phƣơng, Sinh viên, ĐH Sƣphạm Hà Nội 2 .......................................................................68 Bài 24 - Lê Thị Xuân Huyền – Giáo viên, THCS Nguyễn Trãi, Đắc Lắc..........................................................69 Bài 25 - Thanh Trắc Nguyễn Văn – Giáo viên, THPT Võ Thị Sáu, Hồ Chí Minh............................................73 Bài 26 - Trần Dũng Đạt – Giáo viên, THPT Tiến Bộ, An Giang ......................................................................77 Bài 27 - Trần Thị Minh Tƣơi – Giáo viên, THCS Hƣng Trạch, Quảng Bình....................................................81 Bài 28 - Châu Tuyết Ngân – Giáo viên, THCS Cái Tàu Hạ, An Giang .............................................................83 Bài 29 - Nguyễn Thị Bích Thủy – Giáo viên (đã nghỉ hƣu), THCS An Thạnh, Đồng Tháp ............................86
4. 30 - Nguyễn Thị Bích Thủy – Giáo viên (đã nghỉ hƣu), THCS An Thạnh, Đồng Tháp ............................90 Bài 31 - Phạm Thị Hƣơng – Giáo viên, THCS Quảng Chính, Thanh Hóa.......................................................93 Bài 32 - Trƣơng Thị Xim - Giáo viên, Trung tâm Anh ngữthiếu nhi English4kids Đà Nẵng.........................97 Bài 33 - Nguyễn Thị Diễm Trang – Giáo viên, Tiểu học An Thạnh, Đồng Tháp .........................................101 Bài 34 - Phan Nguyễn Tố Uyên – Giáo viên, THCS Chu Văn An, Đà Nẵng ..................................................105 Bài 35 - Ngô Thị Diệp – Giáo viên, Trung tâm tiếng Anh BBC, Đông Anh, Hà Nội.....................................107 Bài 36 - Trị nh Thị Tố Uyên – Giáo viên, THCS Lâm Kiết, Sóc Trăng ..........................................................110 Bài 37 - Nguyễn Kiều Phƣợng – Giáo viên (đã nghỉ hƣu), THCS Nguyễn Trãi, Kiên Giang.........................116 Bài 38 - Đỗ Văn Hùng – Giáo viên, Tiểu học Đoàn Thị Nghiệp, Tiền Giang...............................................123 Bài 39 - Thân Thị Diệp Nga – Giảng Viên, ĐH Thủ Dầu 1, Bình Dƣơng......................................................126 Bài 40 - Nguyễn Thị Ngọc - Giáo viên trƣờng THCS Nghĩa Đạo- Thuận Thành- Bắc Ninh .........................130
5. 1: Sinh viên Trần Thị Thƣơng – Đại học Quy Nhơn ƢỚC MƠ CỦA TÔI “Có ai hỏi lại tôi, vì sao tôi yêu nghề giáo? Qua phút giấy ngỡ ngàng, tôi trả lời: Vì ƣớc mơ thôi”. Đó là lời bài hát “Vì sao tôi yêu nghề giáo” của Phƣơng Kỷ Đông. “Ƣớc mơ” đúng đó chỉ là điều ƣớc của cô học trò cấp 1 khi thấy cô giáo mình cầm tay nắn nót từng nét chữ, khi nghe cô giáo nói về những điều hay lẽ phải, khi đƣợc cô giáo dạy hát, dạy múa, kể cho những câu chuyện vui và thế là ƣớc mơ làm cô giáo có từ đó, nhƣng cô bé chỉ giảm ƣớc sau này mình đƣợc nhƣ cô giáo đƣợc cần tay nắn nót từng nét chữ cho học trò, cô bé sẽ kể cho học trò mình nghe những câu chuyện về cô giáo mình. “Ƣớc mơ” làm cô giáo đã thôi thúc tôi cố gắng học thật tốt nhƣng rồi mọi chuyện không nhƣ mong đợi khi mà kỳ thi đại học lần 1 không đạt, tôi cứ nghĩ mình sẽ không trở thành cô giáo đƣợc
6. nhƣng đƣợc sự động viên của gia đình của thầy cô và rồi niềm hạnh phúc đã tới, giờ đây tôi cũng đã là sinh viên năm cuối, cũng sắp trở thành cô giáo rồi, tôi có quyền tự hào về điều đó phải không và tôi nghĩ “không có ƣớc mơ nào là xa tầm với, có đạt đƣợc nó hay không là do bản thân của mỗi ngƣời”. Và hôm nay đây chỉ với tƣ cách là một giáo sinh đi thực tập vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, vẫn còn nhiều khó khăn đang ở trƣớc mắt, nhƣng hình nhƣ nó không làm tôi nán lòng cứ mỗi sáng tới trƣờng nhìn học sinh vui đùa, nghe học sinh kêu buồn ngủ lại là niềm vui, niềm hạnh phúc của tôi. Để đƣợc nhƣ ngày hôn nay tôi cũng đã trải qua những lần nán lòng muốn buông xuôi tất cả khi thì ngƣời này bảo nghề giáo khổ lắm lƣơng thì thấp, phải thức khuya dậy sớm và rồi ngƣời nọ lại bảo học giáo viên làm gì ra trƣờng cũng chẳng xin đƣợc đâu, có xin thì cũng lên vùng sâu vùng xa ấy. Ừ biết vậy đó nhƣng rồi cũng phải cố thôi biết đâu sau này lại khác và rồi “ƣớc mơ” tấm bé đã thôi thúc tôi không đƣợc nán lòng. Và giờ có ai hỏi có hối hận không – Dạ thƣa rằng không. Nếu cho chọn lại có chọn nghề giáo nữa không – Dạ thƣa vẫn chọn nghề giáo ạ. Vì chằng có nghề nào cao quý bằng nghề giáo, chẳng có nghề nào lại có nhiều thế hệ, lại có nhiều đứa con nhƣ nghề giáo. Bây giờ tôi rất hạnh phúc vì mình cũng đƣợc gọi là cô giáo rồi cho dù chỉ là giáo viên thực tập nhƣng “một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy phải không mọi ngƣời”. Hai từ “Cô giáo” nghe thiêng liêng và dễ thƣơng làm sao. Bây giờ tôi chỉ biết cố gắng để thực tập tốt mang lại cho học sinh những giờ học bổ ích và tôi mong rằng ra trƣờng dù ở đâu thì tôi vẫn sẽ xin đƣợc làm cô giáo – niềm hạnh phúc, niềm vui và cũng là ƣớc mơ của tôi. Lời cuối bài hát “Vì sao tôi yêu nghề giáo”: “Ta biết yêu nghề vì ta đã biết yêu ngƣời. Vì mọi niềm vui càng yêu ngƣời nghề thêm cao quý. Bao đôi mắt xinh chứa đầy niềm tin, nhớ những ƣớc mơ thửa tuổi còn thơ. Tôi vẫn yêu nghề và còn yêu mãi không hề nhạt phai”. Sẽ luôn vang mãi. Qua đây tôi cũng gửi lời chúc, lời tri ân tới những ai đã, đang và sẽ là thầy cô giáo có thật nhiều sức khỏe, nhiều hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng ngƣời của mình.
7. 2: Phạm Thị Yến – Phòng hợp tác Quốc Tế, ĐH Sài Gòn Ngày nhỏ ba đi vắng mỗi khi đến trƣờng mẹ lại xách theo Nó và 1cái ba lô đầy thức ăn, mẹ dạy học trò trên bảng còn Nó ngồi ở cái bàn méo mó 1 mình cũng cặm cụi viết xóa giống nhƣ học trò của mẹ. Nó ƣớc mơ sau này nó đƣợc là 1 cô giáo, 1 cô giáo Tiểu học nhƣ mẹ Nó vậy vì nó thích đƣợc đứng trên cái bục giảng ấy thích đƣợc để tóc dài, đi dép cao gót nhƣ các cô bạn mẹ, đƣợc nhiều ngƣời gọi là cô, đƣợc học trò quấn lại sau mỗi buổi tan trƣờng... nó bắt đầu học cách nói năng nhẹ nhàng, dịu dàng............... Nó ƣớc mơ là 1 giáo viên. Đi học nó càng yêu cái nghề ấy hơn khi cô giáo Nó đẹp nhƣ cô tiên vậy, bất kì điều gì cô nói cũng đúng, cũng hay, cô cứ nhƣ bƣớc ra trong truyện cổ tích mẹ kể với Nó. Nó tròn xoe mắt mỗi khi thấy cô xinh đẹp bên những dòng chữ chạy đều trên bảng.............. Nó ƣớc mơ là một giáo viên.
8. học cấp 2 Nó lọt thỏm vào lớp chọn của lớp chuyên duy nhất trong huyện, Nó học bét kẹt nhất lớp lúc nào cũng lẹp bẹt, mẹ gửi Nó học thêm cho 1 cô giáo gần nhà cô rất nghiêm nó sợ cô lắm đến mức hôm nào chƣa làm xong bài tập ở nhà trên đƣờng đi tới nhà cô nó chỉ ƣớc hôm nay nhà cô bị mất điện, mình bị sốt, mình bị ngã xe..... bất kì lí do gì để nó đƣợc nghỉ học, cũng thật là lạ nó sợ cô nhƣ vậy mà cũng không ai bắt nhƣng có điều gì đó khiến nó không giám nghỉ học nhà cô, Nó thƣơng cô nhiều lắm vì cô vất vả với Nó nhất và rồi với những gì cô làm cho Nó nó trả công cô bằng điểm thi toán vào lớp chọn của cấp 3. Có 1 chuyện hiểu nhầm khiến cô thất vọng vì Nó nhƣng bất kì ngày 20-11 nào Nó cũng nhớ về cô, nó thầm nhủ sẽ giống cô kiên nhẫn với bất kì đứa học trò nào giống Nó ngày ấy.................... Nó ƣớc mơ là 1 giáo viên Làm hồ sơ thi Đại học bạn bè ai cũng cƣời vì nó làm duy nhất 1 bộ hồ sơ thi sƣ phạm nó chắc chắn nó sẽ đậu, mọi ngƣời đều nói nghề đó vừa cực, vừa nghèo cả đời chẳng khá lên đƣợc, quanh năm chỉ chừng ấy con chữ nhồi vào đầu học trò nhạt nhẽo buồn tẻ lòng Nó không gợn sóng chỉ cƣời nhẹ.................... Nó vẫn ƣớc mơ là 1 giáo viên. Ƣớc mơ ấy mang cho Nó điều kì diệu từ tình yêu khi bƣớc chân vào cánh cổng Đại học, Nó thầm cảm ơn cuộc sống mỗi ngày vì đã cho Nó đƣợc yêu, đƣợc sống. Tốt nghiệp ra trƣờng với tấm bằng giỏi, Nó đối mặt với thực tại phải đi xa rất xa nhà mới có việc làm vì Nó tốt nghiệp Sƣ phạm giáo dục Tiểu học…. Nó ngậm ngùi giữ tình yêu trong trái tim bƣớc đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ nơi mà chƣa 1 lần nó đặt chân, một mình nó đối đầu với thực tại với nỗi đau xa gia đình, xa ngƣời Nó thƣơng, dù nƣớc mắt có khi cạn kiệt, đôi chân muốn quỵ xuống, đã có lúc Nó thoáng nghĩ nếu Nó không sống chết với ƣớc mơ ấy có lẽ cuộc đời Nó đã rẽ sang 1 hƣớng khác. Nhƣng Nó vẫn cảm ơn cuộc sống cảm ơn ƣớc mơ ấy đã cho nó gặp anh cho nó sống với niềm tin về những kết thúc có hậu ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặp quả ấy, chàng hoàng tử nào rồi cũng tìm đƣợc công chúa …….. những điều làm cuộc sống của nó thật đẹp và điều quan trọng nhất ƣớc mơ ấy cho nó đƣợc gặp anh dù để chia xa………. Nó không hối hận khi ƣớc mơ là 1 giáo viên.
9. đƣợc nhận vào 1 trƣờng Đại học, đi làm rồi nhƣng không đƣợc đứng trƣớc những ánh mắt tròn xoe, thơm nhẹ vào những đôi má bầu bĩnh, nắm chặt những đôi tay nhỏ bé, buổi trƣa nghe ríu rít kể chuyện tùm lum nhƣng nó vẫn mơ có 1 ngày nó sẽ thực hiện ƣớc mơ ấy....................nó yêu trẻ nhỏ và .........nó ƣớc mơ là một giáo viên giống nhƣ mẹ nhƣ cô của nó vậy.
10. 3: Nguyễn Hồng Nhi – Giáo viên tiểu học Trần Văn Chẩm Không biết từ khi nào mình đã chọn và quyết tâm làm ngƣời đƣa đó, đƣa những mầm non của đất nƣớc sang những bến bờ tri thức. Bƣớc vào nghề đƣợc 3 năm, mình trải qua nhiều trăn trở và cũng không ít niềm vui. Nhớ những ngày đầu tiên bƣớc vào nghề, đƣợc gặp những khuôn mặt ngây thơ hồn nhiên rất đáng yêu nhƣng sự ngây thơ ấy đã làm mình bật khóc ngay trên bục giảng. Mình nhớ…. Hôm ấy, mình đã khóc - những giọt nƣớc mắt của sự bất lực và mệt mỏi. Trƣớc hết phải trách bản thân mình, có lẽ mình giảng bài khó hiểu nên học sinh không hứng thú, không tập trung. Giảng bài nói thật to vì lớp quá ồn, nhắc đi nhắc lại mấy lần mà tụi nhỏ vẫn không chú ý, gõ bảng thì chúng im đƣợc 2phút là nói tiếp. Và rồi mình im lặng 5 phút rồi nói : - "Các con cất tập vô đi, mình không học nữa, ngồi chơi 30 phút đi rồi về".
11. nhỏ im lặng và rồi những giọt nƣớc mắt tự nhiên lăn dài trên má, và cứ thế tuôn ra không kiềm chế đƣợc. Học sinh thấy vậy úp mặt xuống bàn. Mình vừa khóc mà vừa trách bản thân, có lẽ mình không có năng lực.......Giữ bình tĩnh lại để nói chuyện với học sinh: - "Trước tiên, cô xin lỗi các em, có lẽ vì cô chưa có kinh nghiệm nên giảng bài khó hiểu, không gây hứng thú cho các em. Nhưng các em có chú ý, tập trung thì mới hiểu được. Vậy mà các em cứ ồn áo như vậy thì cô giảng bao nhiêu lần các em cũng sẽ không hiểu. Các em có muốn cô dạy nữa không, nếu không cô sẽ nói thầy hiệu trưởng đổi cho các em". Những lời nói nghẹn ngào - sự bất lực khi không biết làm gì cho con đƣờng mình đã chọn. Nhiệt huyết khi mới bƣớc vào nghề và lòng yêu trẻ của mình nhƣ tan dần. Mới vào nghề mà thầy cho dạy lớp dở nhất, quậy nhất khối, đã vậy do trƣờng thiếu giáo viên nên lớp 3 các em học cô giáo dạy nhạc. Bây giờ đôi vai mình đang gánh rất nặng trách nhiệm, niềm tin của phụ huynh và cả nhà trƣờng, gia đình. Đôi lúc thấy mệt mỏi quá nhƣng có lẽ phải cố gắng hơn nữa, không đƣợc dừng lại "vạn sự khởi đầu nan". Hy vọng rồi mọi chuyện sẽ ổn. Những lời tự động viên bản thân cố gắng vƣợt qua khó khăn lúc này. Và rồi cô nhận đƣợc niềm vui nhở nhỏ từ học trò. Mình nhớ …………. Vào ngày thứ hai , dạy bài đạo đức "Trung thực trong học tập", giảng đi giảng lại mấy lần mà học sinh vẫn không hiểu. Cho tụi nhỏ lên đóng vai thể hiện trung thực trong học tập, tụi nhỏ hứng thú lắm. Tiếp theo là tiết Toán, đang làm Toán thì một học sinh nam bƣớc lên khoanh tay và nói: - "Em xin lỗi cô, em chưa viết chính tả cô giao cho mà em nói là viết rồi". Mình nhỏ nhẹ: - "Vậy cô nên khen hay nên chê Chí Tâm đây?”. Em trả lời: - "Dạ, cô chê em đi" Thƣơng quá đi!!!!! Em về bàn ngồi và khóc. Mình đề nghị cả lớp vỗ tay hoan hô Tâm đã trung thực trong học tập, biết nhận lỗi và sửa lỗi......Vậy là em phần nào hiểu bài học của mình, biết trung thực và quan trọng hơn với mình là em là
12. có thể thành thật với cô giáo trẻ mới ra trƣờng. Mình đã có đƣợc phần nào niềm tin của các em. Những điều nhỏ nhoi, bất ngờ nhƣ thế này làm giáo viên gắn bó với nghề hơn...... Còn rât nhiều, rất nhiều niềm vui mình nhận đƣợc từ những học trò ngây thơ hồn nhiên đáng yêu ấy. Và mình biết, con đường mình đã chọn, đang đi và sẽ bước tiếp là đúng.
13. 4: Lê Quang Thông – Học sinh lớp 8E – THCS Lê Quý Đôn, Đắc Lăk Ai cũng đã trải qua một tuổi học trò với những thầy cô, ngƣời lái đò để đƣa dẫn chúng ta đến bến tƣơng lai. Tuy tôi còn nhỏ chƣa biết định hƣớng gì về tƣơng lai nhƣng nếu không có vụ tai nạn đó thì chắc tôi sẽ không thể nghĩ tới nghề thầy giáo một nghề cực khổ nhƣng lại đầy kỉ niệm. Năm nay tôi đang học lớp 8. Cái tuổi đang bồng bột năng động và cũng đầy ƣớc mơ. Có ngƣời thƣờng hỏi: Lớn lên bạn muốn làm gì? Nếu câu hỏi đó đối với tôi lúc nhỏ thì tôi sẽ trả lời rằng: - Lớn lên cháu sẽ làm một chú công an giúp ích cho đời? Nhƣng ƣớc mơ của tôi không đƣợc thực hiện vì một trận tai nạn khũng khiếp đến với tôi. Ƣớc mơ không thành hiện thực. Tôi lại định hƣớng cho mình nghề giáo viên và động viên phải học thật tốt.
14. vẫn nhớ một ngƣời cô giáo thực tập đã động viên tôi và giúp tôi có thêm nghị lực để theo đuổi cái nghề giáo viên này. Cô tên là Thu Hƣơng giáo viên thực tập của tôi năm lớp 7, cô dạy môn địa. Cô là 1 cô giáo trẻ năng động, biết chia sẻ và luôn luôn động viên các bạn trong lớp và nhiệt tình giúp đỡ các bạn. Tôi rất phục cô và tôi muốn sau này cũng trở thành một ngƣời giáo viên đƣợc các bạn học sinh yêu mến nhƣ cô. Tôi yêu nghề giáo viên. Tôi yêu tất cả những bài giảng của các thầy cô đã truyền lại cho tôi. Tôi thầm cảm ơn cô Thu Hƣơng đã động viên tôi và giúp tôi có đủ can đảm để thực hiện ƣớc mơ của mình. Lời cuối xin chúc các thầy cô giáo sức khỏe dồi dào để truyền tải những bài học hay cho các bạn học sinh. Tôi muốn khuyên các bạn rằng hãy sống hết mình và theo đuổi ƣớc mơ của mình đến cùng.
15. 5: Nguyễn Thị Kim Dung – Phó hiệu trƣởng – THCS An Khánh – Hà Nội Tôi rất tâm đắc với câu nói :" Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo bởi nó sáng tạo ra những con người sáng tạo"; "Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời." Mơ ƣớc của tôi thời học sinh không phải là làm cô giáo dù bố mẹ đều là nhà giáo, tôi luôn mơ ƣớc đƣợc trở thành một Luật sƣ hay là một cô Công an trong tƣơng lai. Năm lớp 12 cũng đã từng cùng bạn bè đạp xe 10 km lên huyện để sơ tuyển vào trƣờng an ninh dù thấp nhƣ một cái nấm và biết chắc là không đủ tiêu chuẩn. Nhƣng mơ ƣớc chỉ là mơ ƣớc mà thôi, cuộc sống đã thay đổi đến không ngờ… Là cô bé học giỏi toán vì mẹ dạy toán và cũng đã nhiều lần đi thi học sinh giỏi cả Toán và Văn, vậy mà thi tốt nghiệp Văn cấp 2 chỉ đạt 4 điểm. Buồn chán và xấu hổ …tôi đã gác học Toán lại miệt mài lao vào ôn Văn nên thi
16. trƣờng cấp III lại đạt điểm cao nhất và có tên đầu tiên trong danh sách lớp 10 Chuyên Văn, lúc đó tôi vào học rất hồn nhiên và vui vẻ trong niềm vui có thầy mới bạn mới. Bài kiểm tra đầu tiên thầy cho phân tích về lòng yêu nƣớc của ba tác phẩm : “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sỹ”, “Bình Ngô đại cáo” vì tham nên phân tích khá dài nhƣng không đủ ý, thầy cho điểm 5 trừ dài về đến tận nhà. Bài học về sự cân đối cho một bài văn đã đƣợc ghi nhớ từ đó. Ba năm miệt mài học tập tôi luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong đội tuyển Văn và đã đem nhiều thành tích về cho nhà trƣờng. Tự hào nhất là năm lớp 11 cả đội tuyển đạt giải Nhì (vƣợt lên trên cả trƣờng Chuyên Hùng Vƣơng), năm lớp 12 tôi đã đƣợc chọn đi thi học sinh giỏi Toàn quốc. Thầy vui lắm vì tôi là học sinh đầu tiên của trƣờng THPT Bình Xuyên sau 16 năm thành lập đƣợc đi thi Quốc gia môn Văn ! Có lẽ không thể quên đƣợc ngày ấy khi thầy báo tin vui: bạn bè ôm chầm lấy và công kênh lên trong niềm vui sƣóng, tôi vui đến nỗi phóng xe nhƣ bay về nhà để lấy bằng tốt nghiệp cấp II mà khi quay trở lại trƣờng đánh rơi từ lúc nào không biết, làm bố mất công phải đi xin lại bản sao. Sau này có một bác ở Tam Hợp nhặt đƣợc và trả lại. Những ngày ở Phú Thọ ôn thi thật là vui, đƣợc gặp các bạn ở các huyện khác, có 20 ngày thôi nhƣng đầy kỷ niệm. Tôi ngủ cùng giƣờng với Hƣơng (Việt Trì ) và khá thân thiết. Nhóm các bạn ở Tam Thanh giỏi nhất: Hà, Bích, Trần Anh còn Tố Nga ở trƣờng Chuyên Hùng Vƣơng lúc nào cũng nhƣ cô giáo rất chững chạc so với tuổi, thỉnh thoảng tôi lại về thăm nhà cùng Lý ( Trần Phú - Vĩnh Yên). Đội tuyển đƣợc học nhiều thầy giỏi nhƣng ấn tƣợng nhất là thầy Hƣng ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng, thầy rất quan tâm đến học trò dù hoàn cảnh của thầy còn nhiều khó khăn. Cả đội lao vào học dù nhiều hôm đói, rét. Thú vị nhất là cơm đúng ba bát không thêm chút nào, sao cô nhà bếp nấu khéo thế ! Những ngày ôn thi trôi qua nhanh, kết thúc kỳ thi tôi trở lại lớp 12 A thân yêu mà tiếc ngẩn ngơ vì không đƣợc đi tham quan Hà Nội cùng các bạn vì đó là niềm mơ ƣớc từ lâu. Kỳ tuyển sinh đã đến, tôi đã nghe lời khuyên của bố mẹ để nối nghiệp gia đình và đành gác lại ƣớc mơ lớn. Tôi làm hồ sơ vào Đại học sƣ phạm II Xuân Hoà - cách nhà 10 km. Thầy giáo dạy Toán của tôi năm đầu làm công tác tuyển
17. đã gọi tôi ra và bảo: “Em thi học sinh giỏi Toàn quốc sẽ được vào thẳng Cao đẳng sư phạm, mà thi Toàn quốc chưa có kết quả nên không biết có vào thẳng đại học không, kết quả lại báo sau khi làm hồ sơ vào Đại học, thầy chữa lại hồ sơ cho em thành Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phú nhé !”. Tôi thật bối rối vì không hiểu thế nào chỉ nói :"Thầy hỏi bố mẹ em , chuyện này em không quyết định được". Lúc bấy giờ bố đang làm Trƣởng phòng Tổ chức chính quyền cuả huyện, thầy vẫn gặp thƣờng xuyên nên tôi tin là thầy sẽ nói với bố. Một hôm bố về vui vẻ thông báo cho cả nhà biết :"Thầy Giám đốc Sở giáo dục gọi điện cho bố báo là con đạt học sinh giỏi Toàn quốc và đủ điểm vào thẳng Đại học Sư phạm II Xuân Hòa!". tôi và cả nhà vui mừng thông báo cho bạn bè, họ hàng, nhƣng niềm vui không đƣợc bao lâu khi ở trƣờng THPT biết tin đó và thầy giáo đã nói cho bố mẹ biết là đã sửa hồ sơ đăng ký vào Đại học của tôi mà chƣa hề nói với bố. Thầy đã chữa mã số trong tờ đăng ký dự thi SIIC thành FVC. Chỉ có ba chữ ấy thôi mà làm thay đổi cả cuộc đời tôi… Lúc bấy giờ chỉ có một nguyện vọng thi Đại học . Buồn - chán - thất vọng ....cả nhà luôn có một không khí nặng nề bao trùm. Tôi cảm thấy tƣơng lai mù mịt. Bố về Hà Nội đến tận Bộ Đại học để nộp đơn đề nghị xem xét lại nhƣng không thể thay đổi, dù bố quen rất nhiều bạn bè ở đó và có cả bác ruột tôi đang công tác ở Bộ. Cả nhà tôi giận thầy lắm, nhiều ngƣời khuyên đi kiện thầy nhƣng làm sao gia đình tôi có thể làm đƣợc điều đó...Có ngƣời mách cho vài điạ chỉ có thể xin vào trƣờng Đại học Sƣ phạm II ...nhƣng bố không giờ làm việc đó rồi. Ai cũng bảo bố là Bônsevich đặc sệt mà, bố giúp cho bao ngƣời nhƣng có nhận gì đâu, có ngƣời tặng cho con lợn con mà đƣa đẩy nhau mãi làm nó sổng ra, cả khách và chủ đuổi mãi mới bắt đƣợc... Tôi muốn ở nhà thi lại thêm một năm nữa, nhƣng thƣơng bố mẹ và sĩ diện với bạn bè nên đành đi học Cao đẳng sƣ phạm. Từ xuôi lại ngƣợc lên thị xã trung du đầy hƣơng long não để khoác áo sinh viên. Những năm đầu buồn và chán , thƣ nào cho bạn bè cũng đầy nƣớc mắt, thực lòng tôi cảm thấy xa lạ với trƣờng và mảnh đất Phú Thọ, cũng may mà có Trần Anh là ngƣời bạn thi Toàn
18. năm đó nay đƣợc ở cùng phòng đã chia sẻ với tôi rất nhiều. Chăm chỉ học tập nên tôi cũng đạt đƣợc Học sinh tiên tiến, có năm còn là Cán bộ gƣơng mẫu vì lúc đó là Bí thƣ chi đoàn và Phó bí thƣ liên chi Khoa Văn - Sử. Có thể tại hồ sơ cấp III đẹp quá đã từng là Phó Bí thƣ Đoàn trƣờng Cấp III và đƣợc nhận Bằng khen của TW Đoàn - hẳn là Bí thƣ Vũ Mão ký nhé. Năm thứ hai đi kiến tập đƣợc gần gũi với học sinh là tôi bắt đầu yêu nghề. Năm thứ ba đi thực tập ở Xuân Lũng là đất rau đất học, những ngày tháng ấy đã thổi lên trong tôi một ngọn lửa của niềm say mê với nghề nghiệp. Vui nhất là ở trọ nhà đạo diễn Khắc Lợi với phim “Tướng về hưu” rất nổi tiếng, đó là một ngôi nhà nhỏ yên tĩnh thơm ngát hƣơng bƣởi. Nhớ biết bao những chiều cả nhóm ra tập giảng ở bờ ao, gọi cây dâu và cây bƣởi là học sinh và tự hỏi rồi tự trả lời và lại cƣời khúc khích với nhau . Có những hôm 12 giờ trƣa nắng học trò gọi cô đi chụp ảnh cách 5 km rồi lại vội về để chiều họp Hội đồng sƣ phạm. Nhớ nhất là chuyến Picnic của cô và trò ở Đền Hùng thật là vui. Thú vị nhất là tôi còn đƣợc một học trò tặng cho tấm ảnh của anh trai “ để khi cô nhìn thấy anh ấy là như nhìn thấy em …”. Ngày chia tay cả lớp 7B đi bộ từ trƣờng ra tận ga Tiên Kiên để chia tay cô và vừa đi vừa khóc, khi tàu chuyển bánh rồi vẫn nhìn thấy những đôi vai nhỏ đang rung lên vì những tiếng khóc không thể kìm nén, thƣơng biết bao nhiêu ! Và từ đó tôi không còn buồn vì đã chọn nghề sƣ phạm nữa, đã biết chép những bài thơ hay về giáo viên vào sổ tay, đã biết mơ ƣớc cho một ngày đƣợc đứng trên bục giảng để truyền cho học sinh tình yêu văn học. Theo dòng chảy của thời gian, có biết bao kỷ niệm vui buồn trong nghề dạy học, nhờ có những ngày chắt chiu gieo hạt mà tôi đã có những mùa vàng bội thu, biết bao thế hệ học trò trƣởng thành và đã đi khắp mọi miền của Tổ quốc, có những học trò nay đã là đồng nghiệp của tôi, các em vẫn nhớ về một cô giáo trƣờng làng năm nào. Mỗi khi đọc lại những dòng lƣu bút và đƣợc nhận những lời chúc, những bông hoa của học trò - tôi gọi đó là hạnh phúc của nghề „trồng ngƣời”. Hạnh phúc đó còn đƣợc nhân lên khi sống trong ngôi nhà chung Violet của những nhà giáo ba miền Trung, Nam, Bắc, biết bao chia sẻ trong chuyên
19. trong cuộc sống làm tôi vui hơn, thành công hơn và có bản lĩnh để vƣợt qua mọi khó khăn. 24 năm – một sự nghiệp - tôi đã là một Cô giáo - một ngƣời Quản lý giáo dục! Dù có nhiều cơ hội để chuyển nghề, để có mức lƣơng cao hơn, công việc nhàn hơn, gần nhà hơn nhƣng tôi vẫn từ chối bởi tôi đang sống trong hạnh phúc vì tôi là một cô giáo - đó là một tình yêu lớn nhất của cuộc đời tôi! (Ngày 28/2/2014 - Viết để con gái biết vì sao mẹ làm cô giáo)
20. 6: Trần Thanh Hà – Giáo viên – THCS Đối Ngô – Bắc Giang TÌNH YÊU CÔ GIÁO THÔN QUÊ Những ngày tháng ba, trong tôi lại hiện về biết bao kỉ niệm với ngƣời vợ hiền của mình - một cô giáo thôn quê mộc mạc giản dị nhƣng giàu nghị lực trong cuộc sống và dành hết niềm đam mê cho sự nghiệp trồng ngƣời. Những ngày này đối với thế giới là ngày tôn vinh những giá trị cao quý mà phụ nữ đem lại cho thế giới này, với tôi mùng 8/3 năm nay còn có một ý nghĩa đặc biệt đó là ngày chúng tôi kỉ niệm 10 năm ngày cƣới. Tôi đến với em từ khi em còn là một nữ sinh sƣ phạm, trái tim tôi đã bị tan chảy bởi cách nói chuyện chất phác hiền hòa của cô gái thôn quê tuổi đôi mƣơi. Tôi sớm nhận ra em là một ngƣời khiêm tốn và giàu nghị lực, em thƣơng cha mẹ nghèo nên em đã không ngừng học tập để có tiền học bổng trang trải cho cuộc sống và qua các kì em luôn là sinh viên xuất sắc xinh đẹp của trƣờng sƣ phạm. Khi em học năm cuối trái tim tôi nhƣ muốn nổ tung vào ngày 20/11/2000 đó cũng là ngày sinh nhật của em. Phải rất khuya sau khi kết thúc đêm thi chung kết sinh
21. thanh lịch tôi mới gặp đƣợc em để tặng em bó hoa và gửi lời chúc mừng sinh nhật và ngày hiến chƣơng các Nhà giáo. Tôi sung sƣớng đến rơi lệ khi nghe em nói: "vương miện này là của anh, e đồng ý ở bên anh và theo anh hết cuộc đời này...." Cảm giác hạnh phúc vô biên ấy giờ vẫn còn nguyên trong tôi mỗi khi nhớ lại. Sau năm năm với biết bao kỉ niệm tình yêu đẹp chúng tôi quyết định gắn bó với nhau trọn đời vào một ngày tháng ba đẹp trời cách đây đúng 10 năm, đến nay gia đình nhỏ chúng tôi đã có thêm hai thành viên nhỏ học giỏi chăm ngoan. Vợ tôi vẫn ngày hai buổi tới trƣờng làng với niềm đam mê với nghề dạy học, chắp cánh cho bao thế hệ học sinh nay với bề dày thành tích rất đáng tự hào 10 năm liền là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; nhiều năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua; là đảng viên tiêu biểu của chi bộ, đảng bộ địa phƣơng, là tấm gƣơng sáng cho học sinh noi theo, là phụ nữ giỏi việc nƣớc đảm việc nhà. Năm 2013 đƣợc nghành giáo dục tuyên dƣơng danh hiệu nhà giáo tiêu biểu 5 năm liền. Nhân ngày mùng 8/3 từ đáy lòng mình tôi rất tự hào về vợ hiền của mình, về mẹ hiền của các con, ngƣời con dâu thảo của đại gia đình, một bông hoa đẹp của ngành giáo dục.
22. 7 - Đào Thị Ngọc - Giáo viên, Tiểu Học Hƣơng Mạc 1, Bắc Ninh TÔI LÀ NGƢỜI GIÀU CÓ Đó là một ngày đẹp trời, nắng vàng rực rỡ xua đi cái ảm đạm của những ngày cuối thu, gió hiu hiu thổi khe khẽ đẩy đƣa những tán lá ven con đƣờng tôi đến lớp. Hôm ấy là một ngày thật đặc biệt với riêng tôi, bởi lẽ cũng ngày này hai mƣơi chín năm về trƣớc, tôi mở cặp mắt tròn xoe để nhìn cuộc sống mới với biết bao điều mới lạ đón chờ. Chẳng biết có phải vì tâm trạng vui nên nhìn thấy cái gì cũng đẹp hay không, mà ngay cả đám học trò, tôi cũng cảm thấy chúng có gì lạ lắm, đứa nào đứa ấy mặt cứ tƣơi roi rói, lại còn tủm tỉm thầm thì ra điều bí ẩn, nhƣng tôi cũng không để tâm và bài học bắt đầu.... Hết giờ ra chơi, tôi bƣớc lên phòng và ngạc nhiên khi thấy cửa sổ lẫn cửa chính đều đóng im ỉm. Nghĩ thầm: trò của mình lại nghịch ngợm gì bên trong đây! tôi đẩy cửa bƣớc vào. Vừa định lên tiếng chất vấn thì tôi đã sững lại bởi cả lớp
23. òa trong lời bài hát :Happy birthday! Tôi đứng chôn chân tại chỗ, không nói đƣợc câu nào. Lớp trƣởng thay mặt lớp lên chúc mừng sinh nhật cô giáo và đến lúc ấy, tôi mới biết thì ra nhân lúc ra chơi tôi ngồi trên lớp điền thông tin vào cuốn Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, lũ học trò lém lỉnh của tôi tò mò vây quanh và biết đƣợc ngày sinh của cô giáo, thế là chúng lên kế hoạch để gây cho cô sự bất ngờ. "Đúng là nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò!" Tôi mắng yêu học sinh khi mà trong lòng đang ngập tràn hạnh phúc. Vậy mà chƣa hết, trên bảng là hình vẽ một chiếc bánh sinh nhật to ơi là to với rất nhiều tầng và những ngọn nến lung linh mà học sinh của tôi chắc đã phải bò ra để vẽ trong giờ ra chơi. Và đặc biệt nhất, điều khiến tôi xúc động nhất là bài thơ mà một học sinh trong lớp viết tặng cô, ngay cái tiêu đề cũng thật ngộ nghĩnh: THƠ TỰ NGHĨ Mỗi khi cô giảng bài Là lúc chúng em biết kiến thức. Trên những con đƣờng tuổi thơ Là tay cô dắt đi từng bƣớc một. Cấp Một rồi lại lên cấp Hai Là tạm biệt cô giáo. Nhƣng tim mỗi chúng em vẫn luôn nghĩ tới cô... Bài thơ của em học sinh lớp 4 viết dù câu cú, vần điệu chƣa rõ ràng, nhƣng lời thơ giản dị và tấm lòng chân thành của các em đã đem đến cho tôi niềm hạnh phúc không thể nói hết bằng lời. Sinh nhật không bánh và không hoa, nhƣng tình cô trò đã là bông hoa đẹp nhất, là giai điệu ngọt ngào nhất, là động lực mạnh mẽ cho tôi trong sự nghiệp lái đò nhiều gian nan lắm ghềnh thác này. Hơn bao giờ hết, tôi biết rằng mình là ngƣời vô cùng giàu có....
24. 8 - Ôn Thị Hƣờng – Giáo viên, THCS Thiện Kế, Tuyên Quang Tôi đã từng không thật sự yêu nghề. Tôi học sƣ phạm vì gia đình tôi khá khó khăn, học sƣ phạm thì sẽ không mất tiền học phí. Sau này thì làm giáo viên vì đó là cái nghề mình đã học, vì cần có một công việc ổn định. Lúc mới ra trƣờng, tôi đi làm hợp đồng với mức lƣơng 540.000 đồng một tháng. Tôi chỉ làm ở ngôi trƣờng đầu tiên ấy đƣợc 6 tháng, nhƣng tình yêu của những đứa trẻ ở nơi ấy đã bắt đầu nhen lên trong tôi tình yêu nghề giáo. Tôi cảm nhận đƣợc tình cảm các em dành cho tôi, gần nhƣ là dành cho một thần tƣợng vậy, mặc dù đó chỉ là những cô cậu bé lớp 6, còn tôi thì chỉ dạy chúng môn công nghệ. Những học trò đầu tiên của tôi vẫn đến thăm tôi mỗi dịp 20 tháng 11 những năm sau đó cho đến khi tôi lập gia đình và chuyển đi nơi khác sống. Tôi thật sự hạnh phúc vì điều đó. Một lần lang thang Face book, tôi gặp lại cậu học trò cũ ở ngôi trƣờng đầu tiên ấy. Năm ấy em học lớp 8 và tôi dạy môn hoá học ở lớp em. Cô trò hỏi thăm nhau một hồi. Thật ra tôi cũng không nhớ rõ về em lắm, chỉ nhìn ảnh đại diện thì biết là học sinh cũ của mình. Nhƣng em nói rằng em có một kỉ niệm về tôi mà đến giờ vẫn chƣa quên. Em nói “Ngày đó em thích học hóa lắm nhƣng lại học
25. nhất môn đó và còn nhút nhát nữa. Trong một lần kiểm tra học kỳ, em đƣợc 6 điểm thôi, thấp nhất lớp, các bạn khác điểm rât cao. Ngày đó kiểm tra là đƣợc nhìn nhau, nhƣng em không nhìn ai bao giờ. Điểm em thấp nên cô đã động viên em, điều đó làm em nhớ nhất và luôn cảm ơn cô, vì cô đã cho em niềm tin để giúp em cố gắng”. Em còn nói: “đôi khi những lời động viên đúng lúc sẽ có tác dụng hơn nhiều lần sự trách mắng”. Tôi đã cảm động đến rớt nƣớc mắt khi đọc những dòng chữ em viết. Tôi còn phải cảm ơn em vì đã giúp tôi nhận ra rằng lâu nay tôi đã đánh mất chính mình. Tôi quên rằng cần phải dành cho các em những lời động viên khích lệ, thay vào đó, tôi học tập đồng nghiệp, lúc nào cũng nghiêm khắc và yêu cầu cao đối với học trò. Tôi đã quên mất tôi của một thời. Từ hôm nói chuyện với em, tôi đã từng bƣớc tìm lại bản thân mình, với hình ảnh một cô giáo dịu hiền. Và tôi cũng cảm nhận đƣợc sự thay đổi trong ánh mắt học trò mỗi khi thấy tôi, mỗi khi tôi khen tặng các em lúc các em tiến bộ. Cũng từ hôm ấy, tôi biết rằng mình thật sự hạnh phúc vì có các em - những học trò đáng yêu mà từ bấy lâu tôi không nhận ra. Hạnh phúc của tôi - một cô giáo, có đơn giản quá không khi hạnh phúc đó chỉ là lúc trời mƣa, tôi quên không mang ô và bƣớc vội qua sân trƣờng, một cậu trò nhỏ cầm ô chạy ra, che cho tôi và nhoẻn miệng cƣời: “cô ƣớt hết rồi, sẽ bị ốm đấy ạ”, chỉ là khi tôi trên đƣờng đi làm về, trên mình là đủ loại nào áo chống nắng, nào khẩu trang, mũ bảo hiểm kín mít nhƣng những học trò cũ nay đã học cấp 3 cũng đi học về, vẫn nhận ra tôi và cất tiếng “em chào cô ạ”. Hạnh phúc của tôi chỉ là khi một trò nào đó thốt lên: “cô ơi em đã làm đƣợc bài tập này rồi ạ”. Hạnh phúc của tôi mỗi dịp 20 tháng 11, hay ngày 8 tháng 3, 20 tháng 10 không phải những chiếc phong bì, những món quà đắt tiền. Những học trò nhỏ nơi xóm núi của tôi, mỗi đứa chỉ biết dành dụm những đồng tiền lẻ mua tặng cô một bông hoa hồng, chạy đến đặt vào tay cô, chỉ nhìn cô cƣời bẽn lẽn mà không biết nói gì hơn. Những ánh mắt ngây thơ, những ánh nhìn chứa chan tình cảm ấy khiến tôi biết rằng tôi thực sự đã yêu nghề giáo tự bao giờ. Từng ngày từng ngày trôi qua, tôi cứ cóp nhặt những niềm vui nhỏ nhoi ấy và thấy mình hạnh phúc biết nhƣờng nào. Tôi hạnh phúc, vì - tôi - là - cô giáo!
26. 9 - Nguyễn Thị Nhung – Giáo viên, Tiểu học Phan Bội Châu, Đắc Lắc Mỗi nghề có một lời ru Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này Lời ru của gió, màu mây Con sông của mẹ, đường cày của cha... Nếu ai hỏi tôi rằng, vì sao tôi lại chọn nghề giáo? Đơn giản lắm, có hạnh phúc nào bằng hạnh phúc đƣợc là đại sứ mang đến tình yêu thƣơng và trí thức cho những học trò nghèo. Tôi chọn một vùng quê mà nơi đây chỉ có gió, có nắng, có rừng cây, những căn nhà nhỏ lƣa thƣa, những con ngƣời chân chất thật thà làm nơi lập nghiệp. Nơi đây, mỗi mùa mƣa đến những cây cầu cũng chẳng thể chống chọi nổi với thiên tai, khắp nơi ngập chìm trong nƣớc, cả thầy cả trò lại vất vả chèo chống đò đƣa với biết bao nguy hiểm rập rình. Dù vất vả, dù khó khăn nhƣng chỉ cần thấy nụ cƣời của các em
27. sinh nơi đây bất cứ ai đã một lần ghé qua cũng cảm thấy nao lòng, muốn gắn bó với nơi này, với học sinh nghèo nơi đây. Mong sao các em sẽ luôn cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hƣơng giàu đẹp hơn, sẽ chẳng còn cảnh lầy lội, dầu dãi nắng mƣa trên con đƣờng đến trƣờng. Và cô, cùng bao thầy cô khác sẽ luôn là những ngƣời đƣa đò tận tụy, chèo lái con thuyền đƣa các em đến với thành công! Khi đọc đƣợc bài viết của học sinh cũ viết về mình tôi đã rất cảm động, bài viết mộc mạc, ngắn gọn thậm chí còn sai lỗi chính tả nhiều, nhƣng đó là cả một sự chân thành nhất mà tôi có thể cảm nhận đƣợc. Em là học sinh dân tộc Ê đê, nhà nghèo, mẹ lại bỏ đi biệt xứ, ở nhà chỉ còn 3 cha con. Thƣơng em, những ngày rảnh rỗi tôi thƣờng chở em về nhà rồi kèm cặp thêm cho em. Năm tô chủ nhiệm là năm lớp 1, em dáng ngƣời nhỏ học hành thông minh và luôn cố gắng. Hạnh phúc của ngƣời thầy giáo có lẽ chỉ thế này thôi. Nhìn thấy các em ngày ngày chăm chỉ học tập, dù cho con đƣờng phía trƣớc vẫn còn rất dài và rất khó khăn. Ở cái bản nghèo này ngoài tình thƣơng giữa ngƣời với ngƣời, giữa thầy với trò ra thì chẳng có gì đáng giá hơn. Mùa nắng thì bụi vàng khắp các ngả đƣờng, nhà cửa. Mùa mƣa đến thì lụt lội khắp nơi, ngay cả cây cầu èo ọp thƣờng ngày đi đến trƣờng cũng bị nhấn chìm trong biển nƣớc. Lũ tan, lớp học dơ bẩn, bàn ghế dạt trôi ngả nghiêng. Cả thầy và trò lại sắn tay áo dọn dẹp, sắp xếp lại. Khó khăn, vất vả là thế nhƣng hơn hết vẫn là cái tình. Cái tình của thầy với trò, của trò dành cho thầy và của cả buôn làng với thầy cô. Chỉ riêng điều ấy thôi đã đủ để tôi gắn bó với nơi này. Hi vọng rằng các em sẽ sớm có một môi trƣờng tốt hơn để học tập, không còn phải học trong những lớp học tạm bợ, không còn phải đi trên những cây cầu chênh vênh nhƣ thế này nữa!
28. 10 - Phạm Trần Thùy Linh – Giảng viên, ĐH Bạc Liêu.. NGÀY ĐẦU TIÊN LÀM CÔ GIÁO Tôi không biết các thầy cô cũng một thời trải qua cái ngày đầu tiên làm thầy giáo, cô giáo nhƣ thế nào? Nhƣng đối với tôi, đó là cả một bầu trời kỉ niệm, là thời khắc vô cùng quan trọng để nhận ra chính mình mà đã 4 năm trôi qua, tôi vẫn không thể nào quên. Tôi vốn không phải là dân Sƣ phạm. Từ khi tốt nghiệp Đại học cho đến tốt nghiệp Thạc sĩ, tôi vẫn hình dung con đƣờng sự nghiệp phía trƣớc là một cán bộ nhà nƣớc mẫn cán với công tác bảo vệ môi trƣờng. Nhƣng cuộc đời có mấy ai đoán đƣợc chữ ngờ, nó đƣa đẩy tôi đến với nghề giáo cao quý. Có lẽ đó cũng là cái duyên…
29. chuẩn bị cho ngày đầu tiên đứng lớp, tôi soạn giáo án thật kỹ, hình dung và luyện tập phƣơng pháp giảng dạy sao cho thật tốt, thật trôi chảy, thật sinh động. Bạn bè và ngƣời thân luôn động viên, khuyến khích và truyền những kinh nghiệm quý báu giúp tôi tự tin hơn. Rồi ngày ấy cũng đến… Bƣớc chân vào lớp, tôi bắt gặp ngay những ánh mắt trong trẻo của các cô cậu sinh viên năm nhất. Ánh mắt ấy vừa nhƣ muốn kỳ vọng ở ngƣời giáo viên những bài học mới mẻ, bổ ích, vừa nhƣ muốn gửi gắm đến tôi một thông điệp đầy yêu thƣơng: “Cô sẽ làm đƣợc mà. Hãy cố gắng lên! Chúng em sẽ học tập tốt để không phụ lòng cô”. Tự dƣng, cái cảm giác lo âu, hồi hộp trong tôi tan biến mất, thay vào đó là niềm hân hoan khi lần đầu tiên đứng trên bục giảng, đƣợc truyền đạt kiến thức cho các em, đƣợc hòa vào không khí sôi nổi của tuổi trẻ… Càng dạy, tôi càng thích thú cứ nhƣ thể tôi đã từng là giáo viên từ rất lâu rồi. Bất chợt, tôi nhận ra nghề giáo mới chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất trong con đƣờng sự nghiệp của mình. Tôi vừa đảm nhiệm công tác giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, bí thƣ đoàn của trƣờng Đại học Bạc Liêu, nên có nhiều cơ hội để tham gia nhiều hoạt động khác nhau của nhà trƣờng, và từ đó có cơ hội để gần gũi các em sinh viên thân yêu nhiều hơn. Trải qua 4 năm với nghề, có biết bao kỉ niệm buồn vui từ trên bục giảng đến các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa. Nhƣng nhờ chắt chiu gieo từng hạt mầm, giờ đây, các em sinh viên năm nhất ngày ấy giờ sắp ra trƣờng, những hạt mầm của tôi đã trƣởng thành, năng động và tự tin hơn rất nhiều cả về kiến thức lẫn kĩ năng sống. Tôi nhớ đến lời dạy của Bác “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất đáng vẻ vang”. Dù có vất vả, dù có khó khăn, tôi vẫn tự nhủ với lòng: “Hãy sống và làm việc sao cho xứng đáng với cái nghề mà cả xã hội tôn vinh”. Hạnh phúc làm sao khi tôi làm cô giáo!
30. 11 - Lê Ngọc Nam – Giáo viên, Tiểu học Nhơn Tân, Bình Đị nh Cô giáo trẻ lần đầu lên bục giảng Lẩm nhẫm bài từ dưới chân cầu thang Lên đến lớp bài rơi đâu mất rồi Miệng cô cười như số tám nằm ngang. Thực tập, một kí ức trong tôi. Tôi một cô sinh viên Bình Định học ở Quảng Nam và đi kiến tập, thực tập tại Đaknong. Ở đây, tôi đã đƣợc trải qua các cung bậc cảm xúc. Tự tin…tự tin…cố lên tôi ơi…tôi sẽ làm đƣợc…là những câu nói tự cổ vũ,tự động viên để chiến thắng nổi hồi hộp, lo lắng khi lần đầu lên bục giảng, đứng trƣớc 28 cô cậu học trò và các thầy cô. Vui khi lần đầu đƣợc chính thức chủ nhiệm một lớp. Lớp 5A yêu mến. Tôi yêu các em. Tôi yêu sự hồn nhiên, tƣơi trẻ và đầy sức sống. Tôi yêu những câu nói dễ thƣơng: cô ơi! bạn chọc em, cô
31. không sinh hoạt, cô ơi!bạn lấy bút em, cô ơi! Cô ơi! Cô ơi! Yêu những phút giảng bài đƣợc các em chú ý lắng nghe, yêu những cách tay nhỏ phát biểu trong giờ học. Nhớ những lúc giải lao các em vây quanh và hỏi: cô ở Bình Định à? cô 21 tuổi hé? Cô trẻ quá? Cô có ngƣời yêu chƣa? Nhớ những trò chơi, những câu đố, những lúc làm quen. Nhớ những giây phút đêm đêm vƣợt từ cây số đi hỏi bài thầy. Nhớ những lời căn dặn, những lời động viên, những tình cảm thầy dành cho. Thầy một ngƣời cha thứ hai trong tôi.Nhớ lắm những lúc mắt nhắm,mắt mở ngồi làm đồ dùng học tập, ngồi suy nghĩ trò chơi nào phù hợp với bài dạy: ong tìm chữ, tìm nhà cho mây, chạy tiếp sức hay ai nhanh ai đúng… Nhớ những lúc nhẩm bài trƣớc khi lên lớp nhiều lúc đi ngủ mà nằm đọc một mình bị đứa bạn chọc quê… Và nhớ…nhớ lắm! Một buổi chiều nắng nhẹ lòng tôi man mác buồn. Tôi cảm ơn các em vì đã phối hợp tốt để tôi có đƣợc kết quả tốt. Chúc các em cố gắng học giỏi để thi vào lớp 6 và thực hiện đƣợc ƣớc mơ của mình. Nghe những bài hát cuối, nghe những câu chuyện cuối, nghe những lời tâm sự cuối cũng nhƣ nghe những tiếng khóc vỡ òa. Các em ôm tôi thật chặt, những giọt nƣớc mắt lăn dài trên má. Tuy an ủi, động viên nhƣng nƣớc mắt tôi cứ rơi…. Cô ở lại nhé! Cô đừng đi đƣợc không! Khi nào cô rãnh cô hãy lên đây nhé! Chúng em sẽ nhớ cô lắm! Chúng em sẽ chờ cô! Cô đừng có quên chúng em đấy nhé ! Chúng em yêu cô! Các em là những học sinh lần đầu tôi dạy, thời gian cứ trôi nhƣng kỉ niệm về các em mãi mãi nằm một góc trong trái tim tôi. Tôi rất vinh dự vì đƣợc đứng trên bục giảng và luôn tự hào về nghề mà mình đã chọn.
32. 12 - Nguyễn Vũ Bảo Trâm – Tiểu học Phú Trung, Đồng Nai Mẹ yêu các con – Những trẻ em vùng quê nghèo! Không phải ai chọn nghề ban đầu cũng vì yêu nghề. Không phải ai đi dạy ban đầu cũng vì yêu trẻ... Tôi không ghét trẻ con nhƣng cũng không thật sự thích chúng. Đã từ rất lâu, tôi ƣớc ao ngày nào cũng đƣợc mặc trên mình tà áo dài, bởi trong tâm trí tôi, áo dài là nét đẹp thiêng liêng và là linh hồn của dân tộc Việt. Rồi, tôi nhận ra nghề giáo có thể giúp tôi thực hiện mơ ƣớc của mình. Ngày ấy… Khoác trên mình chiếc áo dài trắng tinh khôi trong ngày đầu “ra mắt” các nhóc lớp Một… Ôi! Mới đó đã 4 năm rồi. Vừa bƣớc về phía phòng học vừa hát vu vơ “Em đẹp không cần son phấn, xinh thật xinh, thật xinh... rất hiền... Không quần jeans, giày cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng...”
33. thôi! Bánh tráng trộn từ tay cô bé học trò đã làm chiếc áo dài loang lổ phẩm màu. Tôi khó chịu với em, em cúi mặt. Tôi cay mày trách em cái tội chạy nhảy không chịu nhìn xung quanh. Em òa khóc. Trời! Tôi có đánh đâu mà gào lên thế kia. Hiệu trƣởng nghe thấy chắc tôi lại đƣợc mời uống trà. Tôi sợ thầy, em sợ tôi. Tôi ôm em vào lòng. Bàn tay em nhƣ đang vẽ thêm lên áo tôi những vệt nắng vàng bóng từ dầu mỡ. Tôi im lặng. Chợt thấy thƣơng em và trách chính mình… Hình nhƣ tôi bắt đầu bén duyên với nghề. Ngày ngày đến lớp, nhìn ánh mắt trong sáng, nụ cƣời hồn nhiên, những câu nói ngây thơ, vô tƣ của các em sao mà yêu đến thế. Các em làm tôi nhớ lại tuổi thơ của mình. Ba xa tôi mãi mãi khi tôi vừa mới chập chững bƣớc đi. Mẹ một mình tần tảo nuôi dạy tôi, kiêm cả vai trò ngƣời cha trong gia đình… nhƣng dù sao mẹ cũng chỉ là một phụ nữ yếu đuối. Tôi biết mình là tài sản duy nhất của mẹ nên mẹ luôn bảo bọc, chở che đến mức tuổi thơ tôi không đƣợc “trèo khế, thả diều”, không đƣợc vui chơi nhƣ các bạn đồng trang lứa. Tôi chỉ biết cắp sách đến trƣờng rồi về nhốt mình trong bốn bức tƣờng dƣới sự quản giáo của mẹ. Tôi thèm đƣợc nghịch cát, thèm đƣợc nhảy dây… thèm cái mùi rơm rạ, thèm cả cái mùi hơi đất khi trời bắt đầu lắc rắc hạt mƣa… Giờ đây, tôi muốn tuổi thơ các em thật giàu kỉ niệm, giàu hình ảnh quê hƣơng. Tôi muốn lớn lên các em thấy tự hào và mỉm cƣời khi nhớ lại “ngày xƣa ơi”. Điều tôi có thể làm đƣợc là cùng học, cùng chơi với các em. Tôi muốn mình là ngƣời cô khi hƣớng dẫn các em học, là ngƣời bạn khi cùng các em chơi những trò chơi dân gian, là ngƣời mẹ tình cảm khi dỗ dành các em và là ngƣời cha nghiêm khắc nhắc nhở khi các em làm điều gì đó chƣa đúng… Tôi không còn sợ nhăn, sợ xƣớc tà áo dài nữa, chỉ cần các em chơi vui, học tốt, chỉ cần thế thôi các em à! Năm nay, tôi đƣợc nhà trƣờng phân công dạy lớp Một trong điểm lẻ, một vùng khó khăn với phần đa là những gia đình hộ nghèo. Bƣớc vào lớp học, mƣời bốn đôi mắt tròn xoe nhìn tôi xa lạ khi thấy tôi khoác lên mình chiếc áo dài kiểu cách. Các em ngại không dám đến gần tôi… Có cái gì đó làm khoảng cách cô trò xa quá!... Ôi! Tôi hiểu rồi, tôi thật sự đã hiểu “Quần áo chỉ thật sự đẹp khi
34. mặc đúng ngƣời, đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh”. Tạm biệt áo dài thân yêu nhé! Chỉ một năm thôi, một năm thôi rồi sẽ gặp lại. Các con của tôi lem luốc, áo quần dính đầy nhựa điều, tóc màu vàng cháy nắng bết dính nhƣ lâu ngày không đƣợc gội. Khi đến cầm tay từng em tập viết những nét căn bản đầu tiên, tôi cảm nhận đƣợc cái mùi khó chịu và rất đặc trƣng của các em vùng quê lam lũ, cái mùi ngày xƣa của đứa bạn ngồi chung bàn lớp Một với tôi… Càng nhìn các em, tôi càng thấy vai trò và trách nhiệm của tôi – một cô giáo vùng quê nghèo… Ngày 20 tháng 11 năm nay của tôi thật đặc biệt. Dự Lễ ngoài điểm trƣờng chính, nhìn các thầy cô giáo đƣợc học trò bao quanh chúc mừng, còn tôi… Một ngày không hoa, không quà, không lời chúc, không một chút gì... Một phút chạnh lòng. Tôi nhớ đến các con mình… “Sao cô còi vậy cô? Cô phải ăn nhiều vào. Con mà ăn ít là ba con đánh con”. “Cô ơi! Cái răng con mới rụng. Con cho cô nè”. “Cô ơi! Cô có chí không? Đầu con nhiều chí lắm. Cô lấy không? Con cho cô mấy con. Hihi!” Mắt tôi long lanh, ngƣớc lên nhìn trời xanh để nƣớc mắt không trào ra. Thƣơng các con tôi quá! Vậy là ngày Nhà Giáo Việt Nam năm nay tôi cũng có quà đấy chứ. Tôi có một bó hoa quan tâm, một cái răng sữa… và hình như đầu tôi thấy nhột nhột, ngứa ngứa như có con gì đang bò. Phải chăng… Trong mối quan hệ cô trò, tôi thích nhất giây phút tôi và các con ngồi quây quần bắt chí cho nhau. Đến hẹn lại lên, cứ giờ ra chơi là cô trò chơi trò “Bắt chí”. Đầu bạn nào ít chí nhất sẽ có thƣởng và bạn nào bắt đƣợc nhiều chí cũng sẽ đƣợc thƣởng. Cô trò ngồi thành vòng tròn cƣời nói rôm rả, các em rất hào hứng với “thú chơi tao nhã” này. Kết quả sau vài tuần, đầu tóc các con tôi đã đƣợc sạch sẽ, cột gọn gàng và thơm tho, không còn bết dính nữa. Dạy học cho trẻ nghèo chỉ đơn sơ thế thôi. Mỗi ngày trôi qua, tôi lại âm thầm đƣa con chữ đến với trẻ em.
35. đi “bán chữ” trên rừng Đã qua mặn ngọt đã từng cay chua. Đất nghèo, chữ ít người mua Ế “hàng” không nỡ phân bua nửa lời. (“Em đi” - Lê Đình Cánh) Tự dặn lòng “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, tôi luôn nuôi dƣỡng cho mình một chữ tâm với nghề, phải có tâm thì mình mới vƣợt qua đƣợc những khó khăn trong cuộc sống lo toan, bộn bề. Bác Hồ - ngƣời thầy vĩ đại của dân tộc đã dạy: “Vì hạnh phúc mười năm phải trồng cây. Vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người”, và cố Tổng Bí thƣ Lê Duẩn đã nói: Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu. Cuối cùng, xin mƣợn mấy vần thơ trong bài Trồng cây xanh của Định Hải để khép lại bài viết nhỏ này: Những hàng cây xanh tôi trồng, tôi tưới Đang bắt rễ vào lòng đất phì nhiêu Đang cuốn nhựa xanh lên cành lá mới Những học trò tôi đó rất thương yêu.
36. 13 - Nguyễn Thị Minh Thƣ– Học sinh lớp 10, THPT Dĩ An, Bình Dƣơng Nhà giáo dục học người Tiệp Comenxki đã từng nói rằng: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Đúng vậy, trong tâm tưởng mỗi người, chúng ta đều nhận thức được rằng: Nghề trồng người vẫn là nghề đẹp nhất. Tôi không phải là cô giáo, và tôi tham gia cuộc thi viết "Hạnh phúc - Vì tôi là Cô giáo" do tôi có một tình yêu đặc biệt với vẻ đẹp của nghề giáo – cái nghề đòi hỏi sự tâm huyết và trách nhiệm lớn lao! Tôi hiện tại vẫn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng, và đang bắt đầu có những dự định riêng cho cánh cửa tƣơng lai sắp tới – thi đại học. Tuy chỉ mới lớp mƣời, nhƣng ba mẹ, gia đình đã đặt ra những chọn lựa cho tôi. Và giữa biết bao nhiêu nghề năng động trong xã hội hiện đại này, tôi biết mình vẫn hƣớng tình yêu vào nghề sƣ phạm. Hầu hết những ngƣời xung quanh tôi đều không đồng tình, họ
37. nghề giáo đã khổ, mà giáo viên dạy văn lại càng khổ hơn. Tôi hiểu rõ cái “khổ” mà mọi ngƣời vẫn hay nói, những lúc nhƣ thế, tôi lại nghĩ đến lời của cô tôi: “Nghề văn không kiếm ra đƣợc nhiều tiền nhƣ những nghề khác, nhƣng nó sẽ giúp ta sống tốt em à!” Và cũng chính ngƣời cô ấy, đã thổi bùng lên trong tôi ngọn lửa yêu môn văn, từ đó có tình yêu với nghề dạy học. Cô đã khơi gợi nên trong tôi –cô học trò nhỏ lúc đầu không có khái niệm về môn văn một tình yêu đặc biệt. Cô đặt niềm tin vào tôi trong kì thi học sinh giỏi văn cấp huyện, nhìn cô mệt mỏi vì phải chạy xe ngày mấy lần lên trƣờng ôn bài cho chúng tôi, tôi thƣơng cô lắm. Cô khắt khe với tôi, la tôi mỗi khi tôi viết sai dù chỉ là một từ. Sự khắt khe của cô khiến cho tôi nhiều khi muốn bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình không đủ sức. Nhƣng sau khi nghe tin tôi đạt thành tích tốt trong kì thi, tôi mới nhận ra rằng sự khắt khe của cô chỉ để tôi cố gắng hơn! Cô lại tiếp tục đặt niềm tin và hi vọng vào tôi bằng cách chọn tôi tham gia trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Không giống nhƣ mọi giáo viên khác, cô không quan tâm đến giải thƣởng, chỉ mong chúng tôi cố gắng làm bài thi hết sức mình, cô chăm sóc chúng tôi nhƣ một ngƣời mẹ, trƣớc khi thi, cô động viên tinh thần chúng tôi, lo lắng chúng tôi học nhiều sẽ bị mệt. Bƣớc vào phòng thi, tôi tự tin làm bài bởi vì tôi biết áp lực trong tôi đã đƣợc cô xóa mất. Và kết quả đã không phụ lại niềm hi vọng của cô. Tuy giải thƣởng đó là không cao, nhƣng tôi tin rằng nó chính là bằng khen, là chứng chỉ cho sự tận tình của cô, và sự cố gắng của tôi. Thành tích đó sẽ là những hành trang tôi mang theo bên mình, và sẽ là những nấc thang để tôi tiến đến thành công. Nhƣng cô vẫn luôn nhắc nhở tôi phải biết cố gắng hơn nữa và không đƣợc ngủ quên trên chiến thắng. Cô mong rằng tƣơng lai, tôi sẽ theo nghề giáo, bởi cô tin tôi có tố chất và có năng lực. Sự nhiệt tình và tâm huyết của cô khiến tôi mơ ƣớc sau này mình cũng đƣợc đứng trên bục giảng và dạy dỗ những học sinh thân yêu, ƣơm mầm những tri thức mới. Giờ đây, tuy đã xa cô, nhƣng những lời cô dạy vẫn còn vang vọng mãi trong tôi, tình yêu của tôi với môn học này ngày càng lớn chứ không hề phai mờ theo thời gian.
38. tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt đƣợc sự giàu có, mà đó phải là cond dƣờng dẫn lối tâm hồn con ngƣời vƣơn lên cái Chân và thực hành cái Thiện" Cảm ơn cuộc thi "Hạnh phúc - Vì tôi là Cô giáo" đã tạo cơ hội để tôi đƣợc bày tỏ lòng mình, và gửi lời tri ân sâu sắc đến những Cô giáo đang ngày ngày đƣa học sinh sang sông đến với bến bờ tri thức, truyền cảm hứng và khơi gợi ngọn lửa tâm hồn. Tôi cũng mong rằng, trong tƣơng lai mình sẽ là một Cô giáo tốt, gửi trao tri thức và ƣơm mầm tình yêu đến học trò. Xin đƣợc một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành đến cuộc thi, chúc cuộc thi thành công tốt đẹp.
39. 14 - Nguyễn Thị Thảo – Giáo viên, THCS Tân Trung, Bắc Giang. Đã nhiều lần tôi tự hỏi, ƣớc mơ là gì? Tƣơng lai, hạnh phúc là gì hả Mẹ? Mẹ bảo rằng: “Hạnh phúc không phải là khi con trở thành một ngƣời giàu có, đầy đủ về tất cả. Mà hạnh phúc của con sẽ chính là khi con thực hiện đƣợc ƣớc mơ của mình. Và khi đó, con sẽ tự trả lời đƣợc câu hỏi của “tƣơng lai” ấy là gì?”. Mẹ à! Đến lúc này, con đã thực sự cảm nhận đƣợc niềm hạnh phúc mà con đang có rồi…. 23 tuổi, con đứng trên bục giảng với những ánh mắt hồn nhiên, thơ ngây ấy. 23 tuổi con làm Cô giáo! Tôi nhớ những ngày xƣa ấy, đƣợc nhìn Mẹ và các cô giáo thƣớt tha trong tà áo dài những ngày lễ, tết, tôi đã nuôi trong mình ƣớc mơ, đƣợc mặc tà áo ấy, đƣợc đứng trên bục giảng nhƣ Mẹ, nhƣ cô. Rồi những ngày 20/11, đƣợc học
40. cũ về thăm, ngồi kể biết bao là chuyện, rồi cô trò lại rộn rã, cƣời vui………. Lại những lần lấy trộm phấn của Mẹ, viết lên cánh tủ những bài toán và đóng vai làm cô giáo giảng bài cho học sinh cách giải và đƣa ra kết quả. Và tôi cũng vẫn còn nhớ những vần chữ ấy: “Thầy cô là Mẹ, là Cha. Là sao Bắc Đẩu, là hoa trên cành. / Dạy cho chúng mình thành ngƣời trò ngoan. Con ngoan trò giỏi…..”. Cũng chính những vần chữ này, đã làm tôi càng khao khát hơn để thực hiện ƣớc mơ của mình. Lúc ấy, rất nhiều ngƣời họ nói với tôi rằng, thời buổi này ngƣời ta chọn kinh tế nhiều chứ ai lại chọn sƣ phạm, nghèo lại khó xin việc. Nào là, ra trƣờng, ngƣời ta cho lên vùng sâu, vùng xa thì khổ, phí công ăn học. Nhƣng tôi bỏ qua, vẫn cố gắng để theo đuổi ƣớc mơ ấy, con đƣờng ấy, và tôi đã làm đƣợc. Sau 3 năm, nỗ lực học tập, với những lần thực tập đầy kỉ niệm, với những bài học đầy bỡ ngỡ, và giờ đây, tôi đã thành một cô giáo thực sự, mặc dù chỉ là hợp đồng thôi, nhƣng đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi – một dấu mốc cho cái tuổi trƣởng thành. Nhớ cái ngày, tôi mới ra trƣờng, đúng lúc khó khăn về công việc. Nhìn cái bảng chỉ tiêu tuyển mà tất cả tôi cũng nhƣ bạn bè đều thất vọng, không lấy một chỉ tiêu nào! Lúc ấy, tôi dƣờng nhƣ tuyệt vọng, rồi nhớ lại những gì mọi ngƣời bảo, đúng là khó thật, biết vậy mình không học Sƣ phạm. Rồi tôi cũng xin đi dạy hợp đồng đƣợc ở một trƣờng cách nhà 12km. Ai cũng bảo, đi thì xa, lƣơng thì ít thì thà ở nhà đi công ty cho rồi, đi xa làm gì cho vất vả. Nhƣng, khi đó chỉ có Mẹ, ngƣời đã động viên tôi nên theo đuổi tiếp con đƣờng của mình. Tôi đi dạy…… Đứng trên bục giảng, tôi thấy mình trƣởng thành hơn rất nhiều, thấy đƣợc bao điều thú vị. Đó là đƣợc đem đến cho những em học sinh những điều mới lạ. Và tự hào hơn nữa, là đƣợc nghe những tiếng gọi Cô thân thƣơng, đƣợc gặp những ánh mắt thơ ngây ấy mỗi ngày đến trƣờng. Công việc, dù có mệt mỏi đến mấy, nhƣng nhìn những nụ cƣời ấy, những ánh mắt thơ ngây thì dƣờng nhƣ, mọi mệt mỏi tan biến dần. Giờ có ai hỏi tôi có hối hận khi chọn và theo nghề này không, tôi sẽ vui vẻ trả lời họ rằng: “Mỗi ngƣời sẽ có những con đƣờng riêng, hạnh phúc riêng. Với tôi, đã chọn nghề dạy học, cầm trên tay những viên phấn trắng, tôi sẽ hƣớng cho
41. non ấy những con đƣờng thẳng, bằng những màu mực đỏ tận trái tim mình”. Ai đó đã nói rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, nên với tôi hạnh phúc, tự hào biết bao – Vì tôi là cô giáo.
42. 15 - Nguyễn Thị Nhàn – Giáo viên, Tiểu học Phan Bội Châu, Đắc Lắc Sinh ra ở một vùng quê nghèo khó, nơi mà cái đói cứ bám riết lấy ngƣời dân. Cha mẹ tôi chẳng thể theo đuổi trọn vẹn con đƣờng học tập, hồi ấy đƣợc học đến lớp 7/10 đã là hạnh phúc lắm. Lấy nhau đƣợc một thời gian, cha mẹ tôi chuyển vào Tây nguyên lập nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng. Đã sớm trải qua những khó khăn, vất vả nên cha mẹ đã cố gắng làm việc ngày đêm chẳng ngơi nghỉ để cho chị em tôi có cuộc sống đủ đầy, đƣợc đến trƣờng nhƣ bao bạn bè khác. Ngày mới vào, chƣa có đất, có nhà ban ngày phải đi phát rừng, phát rẫy, đêm trăng sáng lại mang cuốc ra đồng, mồ hôi thấm đẫm đôi vai gầy. Khó khăn, vất vả là vậy nhƣng chị em chúng tôi chƣa bao giờ nghe cha mẹ than phiền bất cứ điều gì.
43. tôi càng lớn, đồng nghĩa với việc cha mẹ vất vả nhiều hơn để lo cho chúng tôi. Nhớ những lần về nhà xin tiền mẹ để đóng học và có khi là để quà bánh với chúng bạn tôi lại thấy mẹ trăn trở, trằn trọc. Tự nhiên lúc ấy thƣơng mẹ chẳng thể nào nói hết, nƣớc mắt cứ trào ra. Thƣơng mẹ, chị em chúng tôi cố gắng nhiều hơn nữa. Năm 2011, chúng tôi tốt nghiệp với tấm bằng sƣ phạm loại khá trên tay. Không bao giờ tôi quên đƣợc ánh mắt hạnh phúc của mẹ, niềm vui của cha khi đó. Mỗi khi có ai nhắc đến chị em tôi, mẹ lại cƣời hiền: "Có hạnh phúc nào bằng hạnh phúc nuôi con khôn lớn, trƣởng thành". Dù không nói, nhƣng trong lòng tôi cha mẹ luôn là ngƣời thầy bậc nhất mà tôi tôn quý. Chúng tôi trở về với chính mảnh đất đã nuôi chúng tôi khôn lớn, gắn bó với buôn làng, với lớp học nghèo và những học sinh mà ngay cả tiếng Kinh cũng chƣa thông thạo. Tự nhủ rằng bản thân sẽ làm đƣợc, giống nhƣ trƣớc kia cha mẹ đã từng làm. Nhờ có công lao của cha mẹ mà giờ đây chúng tôi có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Nếu có ai hỏi:"Vì sao chọn nghề giáo?", "Vì đó là Hạnh Phúc". Hạnh phúc vì đã thực hiện đƣợc ƣớc mơ học tập dang dở của cha mẹ, hạnh phúc vì là ngƣời sống có ích cho xã hội và hạnh phúc vì đƣợc là ngƣời chèo lái con thuyền đƣa các em đến với thành công!
44. 16 - Ong Thị Quý Nhâm – Giáo viên, Tiểu học Xƣơng Lâm, Bắc Giang Nốt trầm Hẳn ai cũng hơn một lần hoài niệm về những ƣớc mơ tuổi trẻ, những băn khoăn khi lựa chọn con đƣờng sự nghiệp của cuộc đời. Tôi cũng đã từng có những phút giây nhƣ thế…Tôi đến với nghề dạy học bởi nhiều lẽ : Làm cô giáo là ƣớc mơ từ tuổi thơ của tôi, trong mắt tôi cô giáo thật dịu dàng, nhân hậu. Nghề sƣ phạm với tôi cũng nhƣ một tất yếu để nối dài truyền thống gia đình. Cha tôi là một nhà giáo- Ngƣời đã ban tặng cho tôi cuộc sống và là ngƣời đầu tiên dạy tôi những bài học làm ngƣời. Tuổi thơ của tôi đƣợc theo cha tới trƣờng xem các anh chị học bài trên những bộ bàn ghế đƣợc xây bằng cay đất. Đƣợc ngồi cạnh xem cha soạn giáo án bên ngọn đèn dầu trong những đêm mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Nhìn cha bữa nào cũng ăn sắn khô luộc mà vẫn bảo ngon, 13 cân gạo độn, chiếc xe đạp cà tàng cha đạp hơn 60 cây số lên Sơn Động dạy học… Và tôi
45. đã từng chứng kiến bao lớp các anh chị học trò đến chúc mừng cha nhân ngày 20- 11, hình ảnh đọng lại trong sâu thẳm trái tim tôi là nụ cƣời cha rạng rỡ…Lòng yêu nghề, sự tận tâm với nghề của cha nhƣ mạch nƣớc ngầm thấm dần trong kí ức của tôi, nó đã chắp cánh ƣớc mơ cho tôi…Thế rồi tôi trở thành cô giáo vì ƣớc mơ là một phần và cao hơn thế nữa vì đó là ƣớc nguyện của cha. Nghề nào cũng thế ai chẳng có những kỉ niệm, những vui buồn đáng nhớ. Tôi đã chứng kiến bao thế hệ học trò lớn lên, trƣởng thành. Một lớp học sinh lớn lên, mỗi một học sinh trƣởng thành lại chất chứa bao trăn trở và cả những giọt nƣớc mắt hạnh phúc của những ngƣời đƣa đò chúng tôi…Năm ấy tôi đƣợc tăng cƣờng lên cấp 2 dạy một năm vì trƣờng thiếu giáo viên, đang dạy ở Tiểu học: lứa tuổi học trò vẫn thƣờng ngoan và dễ bảo. Tiếp xúc với lứa tuổi “ ẩm ƣơng” quả là một thử thách mà tôi chƣa hề đƣợc trải nghiệm, có chăng là những bài học Tâm lí giáo dục trong trƣờng sƣ phạm rằng đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lí, lứa tuổi đang thích khẳng định mình, lứa tuổi đang thích làm ngƣời lớn…Đến nơi nhận công tác tôi đƣợc phân công dạy tất cả các khối lớp, riêng khối 9 dạy thêm môn Giáo dục công dân. Tiết học đầu tiên là tiết Mĩ thuật tại lớp 9D, diễn ra bình thƣờng nhƣng điều khiến tôi rất ngạc nhiên vì ánh mắt tò mò của đồng nghiệp sau trải nghiệm đầu tiên ấy của tôi! Đến giờ giải lao tôi đi thẳng xuống phòng chờ, bao ánh mắt nghi ngại dò hỏi dồn về phía tôi và chắc không chờ đƣợc vì sốt ruột anh Khánh- giáo viên dạy toán lớp 9D hỏi tôi với vẻ mặt đầy chia sẻ: - Em thấy học sinh cấp 2 thế nào? Tiết học đầu tiên có gì khó khăn không? - Dạ! bình thƣờng ạ! Tôi trả lời chân thật. Thế là xôn xao bàn tán! Qua câu chuyện của mọi ngƣời tôi biết thêm rằng lớp 9D có rất nhiều học sinh cá biệt cả nam và nữ, là một lớp theo mọi ngƣời là hƣ và “ bất trị” nhất trƣờng. Rất có thể đây là tiết học đầu tiên của một cô giáo mới nên các “anh hùng hảo hán” đang thăm dò… Và rôi cái “ nền nếp” vốn có và bản tính “ nhất quỷ, nhì ma” của đám học trò 9D cũng đã bộc lộ sau một, hai tiết học đầu tiên “ nắn gân” cô giáo. Thoạt đầu là
46. ra ghế hát nghêu ngao, mở Tú- lơ - khơ ra đếm, rồi giật tóc, dán chữ vào lƣng vân vân và vân vân những trò nghịch ngợm…Tôi biết rằng trong tiềm thức của các em đã thừa những câu quát mắng và những lời “nặng nhẹ” của thầy cô, “ lên lớp”, “ giáo huấn” chỉ là thất sách. Tôi vẫn nhớ nhƣ in những ánh mắt ngạc nhiên, ngỡ ngàng của các em khi mắc lỗi! Không có những trận mắng “ lôi đinh” không có tiếng quát tháo mà là những câu chuyện kể đƣợc tôi xây dựng nhƣ hoàn cảnh của các em để giáo dục. Thái độ tôn trọng, yêu thƣơng thực sự của tôi đẫ “ chinh phục” đƣợc đám học trò “ bất trị” ấy! Tôi không phải là thần thánh hóa phép để các em trở thành trò giỏi ngay lập tức nhƣng thái độ với thầy cô, bạn bè, trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của các em đã chuyển biến kì lạ- Tôi hạnh phúc vì điều đó! Trong sự chuyển mình lớn lên của học sinh và cả của tôi nữa trong phƣơng pháp giảng dạy có một học sinh đặc biệt và câu chuyện của em cũng là một trong những động lực để tôi thấy yêu nghề và hạnh phúc với nghề mình đã chọn. Em - một học sinh nữ “trƣởng trò” trong đám học sinh “ bất trị” của tôi- một cô bé tóc cắt ngắn nhƣ con trai, phong cách ăn nói xấc xƣợc và bất cần…trong giờ học Giáo dục công dân hôm ấy em đã ngồi rất chăm chú- ánh mắt khi ấy mới là ánh mắt của con gái- Tôi đã chạm đƣợc đến trái tim của em! sau tiết học hôm ấy sự thay đổi nơi em làm tôi vô cùng ngạc nhiên và vui mừng. Em gửi cho tôi một bức thƣ- một bức thƣ dài hơn ba mặt giấy- câu chữ không chỉn chu nhƣng nấc nghẹn nhƣ cảm xúc của em. Em tâm sự với tôi rằng mẹ em là một phụ nữ đam mê cờ bạc, bố em làm thợ xây xa nhà gửi tiền về nuôi hai chị em ăn học nhƣng số tiền ít ỏi ấy cũng chẳng bao giờ là chọn vẹn dành cho hai chị em vì những cuộc đỏ đen của mẹ! Em chƣa bao giờ đƣợc nghe lời nói ngọt ngào từ mẹ, khi mắc lỗi là những trận đòn roi tới tấp trút xuống cơ thể , em trở nên lì lợm và dạn dĩ với những trận đòn nên em “ rất chán đơi” (Vâng em đã viết cho tôi nhƣ thế)… Em muốn đƣợc gọi tôi là mẹ, em ƣớc ao có một ngƣời mẹ nhƣ tôi…Đọc xong bức thƣ nƣớc mắt tôi nhòe hết những dòng chữ của em, tôi thƣơng em vô cùng! Tôi có nằm mơ cũng không tƣởng tƣợng đƣợc một cô bé “bất trị” nhƣờng ấy lại có những ƣớc mơ nhỏ nhoi mà đáng lẽ trẻ em nào cũng đƣợc hƣởng…
47. sau đến trƣờng tôi đã chủ động gặp em- Hai cô trò đã nói chuyện rất nhiều - Em đã khóc - điều mà không một giáo viên nào trong trƣờng nghĩ rằng sẽ có ở em. Em là một học trò có năng khiếu về các môn thể chất. Tôi động viên em tập trung học tập tất cả các môn để đủ điều kiện tốt nghiệp Trung học cơ sở và có cơ hội để học nghề sau này. Phát huy năng khiếu, sở trƣờng của bản thân năm học đó em đạt giải nhì cấp Tỉnh trong cuộc thi điền kinh. Thành tích của em và sự tin tƣởng của thầy cô nhƣ tiếp thêm động lực cho em trong học tập… Một năm học trôi qua thật nhanh với bao kỉ niệm với đám học trò “ bất trị” của tôi. ngày chia tay với các em tôi vô cùng xúc động trƣớc những tình cảm chân thành mà các em đã dành tặng tôi… Tôi chỉ là một giáo viên bộ môn – một môn học mà không ít ngƣời cho là môn phụ- nhƣng tôi tự hào là ngƣời đã gieo vào tâm hồn các em những điều thật đẹp! Một năm học không phải là thời gian dài và chƣa thể quyết định đƣợc điều gì to tát nhƣng những ngày cô trò chúng tôi bên nhau chắc chắn sẽ là những khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn, nó là điểm nhấn không thể quên trong cuộc đời các em- Tôi cảm nhận rõ đƣợc điều ấy!.. Cho đến bây giờ đám học trò “bất trị” của tôi vẫn thƣờng xuyên liên lạc với tôi. những quyết định quan trọng trong cuộc đời các em vẫn có bóng hình tôi trong đó. Tôi vẫn luôn dõi theo để chờ mong sự thành công, trƣởng thành trong cuộc đời các em. Tôi tự hào vì đƣợc làm một “ nốt trầm” trong bản nhạc cuộc đời của các em- Nghĩ đến các em tôi thấy cuộc đời Nhà giáo thật hạnh phúc – Hạnh phúc vì đƣợc làm một nấc thang, một bệ đỡ để cho các thế hệ học trò trƣởng thành. Niềm hạnh phúc bình dị ấy không phải nghề nghiệp nào cũng có được. Hạnh phúc giản dị mà thanh cao vì tôi là Cô giáo!
48. 17 - Nguyễn Thị Đoan Trang – Phó Chánh văn phòng, Sở GD&ĐT Kiên Giang Chẳng phải quá lời đâu nếu ai đó nói với tôi: “Chuột chạy cùng sào mới vào sƣ phạm” có lẽ vì nghề dạy học chƣa đƣợc trả công xứng đáng với giá trị của nó. Dẫu biết rằng chọn nghề giáo là phải chịu nhiều vất vã, chịu làm ngƣời lái đò đƣa khách sang sông nhƣng nếu có một sự chọn lựa lại có lẽ tôi vẫn chọn nghề dạy học. Lý do khiến tôi lựa chọn nghề giáo chính là niềm khát khao mãnh liệt đƣợc thắp lên trong mắt trẻ thơ hồn nhiên ánh lửa sáng bừng của tri thức khát vọng và sự tin yêu. của nghề giáo vẫn thuộc về những tháng ngày cũ. Tôi còn nhớ nhƣ in từng gƣơng mặt, cử chỉ, tính cách của từng học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Tôi nhớ lắm
49. đầu tiên làm chủ nhiệm lớp, nỗi lo ấy trĩu nặng cả tâm trí tôi. Bởi lẽ tôi vẫn thƣờng nghe các giáo viên tâm sự với nhau: “Làm chủ nhiệm cực lắm! Học sinh bây giờ toàn là con cƣng, tụi nó rất lƣời học lại cứng đầu …”. Nhƣng lo lắng dẫu cứ lo thì cái cảm giác nôn nao đợi chờ vẫn ập đến. Vậy là tôi đã bắt đầu với những tuần lễ đầu tiên làm công tác chủ nhiệm. Quả thật chuyện này không dễ chút nào. Tôi tiếp nhận chủ nhiệm một lớp đầu cấp (lớp 10) với 45 học sinh. Bốn mƣơi lăm học sinh với 45 tính cách khác nhau. Nhiều vấn đề đặt ra cho một giáo viên trẻ mới làm công tác chủ nhiệm. Việc lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có lẽ là khâu khó khăn nhất trong công tác chủ nhiệm bởi vì chƣa biết tính cách, năng lực của các em nhƣ thế nào, học lực ra sao… Vì vậy công việc đầu tiên tôi làm là bắt đầu tìm hiểu từng học sinh. Tôi cho mỗi học sinh viết tóm tắt lý lịch của các em, tiếp theo tôi tra cứu học bạ từng em và chọn ra Ban cán sự lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp đầu tiên, tôi lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lớp về việc bình chọn Ban cán sự lớp và tất cả các em đều thống nhất với sự bình chọn của tôi. Hai tuần đầu mọi hoạt động của lớp trôi qua êm ả nhƣng đến tuần thứ ba vào giờ sinh hoạt lớp, thủ quỹ báo cáo “Thƣa cô tiền quỹ em để trong cặp mất hết rồi”. Khi đó cả lớp nhốn nháo lên, “Tiền để trong cặp sao mà mất đƣợc hay là bị mất ở đâu rồi vào đây đổi thừa?”. Vậy là tôi chỉ mới chủ nhiệm có vài tuần thì lớp đã bắt đầu có chuyện. Phải giải quyết vấn đề thế nào đây? Bởi chuyện tiền bạc luôn là vấn đề nan giải và dân gian ta sẵn câu hát: “Anh em hiền thật là hiền. Làm đến đồng tiền là mất lòng nhau”. Tiền mất không nhiều nhƣng giải quyết không xong vấn đề sẽ thành chuyện lớn. Tôi muốn chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng một kế hoạch hoàn hảo nhƣ một ban chuyên án để điều tra vụ việc với giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp. Rồi thủ phạm cũng đƣợc lần ra. Số tiền đƣợc hoàn trả nhƣng tôi đã không cho lớp biết là học sinh nào đã lấy số tiền đó. Tôi muốn dùng tình thƣơng để cảm hoá một lỗi lầm. Nhƣng dƣờng nhƣ cách giải quyết của tôi chƣa thật sự thuyết phục cả lớp. Bởi tiếp theo việc mất tiền nhiều vi phạm khác đã diễn ra: sổ đầu bài thƣờng xuyên đƣợc giáo viên phê lớp ồn, nhiều học sinh không thuộc bài, không làm bài và nhiều vi phạm khác đƣợc thầy,
50. giám thị ghi nhận nhƣ: nghỉ học không phép, đi trễ, tóc dài, không đeo phù hiệu... Kết quả đƣợc công bố những lúc sinh hoạt dƣới cờ là thứ hạng áp chót của lớp. Tôi bắt đầu áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn đối với học sinh vi phạm nhƣ: phạt lao động, chép bài phạt, mời phụ huynh đến trƣờng … nhƣng vẫn không thấy tiến bộ. Nhiều tuần liên tục xảy ra nhƣ vậy, đôi lúc tôi cảm thấy rất chán nản, không ngờ làm chủ nhiệm còn khó hơn tôi nghĩ. Nhiều lúc tôi muốn xin Hiệu trƣởng thôi làm công tác chủ nhiệm. Nhƣng rồi những ánh mắt nhƣ níu kéo, nhƣ nói lời xin lỗi của học trò thật sự làm tôi bừng tỉnh. Tôi cố gắng tìm ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề của lớp. Tôi chứng tỏ sự quan tâm bằng việc đến lớp thƣờng xuyên hơn. Tôi tìm cách gần gũi, trò chuyện thân mật với học sinh để hiểu nguyên nhân từng trƣờng hợp vi phạm nhằm có hƣớng giải quyết kịp thời. Trƣớc tiên, tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao lớp ồn là vì các thành viên “nói nhiều” ngồi cạnh nhau, vì thầy cô giảng bài khó hiểu hoặc nói nhỏ, vì có em không thích học một số môn nào đó. Thế là kế hoạch dạy phụ đạo bắt đầu cho những học sinh yếu từng môn, ngoài việc giảng dạy của giáo viên bộ môn còn có sự hỗ trợ của Ban cán sự lớp. Sự chỉ bảo ân cần, tế nhị của thầy của bạn sẽ nhanh chóng giúp học sinh yếu tiến bộ dần. Song song với việc tạo điều kiện giúp các em học tập, tôi quan tâm đến từng học sinh nhƣ ngƣời thân của mình. Tôi đến thăm từng học sinh khi các em bị bệnh, chia sẻ với những cảnh ngộ buồn vui của học sinh, lắng nghe những lời tâm sự. Tôi học tập ý kiến của Barbara Cage “Nhà giáo phải có trái tim biết lắng nghe, tôn trọng và biết thấu hiểu, biết cảm nhận sự tổn thƣơng và đau đớn” để kịp làm lành lại những vết thƣơng do đỗ vỡ và đau đớn tạo ra. Và công sức của tôi bỏ ra thật không có uổng phí bởi các em cảm nhận đƣợc sự quan tâm của tôi nên tất cả đều nỗ lực học tập. Kết quả của lớp tiến bộ dần, nhiều buổi sinh hoạt dƣới cờ lớp đƣợc xếp đầu khối. Những lời hứa quyết tâm, những tấm thiệp chúc mừng tự tay các em làm chính là những tín hiệu vui cho một cô giáo chủ nhiệm trẻ nhƣ tôi ngày ấy.
51. đây tuy đã nhiều năm không còn chủ nhiệm các em nữa nhƣng khi đến các ngày lễ nhƣ: 8/3, ngày Nhà giáo Việt Nam … các em vẫn điện thoại, gửi tin nhắn để chúc mừng và đặc biệt là năm nào vào ngày sinh nhật của tôi các cô, cậu học trò của tôi dù có đi đâu xa vẫn trở về để tổ chức sinh nhật cho tôi. Nhìn những món quà sinh nhật tự tay các em làm nhƣ: vòng hoa, hình nộm bằng đất, những tấm thiệp với những lời chúc rất yêu thƣơng … Tôi rất cảm động. Tôi luôn cầu chúc cho các em gặp đƣợc nhiều may mắn và thành công trong cuộc đời. Đó là niềm vui và cũng là niềm hạnh phúc nhất của tôi.
52. 18 - Hà Thị Oanh – Phó Hiệu trƣởng, THCS Thổ Châu, Phú Quốc, Kiên Giang .
53. khó khăn. Học sinh trên đảo gầy gò ốm yếu vì thiếu . . . Học sinh vùng biển sống theo . , .
54. trong xanh, một b – .
55. 19 - Trƣơng Hồng Phúc – Giáo viên, Mầm non số 3, Ba Đình, Hà Nội Có lẽ trong nghề giáo viên, không có cấp học nào lại đặc biệt nhƣ cấp học mầm non. Nếu nhƣ ở các cấp học khác, ngƣời thầy chỉ đóng vai trò là ngƣời dạy dỗ, truyền tải tri thức, đạo đức cho học trò, thì làm giáo viên mầm non, ngoài việc ấy, ngƣời thầy còn làm nhiệm vụ của ngƣời mẹ chăm sóc cho những đứa con nhỏ của mình. Cách đây vài năm, khi còn ngồi trên giảng đƣờng trƣờng Cao Đẳng, rồi khi đi thực hành tại các trƣờng mầm non, tôi cũng nhƣ những bạn sinh viên khác, bắt đầu thấm thía đƣợc sự vất vả của cái nghề mình đã chọn. Giờ đây, khi đã là một giáo viên đứng lớp với một chút kinh nghiệm làm nghề, đôi khi, thấy nghề của mình sao mà thiệt thòi quá? Bao nhiêu vất vả, với thời gian làm việc cả ngày, đồng lƣơng ít ỏi, và áp lực xã hội nặng nề. Đôi khi chỉ một phút sơ sẩy, hậu quả
56. trả giá thật ... không biết nói sao. Mỗi ngày, khi báo chí đƣa tin về những vụ việc đáng tiếc trong ngành, thấy mọi ngƣời lên án dữ dội, thấy sao mà bất công cho những ngƣời giáo viên khác nhƣ mình, vì những con sâu làm rầu nồi canh, mà bị xã hội coi thƣờng và thiếu tôn trọng hơn những bạn đồng nghiệp trong các cấp học khác. Đó là ngoài xã hội, còn trong gia đình? Phải nói rằng những ngƣới đàn ông chịu lấy giáo viên mầm non nhƣ chúng tôi làm vợ, quả là những ngƣời đàn ông dũng cảm! Thời gian dành cho chồng con và gia đình thật ít ỏi sau 9 tiềng đồng hồ ở trƣờng. Nghề khác thì chị em còn rẽ dọc rẽ ngang, tranh thủ buổi trƣa về làm việc gia đình, chứ nghề của mình thì không dám rời trẻ 5 phút. Có một lần, nghe mẹ chồng nói với ngƣời khác: "Đi làm từ sáng sơm tới tối mịt mới về, mà lƣơng thì ba cọc ba đồng ", sao thấy lòng tủi thân ghê gớm. Những tâm sự này chắc ai cũng làm nghề mới hiểu đƣợc! :) Thế nhƣng, vƣợt qua tất cả những điều đó, bao nhiêu giáo viên mầm non nhƣ vẫn yêu nghề, yêu trẻ. Đôi khi, tự nhủ hình nhƣ không phải ngƣời chọn nghề, mà là nghề chọn ngƣời mất rồi. Bởi vì không biết bao lần than thở rằng chán nghề, bao nhiêu lần tâm sự với nhau rằng " nghề của mình bạc quá, giáo viên cấp học khác thì còn đƣợc học sinh đến thăm mỗi năm một lần, chứ chúng mình thì học sinh chẳng còn nhớ nổi", nhƣng chúng tôi vẫn không làm sao bỏ đƣợc mái trƣờng. Từng tiếng khóc tiếng cƣời của con các con, từng bài học mà chúng tôi gửi hết tình yêu thƣơng, từng lời ca tiếng hát, từng khuôn mặt ngây thơ. Tất cả những điều vất vả, chỉ cần nhìn thấy khuôn mặt lũ trẻ rạng ngời, thấy tình yêu rất trong sáng của các con dành cho cô giáo của mình. Các con yêu các cô đến nỗi nhiều con ƣớc ao lớn lên sẽ làm cô giáo mầm non giống nhƣ cô của mình. Niềm hạnh phúc từ những điều nhỏ nhoi hàng ngày, nhỏ nhƣng bên bỉ, nhỏ nhƣng mạnh mẽ, giúp cho chũng tôi, những ngƣời giáo viên mầm non vƣợt qua những vất vả và áp lực của nghề. Trên tất cả, chũng tôi hạnh phúc vì đƣợc làm công việc mình yêu, giúp ích cho xã hội. Tôi không biết tôi sẽ còn đƣợc gắn bó với nghề bao nhiêu lâu nữa, bới rất cỏ thể một ngày, nỗi lo cơm áo gạo tiền có thể khiến tôi làm một công việc khác.
57. tôi biết, sẽ không có nghề nào làm cho tôi thấy hạnh phúc nhƣ làm nghề giáo viên. Và trong suốt quãng thơi gian làm giáo viên trong cuộc đời mình, tôi sẽ không chỉ đem tình yêu, tri thức của mình cho các con, mà tôi sẽ luôn luôn dạy cho chúng biết ƣớc mơ, và quyết tâm thực hiện ƣớc mơ của mình, giống nhƣ tôi, đã mơ ƣớc trở thành một ngƣời giáo viên có tâm và có tài! Xin tặng tất cả các bạn đồng nghiệp của tôi một câu nói nổi tiếng của nhà giáo dục Comenxki : "Dƣới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học"
58. 20 - Trần Thị Mỹ Dung – Giáo viên, Trung Tiểu học Việt Anh, Bình Dƣơng Tôi là một cô giáo trẻ, tuổi nghề mới chỉ có 3 năm, nhƣng bản thân tự nhận thấy mình khá may mắn trong sự nghiệp trồng ngƣời^^! Không biết có phải là cái nghề “gõ đầu trẻ” này chọn tôi hay không, chứ bản thân tôi chƣa bao giờ nghĩ là mình sẽ trở thành CÔ GIÁO! Mọi chuyện cứ tự nhiên đến và tôi cũng bỗng dƣng thành ngƣời” bán cháo phổi‟‟! Kể cả khi đang còn ngồi ở giảng đƣờng đại học, bản thân tôi cũng không tha thiết gì với ngành nghề mình đang học. Tôi học, học và học chỉ vì phải học.
59. mọi chuyện thay đổi bắt đầu từ ngày tôi đi thực tập. Khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhƣng tôi đã cảm thấy rất nhiều điều. Cảm giác nhƣ mình chững chạc hơn rất nhiều khi khoác lên mình bộ áo dài và chiếc cặp theo đúng tiêu chuẩn Iso của một nhà giáo, cảm giác vui vui khi đƣợc nghe “Em chào Cô ạ!” , cảm giác lo lắng khi ngày đầu đứng lớp trƣớc mấy chục con mắt ngây thơ vô số tội của lũ nhóc, cảm giác hồi hộp khi lần đầu tiên ngồi họp hội đồng, cảm giác buồn và bực bội khi gặp học sinh “đặc biệt” hay cảm giác gì đó khó tả - không biết có đƣợc gọi là hạnh phúc – khi đƣợc học sinh tin tƣởng , và còn rất nhiều những cảm giác khác nữa. Chính những cảm giác đó làm tôi cảm thấy, mình bắt đầu … thích Giáo viên! Ra trƣờng, tôi đƣợc về công tác tại trƣờng Dân tộc nội trú. Các em học sinh của tôi đa phần là đồng bào thiểu số. Các em học khá yếu nhƣng bù lại, các em rất tình cảm và yêu quý thầy cô của mình. Quãng thời gian công tác tại trƣờng , vì nhiều lí do, đối với tôi khá khó khăn nhƣng chính quãng đƣờng này giúp tôi cảm thấy mình bắt đầu yêu cái nghề mà bản thân chƣa bao giờ nghĩ tới! Tạm biệt mái trƣờng và những học sinh đầu tiên, tôi bắt đầu công việc giảng dạy trong môi trƣờng hoàn toàn mới mang tên TRƢỜNG TƢ. Chắc có lẽ trong tƣ tƣởng của rất nhiều ngƣời, học sinh trƣờng tƣ là đám con nhà giàu, học hành không giỏi giang gì. Ngay cả bản thân tôi cũng đã từng suy nghĩ nhƣ vậy! Nhƣng khi bắt đầu giảng dạy và qua 3 năm gắn bó, chính đám nhóc mới làm tôi HẠNH PHÚC. Trƣờng tôi dạy là trƣờng bán trú, các em ăn và ngủ trƣa tại trƣờng. Có thể nói, thời gian chúng gặp thầy cô còn nhiều hơn gặp bố mẹ. Ngay cả bản thân tôi cũng gặp đám nhóc này nhiều hơn gia đình mình. Nhiều lúc, tôi còn cảm thấy mình không phải là Cô mà là chị, là bạn của đám tiểu quỷ đó nữa! (Chắc có lẽ tôi còn teen !) Không thể phủ nhận đám nhóc của tôi đại đa số là con nhà giàu có khá giả, cũng có nhiều nhóc học khá yếu, nhƣng tôi có thể chắc chắn một điều: đám nhóc này không hề hỗn láo và còn rất… rất…rất tình cảm.