Bài thơ phò giá về kinh thuộc thể thơ gì

Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm theo thể thơ nào ?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt

D. Thơ lục bát

Các câu hỏi tương tự

Đọc lại các chú thích [*] ở Bài 3, 5, 7, 8. Làm thơ lục bát ở Bài 13. Ghi nhớ ở Bài 16 [Ôn tập tác phẩm trữ tình], chú thích [*] ở Bài 18. Câu 2 ở Bài 26 [phần Đọc – hiểu văn bản] để nắm các định nghĩa về: – Ca dao, dân ca. – Tục ngữ. – Thơ trữ tình. – Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. – Thơ thất ngôn bát cú. – Thơ lục bát, – Thơ song thất lục bát. – Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.

Chào bạn Tụng giá hoàn kinh sư, Trần Quang Khải

Bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu về tác giả Trần Quang Khải, nội dung bài thơ Phò giá về kinh đến các bạn học sinh lớp 7. Mời tham khảo sau đây.

Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.

Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.

Dịch thơ:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.

I. Giới thiệu về Trần Quang Khải

- Trần Quang Khải [1241 - 1294] là con trai thứ ba của vua Trần Nhân Tông được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên [1284 - 1285, 1287 - 1288], đặc biệt là hai trận Hàm Tử và Chương Dương.

- Ông không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người có tài văn chương.

II. Đôi nét về Phò giá về kinh

1. Thể thơ

Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu có năm chữ.

2. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long [Hà Nội ngày nay] ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng của quân dân ta.
  • Phần 2. Hai câu sau. Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta.

4. Nội dung

Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

5. Nghệ thuật

Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, động từ mạnh kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê.

Cập nhật: 27/09/2021

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a] Bài thơ Phò giá về kinh ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?


  • Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải  đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông vè Thăng Long ngay sau chiến tháng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
  • Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có cách gieo vần tương tự như ở thất ngôn tứ tuyệt.


1. Tác giả [mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 7 Tập 1].

2. Tác phẩm

* Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long [Hà Nội ngày nay] ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

* Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật [bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ]. Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt [gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4].

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích, chúng ta có thể thấy, văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật [bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ, gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4].

Câu 2:

* Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ: hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng, hai câu sau nói về khát vọng hòa bình.

* Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ:

  • Hai câu đầu, tác giả nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên.
  • Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước khi đất nước đã thái bình, đồng thời, khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước ta, của dân tộc ta.

Đây không những là lời tự dặn mình của Thượng tướng mà còn là lời nhắn nhủ với toàn thể nhân dân: chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Từ đó, cho thấy đây là một vị tướng có tầm nhìn xa trông rộng.

Như vậy, với hình thức diễn đạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình, thịnh trị của dân tộc ta trong thời đại nhà Trần.

Câu 3:

Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ Phò giá về kinh so với bài Sông núi nước Nam có điểm giống nhau là:

  • Về nội dung: cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
  • Về hình thức: cả hai bài thơ đều rất ngắn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Khi đó, cảm xúc đều được hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Phò giá về kinh Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Phò giá về kinh này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Đề bài: “Phò giá về kinh” được viết theo thể thơ gì

Trả lời:

Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Phò giá về kinh - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

- Phiên âm:

Quảng cáo

- Dịch nghĩa:

- Dịch thơ:

Quảng cáo

- Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông

- Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên [1284-1285; 1287-1288], đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương

- Ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” [Phan Huy Chú]

1. Hoàn cảnh ra đời

- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long [Hà Nội ngày nay] ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285

- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

2. Bố cục [2 phần]

- Phần 1 [hai câu thơ đầu]: Hào khí chiến thắng của quân ta

- Phần 2 [hai câu còn lại]: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

Quảng cáo

3. Giá trị nội dung

Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

- Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Trần Quang Khải [những nét chính về cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…]

- Giới thiệu về bài thơ “Phò giá về kinh” [hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…]

II. Thân bài

1. Hai câu thơ đầu: Hào khí chiến thắng của dân tộc

- Hai câu đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta, trong đó có sự góp sức của tác giả, mang tính thời sự nóng hổi

- Dùng phép liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử

- Các động từ mạnh “đoạt”, “cầm” với nhịp điệu ngắn, nhanh diễn tả diễn tả sức mạnh hào hùng và không khí chiến thắng của dân ta

⇒ Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc

2. Hai câu còn lại: Khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị

- Lời động viên, xây dựng và phát triển đất nước trong cảnh thái bình: “thái bình tu trí lực”

- Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước: “vạn cổ thử giang san”

- Đó không chỉ là khát vọng của một người mà là mong ước, khát khao của toàn dân tộc

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

   + Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong,…

- Cảm nhận chung về bài thơ: Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

Video liên quan

Chủ Đề