Bảng hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn hóa là gì năm 2024

Khảo sát là một trong những phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến nhất bằng việc dựa trên cơ sở tạo ra lượng dữ liệu lớn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Trong quá trình khảo sát, việc đào sâu để tìm ra những thông tin hữu ích, có giá trị và mang tính cá nhân là một bước rất cần thiết.

Phỏng vấn chuyên sâu [IDI] là gì?

Phỏng vấn chuyên sâu là một phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Mục tiêu của phương pháp này là tập trung vào một sản phẩm, tình huống hoặc mục tiêu cụ thể để hiểu rõ hơn về hành vi của người tiêu dùng. Ví dụ như khi người phỏng vấn tạo một không khí thoải mái đến người được phỏng vấn thì họ sẽ dễ dàng trao đổi thông tin hơn.

Ba loại hình phỏng vấn chính

Phỏng vấn hội thoại: Đây thường là cuộc trò chuyện giữa hai người. Nhà nghiên cứu sẽ sử dụng hội thoại để hình thành các câu hỏi mở một cách tự nhiên và người tham gia trả lời được phỏng vấn ngẫu nhiên mà không được thông báo trước. Điều này giúp người phỏng vấn có khả năng đào sâu những góc độ mới khi người trả lời phỏng vấn hình thành ý kiến của mình.

Bán cấu trúc: Các cuộc phỏng vấn này thường dựa trên các chủ đề liên quan đến phạm vi khảo sát. Các câu hỏi nhất quán trong suốt quá trình phỏng vấn. Người phỏng vấn có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi và điều chỉnh mức độ thăm dò khi câu chuyện tiến triển. Nhà nghiên cứu được tự do khám phá các chủ đề và góc độ mới khi chúng xuất hiện trong cuộc phỏng vấn.

Tiêu chuẩn hóa và kết thúc mở: Phương pháp này thường sử dụng một loạt các câu hỏi mở cụ thể được chuẩn bị trước và được sử dụng theo thứ tự trong suốt cuộc phỏng vấn với những người tham gia. Điều này giúp xác định sự khác biệt về thái độ, hành vi và cách tiếp cận giữa những người được phỏng vấn. Không giống như bảng câu hỏi có sẵn, câu hỏi mở giúp mở rộng phạm vi phỏng vấn và thu hút những quan điểm mới đa chiều.

Ưu điểm của phỏng vấn chuyên sâu

Ngân sách thấp: Phỏng vấn chuyên sâu không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa mục tiêu và số lượng người tham gia sẽ có tác động đến vấn đề ngân sách.

Giao tiếp phi ngôn ngữ: Trọng tâm của cuộc phỏng vấn trực tiếp bao gồm ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng nói và nét mặt. Thông qua đó, người phỏng vấn có thể hiểu rõ hơn những gì người trả lời muốn truyền đạt.

Mối quan hệ tích cực: Một trong những ưu điểm chính của phỏng vấn chuyên sâu trong nghiên cứu là chúng cho phép nhà nghiên cứu phát triển mối quan hệ với người tham gia, giúp mang lại cái nhìn sâu sắc, phong phú và đa dạng hơn. Nó cung cấp cho người phỏng vấn phạm vi rộng hơn để tìm hiểu sâu về các lĩnh vực và chuyển hướng cuộc phỏng vấn khi cần thiết.

Trò chuyện từ xa: Công nghệ hiện đại và sự nở rộ của các nền tảng mạng xã hội giúp việc giao tiếp trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Trò chuyện trực tuyến nhờ đó giúp con người trở nên gần gũi hơn dù có khoảng cách địa lý và đôi khi giúp người được phỏng vấn cảm thấy tự tin và thoải mái nhất.

Nhược điểm của phỏng vấn chuyên sâu

Người phỏng vấn cần có chuyên môn tốt: Người phỏng vấn phải có trình độ đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để có thể tiến hành nghiên cứu thị trường thành công. Không chỉ đơn giản là một cuộc trò chuyện, mọi thứ cần được vận hành một cách chuyên nghiệp. Thực hiện một cuộc phỏng vấn mở trong khi duy trì cấu trúc bài phỏng vấn và tập trung cao độ vào kết quả mong muốn là một kỹ năng đặc biệt đòi hỏi chuyên môn cao.

Tính khách quan: Kết quả của phỏng vấn chuyên sâu thường dựa trên phạm vi nhỏ và không thể lượng hóa được. Do đó, phân tích của họ nên được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập để đảm bảo tính khách quan, đồng thời nên thực hiện cùng thời điểm hoặc trước khảo sát định lượng.

Tạm kết

Với cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, các doanh nghiệp du lịch – lữ hành sẽ cần chuẩn bị tốt các nguồn lực để sẵn sàng cho giai đoạn vàng “bùng nổ”. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh với CHI PHÍ 0Đ [hoàn toàn miễn phí] cùng vô số lợi ích khác về quảng bá thương hiệu, phần mềm GetGoo Travel sẽ là một giải pháp công nghệ vô cùng tối ưu và tiết kiệm chi phí.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận ngay Demo đầy đủ tính năng phần mềm qua số HOTLINE: 0986962997 hoặc ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

cũng luôn được các doanh nghiệp chuẩn bị trước. Dựa vào câu trả lời của ứng viên mà nhà quản trị có thể đánh giá được trình độ học vấn, kinh nghiệm cũng như kỹ năng cơ bản từ đó chọn lựa nhân sự phù hợp nhất. Cùng CoDX theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách xây dựng các câu hỏi để phỏng vấn ứng viên chuẩn nhất nhé!

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức Trang tin quản trị CoDX của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Hiểu một cách đơn giản, bảng câu hỏi phỏng vấn chính là danh sách những câu hỏi được chuẩn bị trước để ứng viên trả lời. Đây chính là cách sàng lọc nhân sự hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang áp dụng.

Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn ứng viên cho nhà tuyển dụng 2023.

1.1 Mẫu câu hỏi phỏng vấn ứng viên cơ bản

Đối với một buổi phỏng vấn cơ bản ở nhiều vị trí khác nhau, các ứng viên sẽ phải trả lời một số câu hỏi cơ bản. Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng này liên quan đến trình độ, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm làm việc… Chẳng hạn như:

  • Vì sao anh chị lại ứng tuyển vào vị trí công việc này?
  • Anh chị đã tìm hiểu và có những nhận xét gì về Công ty chúng tôi?
  • Đối với anh chị, điều gì là yếu tố giúp anh chị hứng thú nhất khi làm việc?
  • Đâu là động lực để khích lệ tinh thần anh chị làm việc?
  • Theo anh chị, vị trí công việc này cần yêu cầu gì?
  • Anh chị sẽ triển khai kế hoạch công việc này trong tương lai ra sao?
  • Để đảm nhiệm tốt công việc, anh chị cần những quyền hành và số liệu nào?
  • Với kinh nghiệm hiện có, mức lương mong muốn của anh chị là bao nhiêu?
  • Các chính sách nhà nước có ảnh hưởng nhiều hay ít đến công việc của anh chị?
    Mẫu các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp

1.2 Một số câu hỏi phỏng vấn nhân sự

Đối với mỗi doanh nghiệp, nhân viên hành chính nhân sự [HR] là nhân tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, bảng câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ứng viên khi đảm nhiệm vị trí này sẽ thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến nhân sự công ty, bao gồm:

  • Tuyển dụng nhân viên
  • Đào tạo và phát triển
  • Thực hiện các chế độ phúc lợi và tiền lương
  • Triển khai các thủ tục hành chính liên quan đến hợp đồng của người lao động.
  • Thực hiện một số hoạt động truyền thông nội bộ [Thường thấy ở các công ty startup hay công ty có quy mô nhỏ].
    Bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên nhân sự chuẩn mà doanh nghiệp có thể áp dụng

Do đó, danh sách câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự cần có đầy đủ các thông tin dưới đây:

  • Giới thiệu đôi nét thông tin bản thân của bạn.
  • Những lý do nào khiến bạn lựa chọn vị trí công việc này?
  • Giới thiệu đôi nét thông tin bản thân của bạn.
  • Vì sao bạn nghĩ rằng mình phù hợp với vị trí công việc tại công ty của chúng tôi?
  • Bạn đánh giá như thế nào về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
  • Khi làm việc, đâu là nỗi sợ lớn nhất của bạn?
  • Đối với bạn, như thế nào là môi trường làm việc lý tưởng và đáng mơ ước?
  • Khi đảm nhiệm vị trí này ở công ty cũ, bạn đã từng sa thải nhân viên nào chưa và bạn có cảm xúc như thế nào?
  • Theo bạn, đâu là phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất hiện nay, bạn mất bao lâu để làm quen với phần mềm đó?
  • Vì sao bạn tạm dừng công việc ở công ty trước đó?
  • Bạn có đặt mục tiêu cho 5 năm tới không? Đó là gì?

1.3 Mẫu bảng câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh/bán hàng

Các câu hỏi phỏng vấn ứng viên kinh doanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây là vị trí đem lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, ứng viên cần phải có nhiều kỹ năng khác như giao tiếp, ứng xử, thuyết phục khách hàng…Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng nên trang bị câu hỏi phỏng vấn nhân sự sau đây:

  • Theo bạn, thế mạnh cũng như hạn chế trong công việc này của bạn là gì?
  • Đối với vị trí nhân viên kinh doanh, bạn mong muốn những gì?
  • Theo bạn, điều gì ở kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với doanh nghiệp của chúng tôi?
  • Đối với vị trí nhân viên kinh doanh, việc học quan trọng như thế nào?
  • Trong một vài tình huống, bạn nên dừng việc bán hàng của mình. Theo bạn, đó là khi nào?
  • Đâu là mẫu khách hàng lý tưởng và phù hợp nhất với công ty?
  • Điều gì chính là động lực thúc đẩy bạn bán hàng?
  • Ngay cả khi tâm trạng tệ nhất, bạn nghĩ mình có cần đón tiếp khách hàng một cách nồng nhiệt hay không?
  • Quy trình bán hàng của công ty có những sai sót, bạn sẽ làm gì để khắc phục nó?
  • Theo bạn, hiện nay mạng xã hội ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình bán hàng ra sao?
    Danh sách câu hỏi tuyển dụng nhân viên kinh doanh cơ bản, giúp doanh nghiệp nhanh chóng chọn được ứng viên phù hợp

Tải mẫu danh sách các câu hỏi phỏng vấn ứng viên cho nhà tuyển dụng TẠI ĐÂY

2. Cách xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên chuyên nghiệp

Quy trình xây dựng các câu hỏi tuyển dụng chuyên nghiệp được nhiều nhà quản trị quan tâm. Bởi trên thực tế, một bảng câu hỏi được xây dựng tốt sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng năng lực của ứng viên. Từ đó, sàng lọc và lựa chọn được nhân sự phù hợp nhất. Cụ thể, quy định tạo bảng câu hỏi tuyển dụng gồm bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu câu hỏi và xác định mục tiêu

Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên phù hợp với mục tiêu nghiên cứu được đặt ra ban đầu. Đồng thời, phải đảm bảo rằng tất cả câu hỏi này sẽ giúp thu được những câu trả lời phù hợp tránh việc thiếu hay thừa các dữ liệu không cần thiết.

Bước 2: Xác định ứng viên phù hợp

Mỗi vị trí công việc sẽ phù hợp với một nhóm ứng viên riêng. Chính vì thế, cần tạo danh sách câu hỏi phỏng vấn phù hợp với mục đích và đối tượng khác nhau. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu khảo sát để thu thập được dữ liệu cần thiết.

Bước 3: Xác định về cách thức sẽ thu thập câu trả lời ứng viên

Hiện nay có 2 cách để nhà tuyển dụng có thể thu thập câu trả lời của các ứng viên:

  • Trực tiếp: Tại buổi phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi để ứng viên trả lời. Cách làm này thường sẽ mất thời gian hơn nhưng kết quả nhận về sẽ có độ tin cậy cao hơn.
  • Gián tiếp: Doanh nghiệp có thể gửi các câu hỏi phỏng vấn ứng viên thông qua mail. Cách làm này sẽ giúp cho nhà quản trị tiết kiệm thời gian đáng kể. Tuy nhiên, một số ứng viên sẽ hiểu sai câu hỏi hoặc trả lời thiếu, dẫn đến việc đánh giá ứng viên không chính xác.
    Quy trình xây dựng các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Bước 4: Xác định câu hỏi trọng tâm

Doanh nghiệp cần phân tích để xác định những câu hỏi quan trọng nhất trong bảng phỏng vấn ứng viên. Điều này sẽ giúp bạn sớm xác định được ứng viên phù hợp, có đủ năng lực với vị trí mình đang tìm kiếm.

Bước 5: Chỉnh sửa và sắp xếp các câu hỏi

Sau khi đã xác định các câu hỏi cần thiết, nhà quản trị cần phải sắp xếp chúng một cách hợp lý nhất. Một số điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thiết lập vị trí cho các câu hỏi:

  • Những câu hỏi chung cần được sắp xếp trước những câu hỏi riêng.
  • Những câu hỏi quan trọng nhất không đặt ở cuối cùng.

Tiếp đến điều chỉnh để chọn lọc những câu hỏi phù hợp nhất cho từng vị trí nhân viên.

Hy vọng rằng, một số thông tin về bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. CoDX luôn hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách cung cấp hệ thống các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: Công ty TNHH Hợp Tác Chuyển đổi số CoDX

  • Hotline: 1900 25 25 81 – Số điện thoại: 0968 61 23 50
  • Email: [email protected] | Website: //www.codx.vn
  • Trang Tin tức – Kiến thức Quản trị: //businesswiki.codx.vn Địa chỉ văn phòng: Toà nhà QTSC R&D Labs 1, Lô 45 đường số 14, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

Chủ Đề