Thuỷ tinh thể của mắt được xem như là gì năm 2024

Vậy đục thủy tinh thể [TTT] là gì, có những nguyên nhân nào gây đục TTT, có phải đục TTT thể đang ngày một gia tăng, đục TTT có thể điều trị được không…? Đó là những câu hỏi các chuyên gia của Bệnh viện Mắt Hitec thường tư vấn, giải thích cho người bệnh hàng ngày.

Người bệnh được nhân viên chăm sóc khách hàng hướng dẫn thực hiện quy trình thăm khám tại bệnh viện

Nhân mắt - thủy tinh thể [TTT] là một bộ phận quan trọng của con mắt, có cấu tạo như một thấu kính trong suốt giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc để cho ta hình ảnh rõ nét và chân thực nhất. Đục TTT hay còn gọi là bệnh cườm khô [phân biệt với cườm nước – thiên đầu thống] là tình trạng thấu kính đó bị đục với nhiều hình thái, mức độ khác nhau dẫn đến nhìn mờ ở từng mức độ và có thể kết thúc bằng mù lòa.

Theo thông tin từ PGS.TS Cung Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương chia sẻ tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc tháng 10/2023 ở Nha Trang, tình hình mù lòa tại Việt Nam qua 10 năm gần đây đã có nhiều thay đổi. Những nguyên nhân mù như sẹo đục giác mạc do mắt hột được thay thế bởi các nhóm bệnh lý khác: đục TTT, tật khúc xạ, bệnh võng mạc do đái tháo đường… Trong đó, đục TTT vẫn là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây mù lòa. Theo thống kê gần đây của Bệnh viện Mắt Trung ương, 74% số người mù là do đục TTT, cứ mỗi năm Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh đục TTT, chủ yếu là đục TTT do tuổi già [70% người bệnh có độ tuổi từ 50].

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người cao tuổi bị đục TTT là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, của mắt theo thời gian. Đó là sự "xáo trộn" các cấu trúc protein làm cho TTT bị thay đổi độ cong, độ trong, độ đàn hồi, độ dày và trở nên mờ đục, mất khả năng điều tiết tự nhiên của nó.

Đục TTT còn do nhiều nguyên nhân khác như bẩm sinh hoặc mắc phải do các bệnh lý ở mắt [viêm màng bồ đào] hay bệnh lý toàn thân [đái tháo đường, tăng huyết áp] hoặc do chấn thương, do sử dụng các thuốc có chứa corticoid kéo dài để điều trị các bênh tại mắt, toàn thân [viêm kết giác mạc dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, hội chứng thận hư hoặc các bệnh lý tự miễn khác…].

Tuy nhiên, đục TTT lại là một trong những bệnh lý gây mù lòa duy nhất có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau đây là những thông tin cần thiết cho người bệnh đục TTT.

ThS.BS. Nguyễn Văn Sanh - Giám đốc hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec kiểm tra đáy mắt cho người bệnh đục thủy tinh thể.

09 dấu hiệu gợi ý có thể bị đục TTT:

- Nhìn mờ, khó nhìn, nhanh mỏi mắt khi tập trung xem tivi hoặc đọc sách báo.

- Tăng nhạy cảm với ánh sáng, chói sáng/ quáng gà, nơi râm mát nhìn rõ hơn ra ngoài nắng.

- Có người bệnh lại giảm thị lực với ánh sáng yếu, tăng ánh sáng thì nhìn rõ

- Nhìn nhòe, cảm giác có màn sương che phủ trước mắt.

- Nhìn một thành hai, ba hình [song thị].

- Nhìn thấy ruồi bay, chấm đen, đốm đen lơ lửng trước mắt.

- Đôi khi thấy thay đổi màu sắc, khó phân biệt rõ màu sắc

- Người bệnh lão thị, đột nhiên thấy giảm số kính, có thể bỏ kính lão để nhìn gần

- Một số lại tăng số kính cận [hiện tượng cận thị hóa]

09 đối tượng dễ mắc đục thủy tinh thể

- Người cao tuổi, từ 40 trở lên

- Người đã/đang điều trị Corticoid kéo dài [tại mắt, toàn thân]

- Người bị chấn thương ở mắt [chấn thương dụng dập, vết thương xuyên]

- Người phải tiếp xúc lâu với tia bức xạ [vô tình hoặc bắt buộc do điều kiện]

- Người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu …

- Người mắc các bệnh về mắt: viêm màng bồ đào, lão thị, cận thị nặng, glocom…

- Trẻ sinh ra khi trong thai kỳ mẹ có mắc các bệnh do virus [Rubella, cúm…]

- Người có chế độ ăn không cân bằng, thiếu hụt vi chất; hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường có nhiều khói thuốc, độc hại …

Đục thủy tinh thể [cườm đá, cườm khô] là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc.

Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần.

Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.

Các tên gọi khác của bệnh đục thể thuỷ tinh gồm: Cataract là tiếng Latin có nghĩa là thác nước để chỉ màu trắng của thể thuỷ tinh trong những trường hợp đục chín trắng, đây là danh từ chính thống dùng trong y văn quốc tế. Những danh từ không chính thống người dân hay dùng là cườm khô,cườm đá, cườm hạt hay đục nhân mắt.

Bệnh đục thuỷ tinh thể có nguy hiểm và phổ biến không?

Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực < 1/20 là do đục thể thuỷ tinh. Theo các nghiên cứu khoa học tại Framingham Eye Study tỷ lệ người mắc bệnh đục thủy tinh thể ở tuổi 55 đến 64 là 4,5%, tỷ lệ này tăng lên 18% ở độ tuổi 65 đến 74 tuổi và cao nhất ở tuổi từ 75 đến 84 là 45,9%.

Theo WHO [tổ chức y tế thế giới] tỉ lệ mù do đục thể thuỷ tinh tăng dần mỗi năm bất chấp những tiến bộ trong điếu trị. Năm 2002 WHO ước tính mù do đục thể thuỷ tinh là hơn 17 triệu [47,8%] trong tổng số 37 triệu người mù trên toàn tế giới.

Con số này được dự đoán đến năm 2020 là 40 triệu và số ca phẫu thuật đục thể thuỷ tinh phải tăng gấp 3 lần mới đáp ứng được. Đục thể thuỷ tinh được xem là yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng tỉ lệ tử vong ở người lớn tuổi.

Tại Mỹ ước tính có gần 20,5 triệu trên 40 tuổi bị đục thể thuỷ tinh [chiếm 1/6 số người trong độ tuổi này]. Trong 2004 có khoảng 2,5 triệu ca mổ đục thể thuỷ tinh ở Mỹ, đạt mức 8000 ca/1000.000 dân, trong khi đó ở Trung quốc là 500 và các nước kém phát triển là khoảng 50.

Ở Đông nam á mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 50% các loại mù. 50% người trên 60 đục thể thuỷ tinh và đạt đến 100% ở người trên 80. Nữ nhiều hơn nam.

Theo Viện Mắt trung ương Việt Nam 1995: Mù một mắt 1,18% hai mắt 1,25%, Tỉ lệ đục thể thuỷ tinh cục bộ hai mắt 3,76%, đục toàn bộ hai mắt 0,84%.Năm 2000 mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 60% các loại mù trong đó nữ đục thể thuỷ tinh 2 mắt chiếm 68,5%,nam chiếm 59,3%.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể và các yếu tố nguy cơ?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương…Tuy nhiên đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm tới 99%. Hiện tượng đục thể thuỷ tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60.

  • Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.
  • Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn si truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
  • Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid [nhỏ cũng như uống], thuốc hạ mỡ máu [simvastatin], thuốc chống loạn nhịp tim [amilodarone], thuốc trầm cảm [phenothiazin]… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
  • Chấn thương: Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
  • Các nguyên nhân khác: bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV [tia cực tím], tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị.Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh làm đục thể thuỷ tinh gấp 2 đến 3 lần nhóm chứng và không thể xem là yếu tố phối hợp. Rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.

Các dấu hiệu bệnh đục thuỷ tinh thể là gì?

Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng nhất. Thường là nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng bị ảnh hưởng trừ một thể đục đặc biệt là đục dưới bao sau thể thuỷ tinh.

Mức độ giảm thị lực tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn nhận biết được ánh sáng.

Đục thể thuỷ tinh làm tăng khả năng hội tụ của nó. Đây là lý do tại sao người một số người già bị đục thủy tinh thể đọc báo lại không cần đeo kính. Bên cạnh đó có một số người bệnh bị tầm nhìn đôi, thấy nhiều vật một lúc, hay tầm nhìn bị mờ như trong sương mù. Hiện tượng này do thuỷ tinh thể bị đục gây tán xạ tia sáng đi qua nó.

Ở một số bệnh nhân khác lại có những triệu chứng nghe lạ tai như ra ngoài sáng thì nhìn kém nhưng vào trong nhà, trong bóng râm thì nhìn lại tốt hơn. Đó là những bệnh nhân đục thể thuỷ tinh trung tâm khi ra nắng, sáng thì đồng tử co nhỏ lại, ánh sáng tới được võng mạc do đi quan đúng vùng trung tâm đục.

Khi trong điều kiện ít ánh sáng như trong nhà hay bóng râm, đồng tử sẽ giãn rộng hơn, do đó ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thuỷ tinh chưa đục đậm, khiến bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn. Với những bệnh nhân chỉ mới đục ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như mắt nhìn có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể

Điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể là một bệnh nguy hiểm, vì thế cần chữa trị kịp thời. Cho đến nay các thuốc tổng hợp hóa dược rất khó có thể làm trong thủy tinh thể trở lại.

Với những trường hợp đục thủy tinh thể giai đoạn đầu chưa cần thiết phải phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bổ sung một số vitamin như C, A, E… và một số hoạt chất khác để làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể. Tăng cường ánh sáng trong nhà, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, khói bụi.

Nếu bắt buộc thường xuyên ra ngoài nên có những biện pháp bảo vệ mắt như đeo kính râm hoặc đội mũ rộng. Bên cạnh đó cần có một lối sống hợp lý, không hút thuốc lá. Bổ sung vitamin C, E, A, lutein, kẽm zeaxanthin có trong rau xanh, ngũ cốc, trái cây, cá…Hạn chế ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đồ ngọt

Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật đã tồn tại gần hai thế kỷ, nhưng đặt kính nội nhãn [thể thuỷ tinh nhân tạo] là phương pháp mới, được đề xướng từ năm 1949.

Lĩnh vực phẫu thuật này đang được áp dụng những thành tựu mới của ngành nhãn khoa cũng như các nghành khoa học hỗ trợ khác nên đã có những tiến bộ vượt bậc trong vòng 20 năm trở lại đây. Ngày nay phương pháp phẫu thuật phacoemusification [kỹ thuật mổ Phaco] ngày càng phổ biến và là phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tốt nhất.

Ưu điểm của nó là vết mổ nhỏ, thị lực nhanh chóng được hồi phục, ít xảy ra biến chứng, bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường. Mặc dù các ca mổ phaco hiện nay chỉ kéo dài khoảng 5 đến 10 phút nhưng trên thực tế phẫu thuật đục thể thuỷ tinh được xếp vào nhóm đại phẫu do nó là một phẫu thuật nội nhãn và tác động trực tiếp đến thị lực.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đục thủy tinh thể

Xin chào bác sỹ, tôi đã đi khám và biết mình bị bệnh đục thủy tinh thể, nhưng khi nào thì tôi có thể phẫu thuật và cần khám thêm những gì?

[Bệnh nhân Trần Thành Nam, Q7, TPHCM]

Xin chào bạn, trước khi mổ đục thủy tinh thể cần khám mức độ giảm thị lực. Ngoài ra cần xác định rõ ràng nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực là đục thủy tinh thể.

Khi khám bệnh các bác sĩ sẽ phải luôn cân nhắc có sự tương hợp hay không giữa tính chất và mức độ đục thể thuỷ tinh với mức độ giảm thị lực. Khi bị mắc chứng đục thủy tinh thể và thị lực kém hơn 4/10 bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật.

Ngoài ra tuổi của bệnh nhân, điều kiện sống, tính chất công việc cũng ảnh hưởng tới quyết định phẫu thuật thủy tinh thể. Như vậy cùng một mức thị lực nhưng có bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bệnh nhân kia lại chưa.

Bệnh đục thể thuỷ tinh ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt [gây tăng nhãn áp, sa lệch, chấn thương] thì không có yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp, người bệnh hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian.

Tài chính cũng là một vấn đề cần được quan tâm và may mắn là chúng ta có nhiều loại thể thuỷ tinh nhân tạo với nhiều mức giá khác nhau để dễ dàng lựa chọn.

Bệnh nhân trước khi phẫu thuật thủy tinh thể cần khám sức khỏe tổng quát. Điều này cần thiết cho quyết định mổ, tiên lượng thị lực sau mổ, giảm thiểu hình thành biến chứng.

Tại mắt chúng ta sẽ tìm những bệnh có liên quan như thoái hoá hoàng điểm người già, bệnh võng mạc tiểu đường, cận thị và glaucoma [cườm nước]. Toàn thân chúng ta cần phát hiện các bệnh nội khoa như: cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng…

Xin chào bác sĩ, ba tôi vừa phẫu thuật đục thủy tinh thể, bác sĩ cho hỏi kết quả của phẫu thuật và sau khi phẫu thuật có thể gặp biến chứng gì?

[Chị Xuân Thư, Q.TB, TPHCM]

Chào bạn Thư, nếu đục thủy tinh thể là nguyên nhân duy nhất khiến suy giảm thị lực thì khoảng 95% bệnh nhân sẽ có thị lực >5/10 sau phẫu thuật. Các tiến bộ gần đây của thể thuỷ tinh nhân tạo đã giúp các bệnh nhân bị các tật khúc xạ [cận, viễn, loạn] và đặc biệt những người đang đeo kính lão cũng không cần mang kính sau phẫu thuật đục thể thuỷ tinh nếu được đặt những thể thuỷ tinh nhân tạo thích hợp.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những đối tượng cận thị nặng không thể can thiệp bằng phẫu thuật cận thị thông thường [LASIK]. Các biến chứng viêm nhiễm thường nhẹ và kiểm soát được.Biến chứng muộn đục bao sau được giải quyết bằng thủ thuật laser YAG mở bao sau.

Xin chào bác sĩ, tôi chuẩn bị phẫu thuật đục thủy tinh thể, bác sỹ cho hỏi mổ đục thủy tinh thể mắt sáng trong bau lâu, và sau mổ đục thể thuỷ tinh tôi có bị mù trở lại không?

[Bệnh nhân Hoàng Kim Tân, Thủ Đức, TPHCM]

Sau phẫu thuật, 95% bệnh nhân sẽ đạt thị lực >5/10. Có nhiều bệnh lý gây mờ hoặc mù mắt do vậy mắt sáng sau phẫu thuật đục thể thuỷ tinh cũng có thể bị mờ lại vì những bệnh khác. Sơ đồ dưới đây cho thấy từ trước ra sau các bộ phận có liên quan đến môi trường trong suốt và thần kinh thị giác gồm: giác mạc [5], thuỷ dịch [1], thể thuỷ tinh [2], dịch kính [3] và võng mạc [4]. Một trong các bộ phận này bị tổn hại đều ảnh hưởng thị lực.

Riêng thể thuỷ tinh đã phẫu thuật rồi thì không thể phát triển lại. Thuật ngữ “đục thể thuỷ tinh tái phát” đã từng tồn tại là để chỉ tình trạng đục bao thể thuỷ tinh.

Bao này được dùng để cố định thể thuỷ tinh nhân tạo và sau một thời gian bị mất tính trong suốt gây giảm thị lực. May thay hiện nay sự cố này đã được giải quyết đơn giản bằng thủ thuật chiếu laser YAG mở bao sau.

Chủ Đề