Hồ sơ phát sinh đã được phúc tập là gì năm 2024

Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Việt Hồng, dự án X đã lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công. Do yếu tố khách quan, dự án đã dừng thi công và quyết toán khối lượng thực hiện.

Hiện nay, dự án X đã được phê duyệt điều chỉnh, chủ đầu tư trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh bổ sung gói thầu xây lắp A [gồm khối lượng chưa thi công và khối lượng bổ sung mới].

Tuy nhiên, chủ đầu tư không trình bổ sung gói thầu giám sát và gói thầu bảo hiểm thi công gói thầu A với lý do sẽ thương thảo với nhà thầu đã thực hiện gói thầu giám sát, bảo hiểm trước đó để ký kết phụ lục hợp đồng.

Bà Hồng hỏi, việc không tiến hành bổ sung gói thầu giám sát, bảo hiểm có trái quy định không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo Khoản 2 và Khoản 1 Điều 67 Luật Đấu thầu quy định việc điều chỉnh hợp đồng phải được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng, văn bản thỏa thuận về điều kiện của hợp đồng [nếu có]. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ được áp dụng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

Khoản 4 Điều 93 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định trường hợp điều chỉnh hợp đồng làm phát sinh chi phí hoặc thay đổi tiến độ thực hiện thì hai bên phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng để làm cơ sở thực hiện.

Theo đó, việc điều chỉnh hợp đồng phải tuân thủ quy định nêu trên. Trường hợp phần công việc phát sinh là độc lập với những phần công việc thuộc hợp đồng đã ký thì phải hình thành gói thầu mới để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

[HNMO] - Triển khai dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ quan trọng nhất trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, với người dân là trung tâm phục vụ. Trong thời gian qua, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao đã được đẩy mạnh, góp phần duy trì việc cung cấp dịch vụ của các cơ quan nhà nước trong tình hình dịch Covid-19.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm hiện tại, hầu hết dịch vụ công đủ điều kiện đã được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Tuy nhiên, hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa cao, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến trung bình của cả nước mới đạt 23,02%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trung bình của cả nước mới đạt 24,89%.

Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số gửi các bộ, ngành, địa phương nhằm đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan nhà nước triển khai đồng bộ 7 giải pháp cấp bách.

Cụ thể, thứ nhất, các cơ quan nhà nước tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 với các thủ tục hành chính đủ điều kiện.

Thứ hai, giao chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến tới từng cơ quan nhà nước của bộ, tỉnh năm 2022; hướng tới đạt được mục tiêu nêu tại kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, đó là 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến, 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến.

Thứ ba, cần ban hành chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến như giảm thời gian xử lý hồ sơ, giảm lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Thứ tư, các cơ quan nhà nước nghiên cứu, thực hiện thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến đối với một số loại hình dịch vụ công trực tuyến, tương ứng với một số đối tượng người dân sử dụng phù hợp, khả thi trong tiếp cận, thực hiện dịch vụ.

Thứ năm, kết nối, khai thác dữ liệu hiệu quả từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, tỉnh và các hệ thống thông tin có phạm vi quy mô từ Trung ương tới địa phương đã sẵn sàng để giảm thiểu giấy tờ cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Trước hết, kết nối, khai thác và sử dụng ngay các dịch vụ dữ liệu đã sẵn sàng cung cấp trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Thứ sáu, triển khai các Tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi số, trong đó có hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Thứ bảy, kết nối toàn diện, triệt để Cổng dịch vụ công/hệ thống một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số của Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước; từ đó, cải tiến chất lượng và hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Chủ Đề