Bảng so sánh hoạt chất sâm ngọc linh năm 2024

Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược quý hiếm chỉ có duy nhất tại tỉnh Kon Tum và Quảng Nam Việt Nam. Với nhiều công dụng cho sức khỏe, đây là loại sâm được nhiều chuyên giá đánh giá cao và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tuyệt vời trong thời đại ngày nay. Cùng Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 tìm hiểu thêm về loại sâm thượng hạng này nhé.

Sâm Ngọc Linh là gì?

Bảng so sánh hoạt chất sâm ngọc linh năm 2024
Củ Sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh là cây thuốc giấu của đồng bào dân tộc Xơ Đăng, sống trên vùng núi cao thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Là loại sâm thuộc thân thảo, sinh trưởng đan xen ở nơi vùng rừng núi hiểm trở, lạnh và mây mù gần như quanh năm, không có cư dân sinh sống.

Cho đến nay, chưa ai biết sâm này có từ bao giờ và đã dùng làm thuốc từ lúc nào. Theo lời kể của các ông Phan Quyết và Trần Kiên, người đã từng sống với đồng bào vùng này. Sau đó, được các “Già làng” chỉ cho một số thuốc quý của bà con dân tộc, trong đó có thể kể đến cây thuốc giấu những năm 1952 – 1953. Các ông đã xem nó như vị thuốc “hộ thân” rất quý và luôn đem theo để dùng cho mọi trường hợp ốm đau cũng như bồi dưỡng sức khỏe.

Ngoài ra, người dân địa phương, chủ yếu là già làng và chủ gia đình, dùng cây thuốc giấu này cho những người thân bị đau nặng, cho những chuyến đi rừng xa săn bắn.

Cây sâm còn có tên địa phương khác là “Ngải rơm con”. Bởi vì hình dạng của phần thân rễ có đốt giống như “Con Rơm”. Đây còn được biết đến là có liên quan đến truyền thuyết “Ngậm ngải tìm trầm”.

Bên cạnh đó, Sâm Ngọc Linh có những tên khác như: Sâm đốt trúc, sâm K5.

Theo bác sĩ Lê Văn Sĩ, bác sỹ Xô Lê Tăng và các cán bộ ở địa phương cho biết, gia đình của các ông đã dùng cây thuốc này từ lâu khi có người trong gia đình bị bệnh nặng, rắn cắn và các các bệnh thông thường như đau bụng cũng rất công hiệu.

Quá trình phát hiện Sâm Ngọc Linh

Vào năm 1973, đoàn Điều tra dược liệu Ban Dân Y khu 5 do dược sỹ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn đã phát hiện được một loài Panax mọc thành quần thể ở độ cao 1800m tại vùng Ngọc Lây, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Nhân đó đặt tên là “sâm đốt trúc” với tên khoa học sơ bộ xác định là Panax Articulatus L., họ Nhân sâm (Araliaceae).

Năm 1974, qua báo cáo của dược sĩ Nguyễn Thời Nhâm về kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học của sâm K5 so với sâm Triều Tiên và sâm tam thất. Từ đó, ban khu ủy khu 5 đã cho bảo vệ chặt chẽ vùng sâm này. Từ đó, sâm K5 được sử dụng để chữa bệnh cho các những bệnh binh, các cán bộ và người dân ở đấy.

Sâm Ngọc Linh là một loài sâm đặc hữu của nước ta đã được thế giới biết đến với tên khoa học là Panax Vietnamensis Ha et Grushv. (Hà Thị Dụng và Grushvisky, 1985).

Đặc điểm

Sâm Ngọc Linh thuộc dạng cây thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ, cao khoảng 40 – 60cm, có khi trên 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1 – 3,5cm, chiều dài tùy theo số năm sinh trưởng, màu vàng nhạt hay màu vàng đất, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân lụi hàng năm để lại, mỗi vết tương đương với một năm tuổi.

Cây sâm trồng có rễ củ phát triển hơn và thường có ba dạng: dạng củ cà rốt, dạng con quay và phổ biến là dạng một bó củ.

Thân mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5 – 8mm, thường rụng hằng năm sau mùa sinh trưởng. Đôi khi cũng có từ 2 – 3 thân vẫn tồn tại đến vài năm. Thân rễ có thể phân nhiều nhánh nhiều lần và hình thành một bụi sâm rất hiếm .

Giá trị dược tính

Tổng số saponin đã được phân lập trong bộ phận thân rễ và rễ củ Sâm Ngọc Linh là 104, trong đó có 26 saponin mới lần đầu tiên phân lập trong sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, có đến 50 saponin thuộc khung dammaran có giá trị sinh học cao.

Ngoài các ginsenoside phổ biến có trong P.ginseng và các loại Panax khác như: G – Rb1, Rd, – Rg1 thuộc cấu trúc khung protopanaxadiol (PPD) và protopanaxatriol (PPT), sâm Ngọc Linh còn chứa hàm lượng lớn các saponin cấu trúc ocotillol (OCT) đại diện là majonosid – R2. Đây là thành phần đặc trưng cho sâm Ngọc Linh, chất majonosid – R2, hàm lượng khoảng 5% và chiếm 50% lượng saponin toàn phần.

Bên cạnh đó, Sâm Ngọc Linh chứa 20 nguyên tố vi lượng, 18 loại acid béo, 18 loại acid amin, hợp chất steron, glucid, vitamin C, 0,05% đến 0,1% tinh dầu.

Công dụng của Sâm Ngọc Linh

Hiệp lực với các thuốc điều trị tiểu đường, kháng khuẩn đặc hiệu.Thể hiện tác dụng tăng lực, hỗ trợ chống nhược sức theo cơ chế tương tự như thân, rễ Sâm Ngọc Linh. Bên cạnh đó, Sâm Ngọc Linh còn giúp hỗ trợ phòng chống xơ vữa động mạch. Hỗ trợ phòng chống oxy hóa, giảm stress, ngăn ngừa sự phát triển ung thư, bảo vệ gan.

Xem thêm: Rượu Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?

Hoa Sâm Ngọc Linh

Hoa màu vàng lục nhạt, đường kính 3 – 4mm, gồm 5 lá đài hợp thành hình chuông, trên chia thành 5 răng nhỏ, hình tam giác, dài 1 – 1,5mm, 5 cánh hóa, 5 nhị màu trắng, dài 1,5 – 2mm. Bao phấn sâm có hình xoan, đính lưng, đĩa hoa hơi lồi. Bầu hoa cao từ 1 – 1,5mm, có 2 lá noãn. Hoa nở dần từ ngoài và từ dưới lên. Đài hoa rụng từ 1 – 2 ngày sau khi nở và tán bắt đầu kết quả. Mùa hoa thay đổi tùy theo cùng nhưng thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6.

Cụm hoa thường có 3 lá kép trở lên. Cuống cụm hoa dài 10 – 12cm mang một tán đơn ở tận cùng, đôi khi có thêm 1 – 4 tán phụ hay một hoa đơn ở phía dưới tán chính. Mỗi cụm hoa sẽ có từ 50 – 120 hoa, cuống dài từ 1 – 1,5cm.

Xem thêm: Hoa Sâm Ngọc Linh có những tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?

Công dụng của hoa

Bảng so sánh hoạt chất sâm ngọc linh năm 2024
Hoa Sâm Ngọc Linh.

Hoa Sâm Ngọc Linh bên cạnh tác dụng tương tự như củ Sâm Ngọc Linh còn công dụng giảm lượng đường, giảm mỡ máu, tốt cho hệ tiêu hóa.

Quả và hạt sâm

Quả mọng, khi chín có màu đỏ tươi và có chấm đen ở đỉnh. Quả chủ yếu có 1 hạt dạng hình thận, một số quả hình cầu dẹt chứa 2 hạt. Đôi khi sẽ bắt gặp quả khi chín không có chấm đen giống như quả của nhân sâm. Hạt màu trắng hay vàng nhạt, dài – 8mm, rộng 5 – 6mm, dày 2mm, bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm. Trọng lượng trung bình của một quả là 275mg và một hạt là 75mg.

Bảng so sánh hoạt chất sâm ngọc linh năm 2024
Quả và hạt Sâm Ngọc Linh.

Lá Sâm Ngọc Linh

Lá kép có hình chân vịt và mọc ở đỉnh thân. Cuống lá kép dài 2 – 12cm, mỗi lá kép thường có 5 lá chét hình trứng ngược, hình mác hoặc hình bầu dục, mép khía răng cưa, đầu lá nhọn hoặc đôi khi sẽ có mũi nhọn, gốc lá hình nêm. Lá chét ở giữa lớn nhất dài 15cm, rộng 3 – 5cm. Gân lá có hình lông chim và thường sẽ có 10 cặp còn gân phụ thì có hình mạng. Phiến lá màu xanh lục, mảnh, dễ rách, có nhiều lông cứng dài 1 – 2mm, mặt dưới ít hơn.

Cây Sâm Ngọc Linh nảy mầm từ hạt sâm và chỉ có 1 lá kép với 5 lá chét. Năm thứ 3 đa số 2 lá kép, năm thứ 4 đa số 3 lá kép, năm thứ 5 và 5 đa số 4 – 5 lá kép, rất hiếm gặp cây 6 lá kép.

Xem thêm: Lá Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

Bảng so sánh hoạt chất sâm ngọc linh năm 2024

Lá Sâm Ngọc Linh.

Công dụng của lá

Lá Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng cường sinh lý hiệu quả, hỗ trợ hiệp lực với thuốc chữa ung thư, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chữa viêm họng hạt hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp bồi bổ cơ thể giúp kích thích hoạt động não bộ, suy nhược tinh thần. Tái tạo hồng cầu, suy tiểu cầu, chữa thiếu máu. Giúp giảm trầm cảm, mất ngủ, giảm lo âu. Ngoài ra, còn giúp hỗ trợ chống oxy hóa, làm đẹp da.

Cách sử dụng Sâm Ngọc Linh hiệu quả

Rượu Sâm Ngọc Linh

Nguyên liệu : Củ Sâm Ngọc Linh tươi, bình thủy tinh, rượu

Cách ngâm rượu:

Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh tươi và để ráo. Sau đó cho vào vào bình thủy tinh kỹ lưỡng. Tiếp đến đổ rượu đến khi ngập sâm. Thời gian ngâm rượu từ 3 tháng có thể dùng được. Hoặc có thể ngâm lâu hơn rượu sẽ càng thơm ngon.

Xem thêm: Rượu Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?

Bảng so sánh hoạt chất sâm ngọc linh năm 2024

Rượu Sâm Ngọc Linh củ tươi.

Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong

Nguyên liệu:

Sâm Ngọc Linh củ tươi, mật ong rừng nguyên chất, bình thủy tinh.

Cách ngâm:

Rửa sâm thật sạch, sau đó để sâm ráo hoàn toàn nước. Tiếp đến bạn thái sâm sao cho thành từng lát mỏng. Rồi cho vào trong bình thủy tinh đã được tiệt trùng trước đó. Từ từ cho mật ong vào ngập lượng sâm đã xếp vào bình. Cuối cùng, bạn đậy bình thật kín và đặt ở nơi thoáng mát.

Xem thêm: Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong dùng tốt không? Những ai nên dùng?

Hãm trà Sâm Ngọc Linh

Với 5g lá Sâm Ngọc Linh đã chuẩn bị, chúng ta sẽ pha cùng với 500ml nước. Nên sử dụng trà trong ngày là tốt nhất nhé.

Xem thêm: Trà Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì? Uống có tốt không?

Phân biệt sâm thật, giả

  • Về lá

Lá Sâm Ngọc Linh thật sẽ có lá nhỏ, mỏng và mềm, thường sẽ có 3 đến 5 lá. Lá có răng cưa rất nhỏ, bé và đều. Lá Sâm giả sẽ có lá mập, to, có răng cưa sâu và dày dặn. Lá Sâm Ngọc Linh giả mặt trước cũng có nhiều lông nhưng mặt sau ít lông hơn so với lá Sâm Ngọc Linh thật.

  • Về thân rễ và rễ củ

Sâm Ngọc Linh thật có các mắt lõm vào thân không tròn hẳn và thường sẽ mọc lệch nhau. Vỏ Sâm thật rất mỏng và nhẵn, không xù xì khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Trong khi đó, vỏ Sâm Ngọc Linh giả thì các mắt sẽ dày, sờ vào thấy sần sùi, các mắt hình tròn, lõm, mắt mọc thẳng hàng.

Khi cắt lát, phần rễ củ trong Sâm Ngọc Linh thật có màu vàng nhạt, phần thân rễ bên ngoài da màu vàng nâu, bên trong sẽ có màu vàng hoặc pha màu tím nhạt. Đồng thời, bên ngoài da màu xanh xám,ruột bên trong sẽ có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím. Sâm Ngọc Linh giả khi cắt lát thì bên trong màu trắng phếu, đôi khi sẽ có pha 1 chút tím trong lõi sâm. Một số Sâm giả có màu xanh hoặc vàng nhưng sẽ không tươi như màu Sâm Ngọc Linh thật.

  • Về mùi vị Sâm Ngọc Linh

Nếm thử Sâm Ngọc Linh sẽ là cách nhận biết rõ ràng nhất. Bởi vì Sâm Ngọc Linh thật sẽ có mùi vị đặc trưng của Sâm. Đó là mùi thơm nồng, khi đưa lên mũi ngửi, bạn sẽ cảm nhận rất rõ. Khi nếm, Sâm Ngọc Linh sẽ có vị đắng gắt nhưng dư vị ngọt ở cổ họng, thanh, giòn, và không có xơ. Ngược lại, Sâm Ngọc Linh giả sẽ có mùi vị hoàn toàn khác. (Vị sâm đắng gắt khó chịu và không có mùi thơm của Sâm, khi nhai sẽ thấy rất cứng, dai và xơ hơn). Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ sồn sột, dai, vị ngái, nóng rát ở nơi cổ.

  • Về thành phần hoạt chất

Sâm Ngọc Linh thật sẽ có đầy đủ các thành phần hoạt chất như: GR2, G–RB1, G–Rg1 cao hơn hẳn Sâm Ngọc Linh giả. Đặc biệt trong Sâm Ngọc Linh thật sẽ có tới 104 hợp chất Saponin, axit amin, axit béo,nguyên tố đa vi lượng.

Trong khi Sâm Ngọc Linh giả cũng có các thành phần GR2, G–RB1, G–Rg1 giống Sâm Ngọc Linh nhưng thấp hơn so với Sâm Ngọc Linh thật.

Xem thêm: Phân Biệt Sâm Ngọc Linh Thật và Giả

Địa chỉ mua Sâm Ngọc Linh uy tín và chất lượng có thể bạn chưa biết

Hiện nay, Sâm Ngọc Linh trở thành loại dược liệu được nhiều người săn đón nhờ vào hiệu quả thật sự mà chúng mang lại cho sức khỏe con người. Cũng vì vậy, việc làm giả sâm cũng khiến người tiêu dùng lo ngại khi mua. Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 đang là thương hiệu uy tín trong phân phối sâm và các sản phẩm về Sâm Ngọc Linh trên khắp cả nước.

Khách hàng có thể chọn mua ở các hệ thống showroom và trang thương mại điện tử trên toàn quốc.

Thương hiệu còn đang hướng đến sản xuất nhiều sản phẩm mới hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe của gia đình Việt trong thời gian tới.