Chỉ thị mới nhất về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Ngày 24 tháng 8 năm 2022, Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản thông qua Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) chuyển đổi từ HS 2002 sang HS 2017 và sửa đổi Quy tắc thực hiện tại Quy tắc thực hiện (thuộc Phụ lục 4 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản).

Để thực hiện cam kết quốc tế về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, ngày 23 tháng 12 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 37/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, bãi bỏ Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản.

Thông tư gồm IV chương 36 Điều và 5 Phụ lục kèm theo, cụ thể:

- Chương I: Quy định chung.

- Chương II: Quy tắc xuất xứ hàng hóa.

- Chương III: Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

- Phụ lục IV: Điều khoản thi hành.

Thông tư số 37/2022/TT-BCT ngày 23 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

Ngày 29 tháng 12 năm 2023, Bộ Công thương ban hành Thông tư 44/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 quy định về xuất xứ hàng hóa không ưu đãi.

Thông tư 44/2023/TT-BCT có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan xuất xứ hàng hóa không ưu đãi như: sửa đổi mẫu bảng kê khai nguyên liệu; cập nhật HS code phiên bản 2022; đặc biệt sửa đổi, bổ sung các tiêu chí xuất xứ không ưu đãi trong Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR).

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đã ban hành nhiều văn bản sửa đổi, bồ sung các quy định về xuất xứ hàng hóa trong các FTA trong thời gian qua cũng như Thông báo về việc cấp C/O điện tử cho hàng xuất khẩu theo các FTA.

Nhằm phổ biến, cập nhật kịp thời các quy định mới về xuất xứ hàng hóa cho hàng xuất khẩu, hướng dẫn khai báo C/O điện tử cho hàng hóa xuất khẩu theo các FTA, giải đáp các tình huống thực tế cũng như các vướng mắc liên quan C/O, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh khu vực TP.HCM (VCCI-HCM) tổ chức khóa tập huấn:

CẬP NHẬT CÁC QUY ĐỊNH MỚI VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA CHO HÀNG XUẤT KHẨU, HƯỚNG DẪN KHAI BÁO C/O ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI ĐÁP CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ CŨNG NHƯ CÁC VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN C/O

Dự hội nghị có đồng chí Trịnh Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Xuất xứ hàng hoá; đồng chí Trần Thị Hoài Thanh - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) cùng đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan các Khu công nghiệp tỉnh, đại diện các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cùng hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Chỉ thị mới nhất về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Tại hội nghị các diễn giả là cán bộ lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã giới thiệu về những quy tắc xuất xứ hàng hóa, những điểm mới trong việc áp dụng để hưởng ưu đãi thuế quan tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA); những thay đổi về danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) trong thời gian tới (hiệu lực năm 2024,2025) đối với các Hiệp định (FTA); quy tắc xuất xứ mới triển khai trong các Hiệp định vừa ký kết và quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): phương pháp xác định và tiêu chí xuất xứ..

Cũng tại Hội nghị, diễn giả đã làm rõ những tiêu chí, quy tắc, quy định, cơ chế xác minh, chứng nhận xuất xứ hàng hóa; Hướng dẫn áp dụng C/O điện tử, khai báo trên hệ thống eCoSys,...

Các diễn giả cũng đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn, cụ thể để làm rõ hơn những thay đổi, điểm mới trong thực hiện quy định xuất xứ đối với một số mặt hàng (nhất là hàng dệt may đang là một thế mạnh của tỉnh Bắc Giang) để hưởng ưu đãi thuế quan. Đồng thời thông tin những đầu mối cụ thể của Cục Xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị có thể kết nối, liên hệ để được hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc khi xuất nhập khẩu hàng hoá sang các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết các hiệp định thương mai tự do.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã sôi nổi trao đổi, đặt các câu hỏi, tình huống thực tế doanh nghiệp đang gặp phải đề nghị các diễn giả hướng dẫn, làm rõ.

Chỉ thị mới nhất về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Kết thúc Hội nghị, các đại biểu bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tổ chức các Hội nghị, Hội thảo nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu.