Bằng tốt nghiệp cao đẳng loại trung bình năm 2024

- Theo đó, tốt nghiệp cử nhân theo cách gọi khác chính là tốt nghiệp đại học theo Luật Giáo dục 2019. Bên cạnh đó bằng đại học còn được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục Đại học cấp cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

*Các loại bằng tốt nghiệp đại học

- Hiện nay, có rất nhiều trường đại học trên cả nước nhưng chỉ có 05 loại bằng tốt nghiệp bao gồm:

+ Bằng kỹ sư (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật)

+ Bằng kiến trúc sư (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành Kiến Trúc),

+ Bằng bác sĩ (mẫu bằng dược sĩ), mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành y dược,

+ Bằng cử nhân (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành khoa học cơ bản sư phạm, luật, kinh tế)

+ Và mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành còn lại.

- Trong đó, phổ biến nhất là bằng tốt nghiệp cử nhân là một loại văn bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Bằng tốt nghiệp cử nhân được cấp cho những sinh viên khi đã hoàn thành xong chương trình đại học.

+ Trong bằng ghi rõ thông tin cá nhân, trường theo học cũng như kết quả tốt nghiệp để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau sau này.

Đồng thời, hiện này nói đến bằng tốt nghiệp thì thực tế bằng tốt nghiệp đại học cũng được sử dụng đi liền kề với các trình độ như : trình độ đào tạo giáo dục đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (Điều 38 Luật giáo dục 2019)

Bằng tốt nghiệp cao đẳng loại trung bình năm 2024

Có mấy loại bằng tốt nghiệp đại học? Cách xếp loại hạng tốt nghiệp trên bằng tốt nghiệp đại học được tính như thế nào? (Hình internet)

Điều kiện để sinh viên được xét cấp bằng tốt nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 14 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Do đó, từ quy định trên, sinh viên muốn được xét công nhận tốt nghiêp và cấp bằng tốt nghiệp phải thỏa các điều kiện nêu trên.

Cách xếp loại hạng tốt nghiệp trên bằng tốt nghiệp đại học được tính như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xếp loại học lực sinh viên theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

- Theo thang điểm 4:

+ Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

+ Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

+ Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

+ Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

+ Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

+ Dưới 1,0: Kém.

- Theo thang điểm 10:

+ Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

+ Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

+ Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

+ Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

+ Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

+ Dưới 4,0: Kém.

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT nêu rõ Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình

- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Đồng thời, tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT cũng quy định sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng - an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.

Và Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.

Mặt khác, Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:

- Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;

- Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;

- Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.

Như vậy, hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được xếp loại thành 6 hạng mục : Xuất sắc - Giỏi - Khá -Trung bình - Yếu - Kém và riêng hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp vừa nêu trên.