Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024

Trên chuyến xe từ Bắc vào Nam qua khỏi thị trấn Bình Định (huyện An Nhơn) chừng 3 km nhìn về phía tay trái bạn sẽ thấy cụm tháp Chàm cổ kính sừng sững trên chỏm núi, người ta gọi là tháp Bánh Ít. Vì ngọn tháp giống bánh ít chăng?

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Ngày nay bánh Tây khá nhiều làm lu mờ hình ảnh chiếc bánh ít lá gai. Họa chăng bánh có vào dịp cúng giỗ, Tết, nhất là ở thôn quê. Món bánh rất Bình Định - từ cách làm đến hương vị đều rất riêng. Hình dáng bánh không giống loại bánh nào. Nếu có vài chiếc bánh đặt trong đĩa ta có thể tưởng tượng đó là những tháp cổ Ai Cập nằm trong sa mạc.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Bánh có hình nón, đáy vuông, sắc cạnh, nhọn lên tới đỉnh, đó là cách nhìn của họa sĩ. Nếu nhìn dưới đôi mắt của người bình thường thì đó là đôi nhũ hoa của thiếu nữ nên ca dao Bình Định có câu:

"Gặt rồi em đứng chờ ai? Mang chi đôi bánh lá gai đẫy đà."

Bánh được gọi bằng lá chuối tơ, mướt dịu và đen như mái tóc thiếu nữ. Bánh làm rất công phu. Thoạt tiên, tìm lá gai. Lá gai hình tim, hơi sần, xốp, khô khô. Làm một trăm bánh phải hái đến hai ba rổ lá. Lá rửa sạch, luộc chín, để thật ráo nước rồi đem vào cối giã. Phải là trai lực lưỡng mới đủ sức quết. Gọi là quết vì là cần nhuyễn như bột nên phải giã lâu.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Bấy giờ người con gái mới đem bột nếp, thứ nếp thơm dẻo, trộn đường đen, đổ từ từ bột vào cối. Quết đôi ba chày phải thoa dầu phụng sống vào đầu chày để bột khỏi dính và dầu được trộn đều. Nhân bánh, tùy địa phương có thể dùng đậu xanh, đậu đen hay dừa nấu chín với đường, đôi khi dùng tôm xào với thịt, đó là bánh ít mặn. Lá chuối cắt khoanh tròn, hơ lửa cho mềm, thoa dầu phụng và gói bánh thành hình tháp vuông rồi đem hấp cách thủy.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024

Nhìn bánh người ta có thể biết được độ ngon và chữ "công" của người con gái trong tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Bánh ít lá gai thật dẻo nhưng không dính răng. Ngoạm một miếng, vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng, tạo một cảm giác khoái khẩu và rất riêng. Bạn có thể ăn nhiều mà không sợ đau bụng. Theo lời giải thích của người dân Bình Định thì trong lá gai có vị thuốc trừ đau bụng, gừng ấm lòng và lá gai đố thành than hoạt tính trị no hơi.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Vùng bắc Bình Định, như Tam Quan là xứ dừa thì nhân bánh làm bằng bánh dừa xay nhỏ, cô cho đường và dầu thấm vào. Cắn một miếng bánh Tam Quan, vị béo lẫn vị ngọt lại vừa giòn ngon không quên được. Ở thành phố, người ta trộn vào bánh một ít bột va-ni, bánh thơm hơn nhưng mất đi cái hương thôn dã.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024

Vùng sông kề biển thì nhân bánh làm bằng tôm và thịt. Giống tôm rằn vị ngọt đậm đà xào với thị ba chỉ, thêm một ít muối, hành, tiêu thành mùi hương biển. Vị riêng của Gò Bồi khiến Xuân Diệu (quê ngoại của ông) đã đưa bánh ít vào thơ:

"Bà ngoại ta còn phảng phất đâu đây Bánh ít lá gai bánh ú mập đầy."

Bánh ít lá gai có từ lúc nào mà ăn sâu vào lòng người đến thế? Chẳng những ở Bình Định mà còn ra đến tận đất thần kinh. Câu chuyện "Tình bánh ít" thật ngộ nghĩnh: Người con trai ra Huế học, yêu cô con gái Huế. Anh về thăm nhà, khi trở ra, anh mang biếu cô mấy cái bánh ít lá gai để khoe cái khéo, cái ngon và cả tấm lòng mình. Nhận được quà, cô mừng rỡ nhưng vẫn ỡm ờ trêu chàng:

Bánh ít lá gai là món ăn nổi tiếng của mảnh đất võ Bình Định được rất nhiều người yêu thích, nếu có dịp ghé thăm mảnh đất này. Không chỉ nổi tiếng với hàng loạt cảnh đẹp đến mê đắm mà nơi Xứ Nẫu còn gây ấn tượng với du khách bởi những đặc sản hấp dẫn. Cùng Cohaxunau.com tìm hiểu ngay về loại bánh đặc sản gây thương nhớ này nhé!

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Đặc sản bánh ít lá gai – Món ăn truyền thống của người dân Bình Định

1. Nét đặc trưng của bánh ít lá gai Bình Định

1.1 Giới thiệu

Bánh ít lá gai là một trong những đặc sản, món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp đặc biệt của người dân Bình Định. Có một câu ca dao được truyền tai nhau như sau:

“Muốn ăn bánh ít lá gai,

lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.”

Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc mỗi khi nhắc tới món bánh ít lá gai Bình Định. Hương vị bánh thơm thơm, bùi bùi, ngọt tự nhiên của đậu xanh hoặc dừa hoà quyện làm mê mẩn biết bao thực khách có dịp lần đầu thưởng thức. Hơn nữa, mỗi chiếc bánh ít đều như mang đậm sự ngọt ngào và thắm tình quê hương nơi Xứ Nẫu thân thương với mọi người dân xa quê.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Bánh ít lá gai Bình Định là món đặc sản mang hương vị độc đáo

Đặc biệt, có thể thấy quen thuộc nhất là vào dịp Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Đán bánh ít lá gai thường được xuất hiện trong mọi mâm cỗ. Vẻ ngoài được gói lá chuối xanh đẹp mắt, bằng những đôi bàn tay khéo léo đã tạo nên chiếc bánh hình kim tự tháp thu nhỏ thu hút bất cứ tín đồ yêu ẩm thực nào.

1.2 Nguồn gốc

Theo truyền thuyết kể lại, sự kết hợp của 2 chiếc bánh chưng và bánh dày truyền thống tạo nên chiếc bánh gai hoàn hảo và độc đáo. Do khi Lang Liêu dâng lên vua Hùng 2 loại bánh này thì công chúa út của vua đã nhanh trí kết hợp 2 loại bánh này tạo thành 1 loại bánh mới hấp dẫn và độc lạ hơn.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Bánh ít là món ăn truyền thông thường xuất hiện trong các dịp dỗ, lễ tại Xứ Nẫu

Đó là sự kết hợp của vỏ bánh dày mềm dẻo cùng nhân bánh chưng bùi thơm. Sau đó, chiếc bánh này được gọi là Bánh Ít chỉ đơn giản là do chính nàng công chúa út ít của vua Hùng sáng tạo nên.

Bài viết liên quan: Top 23 Món Ăn Đặc Sản Bình Định Nổi Tiếng Nhất Vùng

2. Địa chỉ mua bánh ít lá gai Bình Định dẻo ngon, chính gốc ở Sài Gòn

Ai đã từng du lịch hoặc có dịp ghé thăm Quy Nhơn – Bình Định, nếu được thử món bánh này chắc hẳn rất ấn tượng đúng không nào! Chính vì thế, du khách lựa chọn đặc sản bánh ít Bình Định mua về làm quà rất nhiều.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Mua bánh ít lá gai Quy Nhơn – Bình Định chính gốc tại cohaxunau.com

Món bánh có thể bảo quản được trong thời gian dài và dễ dàng đóng gói, vận chuyển đi xa nên rất thuận tiện mang về biếu tặng bạn bè, gia đình và người thân. Cô Hà Xứ Nẫu đã gắn thông tin sản phẩm bên trên, bạn có thể tham khảo và sở hữu ngay những chiếc bánh ít lá gai nhân dừa hoặc nhân đậu xanh dẻo ngon, đảm bảo chính gốc Bình Định mà giá cả lại vô cùng phải chăng.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Đặc sản bánh ít lá gai Bình Định làm quà vô cùng ý nghĩa

Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn thêm các đặc sản miền Trung chính gốc từ cohaxunau.com như bánh hồng, rượu bầu đá, chả thẻ,… để làm quà cũng vô cùng ý nghĩa đấy.

3. Cách làm bánh ít lá gai Bình Định nhân đậu xanh

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: xửng hấp, nồi, rây lọc, máy xay sinh tố, chảo,…

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm Bánh ít lá gai nhân đậu xanh cho 12 bánh

  • : 300gr
  • Gừng tươi: 80gr
  • Bột nếp: 250gr
  • Đậu xanh: 150gr
  • Dừa nạo: 150gr
  • Đường cát: 210gr
  • Dầu ăn: 110ml
  • Mè trắng: 30gr
  • Lá chuối tươi đã phơi qua nắng: 6 lá
  • Muối: tùy theo khẩu vị của mỗi người
    Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
    Nguyên liệu bánh ít Bình Định gồm: lá gai làm bánh, gừng, bột nếp, đậu xanh, dừa bào, đường, muối, dầu ăn, lá chuối,…

Giai đoạn 2: Chế biến vỏ bánh ít lá gai sao cho dẻo ngon, màu đẹp

Vỏ bánh ngon nếu bạn biết cách lựa chọn lá gai làm bánh: chọn cây trưởng thành, lá hình trái tim.

Bước 1: Tước phần cuống lá, xé thành 2 phần để ăn không bị xơ, sau đó mang rửa sạch, cho vào luộc cùng vài lát gừng để vỏ bánh có mùi thơm đặc trưng (luộc khoảng 10 – 15 phút).

Bước 2: Cắt nhỏ lá đã lược, cho vào máy xay sinh tố hoặc cối để giã (lưu ý: bước này cần phải xay thật nhuyễn để quyết định phần vỏ bán có mềm và dẻo mịn hay không). Trước đây, người dân thường dùng phương pháp thủ công là giả tay thì vỏ bánh sẽ ngon hơn rất nhiều, tuy nhiên để tiết kiệm công sức thì ngày nay thường dùng máy xay.

Bước 3: Sau khi đã xay nhuyễn, cho thêm 250gr bột nếp, 100gr đường vào trộn cùng cho đến khi tất cả phần nguyên liệu được hòa quyện với nhau. Khi trộn nên cho thêm chút dầu ăn để không bị dính, cũng như giúp bánh được mềm và mịn hơn.

Để bột nghỉ khoảng 30 phút.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Giả lá gai cho thật nhuyễn và mịn để vỏ bánh được dẻo, ngon hơn

Giai đoạn 3: Chế biến nhân đậu xanh thơm ngon, sánh mịn

Để làm được phần nhân ngon cần biết cách chọn loại đậu xanh hạt mẩy, thơm và chắc. Dừa chỉ chọn trái vừa già tới, không quá non cũng không quá già để bào thành sợi.

Bước 1: Đậu xanh ngâm trước khoảng 2 – 4 tiếng sau đó hấp chín. Xay đậu với 110gr đường, thêm một chút nước cho dễ xay.

Bước 2: Bắc chảo sên đậu xanh, cho phần đậu và chút muối vào chảo sên đều cho đến khi đậu khô không bị dính tay là hoàn thành.

Bước 3: Phần nhân bánh ít sẽ được vo tròn nhỏ thành những viên vừa ăn.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Nhận đậu xanh thêm 1 ít dừa bào sợi

Giai đoạn 4: Cách gói và hấp bánh ít lá gai Bình Định sao cho đẹp mắt

Để chiếc bánh lá gai được đẹp mắt, đòi hỏi người gói phải thật tỉ mỉ, khéo léo và chỉn chu.

Bước 1: Trước khi gói, thoa một chút dầu ăn ra thớt, lấy lượng nhỏ bột cán mỏng và cho phần nhân vào sau đó bọc gọn và vo tròn.

Bước 2: Thoa chút dầu ăn lên phần lá chuối sau đó cho chiếc bánh tròn vừa vo vào, rắc mè lên trên cho đẹp mắt và gói lại theo hình tam giác chóp nhọn.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Cách gói bánh ít lá gai Bình Định

Bước 3: Chuẩn bị xửng hấp, hoặc nồi hấp và hấp bánh trong vòng 30 phút là đã có một mẻ bánh ít siêu thơm ngon và hấp dẫn rồi.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Mẻ bánh ít thơm ngon hấp dẫn

4. Cách làm bánh ít lá gai Bình Định nhân dừa

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: xửng hấp, nồi, rây lọc, máy xay sinh tố, chảo,…

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm Bánh ít lá gai nhân dừa cho 12 bánh

  • Lá gai ngon: 300gr
  • Gừng tươi: 80gr
  • Bột nếp: 250gr
  • Đậu phộng rang: 150gr
  • Dừa nạo: 300gr
  • Đường cát: 210gr
  • Dầu ăn: 100ml
  • Mè trắng: 30gr
  • Lá chuối tươi đã được phơi nắng: 6 lá
  • Muối: tùy theo khẩu vị yêu thích của mỗi người
    Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
    Lá gai làm bánh phải là những chiếc lá đã đủ xanh và tươi

Bước 2: Chế biến vỏ bánh ít sao cho dẻo ngon, màu đẹp

Phần vỏ bánh ít lá gai nhân dừa cũng làm tương tự như cách làm vỏ bánh ít lá gai nhân đậu xanh bên trên.

Để bột nghỉ khoảng 30 phút sau đó mới chuẩn bị gói. Sử dụng màng bọc thực phẩm để tránh bụi bẩn dính bột.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Giã lá gai làm bánh cho thật nhuyễn

Giai đoạn 3: Chế biến nhân dừa thơm ngon

Để làm nhân dừa ngon, bạn tiến hành làm theo những bước sau: Bước 1: Cho 110gr đường cát cùng 150ml nước lọc đun sôi.

Bước 2: Thấy màu đường chuyển qua màu cánh gián thì cho phần dừa đã bào trước đó, đun thêm tầm 5 – 10 phút nữa, thêm đậu phộng giã nhỏ, bột năng, đảo đều sau đó để nguội.

Bước 3: Viên thành từng viên nhỏ vừa ăn.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Dừa làm nhân bánh gai

Giai đoạn 4: Cách gói và hấp bánh ít lá gai Bình Định sao cho đẹp mắt

Phần gói và hấp bánh nhân dừa cũng áp dụng tương tự như bánh nhân đậu xanh mà Cô Hà Xứ Nẫu đã hướng dẫn phía trên.

Lưu ý: phần bột phải cán mỏng sau đó mới cho nhân và vo tròn, đều tay. Nhớ thêm mè sau đó mới gói lại và mang đi hấp bánh là đạt thành phẩm rồi.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Cách gói bánh ít lá gai Bình Định sao cho đẹp mắt

5. Video hướng dẫn làm bánh chi tiết

6. Cách nhận biết chiếc bánh ít lá gai Bình Định chất lượng, đúng chuẩn

Thành phẩm bánh gai ngon, chất lượng và chuẩn Bình Định phải có phần vỏ bánh thơm, dẻo và có màu đen đặc trưng của lá gai, cùng phần nhân đậu xanh và dừa bùi bên trong. Tất cả hòa quyện tạo nên chiếc bánh có vẻ ngoài bắt mắt, hương vị hấp dẫn và thơm ngon khiến bất cứ ai cũng đều mê mẩn và nhớ mãi đặc sản truyền thống Bình Định này.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Bánh ít ngon sẽ có độ min, dẻo và của vỏ bánh và hương vị thơm béo của phần nhân

Bài viết liên quan: Top 39+ Món Ăn Đặc Sản Miền Trung Làm Quà Nổi Tiếng

7. Cách bảo quản bánh ít lá gai Bình Định để được lâu

Bánh ít lá gai toàn bộ được làm từ những nguyên liệu tươi ngon nhất, không có chất phụ gia hay các loại chất bảo quản, vì thế thời gian sử dụng là khá ngắn.

Cô Hà Xứ Nẫu khuyến khích bạn nên sử dụng bánh sau 3 – 5 ngày kể từ khi mua để bánh giữ được độ ngon và chất lượng, hương vị chuẩn nhất. Hoặc nếu muốn lâu hơn có thể bảo quản trong tủ mát và hấp lại khi sử dụng trong khoảng 10 ngày.

Bánh ít là đặc sản của tỉnh nào năm 2024
Bạn cần biết cách bảo quản bánh ít Bình Định để giữ được lâu hơn

Bài viết trên đây đã chia sẻ toàn bộ những thông tin thú vị về món đặc sản bánh ít của Bình Định cũng như cách làm với 2 loại nhân khá đơn giản đúng không nào! Liên hệ ngay Cohaxunau.com để sở hữu ngay những chiếc bánh ít lá gai Bình Định chính gốc để làm quà tặng người thân, bạn bè và gia đình thân yêu nhé!